Hà Nội-Amsterdam: Bây giờ và mãi mãi

Nguyễn Xuân Toàn
(topower)

New Member
Đây vẫn là chuyện đáng bàn và sẽ còn phải bàn, nên dù topic biến mất một cách hơi kì kì thì mình cũng xin post lại nhé :)

http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=52709 <--- LINK Trên cùng của phần Hoạt Động Của HAO (Link sang topic Ams-Bây giờ và Mãi MãI) đang trỏ vào hư vô. Mong admin sửa lại nhé :)

http://tackeblog.multiply.com/journal/item/1103

Quote: Bình luận của Tắc Kè:

Người con giờ đã to hơn áo cũ. Bố mẹ cho cái áo mới nhưng đòi đổi tên con trong chứng minh thư.

Thương hiệu trường Ams đã vượt ra khỏi quy mô Hà Nội, vươn ra quốc tế và đó là thứ Sở Giáo dục Hà Nội thấy khó chịu.

Thêm nữa, học sinh trường Ams không có ai vào Sở Giáo dục Hà Nội làm công chức. Cũng chẳng ai làm Thứ trưởng hay Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Nếu Mỹ muốn đổi tên Đại học Harvard, liệu bác Nguyễn Thiện Nhân có đồng ý không, khi bác cũng từ trường đó mà ra?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Viết bài cảm giác phản động thế anh ?
 
Từ blog Nhị Linh - Cao Việt Dũng. Bài này casual k có tính tranh luận lắm nhg thú vị phết xD

Trường cũ mất tên
Tôi mới nói chuyện mất bóng. Ngày xưa khi học ở trường cũ chúng tôi cũng hay bị mất bóng. Mất quả bóng ném, mất quả bóng rổ, mất quả bóng đá. Có lần tôi còn nhớ thầy hiệu trưởng hồi đó, thầy Đào Thiện Khải (xin thầy tha lỗi cho chúng em, chúng em chưa bao giờ gọi thầy đúng tên, mà toàn gọi là "Khải méo", nhưng cũng không thể làm khác được, vì cứ nhìn thầy là ngay tức khắc cái hình ảnh ấy nó hiện ra) một lần lẳng lẳng đi từ phòng thầy ra cầm quả bóng bọn học trò vừa đá một cú cực kỳ mạnh về phía ban giám hiệu, rồi trở vào phòng cùng chiến lợi phẩm. Quả bóng ấy một đi không trở lại, nhưng cũng phải ghi nhận là trường đã cho làm cả một dãy dài lồng sắt ở ban công tầng dưới cùng, một dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy việc đá bóng không bị cấm, tuy rằng khi thầy Đào Thiện Khải (đến giờ thì gọi đúng tên thầy đã dễ hơn rồi) bực quá thầy vẫn sẽ tịch thu như thường.

Mất tên có nghiêm trọng như mất bóng không? Nhiều khi còn nghiêm trọng hơn nhiều. Ta đã biết nhiều ví dụ.

Nhưng nói cho cùng, cái tên cũng chỉ là cái tên. Ngày xưa vua chúa thích lên là đổi niên hiệu, báo hại các nhà sưu tầm tiền cổ ngày nay đến mệt. Mặc dù rất tiếc vì chưa bao giờ được nhìn thấy một niên hiệu nào đại loại "Ve Sầu", "Cây Gậy", "Mặt Lưỡi Cày" mà toàn những "Thuận Thiên" với cả "Hồng Đức", tôi vẫn thấy rằng các ông vua thật là sướng, một hôm nhọt mọc ở mông sáng ra tức mình đổi cái tên cho nó đỡ đau. Rồi thì dính liền với đó là húy với kỵ, báo hại sĩ tử học toét mắt. Lơ mơ đi thi mà lại bước thẳng vào tù bóc lịch. À hồi đó chưa có lịch, chắc là các cụ đếm chấy.

Ở một nền cộng hòa, ai người ta làm thế. Trường cũ của tôi có một màu sắc lý tưởng cộng hòa rõ rệt, trước hết là nguồn gốc xuất thân của học sinh. Cùng học với nhau có con của ủy viên trung ương đảng, nghệ sĩ diễn viên, trí thức tầm tầm, lái buôn, nông dân. Tất tật cùng gào to bài hát không rõ là ai sáng tác, đến giờ tôi vẫn còn nhớ vài câu: "Một dòng sông bắt đầu nơi khe suối... Còn chúng em bắt đầu từ mái trường" và điệp khúc là tên trường lặp đến mấy lần.

