Hơi bị kho'

hehe

Hehe chào bạn Hằng
Mình vẫn đang ở London bạn ạ.
Hằng ơi, chả hiểu tên Ly học cái bộ môn gì kỳ lạ thế? Eco va psychology a? Môn này thì nghiên cứu cái gì?
 
hihi, lớp mình đổ bộ vào box Kinh tế đông ghê. Ủng hộ bạn Hằng toe, bạn Trâm tồ, bạn Hải xinh xắn, tớ cũng bi bô một tí.

Việc phụ nữ thay đổi major vì điểm và ít thay đổi nghề vì tiền ít hơn nam giới, tớ có thêm tí ý kiến thế này:

+ hai việc so sánh này khác nhau.
- So sánh bằng điểm mang tính chất tuyệt đối (absolute). Điểm được tính theo đơn vị số tự nhiên, số càng cao, điểm càng nhiều, cá nhân càng có nhiều lợi ích (utility). Điểm chỉ phụ thuộc vào bản thân cá nhân đó mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Ví dụ: A được 7, dù B có bị 5 hay được 10 thì điểm của A vẫn 7, vị trí của A tính theo tiêu chí điểm vẫn là 7

- So sánh lương giữa hai giới mang tính chất tương đối (comparative): vị trí của một cá nhân thay đổi tùy thuộc vào người khác, sự so sánh này được tính theo số thứ tự chứ không phải theo số đếm. Ví dụ: A được 7, B bị 5; vị trí tương đối giữa A và B là A thứ nhất, B thứ nhì; trong khi nếu B được 10 thì A thứ nhì, B thứ nhất; vị trí của A phụ thuộc vào B.

Sự hài lòng của mỗi người (personal utility)phụ thuộc vào cả hai yếu tố tương đối và tuyệt đối. Đối với phụ nữ, có thể những cái tuyệt đối quan trọng hơn; việc lương cao hay thấp hơn nam giới không có ý nghĩa gì cả, miễn là lương đủ sống và đủ như mình mong muốn. Điều này giống như A được 7 điểm và thấy hài lòng với điểm 7 thì dù B bị 5 hay B được 10 cũng chả mảy may làm thay đổi sự sung sướng của A. Trong khi nếu họ đang đi học bị điểm kém dù không so sánh với ai, nhưng nó không đáp ứng đủ đến sự trông mong của bản thân, làm utility của cá nhân giảm xuống. Họ chuyển sang cái khác có khả năng mang lại điểm cao hơn, làm tăng utility của mình.

Ấy nhưng nếu câu hỏi là tại sao phụ nữ thay đổi major khi điểm thấp nhưng ít thay đổi nghề khi lương thấp (thấp một cách tuyệt đối chứ ko phải là thấp hơn so với nam giới) thì tớ nghĩ chắc tại opportunity cost thấp hơn, giống như chị Linh với bạn Trâm đã giải thích.

Bạn Hằng iu ơi, tớ chỉ biết lảm nhảm thế, khi nào bạn đi hỏi đáp án, bạn nhớ post lên cho tớ học ké với nhé ;)
PS: suýt quên, em chào hai chị Linh :D Chị Linh Lê nhá, từ hồi về nhà là mất tăm mất tích, nghi quá B-)
 
Kiều Linh đã viết:
Trong khi đàn bà có sự tiến bộ vượt bậc thì đàn ông tụt hậu một cách khổ sở với sự xuất hiện méo mó của những chú thế này.
Tình hình là đàn ông đi Tây thì cũng tưởng mình biết tranh luận kiểu Tây, nhưng mở mồm ra là chỉ biết chửi bậy vớ vẩn, nghe lúc đầu thì hùng hồn lắm nhưng xét cho cùng thì rỗng tuếch (dùng từ mà ko dùng não). Lại còn nhục nhã hơn cho đàn ông là cái tính lèm bèm hèn kém được kết hợp với phong cách tự cao tự đại nửa vời. Thọc lưỡi vào chỗ đàn bà nói chuyện lại giở giọng điêu toa. Nói thật đàn ông kiểu này vứt ra đường đàn bà sứt môi cũng ko thèm nhặt.
(chú thích: đối tượng của bài này là những chú đàn ông kiểu Tùng Tươi và tương tự, các bác đàn ông khác vẫn dễ thương lắm)

