Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Để trở thành nhà sản xuất của chính mình
Tự ghi âm trên máy tính cá nhân
Tự ghi âm trên máy tính cá nhân
I. Chuẩn bị "đồ nghề" cần thiết
1. Micro: có khá nhiều loại mic để bạn lựa chọn cho việc ghi âm (headset, dynamic, condenser...), tùy vào khả năng chi tiêu mà bạn chọn loại phù hợp cho mình (và luôn luôn nên hỏi cửa hàng bán mic về cách dùng loại mic bạn chọn, để tránh việc dùng không đúng cách làm giảm tuổi thọ của mic - dần dần hoặc ngay lập tức).
Một số hãng sản xuất mic được tín nhiệm: Sennheiser, Shure, Neumann, Behringer...
Nếu mic của bạn là headset hay dynamic, có thể cắm thẳng vào sound card sau máy tính. Thông thường chỗ input của card âm thanh phía sau máy tính có dạng thế này:
- Lỗ màu xanh da trời: "line-in" - là nơi cắm từ một thiết bị phát âm thanh khác qua đường output của nó (thiết bị sử dụng điện), ví dụ như máy cassette, máy nghe đĩa, đàn điện tử...
- Lỗ màu hồng: "microphone" - là nơi cắm micro.
- Lỗ màu xanh lá cây: "line-out" - có thể cắm tai nghe, hoặc đưa ra loa.
Nếu đầu cắm dynamic microphone của bạn là cỡ to, dạng thế này:
thì bạn chỉ cần mua 1 đầu nối để chuyển kích thước:
2. Nhạc nền: Bạn có thể kiếm các bản nhạc karaoke để hát, hoặc sử dụng nhạc chuyển từ dạng MIDI.
3. Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh: Có nhiều phần mềm có thể giúp bạn thực hiện ước muốn tự sản xuất những tác phẩm của mình, có các loại từ miễn phí, rẻ tiền tới đắt tiền. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một số ví dụ:
- Audacity cho Windows & MacOS.
- Audition của Adobe cho Windows.
- Nuendo và CuBase của Steinberg cho Windows.
- Pro Tools của DigiDesign (cho MacOS và Windows 98).
- Reason của Propellerhead (cho MacOS và Windows).
Phần mềm mà tôi sử dụng nhiều nhất là Adobe Audition, sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết này.
II. Điều chỉnh input của sound card
Bạn mở Volume Options (hình cái loa ở bên dưới góc phải màn hình, trên traybar), vào Options --> Properties --> Chọn Recording và OK. Ở đây nó sẽ hiển thị cho mình chọn audio input, chỉ có thể chọn 1 cái.
Cần chú ý 3 thứ cơ bản:
- Nếu là Stereo Mix (hoặc Wave Out Mix) thì nó thu tất cả những gì mình nghe thấy ở loa: cả tiếng nhạc từ máy, cả tiếng Micro, cả tiếng rè rè nếu có phần cứng hoặc thiết bị lắp ngoài nào tác động đến sound card... --> hiển nhiên không nên chọn cái này.
- Wave --> chỉ thu những gì bật từ máy, ví dụ các bài hát bạn nghe, hoặc tiếng alert của YM... --> cũng không dùng cho việc ghi âm.
- Microphone --> chỉ thu âm thanh từ micro --> những tiếng tạp nham khác đều không bị lẫn vào --> cái này chỉ phụ thuộc vào chất lượng mic thôi --> chọn cái này khi thu giọng hát!
III. Bắt đầu ghi âm với Adobe Audition
Adobe Audition là một phần mềm xử lí âm thanh chuyên nghiệp, bạn có thể thu, ghép, tách, cắt bỏ, chèn thêm, tạo hiệu ứng... cho những tệp âm thanh mình có (lấy từ chỗ khác, hoặc tự thu vào máy).
Chương trình này vốn dĩ là Cool Edit Pro của công ty phần mềm Syntrillium Software, được Adobe mua lại bản quyền vào tháng 5 năm 2003, đổi tên chính thức thành Adobe Audition, được phát triển tiếp bởi tập đoàn Adobe.
Đây là một phần mềm thương mại, giá từ $100 tới $400.
Bạn có thể tải chương trình tryout (dùng trong 30 ngày):
- Adobe Audition 1.5 (47.57MB)
Nếu bạn mới bắt đầu ghi âm, bạn nên sử dụng bản 1.5 này trước, ít cầu kì hơn 2.0 rất nhiều.
(Đây là ảnh thu nhỏ, mời click vào ảnh để xem ảnh phóng to!)
- Adobe Audition 2.0 (470.9 MB)
(Đây là ảnh thu nhỏ, mời click vào ảnh để xem ảnh phóng to!)
