Hơi bị kho'

Đỗ Thị Thúy Hằng
(Hang toe)

New Member
Tình hình là ở đây có bác nào học Labor Economics hay có quan tâm sâu sát đến vấn đề này( để mai sau ra làm trưởng phòng nhân sự chẳng hạn) thì ra tay giúp em mới nhá. Gracias!

1. Tại sao phụ nữ dễ thay đổi chuyên ngành nếu bị điểm kém, nhưng khi nhận lương thấp hơn nam giới thì lại không dễ thay đổi nghề?

2. Tại sao lesbians thường thu nhập cao hơn phụ nữ độc thân/có gia đình, trong khi gay lại thuờng thu nhập thấp hơn nam giới độc thân/có gia đình?

3. Tại sao học sinh cứ cố tốt nghiệp cấp 3 để vào = được Đại học, thế rồi tỉ lệ bỏ học của năm thứ nhất đại học lại cao hơn hẳn các năm đại học khác? có phải tại năm thứ nhất chưa declare major không?

4. Grad students ở UPenn muốn thành lập công đoàn để bargain với UPenn, lí do là không có đủ việc cho profs, thế nên grad students ko có 1 triển vọng tuơi sáng. Việc này có hợp pháp không? Tại sao nguy cơ không có việc lại làm tăng cầu cho Công đoàn? Thế các bác profs ở UPenn có thể lập công đoàn rồi bargain không?

5. Tại sao các chú làm việc với máy tính lại có lương cao hơn các công nhân khác? Thế là tại cái máy tính hay tại các bác công nhân già mù tin học? Khác nhau thế nào?

6. Tại sao lương công nhân lại không tăng giảm thất thường như giá xăng dầu chẳng hạn? Lí do là tại công nhân hay tại chủ?

7. Chàng và nàng đều là giáo sư Vật lý. Về mặt kinh tế mà nói, liệu họ có yêu nhau thật không?

8. When you think about the distribution of wealth, does it make any difference whether you focus on the financial wealth or all kinds of capitals: financial, human, etc? If you add human capital to financial capital, is the constribution less or more equal? Is it fair to do that?

9. Có phải sự khác biệt lớn nhất giữa nhà nghèo và nhà không nghèo là nhà nghèo thuờng do single mother đứng đầu không? Nếu thế thì trả tiền cho men để cưới các single mothers này có được không?
Ngày càng có nhiều nam giới ở nhà chăm sóc nhà cửa trong khi vợ đi làm. Thế là tại vợ đuợc học nhiều hơn, hay là tại quan niệm xã hội thay đổi?

10. Khi mọi ngưòi đều muốn giúp đỡ cộng đồng của mình, quan hệ giữa thất nghiệp-lạm phát có tốt hơn tí nào ko? Thế còn việc các vùng không còn chuyên môn hóa nữa thì sao, như là Detroit và cars, New York and finance, Akron và lốp xe chằng hạn????
 
Chị chưa học Econ nhiều bằng em Hằng, nhưng thử ti toe trả lời vài câu:

2. Tại sao lesbians thường thu nhập cao hơn phụ nữ độc thân/có gia đình, trong khi gay lại thuờng thu nhập thấp hơn nam giới độc thân/có gia đình?

Đây là một chủ đề nghiên cứu tương đối mới, và có một ông prof ở SUNY something đang theo đuổi thì phải (sorry em Hằng, lâu quá không học econ rồi, nên chả nhớ gì cả. Em cần thì chị check lại cho chính xác). Các statistics đưa ra đều khá doubtful, vì việc điều tra về gay & lesbian ở Mỹ hết sức phức tạp.

