Hán Ngữ - 1 Nghệ thuật

Thụy Miên
(kidzsua)

Thành viên danh dự
:)
(Chẳng biết đặt tiêu đề là gì. )
Báo cáo trước là mình chẳng biết tý gì về chữ Hán dù ở cái xứ đến 88% là dân Tàu.
Cũng chỉ là ngẫu hứng thôi.
Có một người yêu tiếng Hán.
Say sưa kể hết từ cái này đến cái kia.
"Em nhìn ha, bộ tâm bên dưới, bộ đao phía trên..đao đâm vào tim, làm nên chữ Nhẫn. Ông Nội dạy, làm trai phải biết Nhẫn mới làm nên chuyện lớn"

Rồi :
" Đố em nhé, là chữ gì:
Lưỡng Nhật bình đầu nhật
Tứ sơn điên đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhất quốc
Tứ khẩu tung hoành giang"?" (em vẫn chẳng nhớ được :))

Bao nhiêu giai thoại, bao nhiêu câu đố đều bắt nguồn từ cái thứ ngôn ngữ gia phong, quý phái mà mê hoặc này (có quá ko nhỉ :))

Chẳng phải ngẫu nhiên mà thấy yêu cái ngôn ngữ có số người biết đông nhất thế giới này.

Chẳng phải ngẫu nhiên...Vâng, vì rồi lại một xuân nữa xa xứ...lòng chợt nhớ đến những xuân xưa, cùng ông đi xin chữ ....

"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua...

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?...."

(Ông Đồ- cố nhà thơ Vũ Đình Liên)

Cổ đấy, có lẽ hơi cũ đấy, nhưng chắc chắn còn bao người đã, đang và sẽ bị mê hoặc. :) Mời các bác cùng đàm đạo để mình biết thêm đôi chút ạ.
(vốn của mình thì cạn rồi, chỉ dám làm tý khơi mào thôi)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chị Miên ơi, cái chữ sau mà chị không nhớ được hình như là chữ "Điền" thì phải , nhưng còn ...
"Em nhìn ha, bộ tâm bên dưới, bộ đao phía trên..đao đâm vào tim, làm nên chữ Nhẫn. Ông Nội dạy, làm trai phải biết Nhẫn mới làm nên chuyện lớn"
... thì em không hiểu lắm, chữ "Nhẫn" hình như viết là thì kể trông cũng giống cái avat của anh Nguyễn Mạnh Hải ra phết:cool: Xin chị chỉ giáo!!!
Còn về chuyện văn thơ..., em học toán nên dốt lắm, chỉ đợi mọi người viết sẵn rồi đọc ké thôi!!!! :oops: :cool:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thụy Miên đã viết:
:)
...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?...."

(Ông Đồ- cố nhà thơ Vũ Đình Liên)

Cổ đấy, có lẽ hơi cũ đấy, nhưng chắc chắn còn bao người đã, đang và sẽ bị mê hoặc. :) Mời các bác cùng đàm đạo để mình biết thêm đôi chút ạ.
(vốn của mình thì cạn rồi, chỉ dám làm tý khơi mào thôi)

Năm nay đào lại nở
Lại thấy ông đồ xưa
Bày mực tàu giấy đỏ
Viết Happy new year! :D

Bài "Ông Đồ" nặng lòng hoài cổ nhỉ. Nhưng mà biến đổi vô thường vốn là quy luật, làm sao được hề. Các ông đồ ngày nay hình như toàn viết sớ ở cửa lễ hội thì phải :-")
 
:D

... ;) Yêu người yêu cả đường đi.... :cool: hì hổng phải ngẫu nhiên nhỉ :mrgreen:

Hì.. còn nhìu câu nữa .. tiện thể đem ra đố mọi người cho vui nha:



Là chữ gì:
Một vầng trăng khuyết ba sao giữa trời

Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ Tâm

Đâu là các chữ Hán ghép vào nhau thành 1 chữ Hán khác?

Sơn sơn xuất anh hùng hào kiệt
Nguyệt nguyệt bằng tể tướng công hầu

Bát đao phân mễ phấn
Thiên lý trọng kim chung

Duyên thiên chưa vội nhô đầu trọc
Phận liễu sao đà đẩy nét ngang

Đặc biệt cho dân sành điệu: :mrgreen:

Hai mộc hai bên, khuyển trên hỏa dưới = ?