1a. Ghi âm với Audition 1.5:
1a.1. Trước tiên, nhìn vào cột bên trái, bạn sẽ thấy 3 mục: Files (danh sách các files được mang vào để sử dụng), Effects (các hiệu ứng để xứ lí file âm thanh) và Favorites (một số hiệu ứng được đặt vào đây để sử dụng nhanh).
- Ngay đầu mục Files, bạn sẽ thấy nút "Import" (có hình 1 thư mục đang mở). Bạn click vào đó để đưa nhạc nền của bạn vào chương trình.
- Khi đã đưa nhạc vào danh sách Files, bạn click chuột phải vào tên file nhạc ấy, và chọn "Insert to multitrack". Đoạn âm thanh sẽ được đưa vào cửa sổ "Multitrack" ở bên phải màn hình.
1a.2. Giờ bạn đã có nhạc nền rồi, việc tiếp theo là thu lời hát của bạn vào thôi. Ở màn hình bên phải, mỗi dòng chứa file nhạc được gọi là 1 "track". Ở đầu mỗi track có các chức năng lựa chọn: "R", "S", "M", "V.0", "Pan.0",...
Trong giai đoạn đầu, bạn chỉ cần quan tâm tới 3 nút "R", "S" và "M" thôi, để có thể ghi âm giọng hát vào.
Ở đây "R" là "Record" (ghi âm), "S" là "Solo" (đơn lẻ - chức năng này khiến cho nếu trong cửa sổ multitrack của bạn có nhiều bài nhạc khác nhau, thì sẽ chỉ có track nào "Solo" được bật, còn lại đều là "câm"), và cuối cùng, "M" là "Mute" (chính những tracks được chọn "M" sẽ bị "câm" khi bạn bấm nút play).
Bạn chú ý, nút "R" dùng để qui định track nào sẽ thu lời hát từ micro của bạn. Nếu bạn chọn 1 track thì chương trình thu vào 1 track, chọn 2 thì thu 2.. Và nhất định không thể không chọn (không thì không thu vào đâu cả ).
Sau khi chọn 1 track với chế độ "R" xong, bạn có thể bấm vào nút Record màu đỏ ở thanh công cụ phía dưới (cái này ai nhìn cũng biết rồi, thanh công cụ có Play, Stop, Backward, Forward, Record...).
Nếu bạn lỡ tay hoặc không biết làm sao mà không thấy có thanh công cụ chứa các nút nói trên, hãy vào menu "Window", cho hiển thị lại "Transport Controls".
Thế là bạn đã ghi được giọng mình vào.
1b. Ghi âm với Audition 2.0:
Tương tự cách làm ở bản 1.5, bạn Import nhạc vào Audition.
Và insert nó sang multitrack.
Bắt đầu từ bản 2.0, khi bạn muốn ghi âm (bấm vào nút "R"), Audition yêu cầu lưu session lại trước ("session" là toàn bộ môi trường trong Adobe Audition, bao gồm các files bạn import và sử dụng; các files được import mà không sử dụng thì không nằm trong session), sau đó bạn ghi âm bình thường.
2. Thêm hiệu ứng cho bài hát (1.5 và 2.0 gần như giống nhau):
Để giọng hát không bị "thiếu hài hòa" khi đi với nhạc nền, bạn có thể thêm (hoặc không - tùy bạn) một số hiệu ứng vào track chứa giọng hát của bạn.
* Ở bản 1.5, bạn bấm vào nút FX (viết tắt của "effects") để mở cửa sổ chọn hiệu ứng:
Cửa sổ chọn hiệu ứng hiện ra, bạn chọn hiệu ứng phù hợp để áp dụng cho giọng hát, bấm nút "Properties" để điều chỉnh nội dung hiệu ứng (xin lỗi vì nếu giải thích cụ thể hơn thì bài hướng dẫn sẽ rất dài, bạn nên tập cho quen tay!).
* Ở bản 2.0, cầu kì hơn nhưng cũng thú vị hơn, trước hết bạn chọn hiển thị phần FX:
Sau đó bạn có thể chọn FX cho track chứa giọng hát của bạn:
Tất nhiên bạn cũng có thể chọn nhiều FX một lúc, cho track bạn muốn:
3. "Xuất bản":
Qua các bước trên, bạn đã ghi âm và thêm hiệu ứng cho giọng hát của bạn, giờ chỉ cần "xuất bản" nó cùng với nhạc nền, là bạn đã hoàn thành tác phẩm của mình.
Để làm bước này, bạn chỉ cần:
- Ở bản 1.5: bạn vào menu File --> Export --> Audio.
- Ở bản 2.0: bạn vào menu File --> Export --> Audio Mix Down.
Bạn chọn kiểu file là mp3PRO (FhG) (*.mp3), click vào Options, chọn như sau (1.5 và 2.0 như nhau):
Bạn bấm "OK" và "Save". Khi chương trình kết thúc quá trình xử lí, bạn đã có bài hát của mình ^^
Chỉnh sửa lần cuối: