Hà Nội mở rộng địa giới hành chính-sai lầm ?

Lê Hoài Nam
(Lê Nam)

New Member
HÀ NỘI - Việt Nam đang thực hiện một dự án đầy tham vọng để tăng kích cỡ thủ đô Hà Nội lên gấp 4 lần mặc dù gặp nhiều phản đối, kể cả từ một số Đảng viên lãnh đạo.

Kế hoạch để mở rộng Hà Nội đã bị chỉ trích là không cần thiết, khó hiểu và làm loãng mục tiêu phải xử lý các vấn đề của nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Kinh tế Việt Nam đang xuống thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua khi TTCK rơi tự do, khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ, với lạm phát cao 25% và các cuộc đình công đang diễn ra khắp các khu công nghiệp trên toàn quốc.

Luật sư Nguyễn Trần Bạt, chủ tịch Investconsult, một trong các tổ chức tư vấn doanh nghiệp chính của Việt Nam nói: "Dự án mở rộng Hà Nội là phi logic, tính toán sai và nhầm lẫn. Nó là một quyết định sai lầm tại một thời điểm sai lầm."

Ông Nguyễn Thanh Hà, giám đốc một công ty xây dựng ở Hà Nội nói:"Tôi không hiểu tại sao chính phủ dành hết thời gian và sức lực bàn luận mở rộng Hà Nội trong khi đáng lẽ phải bàn cách giải quyết bài toán kinh tế."

Theo kế hoạch này, diện tích thủ đô sẽ tăng 3.6 lần và dân số tăng gấp đôi lên 6.2 triệu người, lớn hơn cả Singapore và Kuala Lumpur.

Nhưng nó đã gặp phải nhiều phản đối đến mức hơn sáu Bộ trưởng đã được phái đến kỳ họp Quốc hội để bảo vệ kế hoạch này - nhưng không thành công.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyển hỏi một cách châm biếm: "Vậy là Hà Nội đã dùng hết toàn bộ diện tích đất 920km2 rồi sao?"

Ông Ngô Văn Hùng thì không tin Hà Nội có thể trở thành một tâm điểm về văn hóa và kinh tế dễ dàng như vậy. Ông nói "Tôi cho rằng chúng ta sẽ không có được một Hà Nội đạt các kỳ vọng như thế, kể cả sau 100 năm nữa."

Sau khi các Bộ trưởng cũng không thuyết phục nổi các đại biểu Quốc hội về việc này, một cuộc bầu chọn vào ngày 23 tháng Năm về việc mở rộng Hà Nội đã bị hoãn lại. Để dung hòa, chính phủ đồng ý dời ngày thực hiện kế hoạch từ 1 tháng Bảy sang 1 tháng 8 và tập trung sự chú ý vào việc chống lạm phát.

Cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới kỳ họp Quốc hội để trả lời các thắc mắc phàn nàn về việc chính phủ của ông đã không giải thích đầy đủ lý do của kế hoạch, chi phí của nó, cũng như các hậu quả về xã hội và văn hóa.

Thủ tướng thừa nhận rằng những trình bày trước đó là thiếu sót, nhưng tranh cãi rằng mở rộng Hà Nội sẽ biến Thủ đô thành một trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế ngang với các thành phố lớn trong khu vực. Ông thậm chí còn viện dẫn cả phong thủy.

"Hà Nội sẽ dựa lưng vào núi Ba Vì để trông xuống sông Hồng. Nó sẽ bền vững với thế đứng ngoạ-hổ tàng-long."

Mặc dù chỉ trích tăng cao, tuy vậy không ai nghi ngờ là kế hoạch sẽ được duyệt. Khi tranh cãi kết thúc, một số lớn các đại biểu Quốc hội - hoặc là Đảng viên hoặc có liên hệ chặt chẽ - nuốt những cục bất đồng của mình và bỏ phiếu cho kế hoạch.

Nhưng những lo lắng về kế hoạch và thời điểm thực hiện của nó thì vẫn còn.

Ông Trương Thái Sơn, giám đốc công ty BĐS Hoàng Quân tại tpHCM nói, "Vâng, Quốc hội đã thông qua kế hoạch này, nhưng tôi vẫn lo ngại làm cách nào chính phủ có thể kiểm soát được số tiền dùng để thực hiện nó."

Sự phản đối kéo dài và căng thẳng này đã cho thấy rằng ban điều hành chính phủ của TT Dũng đã bị khủng hoảng kinh tế hiện hành làm yếu đi.

Khủng hoảng kinh tế đã trở nên nghiêm trọng tới mức các tổ chức tài chính uy tín như Goldman Sachs, Morgan Stanley và Deutsche Bank đều đã bày tỏ sự lo ngại rằng kinh tế VN có thể phải cần đến cả IMF xắn tay vào chữa cháy.
( tacke.tk )
 
Hơ hơ, bài này chắc được viết lâu rồi vì kế hoạch đã được Quốc Hội thông qua, qua đó toàn bộ Hà Tây sẽ về Hà Nội, 1 huyện của Hòa Bình và huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc cũng về Hà Nội.

Việc này làm ảnh hưởng lớn đến diện tích đất rừng tự nhiên (vốn đã bị xâm phạm nặng nề) ở phía bắc và phía tây Hà Nội (đất rừng ở Sóc Sơn bị cầy xới làm phủ đệ của các ông đại gia như ông Thành Chương, rồi còn làm trường đại học phật giáo mất mấy quả đồi...), trong tương lai có lẽ rừng quốc gia Ba Vì cũng bị các đại gia HN lên phá.

Có thể nói việc mở rộng địa giới hành chính là đồ án của các ông chóp bu Hà Nội, sau khi chuẩn bị kế hoạch 7 tỉ đô la (hay 17 tỉ nhỉ) thành phố ven sông Hồng, họ sẽ phải di dời hàng chục vạn hộ dân, ko ai muốn di dời vì diện tích Hà Nội đã ko còn chỗ cho tái định cư (trừ khi phá rừng), các ông này phải mở rộng HN để chuẩn bị đất cho tái định cư. Tuy nhiên việc này sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp (Hà Tây đang là nơi cung cấp rau quả chủ yếu cho thủ đô), chưa kể các cánh đồng cỏ nuôi bò nổi tiếng 1 thời trong truyện anh Hồ Giáo đã và đang bị gặm nhấm làm sân gôn (Đồng Mô là 1 ví dụ).

Do vậy phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chuẩn bị đề xuất 1 dự luật ko cho phép dùng đất nông nghiệp làm công nghiệp hoặc vui chơi giải trí, nhưng ko biết bao giờ quốc hội mới thông qua.

Tuy nhiên, đằng sau các bất cập đấy lại là 1 số lý do khác mà chúng ta cần phải quan tâm.
1) Dân số VN đang có 70% sống ở nông thôn. Việc này làm cho việc cơ giới hóa nông nghiệp trở nên vô cùng khó khăn (máy móc phải được dùng ở những diện tích lớn, ở quê dân có 4-5 sào ruộng/hộ, chả việc gì phải dùng máy). Bằng việc mở rộng các thành phố lớn (đi đầu là Hà Nội), có lẽ một bộ phận dân cư sẽ bán đất ở nông thôn ra thành phố tìm kế sinh nhai, như vậy bài toán về cơ giới hóa nông nghiệp đc giải quyết phần nào.

2) TP Hồ Chí Minh đang là địa phương có dân số đông nhất cả nước, ngoài ra thành phố này cũng sản xuất đến 20% GPD và mức sống của người dân thành phố HCM gấp 3 lần ở các nơi khác (theo Vietnam- Modern world nations). Các thành viên chính phủ nhìn nhận rằng việc biến HN thành 1 TP HCM thứ hai, là trung tâm chính trị và cả kinh tế của cả nước sẽ thúc đẩy nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm hơn và tạo ra 1 nền kinh tế năng động hơn để đối phó với cơn bão hàng hóa từ Trung Quốc trong thời buổi cạnh tranh gay gắt wto.

Việc mở rộng về phía tây (lên núi) chắc là chuẩn bị cho cuộc ... toàn quốc kháng chiến khi có giặc tầu xâm lược. Các con đường lớn đổ từ Côn Minh sang Hà Lội đã đang được xúc tiến, vài năm nữa khai thông. Với những con đường này giặc bắc xâm lược có lẽ ko mất đến 4 ngày là đánh đc đến thủ đô. Các vị chuẩn bị lên núi chuẩn bị cho kháng chiến cũng có lý do của nó.
 
chẳng liên quan :)). Vì kể cả sát nhập hay không sát nhập thì cũng thế :)).
Sát nhập không có nghĩa là giải tỏa được mật độ dân số cho hà nội :)).
Chỉ là các bố lãnh đạo HN (HDND) thấy mấy cái khu du lịch sinh thái với cả trang trại của các đại gia ăn được nhiều quá, nên đòi lấy lộc của các bác trưởng thôn thôi :)) (Ông già em trước phong bì xin đất trang trại cho trưởng thôn, giờ thế nào lại sắp phải phong bì cho các bác khôi, khiêm phó chủ tịch thành phố rồi :)), toàn người quen cả :))). Các bác trưởng thôn biết, cho nên phản đối.
Nói chung chẳng có quái qué gì liên quan đến những điều tốt đẹp đăng trên báo cả :)), toàn mỵ dân. Sát nhập lại nhưng cũng có quản lý được hết đâu, vẫn phải giao cho các địa phương quản lý.
Kiểu này đường cao tốc láng hòa lạc đang của bác Hà Tây, về HN chắc phải kéo dài thời gian thi công ra khoảng 3 năm nữa, chi phí phát sinh chắc thêm khoảng 3 tr đô nữa thì mới xong :)).
Không biết bao giờ đường về thành cổ nhà mình mới được khang trang và hết sóc :(.

ps. bonus khoe hàng tặng các bác các cổng thành trang trại nhà em :)), tình cờ thấy trên vnexpress :)).
Lúc đầu ông già xây em thấy không khác gì cái thành cổ :)), em chê, ông già bảo tao làm để sau này về đấy cố thủ :)). Đến chịu.
Thôi hẹn khi nào xong đường cao tốc, anh em HAO về đấy thác loạn nhé =)) :D. Ở đấy thì yên tâm yên tĩnh khỉ ho cò gáy, công an cũng chẳng biết mò đến mà úp :)), mà bác trưởng thôn quý em như con :)), chắc sau này em cũng về đấy ở cho nó yên tịnh :)) =)).

dat-HB-1.jpg


http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/03/3BA00669/
 
Có thể nói việc mở rộng địa giới hành chính là đồ án của các ông chóp bu Hà Nội, sau khi chuẩn bị kế hoạch 7 tỉ đô la (hay 17 tỉ nhỉ) thành phố ven sông Hồng, họ sẽ phải di dời hàng chục vạn hộ dân, ko ai muốn di dời vì diện tích Hà Nội đã ko còn chỗ cho tái định cư (trừ khi phá rừng), các ông này phải mở rộng HN để chuẩn bị đất cho tái định cư. Tuy nhiên việc này sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp (Hà Tây đang là nơi cung cấp rau quả chủ yếu cho thủ đô), chưa kể các cánh đồng cỏ nuôi bò nổi tiếng 1 thời trong truyện anh Hồ Giáo đã và đang bị gặm nhấm làm sân gôn (Đồng Mô là 1 ví dụ).

Do vậy phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chuẩn bị đề xuất 1 dự luật ko cho phép dùng đất nông nghiệp làm công nghiệp hoặc vui chơi giải trí, nhưng ko biết bao giờ quốc hội mới thông qua.

Tuy nhiên, đằng sau các bất cập đấy lại là 1 số lý do khác mà chúng ta cần phải quan tâm.
1) Dân số VN đang có 70% sống ở nông thôn. Việc này làm cho việc cơ giới hóa nông nghiệp trở nên vô cùng khó khăn (máy móc phải được dùng ở những diện tích lớn, ở quê dân có 4-5 sào ruộng/hộ, chả việc gì phải dùng máy). Bằng việc mở rộng các thành phố lớn (đi đầu là Hà Nội), có lẽ một bộ phận dân cư sẽ bán đất ở nông thôn ra thành phố tìm kế sinh nhai, như vậy bài toán về cơ giới hóa nông nghiệp đc giải quyết phần nào.

2) TP Hồ Chí Minh đang là địa phương có dân số đông nhất cả nước, ngoài ra thành phố này cũng sản xuất đến 20% GPD và mức sống của người dân thành phố HCM gấp 3 lần ở các nơi khác (theo Vietnam- Modern world nations). Các thành viên chính phủ nhìn nhận rằng việc biến HN thành 1 TP HCM thứ hai, là trung tâm chính trị và cả kinh tế của cả nước sẽ thúc đẩy nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm hơn và tạo ra 1 nền kinh tế năng động hơn để đối phó với cơn bão hàng hóa từ Trung Quốc trong thời buổi cạnh tranh gay gắt wto.

Việc mở rộng về phía tây (lên núi) chắc là chuẩn bị cho cuộc ... toàn quốc kháng chiến khi có giặc tầu xâm lược. Các con đường lớn đổ từ Côn Minh sang Hà Lội đã đang được xúc tiến, vài năm nữa khai thông. Với những con đường này giặc bắc xâm lược có lẽ ko mất đến 4 ngày là đánh đc đến thủ đô. Các vị chuẩn bị lên núi chuẩn bị cho kháng chiến cũng có lý do của nó.

Ko hợp lý lắm nhỉ !

Thứ nhất việc nói thiếu quỹ đất tái định cư là ko phù hợp ! Hàng chục vạn hộ dân thiếu đất để tái định cư nhưng cũng ko cần đến 1 diện tích lớn gần gấp 4 lần Hà Nội. Thêm nữa, điều các hộ dân này cần là sống gần trung tâm và hưởng lợi ích thiết thực từ đó chứ chẳng phải họ cần cái danh hão Hà Nội, gì chứ bảo họ vẫn dc tái định cư ở "Hà Nội" nhưng xa lắc xa lơ mãi tận trên...Ba Vì thì xin kiếu luôn.

Thứ 2, chưa rõ bài toán cơ giới hoá nông nghiệp đi về đâu vì làm gì đã xác định dc người mua đất là ai ? Giá nông sản thì đang bèo bọt, lạm phát kinh hoàng, nhiều nông dân tính nhẩm đi làm phu hồ ở thành phố còn kiếm nhiều tiền hơn làm ruộng (thực tế đã có nhiều nông dân bỏ làm ruộng)...ai thèm mua rồi đầu tư phát triển nông nghiệp ngoài chính phủ đây ? Mà chính phủ chống lạm phát, cứu thị trường CK hụt cả hơi chưa xong, giờ mua đất chắc phải in thêm tiền số lượng lớn, lúc ấy lạm phát tăng đừng hỏi... lại chết dân thôi :|.

Thứ 3, việc biến Hà Nội thành 1 thành phố HCM thứ 2 với diện tích và dân cư đông đảo đi đôi với việc trở thành trung tâm văn hoá chính trị giống như 1 ảo tưởng ! Nhìn lại Hà Nội xem, bé tẹo teo còn lôm côm chả ra đâu vào với đâu bây giờ mở rộng ra gấp 4 thì quản lý kiểu gì ? Tiền đâu ra xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang to đẹp cho tất cả khi chẳng đâu xa ngay Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn còn sống như nông thôn (mặc dù có thêm vài khu công nghiệp) ? Phần đất sắp sáp nhập vào nhất là Hà Tây rộng gấp 2-3 lần Hà Nội toàn đất nông nghiệp, tính thế nào đây ? Ủi hết làm khu công nghiệp với đô thị chắc 8-} , chẳng có tiền mà cũng chả dám đâu nhỉ 8-} nếu thế tương lai Hà Nội thành trung tâm văn hoá, chính trị với nông nghiệp làm chủ đạo là hiển nhiên rồi 8-} Xứng tầm lắm đây 8-}

Thứ 4, bá cáo là việc mở rộng thủ đô với quốc phòng chống Tàu có lẽ chả liên quan gì đến nhau :| Cơ man nào thằng Tàu đánh sang hoạ có điên các bác lãnh đạo mới chạy lên núi Ba Vì kháng chiến, lên Ba Vì chỉ có nhân dân với quân đội còn các bác ấy ko 100% di tản vào tp HCM tôi đâm đầu chết ! Người ta thì xây "lô cốt, ụ pháo" đề phòng chiến tranh, riêng VN làm cách độc đáo "cơi" thành phố cho nó rộng ra. Chả hiểu để làm gì :-/ Hay là nghĩ bọn Tàu thiếu bom thiếu đạn ko đủ sức cày tung cái "siêu" Hà Lội này lên ?
 
Hài, các bác í có lý do của các bác í, mình đoán là thế, có bảo là hợp lý hay ko hợp lý đâu.

Năm 2007 đồng chí Thảo vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố thủ đô. Mà đồng chí này được cái tự nhận mình xuất thân từ "kiến trúc", đài báo tung hô tài năng của đồng chí ấy khi quy hoạch cái Bắc Ninh xứ kinh bắc thương yêu của đồng chí ấy. Mà ai đến Bắc Ninh rồi nhìn cái "quy hoạch" của đồng chí ấy mã hãi đái ra máu luôn. Quy hoạch gì tất cả các cơ quan đầu não nó ko nằm trong 1 khu mà nó nằm ... dải trên 1 tuyến đường quốc lộ, nói chung là tất cả các tinh túy của cái Bắc Ninh nhà bác í bố trí hết trên trục đường sỗ xx (quên mất số mấy rồi), trải dài đến chục cây số. Xong rồi nhà cửa bác í phê duyệt thì =)), nghe nói là đem lại mầu sắc của kiến trúc Pháp ngày xưa nhưng mà thực sự là trông nó lôm côm chả ra cái gì, theo quan điểm chủ quan nhà tớ.

Ài, rồi còn cái vụ mở rộng Hà Lội về phía... Lào thì các bác í ko còn lựa chọn nào khác, mặc dù theo lý thì phải mở ra biển. Nhưng phía nam thì Hà Nam, phía đông thì Hưng Yên, Bắc Ninh, phía bắc thì Bắc Giang đều là những vùng đồng bằng trù phú, các bác í hốt ko nổi vì sợ thiếu lương ăn. Còn phía tây thì đất đai cằn cỗi, hoang vu nên các bác í quyết định hốt. Chứ các bác í ngày xưa là tham vọng phía đông nắm, chả thế mà xây thêm 2 quận Long Biên và Hoàng Mai ở phía tây, ở Gia Lâm thì công nghiệp nhà nghỉ trở nên trù phú có tiếng ở toàn quốc. Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm được hưởng lợi từ lần tây tiến này của HN khi các vùng này nghiễm nhiệt lọt thỏm vào trung tâm thủ đô. Chính vì nó nghèo nên các bác í nuốt, có lẽ trong tương lai ở đây sẽ có vài đến vài chục khu công nghiệp, lúc đấy trung tâm thành phố bây giờ tha hồ mà hít bụi.

Xét về mặt quân sự, tuy các bác í có lẽ sẽ phải rút vào Nam nhưng rút theo cách nào khi mà các sân bay sẽ bị giặc oánh phá? Các bác í phải dựa vào thế của sư đoàn 308 bộ binh cơ giới đóng ở Xuân Mai - Hà Tây để di tản chứ ;)), vì thế nhà tớ mới nghĩ là do các bác ấy sợ tầu nên mới đòi sáp nhập.

Trung tâm thành phố sau này nó chuyển về đường Phạm Hùng, trung tâm hội nghị quốc gia rồi còn đâu khu phố cổ nữa, khu Hoàn Kiếm bây giờ chắc sau này quây lại làm khu du lịch, có lẽ các bác í sẽ cải tại lại mấy cái nhà cũ từ thời Pháp, làm lại diện mạo mới... rất Pháp cho Hà Nội mà chúng ta đang sống hôm nay, do vậy họ cần thêm đất để tái định cư những người sẽ bị thiệt hại từ đề án này. Đấy, đất tái định cư để ở Sóc Sơn, Đông Anh thì còn "trung tâm" chán so với Gia Lâm hiện nay, thế đã giải quyết đc vấn đề gần trung tâm chứ ko phải mang danh Hà Lội thôi nhé.

Nói chung là tớ cũng chả thích mở rộng, thậm chí còn đang ghét. Đang lên kế hoạch kiếm vốn 10 năm nữa lên Mai Châu kiếm mảnh đất mấy chục hecta nuôi bò sữa. Huyện Mai Châu hiện giờ có mật độ dân số ít nhì Hòa Bình (91 người/km2), lại gần nông trường Mộc Châu (đi quốc lộ 6 về phía tây tầm 15km là đến Mộc Châu), có nhà máy chế biến sữa. Thế mà giờ nó lại mở rộng thêm cả Lương Sơn, các đại gia chả mấy chốc mà gặm hết đất rừng của 2 huyện Kỳ Sơn và Kim Bôi ở phía tây và phía nam Lương Sơn, rồi đợi thằng Tầu nó xả lũ sông Đà, hồ Hòa Bình phải mở cửa xả đáy thì cả làng kéo nhau đi bơi.
 
ps. bonus khoe hàng tặng các bác các cổng thành trang trại nhà em :)), tình cờ thấy trên vnexpress :)).
Lúc đầu ông già xây em thấy không khác gì cái thành cổ :)), em chê, ông già bảo tao làm để sau này về đấy cố thủ :)). Đến chịu.
Thôi hẹn khi nào xong đường cao tốc, anh em HAO về đấy thác loạn nhé =)) :D. Ở đấy thì yên tâm yên tĩnh khỉ ho cò gáy, công an cũng chẳng biết mò đến mà úp :)), mà bác trưởng thôn quý em như con :)), chắc sau này em cũng về đấy ở cho nó yên tịnh :)) =)).

dat-HB-1.jpg


http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/03/3BA00669/

Nói ra thì bảo mình ghen ăn tức ở nhưng mà thực sự đang hi vọng vào cái này

TT (HÀ NỘI) - Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có công văn yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thành dự thảo nghị định của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, chính sách quản lý diện tích đất sản xuất lúa và trình Chính phủ phê duyệt trong quí 3.

Trước đó, theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để ổn định tình hình an ninh lương thực, cả nước phải giữ được ít nhất 3,9 triệu ha đất trồng lúa. Sở dĩ bộ cảnh báo như vậy bởi thời gian qua tình trạng lấy đất nông nghiệp làm đô thị, công nghiệp tại nhiều địa phương gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Năm 2000 cả nước có gần 4,47 triệu ha đất trồng lúa thì đến năm 2006 con số này giảm xuống còn 4,13 triệu ha. Do đó, dù năng suất lúa tăng bình quân hơn 2%/năm nhưng sản lượng lúa không tăng đáng kể, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh lương thực.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=261328&ChannelID=3

Hi vọng phê sớm, các mảnh đất mầu mỡ này còn đang là đất nông/lâm nghiệp, chưa thành đất thổ cư, xong rồi các đại gia về mua, xong rồi các đại gia ko đc xây nhà mà chỉ đc trồng cây, xong rồi các đại gia thì phí tiền, nông dân thì đổi đời, khoảng cách giàu nghèo đc rút ngắn, an ninh lương thực đc đảm bảo.
 
Nay mai trâu ở Hà Tây sẽ lên Bờ Hồ ăn cỏ :))
 
Xét về mặt quân sự, tuy các bác í có lẽ sẽ phải rút vào Nam nhưng rút theo cách nào khi mà các sân bay sẽ bị giặc oánh phá? Các bác í phải dựa vào thế của sư đoàn 308 bộ binh cơ giới đóng ở Xuân Mai - Hà Tây để di tản chứ , vì thế nhà tớ mới nghĩ là do các bác ấy sợ tầu nên mới đòi sáp nhập.
Ko đúng ! Rục rịch có dấu hiệu chiến tranh là các bác ấy phải té hết cả rồi chứ làm gì đợi đến tận lúc nó ném bom rồi mới chạy, chả hoá ra đem "sinh mạng chính trị" chơi trò may rủi à :))

Còn vụ phê nghị định bảo vệ đất nông nghiệp theo ý mình thì chỉ bảo vệ dc đất nông nghiệp chứ ko kéo theo dc những kết quả có ích khác ! Đất trang trại mà người ta mua và muốn đầu tư bây giờ chủ yếu trồng cây công nghiệp ngắn ngày, kết hợp đào ao thả cá chăn nuôi gia súc; một số khác xây biệt thự nhà nghỉ làm du lịch sinh thái...như vậy có thể thấy đất dc khai thác đầu tư chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất đồi hoang chứ thuần nông chả có mấy, nghị định trên hầu như ko tác động đến ! Một loại đất trang trại khác ở đồng bằng, lấy rất nhiều đât nông nghiệp nhưng nhấn mạnh ở đây là nó ko dc đầu tư phát triển. Chủ của nó đa phần mua đất đầu cơ, chờ lấy sổ đỏ, chuyển quyền sử dụng rồi bán đi kiếm lời (loại đất trang trại này ở Hà Tây bây giờ chắc chắn rất nhiều). Thử xét khi chính sách bảo vệ đất nông nghiệp trên ra đời ! Phải công nhận là cái trò đầu cơ đợi chuyển quyền sử dụng của họ chắc chắn sẽ phá sản nếu ko có cửa đi "chui". Nhưng bảo họ vì tiếc của mà quay sang đầu tư làm nông nghiệp trên đất ấy là ko đúng. Tại sao ? Hiển nhiên là vì làm nông nghiệp ko phải ngành đẻ ra tiền:

một sào ruộng bón 8kg đạm, mất 80 nghìn đồng + 70 nghìn tiền thuê người ta cày, bừa (con cháu chúng tôi đi làm thuê ở công ty may, không cày cấy được) + 50 nghìn tiền bón Kali + 50 nghìn tiền mua thuố trừ sâu + 10 nghìn thuốc diệt cỏ + 40 nghìn tiền thóc giống (loại nguyên chủng)... Đấy là chưa kể công xá chúng tôi tối mặt tối mũi bỏ ra trong suốt mấy tháng trời. Mất khoảng 300 nghìn đầu tư cho một sào ruộng (tiền này chỉ có thể có nhờ bán thóc gạo của vụ trước), số thóc thu được nhờ một sào ruộng là khoảng gần 2 tạ thóc. Vụ trước bán được 300 nghìn/tạ. Vụ này bán được 600 nghìn/tạ. 1 sào, 2 tạ là cứ cho thật “được giá”, là bán được gần 1 triệu đồng. Lấy công làm lãi, “lãi ròng” cả thảy được 600 nghìn/ trong một vụ/ sào ruộng. Trong cơn bão giá, 600 nghìn đồng mua được những cái gì?”.
( http://blog.360.yahoo.com/blog-C4gvZPMleqVzz1r.Kw--?cq=1&p=53 )