Sau này phòng tập lát gỗ dành cho môn bóng ném bị mất đi đầu tiên, rồi sân bóng đá cũng bị mất, hình như thay thế bằng sân bóng chày. Hồi đó tôi nghĩ sao mà tệ hại, trường cũ mỗi ngày một đi xuống. Giờ thì tôi hiểu học sinh khóa trước cũng có xu hướng nghĩ về chúng tôi như vậy, ai cũng thích nghĩ xấu về người đi sau mình, vì nghĩ xấu về người đi trước là chưa đủ. Còn thực tế, đó là một trường rất tốt, đồng thời rất nhạy bén, như là cho thuê một phần trường, mở rất nhiều lớp học thêm, sau này lấy thêm cả học sinh cấp hai, rất nhiều giải pháp vân vân và vân vân. Thầy giáo cô giáo có mức sống rất khá và nhiều người có trình độ rất cao. Sau này khi lên đại học tôi thấy nhiều giảng viên không sánh nổi về trình độ với thầy giáo trung học của tôi.

Khi đọc thấy tin trường cũ sắp "đổi tên" theo cách nói của báo chí, còn theo tôi là "mất tên", thực sự tôi thấy khá là buồn. Tôi thấy tôi có nhu cầu khi đi cùng ai đó qua trường cũ, được chỉ tay vào khu nhà mà nói ngày xưa tôi đã học ở đây. Cũng như là tôi thích cảm giác đi qua nơi mình đã từng học mẫu giáo, nơi tôi mua quyển sách đầu tiên trong đời, cái bể bơi hồi bé, thư viện công cộng từng làm tôi choáng ngợp biết bao nhiêu giờ thấy cũng rất bình thường, thậm chí là nhỏ xíu. Hà Nội là thành phố tôi không đặc biệt thích, tôi còn rất ghét nhiều đặc điểm của nó, tôi còn nghĩ nó là một cái thành phố vô cùng kỳ cục, nhiều cái rất xấu, tệ hại khủng khiếp, nhưng không nơi đâu khác có thể cho tôi những cảm giác ấy.

Một buổi tối đã lâu rồi đi cùng thằng bạn qua một đoạn ruộng, bỗng thằng bạn nói với tôi là chỗ này với nó rất thân thương. Tôi chưa kịp hết choáng váng vì nó dùng một cái từ không hề có điểm chung với bản tính thường ngày, thì nó đã nói thêm, đêm nào về nhà qua quãng này nó cũng dừng xe để tè một bãi.

Bây giờ trường cũ của tôi đang bị chính quyền Hà Nội tè lên đầu như vậy. Thật là tiếc vì chưa có học sinh cũ nào của trường vào Bộ Chính trị. Lịch sử của trường cũng chưa có bao nhiêu lâu, so sánh làm sao được với lịch sử thành phố Hà Nội Tây Tiến. Có lẽ đó là lý do.

Nghiêm túc mà nói, với tôi một cái đại lễ 1.000 năm cho một thành phố chỉ là một chuyện vớ vẩn, so với việc lập ra một ngôi trường tốt để dạy trẻ con. Vì cái này mà bắt cái kia mất tên, đúng là một chuyện vớ vẩn.

Thật ra tôi đã quá quen với những cái thứ kỳ cục của lãnh đạo thành phố Hà Nội. Khó mà ngạc nhiên được nữa lắm. Tôi chưa bao giờ có hân hạnh biết thành phố nào có nhiều nhà lãnh đạo dở người như ở đây. Lẽ ra nhân dịp này họ phải làm một loạt trường mất tên luôn:

- Trường Chu Văn An thành trường Hà Nội luôn. Trước kia đổi tên rồi, giờ đổi nữa cũng có làm sao: Bảo Hộ rồi Bưởi rồi Chu Văn An (sau Bưởi lẽ ra phải thành Đào Quýt Lựu Táo mới hay chứ nhưng thôi không bàn sâu mấy cái vụ này).
- Trường Trần Phú thành trường Hà Nội luôn. Trước làm bay mất tên Hoàn Kiếm cũng có ai nói gì đâu.
- Trường Việt-Đức thành trường Hà Nội luôn. Bây giờ ai mặc na-tô Đức.
- Trường Nguyễn Trãi thành trường Hà Nội luôn. Nguyễn Trãi có bao nhiêu năm tuổi đảng?
- Tất tật thành trường Hà Nội hết.

