Hành trang cho đại học ở bên Mỹ

Uông Phương Thảo
(thaouong)

New Member
Em sắp sang học đại học ở bên đấy nhưng lúng túng không biết nên chuẩn bị thế nào. các anh chị đi trước giúp cho em với...........
1. Em phải đóng cho trường mấy nghìn đô........làm cách nào để đong bây giờ? có nên lập 1 bank account không? nếu nên thì nên lập ở bên Mỹ hay VN ạ?

2. em phải tự chuẩn bị chăn đệm.........mua ở bên đấy có đắt hơn VN nhiêu không ạ? Nêu nên mua ở Vn thì nên mua loại chăn nào? chăn bông hay chăn len hay 1 loại nào đó? ga trải giường mua mét 2 có được không?

3. về việc quà cáp có cần mang nhiều theo không ạ?

Em cám ơn các anh chị nhiều lắm !!!!!!
 
1...
Để cho an toàn, gia đình em nên làm một account tại vietnam (vietcombank), và gửi tiền học vào đó, sau đó làm một cái wired transfer chuyển tiền sang cho trường. (cái này nếu không rõ cứ hỏi bọn bank nó làm hết cho.)

Khi nào sang bên này em có thể làm thêm bank account mới, của một bank ở đây. Trong thời gian đầu nếu chưa có việc làm thì cứ dùng tạm bank account ở nhà. Khi nào có việc và nhận paycheck thì xin một cái free checking account để store cash, lúc đó thì dùng thẻ riêng của em cho các việc linh tinh. Còn đóng tiền học thì dùng vietcombank account tu o nha la an toan nhat (theo anh nghi).

2...
Mua chăn len, ấm hơn nhiều. Chăn đệm (for comfort) bên này rẻ lắm. Mua chăn đệm ở nhà rồi không có chỗ chứa. Tốt nhất là sang bên này mua. Tiết kiệm được có mấy đô, thà dành chỗ mang cái khác.
Ga giường anh không biết luật đo đạc thế nào nhưng chiều dài cũng phai đến hơn 3 mét.

3...
Mua quà tặng cô giáo thì không cần nhiều. Quan trọng nhất là tặng bà advisor thôi. Mua thêm vài ba cái phòng dịp lễ "húi lụ" cô giáo nào dạy major của mình. (Nếu mà cô giáo dạy major của mình là advisor luôn--rất có thể--thì càng hay)

 
Anh thì anh nghĩ quà cáp làm cái gì, chân ướt chân khô sáng lo mà đăng ký các kiểu rồi học đi. Để dành valy những thứ khác quan trọng hơn.

Thứ 2, cách chuyển tiền Wired xfer có vẻ rắc rồi và mất thời gian. Vì thường phải có cái bill chìa ra thì VN mới cho chuyển (??? need confirm). Cho nên anh suggest em làm 1 cái credit card ở VCB. Khoảng vài nghìn. Cái này chỉ để dùng đóng tiền, và không hề mất % (trừ khi em đi rút tiền mặt thì mất 4% số tiền rút) => khi đóng tiền mang card ra xoẹt 1 cái. Có 1 điểm là trong 1 ngày chỉ được max 1/2 tài khoản của card. Em giữ card cẩn thận thì chẳng bao giờ lo hack or smthing like that. Và rất tiện + nhanh hơn Wire.

Còn về lập bank acc bên này, khuyên em nên chơi 1 saving acc and 1 debit acc. Cho student không mất phí (in my state), và chắc cũng rứa ở bang khác (need to confirm yourself)
Hai acc vì:

- Debit acc: dùng như 1 credit card => tiêu xài online lẫn offlines, ATM thoải mái.
- Saving acc: giữ tiền. Tất cả tiền làm được em tống vào đây, an toàn, đừng sử dụng thường xuyên. Nếu 2 accounts cùng 1 ngân hàng thì có thể sử dụng online banking để xfer giữa 2 tài khoản (no fee). Mục đích là để bảo vệ cái Debit dùng thường xuyên cả on lẫn offline kia, bao giờ dùng thì em "rót" từ saving sang, rất an toàn. Mất card thì không mất nhiều...