HÌ, mọi người xem coi ;) Ai có thêm câu đố về mặt chữ Hán thì post lên nhé..


To Chú Cường: Hi`, đúng rùi đấy, bài thơ chị Thụy Miên post đúng là chữ Điền mà.. Và cũng đúng là chữ Nhẫn trên bộ Đao dưới chữ Tâm như dao đam vào tim muh vẫn chịu được gọi là Nhẫn ;) Chữ Nhẫn chú viết hoàn toàn chính xác ... và chữ Nhẫn của Avatar anh để cũng .. đúng ... chỉ là chữ Nhẫn của anh là dạng viết thảo kiêu hoa văn viết cho nhanh và đẹp, nối các nét lại nên mới có nét vòng vòng qua trái lên trên qua phải rồi xuống chữ Tâm. Muh hổng phải là nhìn giống thanh kiếm - đao hơn à ...

To Thụy Miên: hì, anh thấy nghi nghi nên xem lại thì hóa ra trong bộ Đao đó chỉ có nét chấm ở bên trái thôi chứ không kéo dài thành nét ngang cắt 2 nét dọc :cool: tại quen nhìn dạng thảo rùi ...

Chữ Nhẫn là chữ tương vàng
Ai mà Nhẫn được thì càng sống lâu

--- Ca dao ---

Xin mời mọi người bình luận 2 câu ca dao này và ngẫm về chữ Nhẫn nhé! :mrgreen: Nào mời nhào vô ... chủ đề hấp dẫn đây....

Mạnh Hải
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Mạnh Hải đã viết:
:D

...Đặc biệt cho dân sành điệu: :mrgreen:

Hai mộc hai bên, khuyển trên hỏa dưới = ?

[/b][/i]
...
Bác Hải thân mến, em chỉ đọc qua thôi, nên mấy chữ trên chưa nghĩ ra, còn cái câu này thì... chắc là món ..... Điều giản dị của bác Q. Minh rồi... giờ em phải đi ăn đây không Thực Đường (食堂) đóng cửa mất
 
chắc là món ..... Điều giản dị của bác Q. Minh rồi...

Hờ .. đúng rùi... chính xác luôn. Hình dung có mấy thanh gỗ dựng làm giá 2 bên, đốt lửa ở dưới, còn chú khuyển thì gác qua giá, để lơ lửng trên lửa :D... là món Mộc tồn mộc là cây, tồn là còn, mộc tồn là cây còn, cây còn là con cầy... theo lối suy diễn "Đại phong" của Trạng Quỳnh ;-)

Bây giờ thưởng cho chú Kiên Cường 1 trang pháo tay thôi... khi nào về VN đi mộc tồn sau nhé ;-) hẹn thêm d/c Minh bé nữa :mrgreen: Mọi người welcome!! tự nhiên ... ;)

Còn mấy câu trên nữa nào, và bình luận về chữ Nhẫn ... xin hãy nghía cái avatar của mình bên tay trái lấy hứng nào ;-)

Mạnh Hải
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Câu chuyện chữ Điền

Lưỡng nhật bình đầu nhật
Tứ sơn điên đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhất quốc
Tứ khẩu tung hoành giang.


Hồi xưa mình khoái nhất bài này. Tiện đây, trich dẫn bài về Trạng Hiền cho mọi người tham khảo ;)


Trạng Hiền

Trong các ông trạng nước ta, Nguyễn Hiền là ông trạng đỗ trạng nguyên sớm nhất - từ lúc mới có mười hai tuổi.

Ông họ Nguyễn tên Hiền, quê làng Hà Dương, huyện Thượng nguyên, tỉnh Nam Định (Bắc Việt) đỗ thủ khoa năm Bính ngọ thời vua Thái Tôn nhà Trần, đến năm sau thi đình đỗ Trạng.

Lúc mới lên sáu, bảy tuổi, ông đi học nhà sư ở chùa, nhà sư mỗi buổi dạy mười tờ giấy, Nguyễn Hiền học qua là thuộc làu.