Bây giờ thì trả lời theo những gì còn mang máng nhớ được:

a. Tại sao lesbians thường thu nhập cao hơn phụ nữ độc thân/có gia đình?
Nguyên nhân chính: Không bị ràng buộc bởi marriage and/or child-bearing.
- Do không phải gián đoạn sự nghiệp do hôn nhân hay sinh nở, những phụ nữ lesbian có điều kiện theo đuổi sự nghiệp của mình hơn -> thu nhập cao hơn.
- Ngoài ra, thường phụ nữ lesbian độc thân không có người đàn ông làm trụ cột gia đình để dựa vào, nên thường phải cố gắng nhiều hơn để nâng cao và ổn định thu nhập của mình.
Bên cạnh đó, có một nguyên nhân phụ đang được nghiên cứu thêm là: có thể lesbian women thường theo học những chuyên ngành có tính masculinity nhiều hơn, đòi hỏi sức bền bỉ hơn (engineering, medicine...). Đây cũng là những ngành thường đem lại thu nhập cao hơn.

b. Tại sao gay lại thuờng thu nhập thấp hơn nam giới độc thân/có gia đình?
Trước tiên, phải hỏi lại em Hằng rằng em đang nói đến gay ở nước nào? Ở nước Mỹ, luật pháp vẫn chưa cho phép người đồng tính luyến ái được kết hôn. Hiện tượng chung sống không có hôn thú khá phổ biến, nhưng cái này khác với hôn nhân do không có commitment thực sự, và có nhiều cản trở từ phía xã hội.
Cái này có thể dựa vào những lập luận vừa nêu trên.
Gay men cũng thường sống độc thân, không cần có trách nhiệm đóng góp cho gia đình/ nuôi dạy con cái, nên motivation cho việc kiếm nhiều tiền không lớn lắm.
Một chú ý nhỏ nữa là sự khác biệt về thu nhập giữa gay men & straight men không lớn bằng sự khác biệt giữa thu nhập của lesbian women & straight women. (theo điều tra của đồng chí giáo sư mà chị quên tên).



9. Có phải sự khác biệt lớn nhất giữa nhà nghèo và nhà không nghèo là nhà nghèo thuờng do single mother đứng đầu không? Nếu thế thì trả tiền cho men để cưới các single mothers này có được không?
Ngày càng có nhiều nam giới ở nhà chăm sóc nhà cửa trong khi vợ đi làm. Thế là tại vợ đuợc học nhiều hơn, hay là tại quan niệm xã hội thay đổi?


Cái này phức tạp quá, chị không có thời gian trả lời hết. Em thử tham khảo bài The Poor in America (hay Poverty in America, chị không nhớ chính xác) trong tạp chí Economist cách đây khoảng 2, 3 năm xem. Nếu cần chị có thể fwd cho, chứ đọc lâu quá rồi cũng không thể nói lại chính xác được.

Các câu còn lại xin để dành cho các bậc cao thủ trên này :mrgreen:

HM
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bạn Hằng thân mến ơi, tao chọn câu dễ nhất để trả lời nè, khôn không?

5. Tại sao các chú làm việc với máy tính lại có lương cao hơn các công nhân khác? Thế là tại cái máy tính hay tại các bác công nhân già mù tin học? Khác nhau thế nào?

Các chú làm việc với máy tính được lương cao hơn không phải nhờ cái máy tính mà nhờ có high skills, expertise to use the high-tech equippment, do vậy mà những sản phẩm (có thể là không trực tiếp) mà họ tạo ra có higher value. Also, có thể do supply of those skills không cao, nên theo theory of demand/supply, thì low supply -->high prices --> high wages!!!
 
Mấy câu em Hằng hỏi này đều có trong cuốn gì đó mà hồi trước anh có biết qua, nếu anh nhớ không nhầm thì tác giả là Barmann (không biết viết đúng không?) về kinh tế học giới tính hay cuốn kinh tế học hôn nhân của Brecker. Mấy câu này có nói hết mà. Không cần biết sâu về Labor cũng có thể trả lời được câu 5,6,7.. Còn các câu khác thì chịu, tất nhiên có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng trả lời đúng ý nó thì chẳng nhớ, lôi sách ra mới biết được :D.
 