Lấy tạm con số 600k/1 sào/1 vụ này để tính toán !
1 vụ coi như = 3 tháng
---> Ta có: 2,4 tr/1 sào/1 năm = 2,4 tr/360m2/1 năm (1 sào =360m2)
---> Mỗi 1 m2 đất 1 năm thu dc: 6,6k/1m2/1 năm.
Bây giờ ta xem thử giá đất nông nghiệp mà các đại gia đã nhanh tay ôm vào ở Hà Tây, lấy tạm giá là 132k/1m2 đi (giá đất nông nghiệp cũng chỉ giao động trong khoảng 1xx thôi).
132/6,6=20 --->Cần 20 năm để bù lại số vốn đã bỏ ra trên 1m2 đất !
---> Sẽ ko có đại gia nào đi con đường đầu tư dài hạn như vậy ! Nếu việc chuyển quyền sử dụng đất thất bại và ko thể đi chui họ sẽ tìm cách bán lại đất cho nông dân để gỡ vốn :D
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyển hỏi một cách châm biếm: "Vậy là Hà Nội đã dùng hết toàn bộ diện tích đất 920km2 rồi sao?"
Không rõ cái bà này là người vùng nào chứ hỏi thật là có vào trung tâm Hà Nội bao giờ không? Nếu nói là Hà Nội đã tận dụng hết 920km2 không hẳn là chính xác nhưng bảo diện tích này sẽ đảm bảo tốc độ phát triển & đô thị hóa trong vòng 5 hay 10 năm nữa thì đúng là một sự ngu xuẩn. Chẳng lẽ chờ đến lúc thiếu đất Hà Nội mới bắt đầu mở rộng và xây cầu đường, để rồi lại chịu cảnh xe cộ tắc ở ngã tư đến hàng giờ đồng hồ như ở các quận Ba Đình và Đống Đa như bây giờ?

Ông Ngô Văn Hùng thì không tin Hà Nội có thể trở thành một tâm điểm về văn hóa và kinh tế dễ dàng như vậy. Ông nói "Tôi cho rằng chúng ta sẽ không có được một Hà Nội đạt các kỳ vọng như thế, kể cả sau 100 năm nữa."
Đây là một sự nhục nhã khi mà câu này phát ngôn từ miệng của một người dân Việt Nam. Trung Quốc năm 1978 khi tiến hành cải cách ai nghĩ Bắc Kinh Thượng Hải giờ là các thành phố hiện đại cũng như là các trung tâm văn hóa bậc nhất thế giới. Việt Nam tuy xét trong lịch sử thế giới không có một tầm vóc quá to lớn nhưng ở góc độ khu vực đau phải là một nước vô danh mới thành lập. 4000 năm lịch sử liệu mấy nước có được? Vậy mà một đại biểu Quốc Hội lại phát ngôn một câu như một kẻ tuyệt vọng. Tôi tự hỏi tại sao câu này lại có thể được đưa lên một bài báo?

Tuy nhiên việc này sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp (Hà Tây đang là nơi cung cấp rau quả chủ yếu cho thủ đô), chưa kể các cánh đồng cỏ nuôi bò nổi tiếng 1 thời trong truyện anh Hồ Giáo đã và đang bị gặm nhấm làm sân gôn (Đồng Mô là 1 ví dụ).
Việc giảm diện tích đất nông nghiệp liệu có quan trọng bằng việc thiếu đất cho các dự án lớn đảm bảo tiến độ phát triển của thành phố? Ý tôi ở đây không phải muốn chặn đường sống của các "bà con" nông thôn, nhưng cái quan trọng là sự đi lên của một quốc gia & cả dân tộc nói chung chứ không phải một nhóm người. Nếu phải hy sinh lợi ích của một bộ phận để đạt được một lợi ích lớn hơn rất nhiều thì tại sao phải dè chừng?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
các bạn nhìn xa trông rộng quá. Cứ nhìn vào Ams đã, năm sau là có một loạt các bạn ngoại tỉnh đến học chung, chả khác gì TH =))
 
Việc giảm diện tích đất nông nghiệp liệu có quan trọng bằng việc thiếu đất cho các dự án lớn đảm bảo tiến độ phát triển của thành phố? Ý tôi ở đây không phải muốn chặn đường sống của các "bà con" nông thôn, nhưng cái quan trọng là sự đi lên của một quốc gia & cả dân tộc nói chung chứ không phải một nhóm người. Nếu phải hy sinh lợi ích của một bộ phận để đạt được một lợi ích lớn hơn rất nhiều thì tại sao phải dè chừng?

Vấn đề ko phải chỉ là đường sống của bà con, mà là đường sống của cả 1 dân tộc. KO thấy vừa rồi chỉ tin đồn các tỉnh miền tây ĐBSCL thiếu gạo, giá đã tăng gấp đôi, thủ tướng chính phủ vừa ký tiếp quyết định sung kho thêm vài triệu tấn để dự trữ, chuyển gấp vài nghìn tấn cho các tỉnh miền trung năm nay bị mất mùa. Cộng với việc bão tố hoành hành liên tục ở trên cả nước, diện tích đất nông nghiệp cứ ngày 1 thu hẹp lại, dân số cứ ngày 1 đông lên thì chả mấy mà phải đi nhập gạo. Mà lúc đấy gạo ai bán cho mà nhập. Giờ gạo nó còn tranh nhau mua với giá $1200/tấn mà ko có nước nào nó chịu bán kia kìa.

Mở rộng trung tâm HN là đề án tốt, nhưng có phải cần đến cả Hà Tây và 1 huyện của Hòa Bình, 1 huyện của Vĩnh Phúc thế ko? VN có 330 nghìn km2, diện tích thứ mấy thế giới mà đòi thủ đô phải lớn thứ 17 thế giới?

Tớ ko phản đối mở rộng, nhưng phản đối việc mở rộng quá to ra để làm đất nông nghiệp bị suy giảm đáng kể như đề án này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Việc sát nhập diện tích của cả mấy tỉnh vào không có nghĩa là diện tích đất nông nghiệp sẽ phải nhường tất cả cho sản xuất công nghiệp (và cũng không có cách nào để đạt được mục tiêu này trong vài tháng!) Hơn nữa việc sản xuất gao cũng sớm phải được điều chỉnh để nâng cao năng suất chứ không chỉ trông chờ vào diện tích đất.
 
Đành là mở, nhưng mở phải mở theo từng giai đoạn, để cho bọn quy hoạch còn theo cho kịp, quy hoạch xong chỗ nào mới mở chỗ đấy để tránh cho cái HN này bị nát như tương như hiện nay. Đùng 1 cái các ông mở rộng luôn gấp 3-4 lần, ko có 1 quy hoạch nào chi tiết. Mấy năm tới các ông sẽ phóng tay xây các công trình của các ông ở chỗ ngon nhất, xong rồi mấy năm sau mới nói đến quy hoạch rồi cái Hà Nội lúc đó đã nát ra như tương rồi còn quy hoạch cái gì. Cái gì cũng phải có kế hoạch của nó, pằng 1 phát 1/8 biển 33 đã thành 30, lũ lượt và ồ ạt thành người thủ đô như ai thì liệu sẽ thế nào? Sao ko sáp nhập từng quận từng huyện có lộ trình hẳn hoi, dùng hết đất thì sáp nhập tiếp có phải hơn ko
 
Không nên mở rộng ra mà nên tập trung vào xây các tòa cao ốc như vậy vẫn có nhiều diện tích và tránh được nhiều bất cập do việc mở rộng thành phố. Hà Nội phát triển chưa đến đâu mà còn dàn trải xây dựng các nơi khác kéo đến mức độ phát triển còn chậm hơn nữa.
Các công trình công nghiệp đâu nhất thiết phải xây trong thành phố, và nhất định phải là của Hà Nội, thuộc Hà Tây hay Vĩnh Phúc thì vẫn sản xuất tôt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái này gõ mấy hôm, định nghĩ thêm tí nhưng thôi cứ post đại, nghe phản biện rồi sửa :D

Mở rộng địa giới hành chính là liên quan đến quản lý, sao lại liên quan đến tái định cư với những quy hoạch chi tiết dc. Nông nghiệp thì liên quan gì đến khang trang to đẹp hiện đại :D Và 20 năm nữa nó sẽ như thế nào? (trước khi đoán thì nhớ lại 10, 20 năm trước HN như thế nào ;) ) Ko về HN vẫn làm dc những cái đó, cùng lắm thì mất công giải thích hơn thôi. Quy về 1 mối thì dễ hơn trong việc điều phối giữa các vùng, ko phải mất công gom vài ông lại mới giải quyết dc 1 vấn đề mà chưa chắc các ông đã chịu. Nếu giờ bảo ông HT phát triển thế này cho hợp với quy hoạch HN thì có chịu ko?

Trước đây HN tổ chức theo kiểu mọi thứ tập trung tại 1 điểm. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa đều quanh hồ Gươm. Gần đây có thấy đưa ra quan điểm có thể tách thành nhiều khu vực khác nhau. (hình như văn hóa thì vẫn ở đấy, kinh tế thì vác ra khu Phạm Hùng...) Cái này cũng một phần để khắc phục ùn tắc giao thông khi tất cả các luồng đều đổ về 1 trung tâm. Ra khu Phạm Hùng mới thấy nếu cứ đâm đầu vào hồ Gươm thì ko bao giờ HN có thể phát triển lên 1 tầm mới. Khi đã xác định cần mở rộng thì phải tìm địa điểm thích hợp, cái bà ĐBQH hỏi đã dùng hết 938 km2 rồi à phải nói là có tư duy của 1 bà đi chợ! Quy hoạch phải có tầm nhìn 20-50 năm (ko có thì chửi kinh lắm, đến lúc có thì ko chịu nhìn). Chẳng lẽ mở về phía Tây rất thích hợp lại phải vác trung tâm kinh tế sang Sóc Sơn vì của HN mà chưa dùng hết à? Nếu quan sát kĩ thì Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì dùng sắp hết rồi. Giờ đố tìm dc hồng xiêm Xuân Đỉnh đấy.

