hóa ơi!!!Where R U?????.............

Tín chỉ ở BKhoa: Ko đi học + đi thi = pass :))

Tín chỉ ở THợp: Ko đi thi + đi học đầy đủ = pass =))
 
hoho! sau 2 ngày nghỉ, hôm nay đi học shock quá :|
"chủ nghĩa tư bản là sự bóc lột giá trị thặng dư blah blah blah". Nghe xong câu này bước ra luôn :|. Cả lớp nhìn thán phục :)).
 
thằng hiếu thế là hỏng :-w phải như tao đây này, đi làm bồi bàn, lương 8.20, mệt như chó :)) đến lúc làm xong yêu chủ nghĩa xã hội vãi :))

chết cha bọn tư bản hết đê :))

nhưng mà làm bồi có chuyện để kể thật :-? chứ ai cũng làm thư viện thì nhạt phèo
 
đấy đcm thằng Quốc lại lên mồi chài rồi. Bây h phải vô công rồi nghề thì mới hay. Chứ thằng nào cũng đi làm thì nhạt phèo :-"
 
thằng Quốc chọn việc nặng phải chịu thôi :)). Mà tao nghi ngờ mày chọn việc đấy có chủ đích cả ;;). Phòng bếp ngay bên cạnh ;;), tha hồ mà tung hoành. Năm sau về lại thấy Quốc núc ních chả nhận ra :-ss. Lúc đấy nghe mấy câu chính trị lại sợ quá í chứ :)).

(tưởng tượng cảnh thằng Quốc làm bồi bàn thật thi thú =)) )
 
bố mày hơi bị sáng dạ đấy :-w training có 15 phút mà biết bưng bê, biết để ý khách, biết làm dessert, :-w đừng có coi thường :))
 
thật ông Hiếu show off hơi quá tay đấy :)) làm như thế thật chỉ có thiệt thân. Vả lại ông chưa làm ra đồng tiền, cũng chưa chắc đã biết thế nào là tư bản, thế nào là XHCN (vì tất cả những gì đc biết về những "chủ nghĩa" trên là qua sách giáo khoa trong nước + truyền miệng mà rất có thể những tác giả lại là những ng chả biết cái đê'k j cả.) Qua đó tôi đánh giá là chính ông đã lập trình sẵn rằng ông sẽ bước ra khỏi lớp khi nghe thấy câu định nghĩa đấy của thày giáo mà ko mảy may muốn nghe ng ta lập luân những j và mặc nhiên ko muốn suy nghĩ sâu về vấn đề đc đưa ra trên giảng đường, cái ông đang đc tôi đánh giá ng ta gọi là "định kiến". Ông có định kiến với cái đc gọi là "chủ nghĩa Mac Lenin" và "kinh tế chính trị" vì 1 số (đừng nghĩ là tất cả) sinh viên thường hay phàn nàn rằng nó quá áp đặt và nhàm chán, và ông vin vào những lời phàn nàn đấy + 1 số kiến thức cóp nhặt vỉa hè để 'dũng cảm" bước chân ra khỏi lớp với sự "thán phục" của 1 số sinh viên, và sự "đánh giá" của số sinh viên còn lại cộng với ông thày. 1 lần nữa tôi khẳng định ông hành động như vậy là ko khôn ngoan và thiếu suy nghĩ.

p/s: nói cách khác, ông bước ra khỏi lớp để đc cái danh dũng cảm, chứ ko phải thực sự là phản đối với nội dung của tiết học.

đây là lập luận của tôi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hưng: ;))

mọi ng` toàn chê gái BK :| hôm nay mới thấy n` chị xinh vãi :x :x :x

@Bò: lớp tao có 1 đứa đấy :))
con trai lớp tao đảm bảo hơn mày ;))

uầy thủ khoa 30đ vào BK mỗi đứa đc 20tr 8-}
Bùi HCV QTế vẫn còn kém :|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Thu : biết thế tôi thi BK =))

@Hiếu : Hưng nó chửi mày ngu kìa :))

@Hưng : đừng nói các tác giả là người ko biết cái đek gì như thế. :-S Vì hiếm khi những người viết sách lại không đủ tự tin để nói rằng tôi là người uyên bác đâu ;)) Còn về bản chất của CN tư bản hay CN xã hội thì ta mới chỉ đc giảng / đọc bởi giáo trình của VN thôi. Bill Gates sau khi quit MS hình như cũng đang viết về CNTB hiện đại đó.