các câu khác thì tớ chịu, dưng mà câu 5,6 tớ nghĩ là khá đơn giản nếu muốn lý giải bằng mồm, có điều hơi dài dòng tí. nhất là câu 6. chuyện vì sao lương lậu nó không nhẩy lung tung như giá dầu thì ngoài cái cơ chế kinh tế (trade union mạnh hơn hay employer mạnh hơn để mà xác định xem cái labor market nó là dạng gì) thì còn có cả vấn đề tình người (hehe, sến nhể, và pháp lý nữa.) Chủ yếu vẫn là do trade union và mấy cái khởi nghĩa chạy theo chủ nghĩa cụ Mác. Bọn tư bản đế quốc bây giờ không thể nào coi người dân lao động như công cụ được nữa, chúng phải coi họ như người :D, mk, muôn năm cụ Mác.
còn thì chuyện lương lậu từng ngành nó cao thấp ra làm sao thì về mặt cơ bản nhất thì đúng là nó phụ thuộc vào demand và supply cho labor, tuỳ thuộc vào khả năng làm tiền của ngành đấy so với ngành khác, tùy thuộc vào opportunity cost của cái thằng đi làm nó phải chịu khi mà nó theo cái ngành đấy (học Luật chẳng hạn, ở Mẽo thế là mất 4 năm under + 3 năm Luật = 7 năm => cao) Muốn chính xác ra thì phải có số liệu thống kê nữa chứ cứ phán bừa thế rứa nào được. mà ai bảo là bọn làm máy tính bây giờ vẫn được trả nhiều hơn bọn khác? Diễm xưa rồi [-x
 
Thực ra về câu 6 ngoài vấn đề trade union, nó cũng nằm ở cung cầu lao động nữa, ở đây có độ "ì" hơn các hàng hóa khác, cả cung và cầu đều bớt co giãn (elastic) hơn các hàng hóa khác. Các chủ thì không dễ gì hạ thấp tiền công khi thất nghiệp tăng (nếu là xăng dầu thì hạ giá ngay). Hàng hóa sức lao động không phải cứ thích thì mua, không thích thì chờ chưa mua. Thứ nhất, công nhân đi tìm việc mới rất khó, thứ 2, chủ bỏ công nhân một cách đơn giản sẽ mất đi những công nhân lành nghề, mà tư bản đã được lợi bằng quá trình tích lũy learning by doing của họ, tuyển người mới với giá rẻ bằng giá thì truờng chưa chắc đã lợi hơn việc giữ ông kinh nghiệm cũ
 
Em chả biết mấy câu này bác Prof nhà em lôi ở đâu ra. Cụ này quá đáng cực, học thì toàn lí thuyết chán nhức đầu, đến lúc thi+gần thi mới tung chưởng ra, cho toàn câu vừa hay vừa quái => phê! Thế mà cụ không tận dụng từ trong năm => quá đáng!!! x(

Câu 6 em đồng ý với ý kiến của bác Tuấn hơn, cho dù em chưả thấy cái ảnh hưởng của trade union là lớn đến đâu. Bây giờ ở Mỹ union membership chắc chỉ còn mấy mống, mình không thể dựa vào lập luận này đuợc!

Câu 7, 8 các bác kêu dễ mà chửa trả lời nha'! Tình hình là vợ chồng cùng ngành không yêu nhau lắm a? Vì không ai chịu ở nhà trông con va lam housework??? Nhưng mà nếu cả 2 đều kiếm lắm tiền thì họ thuê Oshin vẫn tốt cơ mà, cai utility của họ vẫn cao, cần gì ai ở nhà làm gi???

Câu 10, em chịu chết. Về mặt lý thuyết thì nhẽ ra các vùng này vẫn phai chuyên môn hóa trong cái ngành mà nó có comparative advantage, rồi trade với các vùng khác chứ nhờ? Có bác nào biết về lịch sử kinh tế Mỹ, đên giai đoạn nào thì nó hết chuyên môn như thế này không? Tự nhiên dừng 1 cái, các chú công nhân ra đứng đuờng thất nghiệp hết a??? Thế thì inflation sẽ giảm ư? Vô lí!!!!!!!!!