HN từ bao năm nay theo kiểu trung tâm sửa chữa lộn xộn, tan nát, mở rộng ra thì cũng manh mún. Cái sau lại phải nhìn ngó cái trước, và ko rõ nó nhìn tương lai như thế nào để chuẩn bị sẵn, hay lại mặc xác thằng tương lai phải chạy theo nó. Khi nói đến cái tách các trung tâm ra thì mình mới thấy 1 cái nhìn chiến lược là thế nào. Cứ hình dung cái khu hồ Gươm, sửa kiểu gì để có những đại lộ rộng rãi, các tòa nhà và các con phố hiện đại? Các khu mới mọc lên cùng lắm là dc 1 cái khu đô thị, và vì nó mọc ngay ngoài khu hiện tại, ko biết ngoài nó sẽ là cái gì (trong 20-50 năm nữa), cũng chỉ cần biết riêng nó, nên ko thể tạo đột biến dc. Một cái cũ có rất ít khả năng lột xác hoàn toàn. Một cái mới, dc xây dựng hoành tráng để đóng vai trò trung tâm tương lai chỉ có thể có khi nó đã dc biết trước là trung tâm của tương lai. Phải làm thế nào? (toàn bộ cái này mình nghiệm ra khi đặt mình đứng ở đường Phạm Hùng và tự hỏi: làm thế nào khu hồ Gươm dc như thế này? Và làm thế nào để các tập đoàn lớn chi tiền xây dựng một cái như thế này? Khi hình thành thì nó sẽ là cái gì so với HN hiện tại?) (đề phòng có ng chưa biết: PH là đường kéo dài của đường sang sân bay Nội Bài, tức là vài bước nữa là sang Hà Tây) Dạo này có vẻ nở rộ cái kiểu làm hẳn cái mới chứ ko thèm nâng cấp cái cũ :-? 2 cái sân bay ở HN với HCM cũng làm mới luôn.... Có lẽ đến lúc thay đổi về chất chứ ko phải là lượng nữa rồi :D

Việc HN mở rộng đã nằm trong tính toán của nhiều ng khi nhìn vào tốc độ phát triển. Đến mức như lần này thì có hơi to, nhưng to hay nhỏ là theo chủ quan của từng ng khi xác định các thông số, tùy theo định hướng tính cho khoảng bao nhiêu năm.... Ít nhất phải tìm hiểu rõ tại sao ng ta làm như thế rồi mới phản biện dc, chưa biết tại sao thì khác gì ta quyết chống bằng dc, dù chẳng biết là chống cái gì? Làm kiểu thế thì ko phải có thể mà chắc chắn sẽ thành phá hoại.

Đây mới là thống nhất về chủ trương, còn cả quá trình lập quy hoạch, xin ý kiến, và cả quá trình xây dựng. Nói chung là còn rất lâu mới thành hiện thực, nếu nói là 1 kế hoạch cho hiện tại thì nhầm lẫn. Việc xây dựng cũng ko phải chính phủ in tiền ra làm :D Thu chi phải có kế hoạch chứ đâu làm bừa thế dc. Cũng làm dần chứ ko phải ngay lúc quyết định, và ko phải tất cả là chính phủ làm. Có quy hoạch rồi thằng nào muốn ăn thì tự đi mà làm chứ :)) (nông sản bèo bọt thì cái gì đang gây lạm phát hả trời :-B Mật độ dân số cao hàng đầu thế giới mà ko chuyển dịch sang các ngành ngốn ít đất thì dắt nhau chết đói....)

Các tin đồn kiểu các bố ăn chia thế nọ thế kia nói chung là vứt hết đi, chẳng giải quyết cái vấn đề gì. GATO để tự cắt phần bánh của mình à? Thằng nào ăn kệ *** nó, vấn đề là mình có thấy lợi ko, năm 2008 mà suy nghĩ vẫn như 18xx....
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài phản đối mở rộng thủ đô của cố TT VVKiệt:
Theo tôi biết, mở rộng Hà Nội từ 921km2 lên 3.324,92km2 chỉ mới là một ý tưởng vừa mới nảy sinh trong quá trình thực hiện đồ án "Qui hoạch vùng thủ đô". Ý tưởng đó, nếu được ủng hộ, cũng chỉ có giá trị làm tiền đề cho một công trình khoa học. Thế nhưng, Bộ Xây dựng đã trình lên Thủ tướng Chính phủ phương án như là đã được nghiên cứu thấu đáo rồi.

Thay vì chứng minh bằng đồ án, Bộ Xây dựng chỉ mới trình bày với Thủ tướng Chính phủ một ý tưởng. Một ý tưởng đưa ra ở mức độ cảm tính, giống như trước đây bộ đề xuất phá bỏ hội trường Ba Đình.

Lẽ ra trước một việc cực kỳ hệ trọng như vậy, Bộ Xây dựng phải giải trình, dựa trên những cơ sở dữ liệu, cho thấy sự cần thiết phải mở rộng thủ đô: trong quá trình phát triển, Hà Nội đang ách tắc ở khâu nào? Hà Nội thiếu đất? Thiếu bao nhiêu? Cho cái gì? Trong hơn 921km2 Hà Nội đang quản lý, đất đai đã sử dụng hết bao nhiêu? Vào những việc gì? Còn lại bao nhiêu, cần thêm bao nhiêu để làm gì? Tại sao? Lợi? Hại? Lộ trình? Ngay cả thời gian lượng định cho dự báo: 20 năm, 30 năm hay 50 năm? Căn cứ vào đâu? Chuẩn mực nào? Tiêu chí nào? Tất cả những câu hỏi phải được giải trình bằng một đồ án qui hoạch nghiêm túc với nhiều công phu, có chất lượng.

Chính yếu tố lịch sử, văn hóa đã thu hút du khách đến với Hà Nội. Trong ảnh: khách du lịch tham quan chùa Trấn Quốc ở hồ Tây, TP Hà Nội - Ảnh: T.T.D.
Qui hoạch đô thị là một lĩnh vực đa ngành, tiếp cận và xử lý nhiều phạm trù tri thức, tác động nhiều chiều đến nhiều mặt của cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển chung của đất nước. Vì vậy, mở rộng đến đâu, mở rộng như thế nào, mở rộng để làm gì, rất cần được nghiên cứu với sự phối hợp của nhiều ngành, tham khảo và sử dụng một cách nghiêm túc những kết quả nghiên cứu lâu nay của các ngành khoa học khác, thì mới mong có được một dự báo đủ căn cứ, đáng tin cậy, có tầm nhìn lâu dài. Thế nhưng việc đó cho đến nay đã không được tiến hành đầy đủ.

Kể từ khi Đảng chủ trương đổi mới, đất nước đã vượt qua khủng hoảng, nhiều lĩnh vực đã đạt được tốc độ phát triển tốt. Nhưng về xây dựng lại chưa tạo ra được cho đất nước một bức tranh đẹp.

Có thể nước ta có nhiều đặc điểm không giống các nước khi khởi đầu tiến trình đô thị hóa. Thực tế việc sao chép những mô hình đô thị hiện đại của các nước tiên tiến đang bộc lộ những độ vênh nhất định. Đặc biệt, thực tiễn phát triển đô thị khá "nóng" ở nước ta thời gian qua đang bộc lộ những khiếm khuyết, báo trước khả năng có thể xảy ra "khủng hoảng đô thị”.

Bộ Xây dựng, cơ quan chuyên ngành được giao trách nhiệm, đã tỏ ra "đuối sức" trước nhiều vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra trong cơn lốc xây dựng và phát triển đô thị hiện thời.

Đừng chọn mô hình sai lầm

Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì.
Ai cũng biết đô thị hóa là quá trình tất yếu của công nghiệp hóa. Ở những quốc gia khác nhau, trình độ kinh tế - xã hội khác nhau, tiến trình đô thị hóa cũng khác nhau. Lựa chọn loại hình đô thị thích hợp cần xuất phát từ thực tế đời sống của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, trình độ kinh tế - văn hóa, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội Việt Nam.

Theo tôi, Thăng Long - Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú; hào hùng, với văn hóa được tích lũy nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều.

Mặt khác, mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là mô hình mà các nước đi trước chúng ta đang tìm kiếm.

Thủ đô Thăng Long - Hà Nội có đủ những yếu tố đủ để xây dựng cho mình một thành phố như thế. Thay vì chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp; Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học - kỹ thuật tiên tiến, có qui mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng.

Một mô hình đô thị không cần nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài và chất xám. Đấy mới chính là "hướng nhìn - tầm nhìn" của nghìn năm Thăng Long và của thời đại.

