Nguyễn Khánh Duy
(vincent_valentine)
New Member
Nói đến nghệ thuật mang hình tượng khỏa thân (NTMHTKT), nhiều người trong chúng ta còn khá e ngại vì nó là một vấn đề kín trong văn hóa phương Đông, thực ra NTMHTKT cũng là nghệ thuật chân chính , phục vụ con người và ca ngợi cái đẹp. Chúng ta thường nói tới tranh và ảnh khỏa thân trong NTMHTKT, nhưng thực ra thì NTMHTKT còn có nhiều loại hình hơn thế: điêu khắc, thi ca, điện ảnh... nhưng nhiều nhất vẫn là tranh và ảnh mang hình tượng khỏa thân.
Có thể nói là tranh khỏa thân cũng đã xuất hiện từ khá lâu, từ trước thế kỉ thứ V sau Công nguyên. Chính Plato - nhà triết học & tư tưởng lỗi lạc Hy Lạp đã đưa ra thuyết cái đẹp hoàn thiện hướng về cái tâm, vì nó phản ánh “thế giới toàn thiện” của tâm hồn con người: trong sáng, lương thiện và không chịu ảnh hưởng của những cái trần tục. Thời kì này, đã có nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng ra đời như Venus d’Arles và Aphrodite của Praxitèle hay Thésée của Phidias. Tuy nhiên có rất ít người ở thời đó chấp nhận nghệ thuật mang hình tượng khỏa thân.
Nhưng mãi cho đến Cuộc cách mạng Phục Hưng, nó mới trở nên phổ biến. Thời kì Phục Hưng đã làm bùng nổ những nhận thức mới về giá trị nhân văn, đặc biệt là trong các lãnh vực nghệ thuật. Con người đỏi hỏi những cái nhìn mới, phóng khoáng hơn, rộng mở hơn đối với nghệ thuật. Sau thời kỳ này, nghệ thuật khỏa thân có một trang sử riêng của nó, được chấp nhận rộng rãi, và cùng với đó là những tên tuổi nổi tiếng như Giorgione, Rembrandt, Francisco Goya...
Nghệ thuật khỏa thân tập trung chủ yếu khai thác hình tượng người phụ nữ, nhất là các thiếu phụ, những nhân vật mang trong mình sức sống dồi dào, khát vọng hạnh phúc... hoặc cũng có thể là những nhân vật "nổi tiếng" như thần Vệ Nữ, thần Ái Tình, thần Săn Bắn Diana, nàng Psyche... Nó làm toát lên vẻ đẹp của con người, ngoài việc thể hiện vẻ đẹp hữu hình, còn thể hiện cả vẻ đẹp mang tính lý tưởng, đạo đức, vẻ đẹp bình dị của người lao động, vẻ đẹp cao quý của bậc thánh thần, hay vẻ đẹp trong tình yêu nam nữ...
Vấn đề nhìn nhận NTMHTKT đã từng là vấn đề gay gắt ở châu Âu xưa kia, và ở một số nước hiện nay, nơi mà thuần phong mĩ tục về con người vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định phong kiến. Ở nước ta, cũng đã có nhiều vụ kiện liên quan đến ảnh chụp khỏa thân, cho thấy việc nhìn nhận vấn đề là phức tạp. Ranh giới giữa nghệ thuật và phản nghệ thuật đôi khi là hết sức mong manh. Điều này phụ thuộc rất nhiều cả vào sự cảm nhận của mỗi người. Xin dẫn lại câu chuyện của Goya khi ông vẽ bức “Maja khỏa thân” như sau:
Bức tranh vẽ nữ công tước Maria Cayetana, ông đã gặp nàng khi hai người sống ở Solina. Vụ việc đã bị đưa ra tòa án để xử vì “vẽ người trần truồng là một hành động chống lại thượng đế, chống lại con người.” Nhưng với tình yêu và lòng kính trọng đối với con người, Goya đã trả lời trước tòa án Tây Ban Nha rằng: “Thân thể người phụ nữ là tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hóa, còn những ý thức đen tối về nó chỉ là tác phẩm của bản chất tồi tệ đáng khinh.”