To chị My: úi giời, mang tiếng học Kinh tế, em có biết quái gì đâu, toàn vừa học vừa ngủ gật. Cái câu chị giải thích nghe rất phê. Nhưng hình như có lần bác prof em bảo là...women look for the same characteristics in their men as the employers (VD: khoẻ mạnh, thông minh...). Thế có thể giải thích đuợc là vì gay men không hấp dấn với phụ nữ = straight man không nhờ?
Có cái website này chị em check đi: www.contemporaryfamilies.org

To Hải: mày đấy à? Có cái avatar giống chị Diệu Linh quá, tao giật cả mình! Sao lắm nguời thích làm vịt thế không biết??? :D
 
Đỗ Thúy Hằng đã viết:
To chị My: ...Cái câu chị giải thích nghe rất phê. Nhưng hình như có lần bác prof em bảo là...women look for the same characteristics in their men as the employers (VD: khoẻ mạnh, thông minh...). Thế có thể giải thích đuợc là vì gay men không hấp dấn với phụ nữ = straight man không nhờ?
:)) Em Hằng làm chị chết cười.

Chị không biết mọi người khác sẽ trả lời thế nào, chứ chị thì thấy:

1. women look for the same characteristics in their men as the employers (VD: khoẻ mạnh, thông minh...) -> Does it mean the other way around, i.e. employers look for the same characteristics in their employees as women do in their men? If yes, does that include sex? (I'm serious :mrgreen:)

2. gay men không hấp dấn với phụ nữ = straight man không nhờ -> Riêng vế trái đã thấy hơi thiếu logic rồi :p
(just a personal opinion - feel free to correct)
 
Đỗ Thị Thúy Hằng đã viết:
Câu 6 em đồng ý với ý kiến của bác Tuấn hơn, cho dù em chưả thấy cái ảnh hưởng của trade union là lớn đến đâu. Bây giờ ở Mỹ union membership chắc chỉ còn mấy mống, mình không thể dựa vào lập luận này đuợc!
Phân tích có liên quan tới trade union thì cũng chỉ là phân tích về supply demand thôi bạn ạ. Sự có mặt, tầm ảnh hưởng của trade union ảnh hưởng tới tính chất của thị trường sức lao động. Nhiều khi trade union có thể được coi là một monopoly hoặc oligopoly trong labor market. cái này xẩy ra trong khá nhiều trường hợp chứ không phải ít.
Mà sao lại bảo là ở Mỹ bây giờ union không còn nhiều? cái này thì tuỳ vào từng bang, luật từng bang và điều kiện kinh tế từng bang. Nếu nhìn tổng thể chung của nền kinh tế thì trade union bây giờ so với cách đây vài chục năm đúng là giảm đi rất nhiều về số lượng và tầm ảnh hưởng, nhưng nếu chỉ xét trong từng vùng hoặc từng ngành kinh tế thì trade union có thể có tầm ảnh hưởng rất lớn, nhiều khi có thể tăng giảm giá theo ý muốn (tất nhiên là với một mức độ nhất định thôi.)
 
mà đc Hằng học UPenn à? Bây giờ đọc lại thì mới thấy có cái ví dụ về UPenn :D
 
Đỗ Huyền My đã viết:
1. women look for the same characteristics in their men as the employers (VD: khoẻ mạnh, thông minh...) -> Does it mean the other way around, i.e. employers look for the same characteristics in their employees as women do in their men? If yes, does that include sex? (I'm serious :mrgreen:)
(just a personal opinion - feel free to correct)
technically :lol:
 
To chị My: y' em là cái the other way around mà chị nói đấy, còn vấn đề nhạy cảm kia thì em chịu, giáo sư chưa dạy :D

To bac' Long: em sẽ cho con gái em học UPenn với con gái chị My :D

Lại cái VD về UPenn đấy, liệu có vô lý quá không khi bọn học sinh đòi lập trade union? Thường thì các bác công nhân mới đòi lập ra để bảo vệ quyền lợi cho mình chứ!!!! Mà trong trường hợp này, các bác prof UPenn chắc là nhất định phản đối, chả ảnh huởng gì đến mình, mà có thêm việc, chỉ lợi bọn trẻ con, nhờ??
 