Lối thoát cho những bế tắc của thủ đô hiện nay, theo tôi, không phải và không chỉ nằm ở yếu tố diện tích. Dù nhỏ hơn nhiều lần, nhưng có được sự đồng thuận của toàn dân nhờ những lợi ích cụ thể mà người dân có thể đong đếm được, một số thành phố - thị xã như: Hội An (Quảng Nam), Tuy Hòa (Phú Yên), thành phố Ninh Bình... đang phát triển tốt với những bước khá vững chắc. Lẽ ra Hà Nội phải là nơi làm gương cho cả nước trong việc qui hoạch và xây dựng một thành phố nhân ái, văn minh mà vẫn giàu có, năng động; sẵn sàng thích ứng với mọi đổi thay của thời cuộc và tạo ra cho chính mình bản sắc của thủ đô Việt Nam.

Muốn làm được như vậy, Chính phủ cần thành lập một "Ủy ban nghiên cứu phát triển Hà Nội" với đầy đủ thành phần, tập trung chuyên gia ưu tú từ các ngành hữu quan, khảo sát đánh giá thực trạng để có đủ cơ sở khoa học giải đáp tất cả các câu hỏi.

Quốc hội sẽ họp vào tháng này và sẽ bàn "Mở rộng thủ đô". Xin xem đây là một ý kiến đóng góp từ trách nhiệm và từ dư luận.
 
Với quá trình phát triển, quy hoạch mới là điều quan trọng nhất, chứ ko phải địa giới hành chính. 1 vùng nguyên liệu ở HT hoàn toàn có thể nằm trong quy hoạch là nguyên liệu của 1 nhà máy ở HN nằm ở vùng giáp ranh. Quy hoạch rõ ràng phụ thuộc vào các yếu tố địa lý như sông hồ, độ cao, loại đất... chứ vốn ko bị ảnh hưởng bởi vùng đất đó thuộc tỉnh nào (trừ những chính sách ưu tiên....., cái này các địa phương khác nhau cũng có thể cùng áp dụng). Quy hoạch 1 khu vực nào đó như vậy không phải vì một vùng đất nào đó thuộc HT hay HN, mà phải vì nó có phù hợp với phân bố các công trình (đại khái thế) khác xung quanh ko. Túm lại là với quy hoạch thì ko nên nhìn vào địa giới hành chính. Vì vậy để có quy hoạch tốt thì phải giảm tối đa áp lực vô lý do địa giới hành chính gây ra.

Lo ngại thủ đô quá rộng ko quản lý dc cũng ko có cơ sở. To như 1 đất nước cũng phải quản lý bằng dc chứ ko thể dùng luận điểm này. Vấn đề như vậy đã rõ: to thì chia mà trị. Trong quá khứ hay hiện tại, VN hay các nước khác cũng đều đã có những lần thay đổi địa giới hành chính, chủ yếu là để thuận tiện cho quá trình quản trị. Trở lại vấn đề quy hoạch. Việc phân chia trước đây tạm phù hợp với tầm quy hoạch. Quy hoạch một mình HN (chính xác là vùng đất nằm trong 938 km2 địa giới HN) tạm đủ với các yêu cầu. Nhưng đến khi yêu cầu quy hoạch ở một tầm mới lớn hơn, thì địa giới hành chính cũ trở thành 1 cản trở. Muốn quy hoạch một vùng rộng giờ phải do CP đứng ra chủ trì, các địa phương họp bàn thống nhất. Cái này 1-2 ngày, 1-2 việc thì ko sao, nhưng cho cả một quá trình và về tất cả mọi mặt thì phải gọi là cố đấm ăn xôi. Toàn bộ đoạn trên tạm để kết luận về vai trò cần hiểu rõ của địa giới hành chính, cái cần quan tâm là quy hoạch.

Trong bài viết của bác Kiệt, mình xin phản đối ở 1 điểm quan trọng: thời gian.

HN ko chết, nó đang sống và phát triển. Văn hóa, hay bất cứ cái gì trong đó đều biến đổi, phải biến đổi, ko thể cứ đứng mãi ở đó dc. Vấn đề chỉ là lúc nào và quy mô ra sao. Bắc Kinh là một thành phố lâu đời, văn hóa cũng rất đậm nét, nhưng ko thể vì thế mà phản đối nó phát triển một góc mới hiện đại năng động. Cũng chính vì cần bảo tồn nên khu vực hồ Gươm gần như bất khả xâm phạm về kiến trúc, vậy phải phát triển thế nào? 2000 năm trước HN chỉ là 1 bãi bồi ven sông, 1000 năm sau đấy nó thành thủ đô nước Việt, đến giờ ta đang có một cái gọi là lịch sử, văn hóa dc xây trên những cái đó, để 1000 năm nữa trả lời 1000 năm qua anh làm dc cái gì, chẳng lẽ lại bảo là gìn giữ những cái đã làm dc từ 2000 năm trước? Phải vừa bảo tồn, vừa phát triển, chứ ko thể vì bảo tồn mà ko phát triển.

Vấn đề phát triển ko phải là ai thích, mà phải theo quy luật. Vị trí HN trong tổng thể ko cho phép phát triển như kiểu Hội An. HN ko có quyền từ chối vị trí đầu tàu kinh tế phía Bắc, chỉ có quyền lựa chọn làm theo cách như thế nào. Xem 1 bức ảnh đầu TK XX mới hiểu HN đã phát triển như thế nào, gấp 4 đã ăn thua gì, mong kiềm chế sự phát triển đấy là lấy thân chèn pháo. Quá trình đô thị hóa đâu chỉ có ở VN hay HN. HN ko phải bây giờ mới là trung tâm KT, thực tế là từ xưa đến nay chưa bao giờ ko phải là trung tâm kinh tế. Mong ước nó chỉ là 1 thành phố lịch sử, văn hóa là 1 mong ước đẹp nhưng ko thực tế, HN ngay từ khi sinh ra vốn ko phải để đóng vai trò như vậy. Chỉ có 1 cách là chuẩn bị sẵn sàng để hướng sự phát triển đó theo một con đường tốt.

Lấy lại 1 nhận xét có vẻ hay hay, ko biết chính xác đến đâu :D
Cái hay nhất của Hà Nội là dân tứ xứ đến Hà Nội, bản chất của Hà Nội là kẻ chợ, là tứ chiếng.
Lẽ ra trước một việc cực kỳ hệ trọng như vậy, Bộ Xây dựng phải giải trình, dựa trên những cơ sở dữ liệu, cho thấy sự cần thiết phải mở rộng thủ đô: trong quá trình phát triển, Hà Nội đang ách tắc ở khâu nào? Hà Nội thiếu đất? Thiếu bao nhiêu? Cho cái gì? Trong hơn 921km2 Hà Nội đang quản lý, đất đai đã sử dụng hết bao nhiêu? Vào những việc gì? Còn lại bao nhiêu, cần thêm bao nhiêu để làm gì? Tại sao? Lợi? Hại? Lộ trình? Ngay cả thời gian lượng định cho dự báo: 20 năm, 30 năm hay 50 năm? Căn cứ vào đâu? Chuẩn mực nào? Tiêu chí nào? Tất cả những câu hỏi phải được giải trình bằng một đồ án qui hoạch nghiêm túc với nhiều công phu, có chất lượng.
Có thể nước ta có nhiều đặc điểm không giống các nước khi khởi đầu tiến trình đô thị hóa. Thực tế việc sao chép những mô hình đô thị hiện đại của các nước tiên tiến đang bộc lộ những độ vênh nhất định. Đặc biệt, thực tiễn phát triển đô thị khá "nóng" ở nước ta thời gian qua đang bộc lộ những khiếm khuyết, báo trước khả năng có thể xảy ra "khủng hoảng đô thị”.

Bộ Xây dựng, cơ quan chuyên ngành được giao trách nhiệm, đã tỏ ra "đuối sức" trước nhiều vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra trong cơn lốc xây dựng và phát triển đô thị hiện thời.
Thứ nhất là tại sao lại biết HN thiếu, và thiếu bao nhiêu: Câu trả lời có lẽ nằm ở tốc độ phát triển. Nhìn trên tốc độ đó có thể tính toán dc HN sẽ cần bao nhiêu trong bao nhiêu năm nữa. Tất nhiên còn nhiều yếu tố cụ thể, nhưng cái này ko phải ko tính được.

Cho cụ thể cái gì, bao nhiêu, lộ trình.... thì phải có tính toán cụ thể chi tiết. Hiện nay mới có tính toán sơ bộ, rồi mới thuê tư vấn, lựa chọn.... Làm sao đã có dc.... Vấn đề này đã dc trả lời khi QH chất vấn: phải dc thông qua về phương hướng mới có thể bắt tay vào làm quy hoạch. Đến khi đó lại phải dc thông qua lần nữa chứ đến đây chưa xong.

Điểm quan trọng nhất mình phản đối trong đoạn này ở chỗ: HN đã đi gần hết quá trình biến đổi về lượng, cần có một sự thay đổi về chất. Đây là nhận định riêng, có thể sai, nhưng ít nhất phải làm rõ đã gần đến cái giới hạn đó chưa.