Theo sách “Nam Hải Dị Nhân” của Phan Kế Bính, một hôm nhà sư tụng kinh vừa xong vào phòng nằm nghỉ, mơ thấy Phật giáng xuống bảo rằng: “Nhà sư sao không bảo Trạng cứ để cho lên chùa lờn với Phật?” Nhà sư tỉnh dậy, soi đèn xem các tượng Phật thì thấy sau lưng mỗi tượng có chữ đề “Phạt 30 trượng” và sau mình hai tượng hộ pháp thì có chữ “Phạt 60 trượng” Nhận xét chữ thì chính chữ Nguyễn Hiền. Nhà sư quở mắng Nguyễn Hiền, bắt phải lấy nước tẩy đi.

Nguyễn Hiền học các sách, qua mắt một lượt là nhớ ngay. Thơ từ phú sách, nói ra tức là văn chương. Năm mười một tuổi đã nổi tiếng thần đồng, bấy giờ có người học trò ở Kinh Bắc tên là Đặng Tính, tự thị tài mình hơn cả đời. Nghe tiếng Hà Dương có thần đồng đến chơi tận nhà, thử xem tài học ra làm sao. Khi đến ra một bài phú:

“Phụng hoàng sào vu A cát Kì lân du vu Uyển hựu”

Nghĩa là: Chim phụng hoàng làm tổ trên A cát, con Kì lân chơi ở vườn Uyển lựu.

Nguyễn Hiền đọc ngay bốn câu dịch nghĩa như sau:

Không phải con rùa ở sông Lạc Thủy
Không phải con rồng ở sông Mạnh Hà
Ấy kia nước Hữu hùng (hùng là con gấu)
Đóng đô ở gò Trác lộc (lộc nghĩa là con hươu).

(Bốn câu trên, câu nào cũng có tên càm thú cho nên hay)
Đặng Tính mới nghe được bốn câu, đã lắc đầu lè lưỡi nói rằng:

- Thiên tài xin nhường bậc trẻ tuổi này!

Năm ấy thi đỗ thủ khoa. Năm sau vào thi đình, vua ra bài phúc “ấp từ từ kê mẫu phi hồ” nghĩa là con vịt từ giã mẹ gà về hồ. Văn Nguyễn Hiền hay nhất, vua cấy lên đỗ Trạng Nguyên, bấy giờ mới mười hai tuổi.

Trạng vào bái mạng vua trong sân rồng, vua thấy còn bé loắt chắt, lấy làm lạ hỏi rằng:

- Trạng nguyên học ai ở nhà?

Trạng thưa rằng:

Tâu bệ hạ, tôi sinh ra đã biết ngay, còn chỗ nào không biết thì hỏi nhà sư một vài chữ mà thôi.

Vua thấy Trạng ứng đối, chưa biết lễ phép, ăn nói không được khiêm tốn, mới cho về học lễ phép, ba năm rồi mới dùng làm quan.

Nguyễn Hiền về nhà ở không được bao lâu có sứ Tầu đem một bài thơ ngụ ngôn sang thử nhân tài nước Nam. Thơ rằng:

Lưỡng nhật bình đầu nhật,
Tú sơn điên đảo sơn.
Lưỡng vương tranh nhất quốc,
Tứ khẩu tung hoành gian.

Vua hỏi các quân thần thì không ai hiểu nghĩa lý ra làm sao. Phải sai hai quan văn võ đến nhà ông Nguyễn Hiền mời vào triều để hỏi. Hai quan sứ đến làng Hà dương, gặp một đứa trẻ trong nhà hàng, mặt mũi phương phi. Sứ giả hỏi gì đứa trẻ ấy không thèm đáp lại. Mới đọc một câu đối nôm rằng:

“Tự là chữ, cất giằng đầu chữ tử là con, con ai con ấy?”

Đứa trẻ đối ứng khẩu ngay:

“Vu là chưng, bỏ ngang lưng chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này?”

Sứ giả biết đứa trẻ ấy là Trạng Hiền, mới hỏi thăm đến tận nhà thì thấy Trạng đang lúi cúi ở dưới bếp, nhân đọc một câu rằng:

“Ngô văn quân từ viễn bảo trù; hà tu nự áo”

Nghĩa là: Tôi nghe quân tử xa chỗ bếp nước, lọ là phải nịnh vua bếp.