Cho anh buồn cô 5 phút! không phải vì cái tính xấu thích gán những điểm yếu của mình cho người khác của đàn bà, mà vì cái ảnh đại diện của cô! :D
Quả là anh có "Thọc lưỡi vào cái chỗ đàn bà..." nhưng anh cũng không hề điêu toa (tất cả các câu đều thật 100%), chửi bậy, lèm bèm như những đức tính đáng yêu mà cô trao tặng! Cô cố xem lại biết đâu lại hiểu cái ý anh định nói thì sao! Không hiểu anh cũng chả trách!
Thật ra anh vứt ra đường đàn bà sứt môi rõ ràng không dám nhặt rồi! Nhưng biết đâu cô nhặt thì sao!!! :D :D :D
 
Cái anh Trần Xuân Tùng này hồi trước cũng chửi nhau với bọn trẻ con lít nhít về chuyện Rock vớ vỉn. Rồi cái ông Tống Minh Tuấn còn tâng bốc kêu là anh Tươi này la` top 10 guitar HN. Mình nghe tên hơi lạ bèn hỏi ông anh mình ( anh Thịnh trong band Latin sky) thế rồi anh Thịnh nói là chả biết thằng Tùng tươi là thằng chó nào ???
Mình đọc mấy bài của anh ở Âm nhạc thì thấy toàn chửi là chính, phân tích với dạy dỗ các em nhỏ là phụ. Trong khi anh hơn chúng nó cả chục tuổi mà đi chửi chúng nó, đúng là nhục như chó...
Rồi ông anh lại chạy sang đây bốc phét ba hoa như 1 thằng vô học. lại còn chửi các em gái ... đề nghị đồng chí đi test lại giới tính.
Lớn rồi thì đồng chí phải biết điều ... Dù đồng chí ko đóng góp hay dạy dỗ được các em nhỏ thì cứ im mồm như tôi là xong. Đằng này cứ nói vớ vẩn. Cũng xin thắc mắc là các MODS ở đây cũng nên xem xét các bài viết của members chứ...ai lại để nói bố láo thế ??? Tôi cũng chỉ vì bức xúc quá nên mới lên tiếng thôi.

Kiều Linh: em nói là cậu Tùng này ở nước ngoài về á ??? Tôi không tin. Loại này làm sao mà du học được ???
 
Nguyễn Hoài Anh là cu nào thế nhỉ? Lại cùng trong series account đệ tử của chú Dương Quốc Bình à :mrgreen:
 
Buồn cô Kiều Linh 5 phút nữa vì thay mất cái ảnh đại diện đáng yêu! :D
 
Anh Long: em chả biết cậu đó là ai ... em ko quen. Em chỉ thấy bức xúc thì mới post bài thôi.
 
Chuyện "ngoáy vào mấy cái linh tinh" thì anh rõ ràng hơn đàn bà rồi!
Trong lúc tranh luận và bốc phét, đàn bà thường hay nói những chuyện rất lớn trong khi thực tế lại làm những chuyện rất nhỏ! Đàn ông thì toàn nói những chuyện linh tinh! :D
 
Nhân đây thấy có bài bình luận này hay hay! Bốt lên cho các bạn đọc chơi! Bạn nào đọc rồi thì thôi!

Người Việt Mình Giỏi Mà Tại Sao Nước Mình Nghèo ?

Có tên khai sinh Hà Tôn Vinh, nguyên quán vùng Phát Diệm, Ninh Bình, nhưng ông Vinh mang quốc tịch Mỹ. Ông hiện sống cùng gia đình riêng ở Hà Nội, tham gia giảng dạy về quản lý dự án, hợp đồng rủi ro tại khoa quản trị kinh doanh, đại học quốc gia Hà Nội. Ông còn là cố vấn vùng châu Á của quỹ hỗ trợ đầu tư tư nhân trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng (Public Private Infrastructure Avisory Facility - PPIAF) đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của hiệp hội thương mại Mỹ tại Hà Nội.