thế không học UPenn mà lại lấy ví dụ UPenn... thế là ở gần UPenn à? Swarthmore? Giống trường tớ ở đây học toàn lấy ví dụ về Hampshire với Smith với cả UMass :D
 
Em mạo muội xinh trả lời câu 7 ạ. Bác Hằng xin hãy chỉ giáo.
7. Chàng và nàng đều là giáo sư Vật lý. Về mặt kinh tế mà nói, liệu họ có yêu nhau thật không?
Theo như suy nghĩ mộc mạc đơn giản của em thì:
Tình yêu đơn giản la 1 'demand'. Physical, mental hoạc chỉ đơn giản la 1 demand được supply 1 cái gì đó.........
GS nam yêu gs nữ ( điều này là hoàn toàn có thể) bởi vi supply của gs nữ ve mặt mental cao hơn những người phụ nữ khác (dễ cảm thông hơn voi gs nam ve công việc). Như vậy nếu vẽ 1 cai diagram thì thấy rằng consumer surplus của gs nam được tăng lên ----> tăng đọ thỏa dụng (utility). Điều này cũng đúng về phía gs nữ.
Bên cạnh đó, 2 gs cùng phối hợp sẽ khiến cho tổng cung ve phát minh Vật Lý của cả đôi tăng lên ( cái này giống hệt như Comparative advantage theory- mỗi người specialize 1 việc sẽ làm hiệu quả tăng lên). Nhu thế thi stress cua cả 2 giáo sư sẽ giảm xuống ---> thoải mái hơn dẫn đến những nhu cầu ve mat physical cao hơn---->đáp ứng lẫn nhau nhiều hơn---> yêu nhau hơn.
Xét về mặt opportunity cost thì thấy rằng...
Nếu 2 gs yêu nhau...opportunity cost sẽ là tình yêu đối với những anh chang đô con khoẻ mạnh hoặc nhựng chi em xinh đẹp quyến rũ----> những người đáp ứng nhu cầu physical. Opportunity cost cũng bao gồm số tiền thu được từ partner làm trong ngành nghề khac. ----> số tiền partner kiếm được có thể dùng vào việc thuê Oshin chẳng hạn.
Nhưng nếu 2 gs ko yêu nhau thi...opportunity cost sẽ là những bước tiến mới trong công việc ma nếu có bạn đời làm cùng ngành thì sẽ trở nên rất dễ dàng.
Bản chất của các gs Vật Lý là rất sự nghiệp hàng đầu....coi trọng hơn cả tiền bạc hay physical demand...vì vậy họ sẽ chọn bận đời lam cùng nganh để có o-c bé nhất. Va khi sự nghiệp tiến triển tốt đẹp thi đương nhiên tình yêu cũng thế...do vậy...ho sẽ yêu the other half nhiều nhiều.
Tạm thế đã...hết tiền internet roi...fai mua cai pass khac day.
Cya.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Tại sao phụ nữ dễ thay đổi chuyên ngành nếu bị điểm kém, nhưng khi nhận lương thấp hơn nam giới thì lại không dễ thay đổi nghề? Trời ơi? Psychology?
Anyway...
Theo em hiểu ý mà...thì có thể dùng motivation theory để lý giải vấn đề này được ạ. Chẳng hiểu cao nhân 4 phương thấy sao?
Trước hết để hiểu sâu được nguyên nhân dẫn tới 2 cái contradicting behaviour này thì phải nắm bắt đôi đường về tâm lý cũng như những phản ứng trước tác động ngoại ảnh của cả phụ nữ lẫn nam giới ạ.
Thứ nhất, cái phụ nữ coi trọng nhất là gì? :oops:
Có bác bảo la tiền ạ...có bác bảo sắc đẹp, lại có bác bảo chồng con. :lol: bác nào cũng đúng. Nhưng mà...
Trời sinh phụ nữ là như thế nào? Phù phiếm, đồng bóng, v.v. Họ có thể ko cần tiền, chẳng cần sắc đẹp và ko cần lập gia đình ma vẫn sống tốt...miễn là...những người khác cũng thế. Bản chất phụ nữ là rất hay so sánh. Cái này nhắc em nhớ đên ai Maslow's hierarchy of needs (kiến thứ vô cùng cơ bản của business). Đối với mỗi người thì có những nhu cầu (needs) quan trọng hơn những nhu cầu khác, ko ai giống ai. Phụ nữ bị điểm kém ---->self-actualisation needs bị tổn thương (ko bằng bạn bằng bè)----->social needs bị tổn thương (vì khó có thể hòa đồng với tập thể do jealous, etc), Nhiều bác sẽ tranh luận là điều đó đáng lẽ cũng phải đúng cho nam giới chứ. Em ko dám ý kiến gì nhiều...đơn giản em nghĩ rằng...cái này phụ thuộc vào sự khác biệt trong suy nghĩ của mỗi cá nhân coi yếu tố nào là cần thiết nhất phải đạt được để đáp ứng self-actualisation needs. Điểm kém đối với nam giới chẳng qua chỉ la 1 sự khuyến khích họ cố gắng hơn lần tiếp theo (con trai nhin xa hơn---->ó phải ko nhỉ), còn con gái thì thường nhìn thẳng vảo vào kết quả hiện tại, nhìn vào cái trước mắt mà suy đoán luôn tương lai...kq hiện tại là dự đoán cho tương lai---> thất bại hiện tại dự báo tương lai cũng thế, vậy nên chuyển ngành la đúng quá rồi. Điều này lý giải vì sao các bà vợ thường hay kêu ca về nhà cửa, lương bổng, v.v (những cái đã có) còn các ông chồng thường bằng lòng với chúng và hướng tới những cái sắp đạt trong tương lai.
Thứ hai,Lại nói đến chuyện nam giới bị lương thấp ko dễ chuyển nghề. Motivation theory cũng có thể áp dụng. Đối với các anh chàng thì lương bổng ko quan trọng lắm (Salary-hygiene factor---hezberg's theory). Có cái quan trọng hơn đơ la achievement va recognition. Vì vậy lương thấp ma người công nhân nam ảm thấy hài lòng với những thành quả họ đạt được thì họ vẫn tiếp tục làm. Phụ nữ đơn giản vi achievement va recognition ko cao (xua nay vẫn vậy...huhu...có thể do discrimination) nên lương thấp cộng với the lack of motivators (achievement, etc) sẽ làm họ dễ bị discouraged hơn ạ.
Hết ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kính cẩn nghiêng mình chào tiểu thư Mai Trâm (bạn đang ở VN hử?)