Thế thôi,
 
vụ credit card và quà cáp chị đồng ý với Vũ. còn vụ chăn nệm thì đồng ý với Dũng, nhưng mà em nên lưu ý mang cái chăn gì nhè nhẹ để ngủ đêm đâu tiên nếu không có thời gian mua sắm ngay sau khi tới trường. còn vụ savings account thì theo như kinh nghiệm của chị thì trừ khi em có nhiều tiền either cash hoặc tiền em đi làm thì lập savings account cũng không cần thiết lắm. vì nếu như savings ít thì interest chả thấm vào đâu, mất công transfer qua lại với checking account nữa, nhiều khi (tùy loại account) lại không rút được tiền ra gấp/ trước thời gian trả interest, ví dụ như nếu em mua vé về nhà... thông thường thì chỉ cần 1 checking account là được, vừa tiện lợi, nhanh chóng, và cũng khá an toàn.
một cái quan trọng nữa là prescription drugs and glasses. nếu em đeo kính hay uống thuốc gì thường xuyên hoặc hay ốm vặt và hợp với 1 loại thuốc nhất định thì nên mang theo những thứ đó. mặc dù em sẽ phải có health insurances ở trường nhưng đôi khi mất thời gian thử, khám nọ kia thì bác sĩ mới dám prescribe thuốc cho em. nhưng lưu ý là đừng mang thuốc gì em không biết chắc cách sử dụng và các hiệu ứng của nó hoặc những thuốc đặc trị quá mạnh.
tạm thế đã nhé!
 
Chú Vũ làm tớ lẫn lộn hết cả. Chú bảo làm được bao nhiêu tiền đem bỏ vào saving acc hết, thế thì lấy đâu ra tiền mà bỏ vào debit/credit mà tiêu??? Mà đúng thật, saving làm quái gì, một tháng thêm được khoảng 1, 2 chục đô là căng, mà lại không tiện: nhỡ chẳng may phải tiêu pha cái gì lại không được rút tiền thỉ chỉ có đi tự cốc đầu mình.

Free Cheking ownz!
 
các anh chị có thể giải thích cho em thê nào là checking account được không? cái đấy có dùng online được không?
Em định mua cả bàn là, cân sức khoẻ không biết bên đấy có rẻ không?
 
ui Thảo ơi, ấy ở 1 năm bên Mỹ rùi mà sao vẫn mù mờ giá cả thị trường thía? :p
Đừng có giống tớ hồi trước mang nhiều khủng khiếp... cực kỳ ngớ ngẩn. Điện bên Mỹ là 110v, ổ cắm dẹt hoặc 3 chạc nên mang đồ điện đi rất lằng nhằng. Sang đây mà mua, rẻ ợt. Chăn mang 1 cái mỏng cũng được. Gối thì đừng mang. Mấy cái dầu gội hay sữa tắm sang đây mà mua, đừng mang theo làm gì. Nếu mang thì quần áo, giày dép, mũ, khăn... mấy thứ thời trang mà bên này đắt cắt cổ ý.
Quà thì nên mang mấy cái khăn luạ.. vừa nhẹ, vừa đẹp.
Thía nhá,
Khi nào đi bảo tớ đấy. Mà ấy sang bang nào thế? :*
 
à, mang cả mấy đôi flip flop đẹp 1 tẹo nữa. Tớ vừa phải mua mấy đôi xót hết cả ruột.. cháy túi rồi má ơi!!!!
 
Về free checking account, Thảo có thể hiểu nhanh gọn là thế này: bank cho mình chỗ để tiền và cho mình cái thẻ tín dụng + một số tờ check mà hoàn toàn không lấy phí gì hết. Nếu Thảo không bao giờ rút tiền nhiều hơn mình có trong tài khoản (cùng nghĩa với vay bank) thì sẽ không bao giờ mất một xu nào. Khi mua hàng hóa mà thanh toán bằng thẻ tín dụng luôn dùng credit chứ không phải debit (dùng debit mình sẽ bị mất thêm tiền gì đó anh cũng chẳng rõ).

Thẻ tín dụng chính là cái mình dùng để mua online và cũng là để rút tiền từ các máy ATMs. Khi em đến trường, xem máy ATM ở trường là của bank nào thì dùng account của bank đó, tránh bị mất ATM fee mỗi khi rút tiền.