Trạng ứng khẩu đối rằng:

“Ngã bản hữu quan cư đinh nại; khả tam điêu canh”

Nghĩa là: ta cốt có chức làm được Tể tướng, nhưng còn tạm nấu nồi canh. Nấu canh lạt mặn tại tay cũng như chức làm tướng.

Sứ giả thất ứng đối nhanh nhẩu và có ý cao, chịu là giỏi, mới bầy kế ý vua xin mời vào Kinh.

Trạng nói rằng:

- Thiên tử trước kia bảo ta chứa biết lễ phép, nhưng chẳng những là Trạng chưa biết lễ phép, cả đến Thiên tử cũng chưa biết lễ phép.

Nói thế rồi nhất định không chịu đi.

Sứ giả về tâu lại với vua, vua phải đem xe ngựa và đồ lễ đến đón, bấy giờ Trạng mới đi.

Khi đến kinh, vua đưa bài thơ của Tầu ra hỏi. Trạng Hiền cầm bút viết ra một chữ và giải rằng:

- Câu thơ thứ nhất nghĩa là chữ nhật, ngược suôi bằng đầu nhau; thứ nhì là bốn chữ san, ngược suôi cũng là chữ san cả; thứ ba hai chữ vương tranh nhau ở trong một nước, thứ tư là bốn chữ khẩu ngang dọc đều là khẩu cả. Tóm lại chỉ là một chữ điền.

Giải xong, đưa cho sứ Tầu xem, sứ Tầu phải chịu vì thế vua cử Nguyễn Hiền làm Kim tử vĩnh lộc đại phu; sau làm đến Công bộ thượng thư, không được bao lâu thì ông mất.
Vua thấy người đại tài như thế mà không được thọ, thương tiết vô cùng. Huyện ông ấy nguyên tên là huyện Thượng Hiền, vua mới kiếng tên ông ấy, đỏi ra gọi là Thượng Nguyên. Lại cấp cho năm mẫu ruộng tư điền, bắt dân ấy phải lập miếu thờ.

Source: vietsontrang.com
 
Em quên hết rồi :)
Chữ đầu tiên là chữ Tâm ....( vỗ tay khen bạn :)) "Một vầng trâng khuyết ba sao giữa trời"

Còn em chẳng dám bàn về chữ Nhẫn nhiều vì...em ko biết tý gì về bọ :)
Nhưng ma em có xíu ý kiến ạ: nhìn vào chữ Nhẫn (avatar anh Hải) điều đầu tiên chúng ta nhận thấy: đấy là ẩn hiện hình ảnh Simba - the Lion King. (các bác nhìn rõ mà xem ạ) :). Kiêu Hùng đấy, nhưng nếu Simba ko nhẫn nhục chờ thời cơ thì ko thể nào tiêu diệt được Skar trả thù cho cha và cứu cả giang san được. (đông tây kết hợp :))

Nhẫn, một phần cũng là vậy.

(hihi anh thấy sao ạ )
 
Lưu Công Thành đã viết:
Nguyễn Mạnh Hải đã viết:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ Tâm

Chữ ĐỨC

Bulls' eye! Bác Thành ;) Là Chữ Đức...

;) .. To Thuy Mien: YEPPPPPPPP, là chữ Tâm... vỗ tay khen bạn :mrgreen:
Xin nói thêm chút là:

"Một vầng trăng khuyết ba sao giữa trời"
là một câu thơ của Nguyễn Du, và hình như trong Truyện Kiều ;) để em xem lại sau. Kết luận truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:

"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài"


Bàn luận về chữ Tâm thì bao giờ mới đủ đây... em tiện thể đưa chữ Tâm là để mong ai phân tích chữ Nhẫn cũng nên bộc lộ chút suy nghĩ về chữ Tâm ... ;) Bản thân chữ Nhẫn có chữ Tâm mà.... Hứa hẹn nhiều bài hay đây ;) Nào xin mời!!!