Kinh qua, đúng là được giáo dục cao có khác, nghe lí luận của bạn choáng quá, tớ đọc mãi chửa thông :D Chỉ dám hỏi:
Cai chuyện ông bà Vật lý: Tình hình sẽ khác nhau như thế nào nếu họ cùng nghề, nhưng ko phai la giáo sư mà cùng là kế toán, hay công nhân chẳng hạn??
Chuyện kèn cựa của phụ nữ về mặt điểm chác: đúng, họ hay so sánh, ta cũng hay so sánh...nhưng liệu câu hỏi này có thể giải thích 1 cách kinh tế hơn được không? À mà bạn Trâm hiểu nhầm câu hỏi: vế 2 là, tại sao khi phụ nữ lương thấp hơn nam giới thì lại không dễ đổi nghề? nghĩa là,, phụ nữ hay so sánh thế, đến lúc cần so sánh (chuyện luơng bổng), thì sao lại không thấy còn hiếu chiến như chuyện điểm chác vậy?

bạn Trâm cát tuờng
 
Hì hì, em Hằng dạo này hay lên đây phết nhỉ :mrgreen:. Thấy mọi người bàn tán vui quá mình cũng vào tán phét vài câu, nhưng mà lí do mình nghĩ nó cũng không quá lằng nhằng đâu.