Với những kinh nghiệm thực tiễn làm việc cùng giới kinh doanh và doanh nhân tương lai của Việt Nam, ông Vinh muốn chia sẻ một số suy nghĩ cá nhân về tư duy và ứng xử của người Việt khi bước vào thương trường.



- Có điều gì từ phía sinh viên của ông ở Việt Nam khiến ông cảm thấy trăn trở nhiều nhất?

- Không phải chỉ một điều, mà nhiều lắm (cười). Điều đầu tiên mà tôi thấy lo là các em không quen với quan niệm: sinh viên đại học phải độc lập tư duy vàn ghiên cứu là chính, thầy giáo chỉ là người hỗ trợ và góp phần chỉ dẫn công việc cho họ mà thôi. Thầy hỏi thì không chịu trả lời nhưng nếu họ hỏi lại thầy mà thầy lại gợi ý họ nên tự tìm hiểu và trả lời trước thì thầy sẽ bị kết luận là 'chán phèo, không hiểu biết!'. Điều đó ngược lại với sinh viên các nước khác trên thế giới mà tôi từng dạy qua. Họ hứng thú với câu trả lời 'không biết' của thầy giáo, nó thường kích thích họ tự tìm hiểu để trả lời cho mình và diễn thuyết trước lớp trong các giờ học sau. Qua đó, họ đã tự học và có thêm kinh nghiệm hiểu biết cho mình nhiều hơn bao nhiêu lần những giảng giải của thầỵ



Một trong nhiều nguyên do của tình trạng này là cung cách giảng dạy của nhà trường của ta, thầy giáo nói chung là giỏi và tốt bụng với sinh viên,nhưng cứ nguyên vẹn mãi tình trạng học 'thầy đọc, trò ghí như hiện nay thì thật khó tạo cho các em thói quen độc lập trong học tập. Điều thứ hai mà tôi thấylo là các em chưa quen với việc tự tin vào khả năng của mình để tự kiếm việc khi ra trường.



Có những em cứ chờ hoặc chấp nhận cảnh cha mẹ dẫn đi xin việc hộ, thậm chí chấp nhận cả những công việc trái với chuyên ngành học của mình. Có lẽ, cha mẹ chúng ta vẫn quen nghĩ các em còn nhỏ bé quá, cần bao bọc - lối nghĩ mang tính bao cấp tuyệt đối - mà các em thì khôngphản đối việc này vì nói chung nó khá an toàn... Tôi phải công nhận sinh viên Việt Nam rất thông minh, nhưng các em dường như chưa có một môi trường tương ứng để phát huy hết trí tuệ của mình, trước tiên là khi còn đi học và sau đó là ra đời.



- Người ta vẫn nói người Việt mình sống cảm tính nên khả năng quản lý, đặc biệt là quản lý doanh nghiệp có nhiều hạn chế. Theo ông, khi ra thương trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải hạn chế nào đáng kể?

- Tôi chỉ thấy một điều là khi ra thương trường thế giới, doanh nghiệp Việt Nam, cả thành phần quốc doanh lẫn tư nhân đều thiếu nhiều thứ quá, trong đó nổi bật là thiếu sự tìm hiểu thấu đáo, đặc biệt là tìm hiểu hệ thống luật pháp nhà nước bảo trợ cho phía đối tác. Tình trạng ấy dẫn đến những vụ kiện tụng hoặc đơn giản hơn là huỷ bỏ hợp đồng làm ăn, không dám vào làm ăn với chúng ta. Tôi lấy ví dụ từ phía doanh nhân Mỹ. Họ là những người quá trọng pháp luật và theo đó là sự sòng phẳng trong làm ăn để đôi bên cùng có lợi.