À ... Hì thế còn mấy câu kia nữa ... ;)

P.S To Thuỵ Miên: ;) .. em nghĩ tới hình tượng kiêu hùng chiến thắng của Simba thật là độc đáo quá ... chứng minh thêm tính hình tượng của chữ Nhẫn hông phải chỉ đơn giản có Đao và Tim ... ;) nhưng em khai thác thêm đi... :mrgreen:

Mạnh Hải
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hay quá ,cho em hỏi ,các anh ,các chị nào biêt ở Hà Nội chỗ nào dạy tiếng Hán thuần (không phải trung tâm dạy tiếng Trung đâu .)
Trước kia,ở chỗ hàng Quạt có một trung tâm dạy tiếng Hán ,có cả các sư đi học nhưng hồi đấy em chưa cần học .Bi giờ cần lắm thì thấy nó chuyển đi chỗ khác rồi .
mà các anh các chị học ở đâu mà hay thế ah ?
 
:cool: Em học tiếng Trung hay sao mà lại quan tâm đến chữ Hán thế... Cách học chữ Hán (đấy là theo ý kiến của riêng anh thôi) là mua lấy quyển từ điển chữ Hán về đọc, he he, khỏi cần tìm chỗ đi học làm chi cho mệt, tốn $$ của thầy u (chắc em vẫn đang phải xài tiền của thầy u đúng không) mà còn mất thời gian nữa.... Vì chữ Hán ... tự học cũng không khó lắm đâu!:cool:
堅忍 ----> 成功
 
vâng,ví dụ như cách của anh đã chỉ bảo ,học xong em có thể đọc hiểu sách Hán ngày xưa được không ah ?Em chỉ cần thế thôi ,chứ tiếng Trung treo gì thì em chịu .
Mừ ,anh nì ,cái quyển tiếng Hán đấy thì bán ở đâu ,có NXB nào bảo hành là nó đúng 100 % không ah .???
 
1, Như đã nói, đây là cách học của anh, còn nó co phù hợp với em không thì anh... chịu!
2, Ý em nói sách Hán ngày xưa là sao? Bản in bằng chữ Quốc ngữ? (--> Cái này thì chắc là mission impossible rồi!!) Còn nếu in bằng chữ Hán (--> Cái này thì còn tùy, khả năng học chữ hán của em đến đâu hehe:cool: ! Mà chuyện học xong của em, ... nói thật là không dễ lắm đâu em ah, hình như anh co đọc đâu đó là tiếng việt .... những ngày xa xưa ấy ... có khoảng 10 000 chữ Hán, trong đó thông dụng khoảng 4 000-5 000 từ, em cứ cố nhớ hết khoảng hơn 4 000 từ này rồi vận dụng linh hoạt thì có lẽ OK khoảng 80 %)! Bằng chứng là mấy thằng bạn anh sau 7 tháng cặm cụi mày mò, nhớ được khoảng hơn 3 000 từ rồi, giờ cũng đọc được tương đối mấy quyển sách viết bằng chữ Hán (còn độ chính xác, chắc là trên 80 % rồi)!
3, Chuyện mua sách... cái này thì cũng khó lắm! Chẳng ai dám bảo đảm cho em là nó đúng 100% cả! Trải qua vài trăm năm rồi, cái gì chẳng có chỗ người viết lại, biên soạn lại chót quên hay chót nhầm! Quan trọng là biết nghĩa của chữ Hán đấy là gì!
:cool: Chúc em thành công nhé!
 
Vừa nhòm thấy 2 chữ này, góp vui cùng các bác:

Thị tại môn tiền


Nguyệt lai môn hạ
 
Tết năm 2000 mình di xin chữ,ra trước cổng Trung Ương Đoàn (ở phố Bà Triệu - cứ đến dịp tết năm nào cũng có). Hỏi bố mẹ thích chữ gì, các
cụ trả lời : chữ PHÚC...............

Mà đi kèm với chữ Phúc có hai câu thơ rất hay:

"Thiên tăng tuế nguyệt,nhân tăng thọ
Xuân phúc nhân gian, phúc mãn môn"


Màu mực tàu đen nhánh trên nền giấy đỏ, trông thật ấm cúng, nhìn vào là tự nhiên thấy lòng tĩnh lặng. Qủa thật nét mê hoặc của chữ Hán mình còn chưa cảm nhận hết.