Về vụ anh chị giáo sư Vật Lý có yêu nhau thật không thì mình nghĩ còn tùy việc định nghĩa yêu là thế nào. :mrgreen: Em Trâm định nghĩa love theo kiểu supply and demand, mình định nghĩa love <=> trade. Cho rằng gs nam và gs nữ có cái để trao đổi với nhau ( ngôn ngữ nôm na là bổ khuyết cho nhau) thì họ sẽ yêu nhau. ( Hay là mức độ yêu nhiều hơn :mrgreen: ).

Từ đó suy ra hai gs cũng ngành sẽ không yêu nhau theo định nghĩa về Kinh tế vì khi đó họ không complementary cho nhau hay là có ít cái để trade with each other hơn nếu họ làm khác nghề. :rolleyes: ( hehe cả nhà đừng cười nhé, dù sao thì đem love vào KT nó vốn đã chuối rồi)

Còn cái câu vì sao phụ nữ hay chuyển ngành khi điểm kém nhưng lại không khi lương thấp hơn nam giới thì mình nghĩ là phụ thuộc vào độ tuổi. Nói chung phụ nữ trẻ đi học thì hay chuyển ngành khi bị điểm kém hơn vì opportunity cost của việc chuyển ngành lúc đó thấp hơn và nói chung là phụ nữ cũng bị grade-obsessed hơn nam giới. Khi đi làm thì lại khác, phần đông phụ nữ đi làm đã có gia đình và phần đông chồng của họ lương cao hơn họ. Vào thời điểm này nếu chuyển sang ngành có mức lương cao hơn nhưng chế độ làm việc demanding hơn thì opportunity cost sẽ cao hơn ( gia đình, con cái, stability, tương quan với chồng...).

Với lại việc phụ nữ lương thấp hơn nam giới thì thường là được take as given rồi. Ở Mỹ hiện nay khi làm cùng 1 ngành, lương phụ nữ cũng chỉ account for around 70% lương nam giới thôi, nếu họ có chuyển ngành thì tương quan cũng không thay đổi mấy.

Em Hằng cát tường :mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chị Linh lên đây tán mà không chịu email cho bà con, bắt quả tang nhá...tất nhiên đưa tình yêu vào kinh tế là hơi banana rồi...nhưng chắc là 2 nhà kinh tế thì "yêu" nhau lắm chị Linh nhi? anh Tống Tuấn nữa nhỉ?
 
Dạ theo em nghĩ chuyện lương bổng thì phụ nữ vẫn so sánh đấy chứ ạ.
Có điều em nghĩ ...
Chuyện điểm chác thì dễ so sánh hơn vi sau khi phụ nữ so sánh xong, họ hy vọng la đổi sang môn học khác sẽ được điểm cao hơn.
Còn lương bổng thi lại khác...đổi sang nghề khác ko dễ như lúc đổi môn học (occupational immobility chẳng hạn)
Với lại họ nghĩ có đổi thì cũng chưa chắc đã kiếm được việc gì lương lậu khá khẩm hơn.
Bác Hằng hoc labour eco????
The labour eco nó nói như thế nào ạ?
 
Đàn bà ngày nay đã có sự tiến bộ vượt bậc!
Tình hình là đàn bà mà được đi Tây học thì tỏ ra là ta đây biết tranh luận theo kiểu Tây.
Đàn bà mà ở ta thì cũng cố tranh luận theo kiểu ta cũng biết tiếng Tây
Nhưng cuối cùng đàn bà cũng vẫn nằm trong 5 thành phần bị bóc lột của lực lượng lao động xã hội tồn tại với những cấp độ khác nhau ở mọi nơi trên thế giới. Một trong những điểm yếu của đàn bà là thiếu tính đoàn kết cho nên cuối cùng máng lợn vẫn cứ hoàn máng lợn! Còn hỏi tại sao!
 
Back
Bên trên