Tuy nhiên, doanh nghiệp của ta lại thường không bỏ được thói quen với các khoản chi 'vòng vèó mà người Mỹ rất không thích. Đây là một lý do khá tế nhị khiến cho một số doanh nhân Mỹ bỏ cuộc ở ta mà đầu tư sang những thị trường châu Á khác. Nếu nhìn vào bảng biểu những nước có số vốn đầu tư kinh doanh ở Việt Nam nhiều nhất thì đó lại là các nước châu Á, là vì họ dễ quen hơn với cái kiểu chi 'vòng vèó kia rồi, họ chấp nhận. Mỹ là một nguồn đầu tư kinh doanh lớn đồng thời là một thị trường lớn trên thế giới. Nếu doanh nghiệp của ta bỏ được thói quen kia khi làm ăn với người Mỹ thì chẳng khác nào như các cụ ta đã nói: 'Bỏ con săn sắt, bắt con cá rố, cũng có nghĩa là ta đã chia tay với một thói quen tâm lý cố hữu của người Việt nói chung là thường chấp nhận cái lợi trước mắt mà không nhìn xa hơn đến cái lợi lâu dài.

- Ông có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh như thế, tại sao ông không mở một doanh nghiệp của riêng mình ở trong nước?

- Tôi rất muốn đấỵ Đó là một công ty tư vấn về đầu tư và kinh doanh. Thế nhưng theo quy định của chính phủ thì ai đó muốn đầu tư kinh doanh phải có vốn tài chính, những mấy loại kia, mà dạng công ty của tôi thì vốn chính là chất xám chứ không phải tiền. Có bạn hữu khuyên là đi qua ngân hàng, chi 'vòng vèó một tý chút để có được tấm giấy xác nhận nguồn vốn gửi tại ngân hàng; nhiều người vẫn làm thế.



Tôi tin là chính phủ của ta biết được tất cả chuyện này, biết được có những hình thức kinh doanh không cần đến quy định về vốn tài chính. Nếu chúng ta chấp nhận dứt khoát loại bỏ tình trạng vòng vèo hình thức của đồng tiền hơn nữa, nghĩa là loại bỏ căn bệnh hình thức - một căn bệnh tâm lý cố hữu - mà thực tế hơn với chính sách thuế có hiệu quả - thì tôi tin là sẽ có hàng loạt các công ty tư vấn thực sự ra đời, thực tương ứng với một trí tuệ tuyệt vời của người Việt Nam.



Tôi đã từng gặp phải câu hỏi của những người bạn quốc tế: 'Tại sao người Việt Nam giỏi thế mà nước Việt Nam vẫn nghèo ?”

- Ông có trả lời được không?

- Tôi lại buộc phải trả lời 'vòng vèó đôi chút rằng vì Việt Nam có chiến tranh quá lâu, để lại trên đất nước một bãi rác khổng lồ và hiện nay dân tộc tôi đang phải nỗ lực quét dọn để cửa nhà khang trang, đặng có thể mời các bạn sang chơi.

-------------------------------

Bình luận thêm: Người Việt xưa nay cứ tự cho mình là giỏi, nhưng sự đoàn kết và đồng lòng để hướng tới sự phát triển cho tập thể và cho chính cá nhân mình thì vẫn còn nghèo nàn lắm. Diễn đàn này có lẽ cũng là một ví dụ!
 
Thôi thì anh nhận sai cho cô mừng! Anh vốn tham gia chỉ bởi muốn chê trách cái sự kèn cựa của một số người, có lẽ anh diễn đạt chưa đủ để cô hiểu! Vậy nhé! Chấm dứt!
 
Một trong những điểm yếu của đàn bà là thiếu tính đoàn kết cho nên cuối cùng máng lợn vẫn cứ hoàn máng lợn!

Cô cố xem lại biết đâu lại hiểu cái ý anh định nói thì sao! Không hiểu anh cũng chả trách!

Bình luận thêm: Người Việt xưa nay cứ tự cho mình là giỏi, nhưng sự đoàn kết và đồng lòng để hướng tới sự phát triển cho tập thể và cho chính cá nhân mình thì vẫn còn nghèo nàn lắm.