Bàn là không mua ở đây thì mua ở đâu? em định nhét cả bàn là vào vali á? Sang bên này mua rẻ thôi. (wal-mart ownz)


Thêm: cái checking account cũng là cái mọi người thường dùng để lĩnh lương. Nếu đi làm thì nên có một checking account. Paycheck sẽ được chuyển vào thẳng tài khoản của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đính chính giải thích của em Dũng một tẹo nhé ;) dùng debit card thì nó chuyển thẳng từ tài khoản của mình sang tài khoản mình mùa hàng/dịch vụ, vào theo kinh nghiệm mấy năm của chị bên này thì không mất fee gì hết. chị không biết là chính sách issue credit card từ checking account thế nào, vì chưa nghe nói đến bao giờ. mà theo logic mà nói, checking account là để mình xài số tiền mình có, không vay mượn ai, còn credit card thì ngược lại-nó cho phép mình xài số tiền mà mình không có (và get indebted!!). nói chung em nên kiểm tra lại với bank mà em sẽ set up account về vụ này. có thể việc issue 1 credit card cho em mỡi minimum amount mà em được charge chỉ là 1 dịch vụ đi theo sau khi em lập 1 checking account với số tiền nhất định, nhưng nếu 1 lần bill về mà em chỉ trả minimum amount thì sẽ vẫn bị tính interest như thường (cái này là not recommended nha).
 
-Thật nhiều mì tôm va đồ hộp.
-Thuốc, đại khái như đau bụng đau răng...
-Có tiền thì mang càng nhiều càng tốt
-Đĩa CD, windows, office các kiểu, trò chơi.. hà hà
 
Mì tôm và đồ hộp ở Mỹ thiếu gì, mà cũng không đắt lắm. Mỳ tôm còn mang được chứ đồ hộp qua hải quan gặp thằng nào khó tính nó vứt đi thì quá tội. Lại còn nặng nữa chứ.

Đúng là cần mang thuốc, cận thì phải mang 1,2 cái kính dự phòng, mang theo phiếu khám sức khoẻ nữa thì càng tốt.

Tiền (cần làm gì :D)

Mang đĩa cũng được nhưng sang bên này internet tốc độ cao down về dùng chùa cũng tiện, mang nhiều nhạc VN vào :))
 
A,ve may khoan account thi cac anh chi co recommend cai bank nao o day ko?
E truoc co lam o Wells Fargo ca 2 loai saving va checking account nhung thay cung lang nhang vi no bat phai co SS # neu khong phai co cosigner? Roi vi minh ko co SS # nen ko the check transactions online duoc , toan phai tu tieu tu ghi roi sau 1 thang ra ngan hang nho no in cho cai transaction list dai rang rac.
Co cai bank nao hay hon ko a??
Thanks a ton :x
 
Vui vẻ nhỉ ta. Anh Minh đúng đấy, trước khi đi anh em nên mua một chồng đĩa phần mềm, không chiếm diện tích mấy mà sang bên này thành đáng giá cả mấy trăm đô. Khi nào cần nhờ vả mấy thằng bạn hoặc xin cóp chò trơi là cứ dơ đĩa mình ra, nó cho ngay, hí hí. Music CDs thì đúng là vô dụng thật. Em bây giờ chẳng đụng đến nữa. Tội gì không nghe mấy đĩa mp3, một cái nhét được cả trăm bài. Download trên mạng thì hầu như bài nào muốn cũng có, hehehe.

Trang: Về vụ nhà băng nào tốt thì theo tớ cứ nhà băng nào già già tí là được. Đã tồn tại được ở Mỹ là phải tốt. Như tớ đã nói ở trên, Trang nên đợi đến khi đến trường, xem máy ATM của trường là của bank nào, rồi làm acc của bank đó, tránh bị thu phí khi rút tiền. HẦu như local banks và các banks lớn bây giờ dều có free cheking hêt nhỉ?
 
Chị chỉ giải thích thêm 1 chút về vấn đề checking acct, saving acct, credit card va debit card để giúp mọi người hiểu thêm thôi.