Nếu 10 năm trước xây dựng 1 khu như PH có dc ko? Ko thể. Quy hoạch thế này từ 10 năm trước dc ko? Ko thể. Bộ xây dựng có thể làm dc gì khi ko có tiền. Chính giới hạn về tiềm lực đã buộc HN phải phát triển theo kiểu cơi nới, có bao nhiêu tiền thì xây bấy nhiêu nhà cho dân. Nhưng bất kì ai cũng phải hiểu cơi nới như vậy ko thể là con đường phát triển bền vững cho hàng chục năm nữa. Nếu cứ dân HN tăng thêm bao nhiêu xây thêm bấy nhiêu khu ĐTM, thì sau 100 năm nữa HN sẽ thành cái gì? Chỉ là bao giờ chấm dứt kiểu cơi nới đấy thôi. Bác cũng nhìn thấy “khả năng có thể xảy ra "khủng hoảng đô thị””:-?? Cái móng của HN đang gần đến giới hạn thì phải xây 1 cái móng mới, đó là quy luật. Nếu chỉ có 1 cách nhìn là HN thiếu bao nhiêu, ở đâu... thì ko thể hiểu dc việc này. HN cũng ko thể phá những cái đang có để xây lại từ đầu, xác định sớm định hướng sẽ càng giúp việc chỉnh sửa về sau ít tốn kém. Việc xây cái móng mới như vậy là cái ko thể tránh, làm sớm càng tốt, và bây giờ dc lựa chọn đơn giản vì bây giờ mới đủ tiềm lực.

Việc quy hoạch HN mới thực ra ít có khả năng là 1 cuộc thử nghiệm, bởi có quá nhiều bài học thực tế từ thế giới. Lịch sử, văn hóa đâu phải chỉ có HN phải xử lý, đó chắc chắn là vấn đề đầu tiên ng ta phải chú ý. Cái đáng gây tranh cãi nhiều nhất phải là cái quy hoạch, nhưng cái đấy đã có đâu.

Trong bài viết này hình như bác Kiệt muốn ám chỉ đến một tư tưởng phân biệt vùng miền thì phải. Có vẻ bác lo ngại luồng tư tưởng ko chịu chấp nhận HCM là trung tâm kinh tế nên cố gắng ganh đua :-?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây là cái nhìn của 1 ng trực tiếp làm.
http://www.vtc.vn/dothi/179885/index.htm
"Trì hoãn mở rộng Thủ đô sẽ phải trả giá vô cùng đắt"

KTS Ngô Trung Hải, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng), Phó Chủ nhiệm Đề án quy hoạch Hà Nội mở rộng khẳng định như vậy khi trao đổi với VTC News. Đề án định hướng quy hoạch Hà Nội mở rộng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được Chính phủ trình QH chiều nay, 13/5.

- Từ khi Bộ Xây dựng chính thức công khai quy hoạch mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, nhiều ý kiến cho rằng mở rộng vào thời điểm này là hơi... gấp gáp, vội vàng, chưa có sự chuẩn bị thấu đáo. Với tư cách là Phó chủ nhiệm Đề án quy hoạch Hà Nội mở rộng, ông nghĩ sao về những lo ngại này?


- Lý do cấp thiết cần phải mở rộng địa giới Thủ đô, Bộ Xây dựng đã nêu rõ trong Đề án định hướng quy hoạch Hà Nội mở rộng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Với định hướng phát triển Hà Nội là trung tâm lớn về chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học và đặc biệt là kinh tế, giao dịch như NQ Trung ương 15 xác định thì không thể nào giải quyết bài toán quy hoạch trong vỏn vẹn 921 cây số vuông được.

Hiện tại, 3 triệu dân gốc Hà Nội cộng với hơn 2 triệu dân vãng lai là dân số Hà Nội đã lên hơn 5 triệu rồi. Nếu bây giờ không nhìn trước quy hoạch mở rộng Thủ đô để mở rộng địa giới thì 20, 30 năm nữa, dân số lên tới 7 - 8 triệu, thậm chí 10 triệu người, thì rõ ràng, sẽ "chất tải" trong nội đô, lúc đó có bỏ ra số tiền lớn hơn rất nhiều so với làm quy hoạch từ bây giờ, cũng không giải quyết nổi.

Cũng có ý kiến cho rằng, Hà Nội vẫn còn đất đai phía Bắc, rồi khu vực Sóc Sơn, tại sao lại phải mở rộng thêm Hà Tây và một số địa phận các tỉnh lân cận? Nói phía Bắc đất còn mênh mông nhưng đều đã có quy hoạch dự án cả rồi, không thể mở ra được những dự án lớn phục vụ cho chính Hà Nội. Ngay Trung tâm Hội nghị quốc gia, hay Khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng đã phải tìm quỹ đất ở phía Tây (Hà Tây) và Tây Nam thành phố, làm gì còn đất phía Bắc để thực hiện? Sóc Sơn thì cả một vùng dải xanh như thế phải giữ để quy hoạch làm công viên giải trí.

Thời cơ để mở rộng Thủ đô vào lúc này, Thủ tướng đã nói rất rõ: Nhìn lại thì đúng là chúng ta đang có khó khăn trước mắt là lạm phát nhưng vận hội của Việt Nam đang rất lớn, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang đổ về Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội, chúng ta có muốn đón nhận dòng vốn đó không, có đủ diện tích, không gian, đủ những dự án lớn để họ vào đầu tư không? Chưa kể các DN trong nước cũng đang dần lớn mạnh, nhu cầu về đất đai để sản xuất kinh doanh, phát triển cũng rất lớn.

Nếu cứ chờ vài năm nữa, toàn bộ diện tích của Hà Tây, Vĩnh Phúc... phát triển dự án nhỏ lẻ hết rồi, không còn đất cho Thủ đô. Trong 4 tháng nay, và cả 5 năm vừa rồi nghiên cứu quy hoạch vùng, chúng tôi được Thủ tướng cho phép đi rà soát hết tất cả địa bàn dự kiến mở rộng, thấy dự án xin đầu tư ở các tỉnh rất là nhiều.

Nếu không sớm nghĩ đến quy hoạch mở rộng, Hà Tây phát triển kiểu Hà Tây, Vĩnh Phúc phát triển kiểu Vĩnh Phúc..., sau này mới tính đến mở rộng Thủ đô thì không thể quy hoạch nổi, hoặc phải trả giá vô cùng đắt cho việc giải phóng mặt bằng, lập lại quy hoạch.
Bài học của con đường đắt nhất hành tinh tại Hà Nội hiện nay là một ví dụ.

Cũng phải nhấn mạnh không phải ngay ngày mai, khi QH quyết định xong ranh giới Thủ đô là có thể xây dựng ngay được, mà nguyên tắc, muốn có quy hoạch phải xác lập trước ranh giới. Không ai đi làm quy hoạch cho Hà Nội lấn sang cả địa phận Hà Tây khi chưa được phép mở rộng địa giới. Hà Tây sẽ phản ứng ngay: Tại sao đây đang là đất của tôi mà ông lại đi quy hoạch thành của ông?

- Trước đây Hà Nội cũng từng "ôm" cả Xuân Mai (Hà Tây) nhưng thất bại? Lần này liệu có khả thi, thưa ông?

- Thất bại của lần mở rộng Thủ đô trước đây là do tư tưởng nôn nóng và thiếu quy hoạch. Giờ nhìn lại thấy cả vùng mở rộng lúc đó chỉ chuyên trồng rau, chưa có tư tưởng chuẩn bị cho phát triển đô thị.

Lần này chúng ta đã có kinh nghiệm từ thất bại trước. Việc mở rộng Hà Nội lần này Chính phủ tính toán bắt đầu từ quy hoạch vùng. Trách nhiệm nghiên cứu về địa giới quy hoạch là của Bộ Nội vụ, còn những người làm quy hoạch như chúng tôi có trách nhiệm thiết kế định hướng quy hoạch trong phạm vi địa giới đó.

- Nếu thực hiện theo đúng định hướng quy hoạch diện mạo thủ đô mới như Đề án của Bộ Xây dựng, hẳn sẽ có nhiều đối tượng phải di dời ra khỏi nội đô Hà Nội?

- Không phải bị di dời, mà là phải dãn dân bằng chính sách kích thích họ sống ở những vùng ngoại vi. Hiện nay Bộ Xây dựng đang xây dựng chính sách nhà ở xã hội để dành cho các đối tượng thu nhập thấp, các đối tượng dãn dân, đền bù GPMB...

- Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều người mất kế mưu sinh và mất đi khoản thu nhập lớn so với khi họ sống ở nội đô, ở vùng trung tâm TP?

- Vấn đề là việc làm. Như thành công của các đô thị ở Pháp cho thấy, không bao giờ người ta xây dựng các đô thị mới chỉ để ở, tức là "sleeping city" (các TP "ngủ"). Kinh nghiệm của Pháp là tất cả đô thị vệ tinh phải quy hoạch có đủ việc làm, đủ cơ sở vật chất dịch vụ và chỗ ở, đều có trung tâm thương mại, khách sạn, cửa hàng... tất cả những dịch vụ đó luôn được quy hoạch theo khu dân cư. Tránh xây dựng những khu ở đơn thuần, sẽ thất bại, cho nên mới gọi các đô thị này là đô thị chức năng. Mỗi một TP có một chức năng của nó.