Các bức tranh trung cổ vẽ khỏa thân nổi tiếng khá dễ tìm vì chúng là những kiệt tác của mọi thời đại. Ở đây tôi xin gửi một bức tranh hiện đại của Dan Saunders để làm dẫn chứng cho nghệ thuật mang hình tượng khỏa thân trong thời đại ngày nay.
Còn bạn, bạn nghĩ sao?
Có thể nói là tranh khỏa thân cũng đã xuất hiện từ khá lâu, từ trước thế kỉ thứ V sau Công nguyên. Chính Plato - nhà triết học & tư tưởng lỗi lạc Hy Lạp đã đưa ra thuyết cái đẹp hoàn thiện hướng về cái tâm, vì nó phản ánh “thế giới toàn thiện” của tâm hồn con người: trong sáng, lương thiện và không chịu ảnh hưởng của những cái trần tục. Thời kì này, đã có nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng ra đời như Venus d’Arles và Aphrodite của Praxitèle hay Thésée của Phidias. Tuy nhiên có rất ít người ở thời đó chấp nhận nghệ thuật mang hình tượng khỏa thân.
Nhưng mãi cho đến Cuộc cách mạng Phục Hưng, nó mới trở nên phổ biến. Thời kì Phục Hưng đã làm bùng nổ những nhận thức mới về giá trị nhân văn, đặc biệt là trong các lãnh vực nghệ thuật. Con người đỏi hỏi những cái nhìn mới, phóng khoáng hơn, rộng mở hơn đối với nghệ thuật. Sau thời kỳ này, nghệ thuật khỏa thân có một trang sử riêng của nó, được chấp nhận rộng rãi, và cùng với đó là những tên tuổi nổi tiếng như Giorgione, Rembrandt, Francisco Goya...
Nghệ thuật khỏa thân tập trung chủ yếu khai thác hình tượng người phụ nữ, nhất là các thiếu phụ, những nhân vật mang trong mình sức sống dồi dào, khát vọng hạnh phúc... hoặc cũng có thể là những nhân vật "nổi tiếng" như thần Vệ Nữ, thần Ái Tình, thần Săn Bắn Diana, nàng Psyche... Nó làm toát lên vẻ đẹp của con người, ngoài việc thể hiện vẻ đẹp hữu hình, còn thể hiện cả vẻ đẹp mang tính lý tưởng, đạo đức, vẻ đẹp bình dị của người lao động, vẻ đẹp cao quý của bậc thánh thần, hay vẻ đẹp trong tình yêu nam nữ...
Vấn đề nhìn nhận NTMHTKT đã từng là vấn đề gay gắt ở châu Âu xưa kia, và ở một số nước hiện nay, nơi mà thuần phong mĩ tục về con người vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định phong kiến. Ở nước ta, cũng đã có nhiều vụ kiện liên quan đến ảnh chụp khỏa thân, cho thấy việc nhìn nhận vấn đề là phức tạp. Ranh giới giữa nghệ thuật và phản nghệ thuật đôi khi là hết sức mong manh. Điều này phụ thuộc rất nhiều cả vào sự cảm nhận của mỗi người. Xin dẫn lại câu chuyện của Goya khi ông vẽ bức “Maja khỏa thân” như sau:
Bức tranh vẽ nữ công tước Maria Cayetana, ông đã gặp nàng khi hai người sống ở Solina. Vụ việc đã bị đưa ra tòa án để xử vì “vẽ người trần truồng là một hành động chống lại thượng đế, chống lại con người.” Nhưng với tình yêu và lòng kính trọng đối với con người, Goya đã trả lời trước tòa án Tây Ban Nha rằng: “Thân thể người phụ nữ là tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hóa, còn những ý thức đen tối về nó chỉ là tác phẩm của bản chất tồi tệ đáng khinh.”
Các bức tranh trung cổ vẽ khỏa thân nổi tiếng khá dễ tìm vì chúng là những kiệt tác của mọi thời đại. Ở đây tôi xin gửi một bức tranh hiện đại của Dan Saunders để làm dẫn chứng cho nghệ thuật mang hình tượng khỏa thân trong thời đại ngày nay.
Còn bạn, bạn nghĩ sao?