Đa phần bên này họ không dùng cash nhiều. Lý do 1 phần là để nhà nước có thể quản lý tài khoản của mọi người dễ dàng hơn, một phần là thuận tiện hơn cho người dân (đỡ phải cầm cash nhiều). Vì vậy nên có tài khoản tại ngân hàng

Khi có checking acct tại ngân hàng, mình có thể thanh toán bằng check hoặc debit hay credit card đều được.

Tuy vậy, checking acct thì lại không được hưởng lãi suất hoặc nếu có thì rất thấp so với saving acct (tùy chính sách của từng ngân hàng họ cho lãi suất là bao nhiêu, nhưng đa phần là checking thì rất thấp còn saving thì cao hơn.)

Nếu mở saving acct thì họ đòi hỏi có mấy điều sau: 1. Số tiền trong tài khoản phải có 1 giá trị nhất định nào đó (1000, 5000 hay 10000... tùy theo từng bank) thì sẽ được hưởng phần trăm lãi suất nào đó (tùy từng ngân hàng). Tuy nhiên lãi suất đó chẳng đáng kể (1 vài đô/tháng) là nhiều.

Ngoài ra khi có saving acct thì nhiều khi lỡ tiêu quá số tiền trong checking acct, ngân hàng họ sẽ tự động chuyển tiền của mình từ saving sang checking (tất nhiên là cả 2 đều cùng 1 ngân hàng mới làm như vậy được). Họ tự động chuyển như vậy thì tiện cho mình, nhưng mà họ charge fee chuyển (5, 10$ gì đó /transaction). Vì vậy nếu tiền không nhiều, tốt nhất là khỏi mở saving, hoặc nếu có mở thì cũng chỉ để khỏang 10-50$ là cùng thôi (Mở nếu họ cho mở free cùng với checking acct.)

Khi mở checking acct thì họ sẽ cho mình vài tờ check để mình sử dụng và khi đi mua hàng thì mình ghi check, thanh toán bằng check thay cho cash.

Debit card và credit card cùng là card dùng để thanh toán tiền cả nhưng khác nhau thế nào?

Debit card cũng như check, sau khi mình thanh toán cho nơi mình mua hàng rồi thì chỉ trong vòng 2-3 ngày là nhà bank mình sẽ tự động trả cho nơi mình mua hàng, lấy tiền thẳng từ acct mình ra. Nếu như trong acct của mình mà đã hết tiền, nhà bank họ không thanh toán được cho nơi mình mua hàng thì check hay debit card sẽ bị return và có 1 cty chuyên làm dịch vụ đi đòi tiền sẽ "truy nã" mình. Nói vậy chứ, nếu mình để check hay debit card bị return lại như vậy thì làm credit history của mình very bad và về sau này khó có thể mở credit card hay vay tiền ngân hàng để làm ăn hoặc mua xe, mua nhà (Nếu có :p) Như vậy mình chỉ có thể tiêu check hoặc debit card khi biết chắc chắn trong acct mình còn đủ tiền thôi nhé! Sử dụng debit card có lợi là đỡ mất công viết như khi viết check, và đỡ tốn tiền in check :D

Sử dụng Credit card, mỗi khi kí biện nhận thì cũng giống như mình kí nợ vậy. :D Tiền mình mua hàng sẽ do 1 nhà bank trung gian (nhà bank mà cấp thẻ CC cho mình ấy) họ thanh tóan. Đến cuối tháng họ mới gửi cho mình cái statement, đòi tiền mình. Nếu mình có tiền thì tranh thủ trả hết gấp. Nếu không có tiền, trả ít nhất là minimum amount mà họ yêu cầu, nhưng như vậy thì họ sẽ charge tiền lãi suất rất cao. CC có lợi là tiền mình trong ngân hàng không bị rút ra ngay, mình có thể chờ cuối tháng khi nhận được lương thì đi trả nợ. :)

Dùng check và debit card thì không bị mất fee, nhưng dùng credit card thì phải trả annual fee. Thêm nữa, nếu không phải là dân bản xứ, hoặc ở đây chưa quá 1 năm thì thường khó apply được credit card vì họ cần phải có credit history thì họ mới cấp CC cho mình, và thường credit line của mình cũng không cao nếu như thu nhập mình thấp (500 - 1000 là cùng).