Cho nó máu.





_____________________

Btw, bác Nhân chỉ học cái course ngắn tí ở Harvard thì có liên quan j` đến trường đâu :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:"> 8-| 8-| :">__:"> :"> :"> :">
:"> :"> 8-| :">__:"> 8-| 8-| :">
:"> 8-| :"> :">__:"> 8-| 8-| :">
:"> 8-| 8-| :">__:"> :"> :"> :">

:"> :"> :"> :">__:"> :"> :"> :">__:"> 8-| 8-| 8-| 8-| 8-| :">
:"> 8-| 8-| 8-|__:"> 8-| 8-| :">__:"> :"> 8-| 8-| 8-| :"> :">
:"> 8-| 8-| 8-|__:"> 8-| 8-| :">__:"> 8-| :"> 8-| :"> 8-| :">
:"> :"> :"> :">__:"> :"> :"> :">__:"> 8-| 8-| :"> 8-| 8-| :"> __ :star:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bị ai đó có vía hù 1 cái thì mod/admin phải xóa chứ sao ;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cố lên các chú, các chú là tương lai của đất nước. :D
Thế mới thấy ko hiểu ngày xưa vua Nguyễn (có phải Minh Mạng ko nhỉ :-?) đổi tên Thăng Long thành Hà Nội sĩ phu Bắc Hà có phản đối mạnh không nhỉ :D.
 
Cố lên các chú, các chú là tương lai của đất nước. :D
Thế mới thấy ko hiểu ngày xưa vua Nguyễn (có phải Minh Mạng ko nhỉ :-?) đổi tên Thăng Long thành Hà Nội sĩ phu Bắc Hà có phản đối mạnh không nhỉ :D.

nếu có lý do thực sự chính đáng thì sĩ phu phải nghe chứ ạ :D
 
Mình có nghe đc 1 câu là : Cái gì cũng phải đc đặt trong thời khắc lịch sử của nó.
 
Cố lên các chú, các chú là tương lai của đất nước. :D
Thế mới thấy ko hiểu ngày xưa vua Nguyễn (có phải Minh Mạng ko nhỉ :-?) đổi tên Thăng Long thành Hà Nội sĩ phu Bắc Hà có phản đối mạnh không nhỉ :D.

ngu trung và có đầu óc
dân chủ và phong kiến
8-|
 
đọc comment của blog tắc kè sao mà thấy nhiều ng suy nghĩ nông cạn thế ko biết T.T
chỉ muốn ném cho cái dép với nhét cho viên gạch vào mồm T.T
 
Bài mới:

http://tuanvietnam.net/2010-02-22-tu-harvard-den-ha-noi-amsterdam

Từ Harvard đến Hà Nội - Amsterdam
Tác giả: Huỳnh Thế Du
Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước

John Harvard chỉ hiến tặng một phần tài sản mà được vinh danh như vậy ở một đất nước với mấy trăm năm lịch sử. Samkalden đã giúp tạo ra cả một ngôi trường danh tiếng Amsterdam như vậy, tại sao không?

Chuyện Harvard

Nói đến giáo dục chắc hẳn nhiều người sẽ nhắc đến Harvard, nhưng có lẽ không nhiều người biết được những giai thoại xung quanh tên gọi của trường đại học danh tiếng này.

Trên trang web của Harvard viết "Tên gọi Harvard được lấy từ tên của người quyên góp đầu tiên, mục sư trẻ John Harvard của Charlestown. Sau khi qua đời vào năm 1638, ông ta đã hiến tặng một nửa bất động sản của mình cho Trường được thành lập vào năm 1636."