Ngoài ra cũng muốn học tiếng Trung, muốn được đọc Tam Quốc, Thủy Hử, Đông Chu Liệt Quốc bằng nguyên bản, muốn được nghiên cứu Kinh Dịch nữa, hihihihihihihi, muốn thế thì muốn nhiều quá.............;)
:D :D :D ttl2t:mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:D

Tớ cũng muốn hệt như Trần Trung vậy. :cool: Chà, nhưng mà chắc vài chục năm nữa may ra mới hiểu được 1 phần của chữ Hán nếu say mê nghiên cứu ;)

Chữ Phúc như Trần Trung nói đấy, đúng là có 2 câu đối đề tựa rất hay là

Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ
- Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

Dịch nghĩa:

Trời đất ngày gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ
Mùa xuân về đầy trong Trời Đất ví như hạnh phúc đầy nhà

Dịch thơ:

Trời thêm năm tháng, người thêm tuổi
Xuân khắp núi sông, phúc đầy nhà.


Có một giai thoại về 2 câu đối này như thế này. Không nhớ ai viết 2 câu đối này, nhưng mà một anh nhà làm áo quan đến xin ông đồ câu đối treo trong nhà ngày Tết. Ông đồ nghĩ một lúc rồi viết:

Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ
- Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

Ý nghĩa thì là người thêm tuổi là phúc - nhưng như thế cũng ít phải làm áo quan hơn :D.

Anh kia thấy thế cũng rất vui, cảm tạ ông đồ rồi về. Ngay sau đó thì có 1 chị có thai đến cũng xin câu đối. Ông đồ liền hạ bút viết:

Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng
- Xuân mãn càn khôn, phúc mãn

Thật là kỳ diệu, vì "nhân tăng" tức là cô gái sẽ có con như ý muốn, vì "phúc mãn" vừa là phúc tròn cũng là mẹ tròn con vuông - Phúc cũng là bụng. :) Chữ Hán thật là hay phải không?

To bác Hà: Bác ơi, em chịu 2 câu của bác, bác nói chữ gì đi a? :D

To mọi người: Thế có ai giải mấy câu kia không, em nói đáp án nhé, hì, :D Đáp án cũng vui lắm.!

Mạnh Hải
 
:)

Bác Hà, em nhớ bác Nguyễn Công Trứ có câu thơ đại loại:
Thị tại môn tiền náo
Nguyệt lai môn hạ nhàn
Hihi, em ko biết que lẻ thì viết thế nào nhưng, em đoán vậy :D
Thị tại môn tiền: chữ Náo
Nguyệt lai môn hạ: chữ Nhàn

Mấy câu của bác Hải, nghĩ mãi ko ra, trừ hai câu từ bài thơ của Hồ Xuân Hương: (cái tên nghe đến mỹ miều :))
....
Duyên thiên chưa vội nhô đầu dọc,
Phận liễu sao đà đẩy nét ngang

.....
Chữ thiên nếu mọc thêm cái đầu thành chữ phụ.
Bộ liễu thêm nét ngang thành thữ tử.

Duyên thiên chưa vội nhô đầu trọc (tức chưa có Phụ=chồng)
Phận liễu sao đà đẩy nét ngang (mà lại thành Tử = con rồi)
hihi, ý nghĩa thế nào các bác tự suy xét ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:D

Hay quá, em bó tay câu của bác Hà, muh Miên trả lời đúng rồi,

Thị tại môn tiền: chữ Náo
Nguyệt lai môn hạ: chữ Nhàn

Còn câu sau thì càng đúng không có gì thắc mắc nữa rồi!!! :D

Em tiện thể giải luôn mấy chữ kia nhé:

Bát đao phân mễ phấn
Thiên lý trọng kim chung

Chữ Bát + Đao + Mễ thành chữ Phấn

Chữ Thiên + Lý + Kim thành chữ Chung

Đây là 1 sự tích về chuyện trạng Lợn ;-)

Sơn sơn xuất anh hùng hào kiệt
Nguyệt nguyệt bằng tể tướng công hầu

Là 2 chữ Sơn chồng lên nhau thành chữ Xuất
Và 2 chữ Nguyệt xếp cạnh nhau thành chữ Bằng - bằng hữu

:mrgreen:

Một tràng vỗ tay cho Kiên Cường, bác Công Thành và Thụy Miên!!!!

Các bác đố tiếp nào!
 
chà....! hay quá ah ,
ah ,cho em hỏi bác nào muốn học Kinh Dịch vậy ?Theo em hiểu thì Kinh Dịch cứ gì mới phải học tiếng Hán nhỉ ????
 
Back
Bên trên