Theo chị nghĩ thì ban đầu bọn em chỉ nên dùng debit card thôi, sau một năm, khi có công việc, có thu nhập đều đặn thì ổn định rồi thì có thể apply thêm cái CC cho tiện.
 
Lúc sang bên này mình mang nhiều cái, đến rồi mới thấy thừa.

--Bàn là, điện 220V, ổ tròn, không cắm được, vứt đấy

--Quần áo rét, nghe lời bạn vào Hanoi Tower mua 3 cái ao to vĩ đại, chiếm chỗ nửa va li, bởi bị warn trước là bên này 6 tháng mùa đông toàn -10 đến 0 độ. Cuối cùng xem ra cái rét của nó chẳng bằng HN mình, lạnh bt chỉ cần 1 áo len + ao khoác vừa phải là đủ. Nhưng xét cho cùng thì phải mang nhiều ao len là đúng. Hơn nữa khí hậu các vùng khác nhau nên cứ nhét quần áo rét vào. :))

Nhìn chung là đồ gia dụng bên này cứ vào walmart mà khoắng, có khi còn rẻ hơn VN. Mình chỉ cần mang ít đồ trong thời gian đầu thôi. Có cái list này trong eduPass:

Money, credit cards, checkbook, traveler's checks, financial records (copy of bank statements and list of account numbers), PIN codes for your bank cards
Emergency Money (keep US$100 hidden somewhere on your person in the event of an emergency)
Clothing, including shoes, coats, cold weather clothing, and rain gear
Official academic transcripts and English translations
Medical and dental records, including immunization and vaccination records and prescriptions, eyeglasses, insurance records
Marriage certificate and birth certificates for all family members (chắc không cần)
Passport and plane tickets, Form I-20
National and international driver's licenses, International Youth Hostel Card
A list of the names, addresses, telephone numbers, and email addresses of key contacts, both in the US and at home, including the contact information for friends and family who live in the US
Books, including a dictionary and phrase book (cái này tùy khả năng tiếng Anh của bạn thôi, không thì dùng lạc việt cũng tiện). Sách, truyện tiếng Việt chắc không cần, lên mạng download rồi in ra thoải mái.
Academic documents, such as the school's course catalog and other material you received from the school

You should bring enough money with you to cover your first month's expenses until you are able to transfer funds from abroad. This will be at least US $1,500, but probably more (look at your budget to be sure).

Make two photocopies of any important document. Leave one copy at home, and bring one copy with you, but keep it separate from the originals. It might be worthwhile to bring several spare sets of passport photographs in case you need to get a new passport or visa.

The following items may seem inconsequential, but you will find them very useful: pen and pad of paper, safety pins, paper clips, sewing kit, extra buttons, nylon cord, first aid kit, alarm clock or watch, calculator, flashlight, spare batteries, plastic bags, and duct tape. Also a small lock for your luggage. (Có thể mua ở walmart, nhưng mà cũng có khi cần nếu trường bạn ở 1 village tương tự như Hamilton)

Label your luggage inside and out with your name and your university's name and address. If your luggage is lost in transit, this will help the airline return it to you. Needless to say, critical documents, medines, and other supplies should be carried in your carry-on luggage. Your carry-on bag should also include one change of clothing.

It can be very expensive to transport a lot of belongings. It is better to buy what you need in the US. If you decide to send your belongings separately, your main options are by boat and by air. Shipping items by boat takes longer, but is also about half the cost of sending them by air. Allow 8 weeks for items to arrive by boat, or one or two weeks for items shipped by air.

Visit your doctor and dentist before you leave. Tell your doctor about your trip, so he or she can give you any required inoculations. Also arrange for an eye examination, so you can carry an up-to-date prescription in case you need to replace your glasses or contact lenses. (khám mắt vả răng cực ký đắt ở Mỹ, và thường kô có trong bảo hiểm y tế).

You may also be asked whether you are bringing in any food. Do not bring any food with you. Food you received on the plane should be left on the plane. It is forbidden to bring perishable foodstuffs, such as fruit, vegetables, and meat, or plants into the US. Also forbidden are articles made from certain protected species of animals. For more information, see the Animal and Plant Health Inspection Service (APHIS) web site.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
...