Đầu óc đàn bà, suy nghĩ nông cạn, đọc mấy câu trên, vất vả mất mấy ngày suy nghĩ mà vẫn không ra lời giải đố. Hôm nay nghe em Tùng giải thích "vòng vèo" mãi mới hiểu được nguyên nhân. Thật quả đáng buồn cho nước Việt ta, nếu nhìn đâu cũng chỉ thấy có toàn đàn bà và máng lợn! Người Việt ta (chỉ có đàn bà) có giỏi thì giỏi thật, nhưng máng lợn thì vẫn hoàn máng lợn. Chị em ta nếu đoàn kết lại, may ra những máng lợn kia sẽ thành những khay vàng, may ra làm nên được trò trống gì chăng?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế là xong đời cái topic của em Hằng toe :(. Bác Tươi, ờ thì em cũng thừa nhận mình tầm nhìn hạn hẹp nên mới phải lên đây cho các quân tử chỉ giáo, nhưng mà mãi đến nay bác post mấy cai re rồi em vẫn chưa thấy được tinh hoa của bác ạ. Có một số cái bác nên làm rõ, ví dụ em không hiểu tranh luận kiểu Tây là nó ra làm sao, em nhà quê chỉ biết là tranh luận thuyết phục và tranh luận không thuyết phục thôi. Thế cái tranh luận kiểu Tây mà bác biết nó có thuyết phục không bác :D.
 
Thằng Tùng vào đây chửi bậy ít thôi, mày mà cũng lại đi chọc ngoáy các em à...

Anh confirm lại với các em phát nữa là thằng Tùng Tươi bạn anh nó hiền lành lắm, cái này là anh nói thực mới vực được đạo chứ không hề thêm thắt gì...

Còn chú Tùng anh nói lại thêm chú phát nữa, chú mới vào Forum viết bài chẳng kinh nghiệm gì cả, chú viết thế ngay cả anh là thằng hiểu chú cũng ra phết cũng không ngửi được. Viết câu này có lẽ chú lại bảo anh lại không hiểu cái thâm thúy cao siêu của chú nốt, ừ thì thôi đây là cái forum chung, chú nói thế nào cho người ta dễ dễ hiểu thôi, chứ các em đang vào xây dựng forum của anh mà chơi anh thế là không được. Các em vừa vào đại học, e rằng lúc bằng tuổi anh với chú thì chú không thể nói như hôm nay được đâu...:D

Hehe cái Box kinh tế này mà cũng có người vào đây cãi nhâu hâm nóng topic cơ à :))
 
Xin lỗi chú Tống Tuấn, anh biết anh dở rồi! Nhưng cũng chả cần thanh minh và đổ tại! :D. Tự dưng dạo này anh "ngộ" thêm được một số điều! Đáng mừng thay!
 
Anh Tùng còn có cái gì hay hay không ạ? Anh kể nốt đi. Đọc mấy bài của anh post cũng khá bổ ích đấy :D. Anh cứ cho nhiều nhiều mấy bác doanh nhân như trên ý ạ :D
 
đọc mấy cái này hay wa. mà sao bài học về eco khó thế? requires thinking nhìu ghê. :)
 
3. Tại sao học sinh cứ cố tốt nghiệp cấp 3 để vào = được Đại học, thế rồi tỉ lệ bỏ học của năm thứ nhất đại học lại cao hơn hẳn các năm đại học khác? có phải tại năm thứ nhất chưa declare major không?

Không biết ở các nước khác thế nào nhưng mà ở Pháp thì có thể nêu lên 1 câu trả lời thế này:
Không phải là sinh viên năm thứ nhất bỏ học mà có 2 lý do sau. Thứ nhất là sinh viên cảm thấy mình không hợp với ngành học, cho nên muốn chờ đến năm sau chuyển sang ngành học mới (đối với sv ở đây thì 1 vài năm chậm so với các bạn chả là nghĩa lý gì ---> cái này khác VN xa). Lý do thứ hai là khó quá theo không nổi (hàng năm chỉ có khoảng 20% đến 30% sinh viên qua được năm 1, tùy ngành)
 
Back
Bên trên