Hành động của cậu Hiếu có j là dũng cảm nhỉ ;;) Đấy là biểu hiện của sự ngang ngạnh lười biếng dốt nát của sv thời nay, mới bước vào cổng trường đại học đã mắc bệnh thích làm bố =))
 
@Quân: ý tôi là tác giả của những kiến thức truyền miệng ý, chứ còn những ng viết sách thì ko nói.
 
Theo ý kiến của tôi hành động của Hiếu tuy có phần thiếu chín chắn nhưng đây hoàn toàn không phải là lỗi của cậu ta, tôi tin trong thâm tâm thực sự cậu ta không hề muốn làm như vậy. Trước tiên phải nói đến, việc tỏ thái độ không hợp tác của cậu không phải hướng đến "CNTB" hay cái gì như bạn Hưng đã nói, mà Hiếu muốn phản đối lại phương pháp dạy và học "một chiều" vồn đang dẫn lộ rõ nhiều hạn chế và sai sót vốn đang tồn tại rất nhiều ở nước ta. Suốt 3 năm cấp III, Hiếu đã quá mệt mỏi khi phải nhồi nhét một cách máy móc những lý thuyết khô khan đã được "tái bản lần thứ mười bốn" ở trên lớp. Với hi vọng là mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn khi học đại học, Hiếu đã thực sự cảm thấy shock và chán nản khi phải chứng kiến sự rập khuôn sai lầm nối tiếp sai lầm diễn ra lại một lần nữa trong cuộc đời của anh, dẫn tới những suy nghĩ bi quan và trái chiều. Cộng với sự thiều kinh nghiệm và bông bột đáng tiếc mà tuổi trẻ thường hay mắc phải, anh ta mới có những hành động thiếu cân nhắc như vậy. Thứ hai, thiết nghĩ, do đâu mà Hiếu lại có những suy nghĩ như vậy. Theo tôi, trong trương hợp này Hiếu không phải là người có lỗi, mà anh ta là một nạn nhân. Giá như ngay từ đầu, các thấy cô có một phương pháp giảng đặc biệt, mềm mỏng hơn và quan tâm hơn thì đâu dẫn đến sự việc đáng tiếc như vậy. Giá như Hiếu được hướng dẫn một cách từ từ, nhẹ nhàng vào con đượng học vẹt học gạo như bao người đi trước như nhân vật số một Trần Quang Hưng, hay Phạm Ngọc Quân, có thể là Nguyễn Nhật Anh Quang chăng, biết đâu Hiếu vẫn có cơ hội để trở thành những-cái-máy-học-cho-người-khác hoàn hảo như trên kia. Thứ bà, nếu ai chỉ nghĩ hành động dũng cảm kia là một cách thể hiện để đánh bóng bản thân thì thật là sai lầm và nông cạn. Ai cho họ quyền áp đặt suy nghĩ của mình để phàn xét người khác. Không ai cả. Đúng vậy. Không ai! Hiếu đã là một người trưởng thành, có những suy nghĩ và quan điểm hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào Hưng hay vào tôi cả. Cho nên, về quan điểm của tôi, tôi ủng hộ bạn Hiếu vì những gì anh đã làm. Tôi tin là những hành động chan chứa những hoài bão to lớn kia đang tiến từng bước vững chãi đến thành công, không phải theo cách của tôi, của Hưng, hay của Quân mà là của chính bản thân Hiếu.

p/s: có những việc làm vượt lên trên cả tầm một tiết học, cho dù nó có diễn ra ngoài hay trong giờ học.
 