Tớ vừa hỏi lại vụ sử dụng debit/credit card cấp cho bởi bank khi mình sử dụng free checking account (FCA). Tớ nhầm. Khi sign up, không phải apply, cho một FCA, bank sẽ cho mình một debit card, với điều kiện mình phải deposit một ít tiền (chỗ tớ, M&Tbank là $5).

Debit card này có thể sử dụng được như credit card, có nghĩa là khi đi chợ mình chọn thanh toán bằng credit. Nhưng nếu chọn debit thì sẽ mất phí transaction (??). Theo định nghĩa thì nếu dùng credit em sẽ get billed cuối tháng. Nhưng thật ra tiền tớ tiêu hôm nào hôm đó hiện ra withdrawal trên online account overview luôn. Vậy thật ra là em đang dùng debit (!!!).

Dùng debit cũng đúng thôi vì mình là sinh viên nước ngoài, không có nhu cầu xây dựng credit history vì về sau không ở đây. Tiền đi làm được cũng ít nên ta chỉ nên dùng FCA và có thể saving. Nếu dùng credit thì phải apply và phải pay bill, cũng đáng ngại. Cái chính là dùng FCA có cac tiện lợi sau:

-no monthly/annual/whatever fee
-free ATM usage (ATM of same bank as yours)
-free checks
-debit cards can be used as credit cards to buy stuff online or for shoppin.

I think i'll start a savings account now. oh yeah i'll be so rich.
 
còn vụ savings account thì theo như kinh nghiệm của chị thì trừ khi em có nhiều tiền either cash hoặc tiền em đi làm thì lập savings account cũng không cần thiết lắm. vì nếu như savings ít thì interest chả thấm vào đâu, mất công transfer qua lại
Trần Anh Dũng đã viết:
Mà đúng thật, saving làm quái gì, một tháng thêm được khoảng 1, 2 chục đô là căng, mà lại không tiện: nhỡ chẳng may phải tiêu pha cái gì lại không được rút tiền thỉ chỉ có đi tự cốc đầu mình.
Free Cheking ownz!
:) saving mà một tháng thêm được một vài chục đô, 1 năm thêm được một vài trăm đo là ta giầu to rồi :D

Thực ra đối với s/v du học, mở saving không phải để kiếm tiền lãi suất. (trừ phi có khoảng vài trăm ngàn $ trong túi, nhưng mà khi có ngần đó tiền rồi, cũng chẳng cần quan tâm đến chuyện có được lãi bao nhiêu).

Thường thường, nếu mà có khoảng vài ngàn $ làm vốn, thì mở một cái saving account, để phần lớn tiền ở đó. trong checking account chỉ để vài trăm ... đủ tiêu trong tháng thôi.

Lý do là ... (cứ tiêu đi, sẽ biết) ... nếu để hết tiền trong checking, nhiều khi thấy mình vẫn còn nhiều tiền, thế là "lỡ tay" tiêu lung tung (vào những khoản không tên), hết lúc nào không hay.

Nếu dự định tiêu một tháng $300 chẳng hạn, để khoảng 5-600$ trong checking, đến lúc gần hết tiền, sẽ phải tự tiết kiệm, giảm chi tiêu lại. Nếu khoản nào thật sự cần thiết mà cần nhiều tiền hơn, thì chuyển từ saving sang (thỉnh thoảng thôi).

Tuy hơi bất tiện nhưng vì bất tiện nên mới không tiêu linh tinh :D

ngoài ra, như thế sẽ tạo một thói quen, trước khi tiêu, phải nghĩ/kiểm tra xem mình có bao nhiêu tiền để tiêu :) => cẩn thận hơn

(đối với nhà nào có mucho $$$$$ thì không nói làm gì nhé)


Tuy nhiên như vậy có một số cái bất lợi:
- Saving chỉ được rút một vài lần / tháng thôi, chứ không rút liên tục được
- Saving phải có minimum balance cao hơn (như chị Giao đã nói. có thể một số bank, minimum chỉ là 100 thôi) và luôn đảm bảo minimum này. Nếu mà để thấp hơn minimum thì bị phạt, tùy vào quy định của nhà băng
- Nếu mà không cẩn thận, dùng checking mà quá số tiền mình có, cũng bị phạt, 10-15-20$ gọi là ... tiền .... [-x