Xây dựng ngay các trục giao thông, phát triển các khu nhà ở xã hội

- Vậy nếu được QH phê chuẩn việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Hà Nội sẽ bắt tay thực hiện phần việc nào trước tiên?

- Bản quy hoạch này mới chỉ là định hướng về tầm nhìn, còn muốn bắt tay vào thực hiện thì phải chờ hoàn tất quy hoạch chi tiết, với sự tham gia của các chuyên gia quy hoạch có tiếng ở ngoài nước. Dự kiến việc lập quy hoạch chi tiết sẽ diễn ra trong 2 năm, đến 2009 để đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Thủ đô Hà Nội sẽ có phác thảo toàn cảnh, chi tiết về diện mạo mới. Sau đó mới bắt tay hiện thực hóa.

- Nhưng với tư cách là người trong cuộc và với tầm nhìn của một người làm công tác quy hoạch nhiều năm thì theo ông, Hà Nội nên chú trọng thực hiện nội dung nào trước trong định hướng quy hoạch Thủ đô mở rộng, sau khi có quy hoạch chi tiết?


Sau này mới tính đến mở rộng Thủ đô thì không thể quy hoạch nổi, hoặc phải trả giá vô cùng đắt cho việc giải phóng mặt bằng, lập lại quy hoạch.

- Thứ nhất là hoàn chỉnh các vành đai lớn của Thủ đô, đặc biệt là vành đai 4. Vành đai 4 hiện nay là phải quản lý thật chặt, tránh tình trạng như vành đai 3 - giờ "tắc" không thể nào hoàn thiện nổi. Vành đai 2 thì coi như "liệt" rồi.

Hai là xây dựng những trục giao thông lớn nối giữa các TP đã có. Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Quan Sơn, Mỹ Đức, Đại Nghĩa có rồi, thì đầu tiên là phải mở những trục giao thông lớn với tối thiểu mỗi bên ít nhất 4 - 5 làn xe, có hệ thống ưu tiên cho xe buýt chạy nhanh, không gian lớn hai bên đủ về năng lực giao thông để hàng chục năm sau không phải làm lại.

Kế đến là thực hiện những dự án mang tính quan trọng của đô thị, ví như chương trình về phát triển nhà ở và các chương trình xã hội - cực kỳ quan trọng. Xây dựng các khu dịch vụ kèm theo các chương trình phát triển nhà ở xã hội đó. Khu vực nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.

Ngay sau đó là dừng ngay tất cả các KCN đang lẻ tẻ, manh mún trong Hà Nội để xây dựng những KCN tập trung về phía Nam để chấm dứt tình trạng ô nhiễm tràn lan trong lòng Hà Nội. Chấm dứt ngay vì mức độ ô nhiễm đã trầm trọng.

Nếu không thực hiện được các vấn đề đó trước tiên thì các văn phòng vẫn ngày càng mọc lên ở nội đô, chung cư càng chen chúc xây trong lòng Hà Nội vì họ không còn cách nào khác là đầu tư vào trung tâm, và người dân không có sự lựa chọn nào khác khi vẫn phải đi làm trong TP. Cho nên, phải sớm tạo ra giao thông, sớm tạo ra việc làm, chỗ nghỉ và dần kích thích các dự án lớn đầu tư ở các đô thị vệ tinh, các trung tâm chức năng để tạo sức mạnh riêng cho từng đô thị, từng trung tâm này.

Cần có Luật Thủ đô để đảm bảo thực hiện quy hoạch

- Trong bức tranh diện mạo thủ đô mới hiện đại, đồng bộ và rộng lớn đó, bản sắc Hà Nội sẽ được gìn giữ và phát huy ra sao, thưa ông?

- Cái hay nhất của Hà Nội là dân tứ xứ đến Hà Nội, bản chất của Hà Nội là kẻ chợ, là tứ chiếng. Điều quan trọng nhất là khi người ta được sống trong một môi trường về văn hóa, giáo dục của một Thủ đô giàu truyền thống thì tự nhiên con người người ta khác đi, ứng xử khác, tự nhiên người ta cải hóa lại, không giữ "đất lề quê thói" có thể gây ảnh hưởng đến môi trường văn minh chung nữa.

Ví dụ cách sống ở quê phần lớn khi tham gia giao thông cứ nghêng ngang trên đường, bất tuân luật lệ thì khi sống ở Thủ đô, buộc phải tuân thủ theo đèn xanh, đèn đỏ, nếu không sẽ bị phạt thì không thể tiếp tục giữ thói quen nghêng ngang được.

Hay như ở Bắc Kinh, Singapore, muốn người dân không vứt rác, nhổ nước bọt ra đường chỉ có phạt. Phạt nghiêm, lập tức sợ ngay! Tự nhiên nó thành ra nếp sống Thủ đô, văn hóa Thủ đô chính là chính quyền tạo ra cơ sở vật chất, điều hành bằng luật lệ thế rồi người dân cứ tuân thủ mà sống. Cứ phải thiết quân luật thì mọi việc sẽ vào nền nếp, tự dưng tạo nên bản sắc văn hóa ở Thủ đô chứ sao.

- Nói đến "thiết quân luật" lại phải đặt vấn đề: Bài học trong quá khứ về quy hoạch Hà Nội cho thấy, không phải Hà Nội chưa từng có quy hoạch mà là không tuân thủ đúng quy hoạch, phá vỡ quy hoạch. Vành đai 2, vành đai 3 như ông vừa nói là một ví dụ. Vậy phải làm sao để đảm bảo quy hoạch thủ đô mở rộng được thực hiện nghiêm túc?

- Nếu QH ban hành được Luật Thủ đô là tốt nhất. Các nước người ta có Luật thủ đô, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt lắm.

Luật Thủ đô sẽ là cơ sở, căn cứ để toàn bộ tập thể, lãnh đạo Thủ đô phải tuân theo thực hiện. Sau đó xây dựng cơ chế Vùng Hà Nội, phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Kế tiếp là xây dựng mô hình chính quyền đô thị cho Hà Nội để Hà Nội thực sự là chính quyền năng động, đủ tầm quản lý Thủ đô mới. Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh trong quản lý các TP vệ tinh, các đô thị chức năng để cấp quản lý các đô thị chức năng này được tự quyết rất nhiều dịch vụ công.

Quan trọng hơn, là phải có một đội ngũ lãnh đạo đủ sức quản lý đô thị rộng lớn như quy hoạch mới. Hà Nội là thủ đô của cả nước, nhân tài của quốc gia không thiếu, hãy lựa chọn những nhân tài quốc gia về quản lý Hà Nội, không hẳn chỉ trông vào đội ngũ hiện nay để quản lý Hà Nội. Phải coi xây dựng và quản lý, phát triển Thủ đô Hà Nội là trách nhiệm của toàn dân.

Nói một cách khác, quy hoạch đô thị không chỉ là bản vẽ quy hoạch, bản vẽ chỉ là một phần thể hiện ý chí, mà kết hợp với nó, có thành công được hay không còn yếu tố vô cùng quan trọng là bộ máy nhân sự điều hành, quản lý thủ đô sao cho xứng tầm và hiệu quả.

Xin cảm ơn ông!

Quang Hiển (thực hiện)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em chỉ thấy ko cứ cái gì phát triển mới cũng phải mang tên Hà Nội, để Hà Nội như nó vốn có và phát triển vùng lân cận thì ko được hay sao?
 
Nhìn bức ảnh chụp phố Nguyễn Khuyến đầu thế kỉ XX thì hiểu HN xưa nhỏ như thế nào. Cái phố thuộc hàng trung tâm HN bây giờ mà thời đó chỉ lơ thơ mấy cái nhà lá.... Nếu ai cũng nghĩ để nguyên nó thì làm gì có HN bây giờ :( Cái khách quan là dù muốn hay ko nó vẫn cứ phát triển, chỉ có khác là nếu mình nhận ra sự hiển nhiên đó thì chủ động hướng sự phát triển như thế nào. Cứ việc quy hoạch và để địa giới hành chính như cũ cũng vẫn làm dc, nhưng tự mình tạo khó khăn cho mình thì có đáng ko? Có lẽ khó khăn làm kiểu này rất đáng kể đấy.

Cái đoạn trên viết về HN sống chủ yếu muốn nhấn mạnh 1 điểm: HN trong mọi ng hiện giờ dc tạo bởi các giá trị quá khứ, nhưng đấy ko phải là tất cả. Nó phải tiếp tục phát triển, tiếp tục thu nhận các giá trị, dấu ấn hiện tại, và cả tương lai. Khi đứng ở tương lai nhìn về lịch sử HN sẽ ko chỉ có những cái tạo từ 2008 trở về trước, mà còn cả những cái sẽ tạo ra từ giờ đến đó. Cái HN hiện giờ có dc vì 1000 năm qua nó ko chết mà tiếp tục phát triển. Bất kể nó phát triển thế nào thì cũng là lịch sử của nó, đặt nó vào vị trí như vậy. Đóng khung nó như quá khứ là giết chết nó. Cần chấp nhận cho nó thay đổi như đúng vai trò của nó.

Tự dưng thấy mình văn thơ lai láng :)) =))
 
Back
Bên trên