chẳng có ý nghĩa j nếu ko nhắc đến nội dung môn học cả Quang ạ. Sao mà ông bước đc ra khỏi lớp đi bản thân ông chưa hiểu cái j đang đc dạy trong lớp? thế nào là khô khan? ông đã thực sự suy nghĩ (hoặc chí ít là nghe) về những điều đc dạy trên lớp chưa mà bảo khô khan? hay ông nói nó khô khan vì ng khác bảo thế? thế nào là học vẹt học gạo? thế nào là cái máy học? ông có chắc tôi hay Quân học như thế nào ko? thế nào là "một chiều"? "một chiều" là do thày cô hay nền giáo dục tạo ra hay chính ông tạo ra? chính ông ko suy nghĩ j để cho ng khác dạy ông "một chiều".

Tôi hỏi Hiếu này: "Chủ nghĩa tư bản là sự bóc lột giá trị thặng dư" ông cho tôi hỏi giá trị thặng dư là cái j thế? chủ nghĩa tư bản là cái j thế? và định nghĩa trên đúng hay sai? nếu sai thì sai ở đâu? Trả lời đc thì tôi xin lỗi vì mọi suy diễn lung tung của mình, ông thích bứoc ra khỏi lớp tôi cũng ko nói j. Nhưng nếu ko trả lời đc, thì tôi nghĩ ông nên xin lỗi ông thày và xin vào lại lớp học đi.
 
Cái "1 chiều" mà Hưng bảo ko hẳn là do bản thân mình, nhưng cũng ko hẳn là lỗi của nền giáo dục VN. Cái đáng nói đến đầu tiên đấy là nền kinh tế nc ta còn chưa phát triển, các trg` đại học ko có đủ quy mô để cho sinh viên chọn lựa những j mà mình thực sự muốn học, các thầy cô do phải dạy quá n` cùng 1 lúc nên ko thể quan tâm đến từng ng` 1. Đội ngũ trí thức của chúng ta chưa có đủ điều kiện để nhận thức một cách hoàn chỉnh nhất về những j xung quanh. Nếu bạn nào có đi học chính trị ở trg` thì sẽ có đoạn nói về đội ngũ trí thức VN ưu điểm thì ko có mấy (chủ yếu là lòng yêu nước...) mà hạn chế thì khá n` ( thiếu sáng tạo, chủ động, ko đc tiếp xúc với công nghệ tiên tiến trên thế giới...)

Cái Quang bảo cũng ko chính xác. Đành rằng mọi ng` đều hiểu giáo dục VN gây khá n` ức chế do sinh viên, học sinh nhưng ko phải tất cả những suy nghĩ tiêu cực đều là do tác động của ngoại cảnh. Một ng` biết suy nghĩ thì hoàn toàn có thể thoát khỏi lối mòn để đi con đường riêng của mình. Tất cả đều phụ thuộc vào bản thân, yếu tố bên ngoài chỉ là phụ.

Hành động của HIẾu ko phải là sai hay ko sai mà là nên hay ko nên. Nếu như Hiếu thấy việc ở lại học ko có ích bằng việc về nhà học thì hiển nhiên có thể ra về. Nhưng nếu như đến học trên lớp mà có chấm điểm chuyên cần (điểm danh) thì chả tội j mà ra về cho thiệt thân. Điều j có lợi nhất cho mình thì làm, đấy mới là phong cách của ng` hiện đại.
 
Đúng là :)) mới có tí kiến thức đã ti toe phát biếu, đề nghị tất cả ra quán nước vỉa hè mà ngồi học hỏi:)). Mà thik thì vặn vẹo chứ thế nào là đúng thế nào là sai, nhận thức mỗi người 1 khác:-j đừng có áp đặt lên nhau các bác ạ
 
@ Hưng: ( xin lỗi cả nhà, mình vô học, học tập thằng Chim tí =)) ), *** muốn nói gì luôn. *** phải mình muốn đấu khẩu hay gì với bạn. Nếu bạn muốn nói về chu nghĩa xã hội thì mình xin thua, mình không giỏi đc như bạn, mình cũng ko giỏi tranh luận( khác đấu khẩu nhé).
Nếu bạn muốn tranh luận chính trị hôm nào đấy chúng mình đàm đạo ;).
Điều mình muốn nói là: sau 1 ngày mệt mỏi đi từ sáng, ko đc ngủ trưa, đường đến trường vừa xa vừa bụi, về nhà lên HAO viết và đọc, mình thực sự muốn thư giãn, ko phải lại đập vào những thứ chính trị này chỉ đơn thuần vì 1 câu nói bâng quơ.