Ngoài ra khi có saving acct thì nhiều khi lỡ tiêu quá số tiền trong checking acct, ngân hàng họ sẽ tự động chuyển tiền của mình từ saving sang checking (tất nhiên là cả 2 đều cùng 1 ngân hàng mới làm như vậy được). Họ tự động chuyển như vậy thì tiện cho mình, nhưng mà họ charge fee chuyển (5, 10$ gì đó /transaction). Vì vậy nếu tiền không nhiều, tốt nhất là khỏi mở saving, hoặc nếu có mở thì cũng chỉ để khỏang 10-50$ là cùng thôi (Mở nếu họ cho mở free cùng với checking acct.)
Ở chỗ chị thế à :), ở chỗ em, vẫn được tiêu quá một vài trăm, nhưng mà nó phạt thôi, chứ saving chẳng liên quan gì cả. thì cũng tương đương với việc chuyển từ saving sang mà mất phí vậy, nhưng mà mình sẽ phải yêu cầu chuyện này.
Nếu saving đã có minimum balance, mà để chỉ có 10-50$ thì :(( chị ơi

nếu em có $2000, em cho 1500 vào saving, chỉ tiêu 500 thôi :D


Khi mở account, đi tìm mấy chỗ cho free checking and saving ấy. nói chung ở đâu/trường nào chắc cũng có nhỉ :D chứ sinh viên nghèo mà mất mấy chục tiền lệ phí xót lắm.
 
Trần Anh Dũng đã viết:
...

Debit card này có thể sử dụng được như credit card, có nghĩa là khi đi chợ mình chọn thanh toán bằng credit. Nhưng nếu chọn debit thì sẽ mất phí transaction (??). Theo định nghĩa thì nếu dùng credit em sẽ get billed cuối tháng. Nhưng thật ra tiền tớ tiêu hôm nào hôm đó hiện ra withdrawal trên online account overview luôn. Vậy thật ra là em đang dùng debit (!!!).

Em thử hỏi lại bank của em xem sao chứ anh thấy từ trước đến giờ xài debit card có bao giờ bị transaction fee đâu nhỉ? :-/

Còn về vụ mở tài khoản thì nhiều banks bên đây có dịch vụ đặc biệt cho sinh viên, gọi nôm na là Student Checking account. Cái Student Checking này thường là không có lệ phí hàng tháng (monthly service/maintenance fee), không bị yêu cầu về minimum balance...nói chung là gần như hoàn toàn miễn phí vì nó thiết kế đặc biệt dành cho sinh viên mà. Cho nên cứ vô nhà bank rồi hỏi bọn nó. Còn credit card thì hãy từ từ đã, mới qua có muốn mở cũng không được. Bình thường thì phải ở Mỹ tầm 1 năm trở lên và xây dựng được một credit history tốt thì hồ sơ xin credit card mới có cơ may được duyệt.
 
Trần Anh Dũng đã viết:
Chú Vũ làm tớ lẫn lộn hết cả. Chú bảo làm được bao nhiêu tiền đem bỏ vào saving acc hết, thế thì lấy đâu ra tiền mà bỏ vào debit/credit mà tiêu??? Mà đúng thật, saving làm quái gì, một tháng thêm được khoảng 1, 2 chục đô là căng, mà lại không tiện: nhỡ chẳng may phải tiêu pha cái gì lại không được rút tiền thỉ chỉ có đi tự cốc đầu mình.

Free Cheking ownz!

Vấn đề ở đây không phải là hưởng phí. Mà để an toàn vì Checking tiêu online + các hoạt động tiêu dùng thường xuyên, coi saving như tài khoản kín. Mục đích giống bác MTH nói. Đồng chí Dũng cũng không chịu nhìn những thứ need confirm của tôi.

Đối với American Savings Bank chỗ em, online, instantly, free chuyển qua lại giữa Saving và Checking, gọi điện cũng được, cho nên rất tiện và càng an toàn. Mặc dù không phải mù tin học mà dễ bị bọn nó giả web này nọ, nhưng em nghĩ đây là cách an toàn, và cũng để dè dặt hơn. Lĩnh lương thì nó chuyển thẳng vào saving, đi chợ thì lên nhắm 1 phát sang checking.
 
Back
Bên trên