Ko biết Hưng vào nhầm topic hay mình vào nhầm. Mình cũng chưa biết, có lẽ là mình. Thế thì xin lỗi cả nhà nhé ;).

Tiện thể: Cũng đúng là mình bước ra thật đấy :), lý do thì của riêng mình. Minh cũng là ng thích học gov, suy nghĩ về gov, nhưng 1/ mình thấy nếu có tham gia nghe thì cũng sẽ chả thu được gì bởi lẽ kiến thức phải đi từ nhiều chiều, thông tin phải đa dạng, mình nghe các thầy giảng về chính trị Việt Nam thì cũng sẽ là 1 chiều thôi, cũng giống như bác Nghiêm nói những thứ 1 chiều mà chính mình cũng ko có cơ hội bẻ lại. Ở Việt Nam nó khác, ở US nó khác. Ở VN mình chưa đủ cả khả năng lẫn ủng hộ để tự nghiên cứu đa chiều 1 vấn đề. Hiện giờ mình chưa được tiếp xúc những giáo viên dạy cách suy nghĩ, lập luận với lớp học nhỏ như bạn ở Bowoin. Mình cũng chưa đc tiếp cận thư viên hàng ngàn sách, rộng lớn và khang trang như ở trường bạn. Mình cũng chưa thể vào mạng được mà nghiên cứu bởi lẽ rât rất nhiều trang mạng về chính trị đều bị chính phủ block khi vào VN.
Nếu không nghiên cứu sâu sắc được, đi sâu được vào vấn đề, chi bằng hãy để dịp khác. Trong khi còn nhiều thứ khác phải làm.
2/ Mình còn nhiều thứ khác phải làm hơn.

@@ Tiên thể 2: Định nghĩa giá trị thặng dư cho Hưng nhé:
Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản bỏ ra. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư.

Hưng còn muốn mình trình bầy gì về chính trị, bạn cứ nói, nếu mình có thời gian, mình sẵn sàng trả lời và đàm đạo với bạn.

@ Quang: trình viết essay lên cao đấy ;;). khá khen, khá khen. ;;)
@ Quốc: mày làm desert nữa à :)).Đc. Về nấu cho anh em. Thế có biết pha cocktail ko ;;).

----------

giờ mới đọc đc bài Dương :p.
Thôi coi như mình làm tội phạm vậy :p. Thế để mình thanh minh: mình đến điểm danh đâu :)). mình đến để còn xem lịch, xem nên học cái gì, bỏ cái gì :)). Còn nhiều kế hoạch khác, xem xét lịch học nữa chứ :p.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đề nghị Hiếu nếu đã viết TV thì viết tất là TV nhớ:)) cứ đá vài từ TA vào ngứa mắt lắm:)), mà mỗi cái chuyện đứng lên đi ra ngoài thôi mà cũng phải nói nhau:-j giang hồ hiểm ác chuyện nhỏ bỏ qua đi:>, mà đang nghi vấn là lỡ lúc đấy thằng Hiếu nó buồn quá mà ko thể nào mà nhịn được nên đi ra ngoài ko nói đc 1 câu nào thì sao=)), đừng bắt chẹt em nó thế=))
 
Ặc hôm trước ông thầy gì phụ trách Đoàn đội vào lớp bắt hát quốc ca vs trg ca =)) mình chán quá lăn ra bàn ngủ. :| Kể lên đây có bị bạn Hưng chém cho bay đầu vì tội ko yêu trường, ko yêu nước, rồi xa hơn sẽ là phản quốc... ko nhỉ? /:)

^:)^
 
Back
Bên trên