Wikipedia còn mô tả chi tiết hơn: "Đầu tiên ngôi trường được gọi là "Trường đại học mới" hay "Trường đại học ở New Towne", sau đó được đổi tên thành đại học Harvard vào ngày 13/03/1639. Nó được đặt tên sau khi John Harvard, một mục sư trẻ người Anh, hiến tặng cho Trường thư viện 400 quyển sách và 779 bảng (một nửa bất động sản của ông ta)."

Rất đơn giản, tên của đại học lừng danh này chính là tên của người đầu tiên quyên góp cho trường, chứ không phải tên của một nhà sáng lập, nhân vật nổi tiếng hay địa danh nào đó.

Ngày nay, tượng của John Harvard được đặt ở vị trí trang trọng trong khuôn viên của trường. Ngoài chuyện du khách luôn được mách rằng nếu sờ vào chân trái của John Harvard sẽ gặp may mắn, còn có một câu chuyện lý thú khác quanh bức tượng này.

Phương châm của đại học Harvard là "VERITAS", tiếng La tinh có nghĩa là chân lý hay sự thật. Nhưng bức tượng John Harvard có đến ba điều không phải sự thật. Nói đơn giản đây là bức tượng của ba điều dối trá.

Trên bệ tượng ghi ba dòng chữ: John Harvard, Người sáng lập, 1938 (John Harvard, Founder, 1638). Tuy nhiên, trên thực tế, John Harvard không phải là người sáng lập; ngôi trường được thành lập vào năm 1636 chứ không phải 1938; và đây không phải là tượng thật của John Harvard mà gần 250 năm sau (năm 1884) nhà tạc tượng người Pháp Daniel Chester đã chọn một sinh viên của trường để làm mẫu cho bức tượng của mình.

Hơn một thế kỷ đã qua "bức tượng của ba điều dối trá" vẫn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi trường lấy sự thật làm phương châm, kể cũng lạ?

Trong lịch sử gần bốn thế kỷ, đại học Harvard đã trải qua không ít biến cố và có những sự kiện đáng để đổi tên cũng như có những nhân vật hay địa danh xứng đáng để đặt tên cho ngôi trường danh tiếng này.

Ví dụ, năm 1779, John Adams, cựu sinh viên của Harvard, người sau này trở thành tổng thống thứ hai của nước Mỹ đã dự thảo bản hiến pháp đầu tiên của bang Massachusetts. Đây được xem là bản hiến pháp lâu đời nhất vẫn còn hiệu lực ở Hoa Kỳ và nó đã tạo điều kiện để Harvard trở thành một đại học quy mô và nhận được tài trợ rất lớn từ chính quyền bang Massachusetts.

Xét về lý, chính quyền bang Massachusetts hoàn toàn có thể đề nghị đổi tên Harvard thành đại học Massachusetts chẳng hạn vì hai lý do. Thứ nhất, trường này được thành lập bởi chính quyền thuộc địa của Anh trước đó. Thứ hai, kinh phí hoạt động chủ yếu là từ ngân sách nhà nước.

Xét ở một góc độ khác, với đóng góp cho trường và cho nước Mỹ, John Adams hoàn toàn xứng đáng để đặt tên cho ngôi trường này.

Tuy nhiên, trong lịch sử đại học Harvard, sau lần đổi tên duy nhất nêu trên, chưa bao giờ người ta đặt lại vấn đề này.

Giờ đây cái tên Harvard được nhắc đến với sự ngưỡng mộ của nhiều người, nhưng cách đây gần bốn thế kỷ, nó cũng chỉ là một cái tên bình thường như tên của những người hiến tặng tài sản để xây trường ở nước ta. Thậm chí khi đó chưa có internet và truyền thông chưa phát triển đến mức mà cả nước biết được một người hiến tài sản cho một trường học như ngày nay.

Chuyện Hà Nội - Amsterdam

Wikipedia viết "Vào năm 1972, khi chiến tranh Việtnam sắp kết thúc, Hà Nội chịu sự tàn phá nặng nề của bom Mỹ, tiến sỹ Samkalden, thị trưởng thành phố Amsterdam, Hà Lan đã khởi động một chiến dịch kêu gọi người dân thành phố quyên góp để thành lập một ngôi trường hiện đại, được trang bị tốt ở Hà Nội nhằm biểu thị sự ủng hộ đối với người dân Hà Nội. Kết quả của chiến dịch này là sự ra đời của trường PTTH Hà Nội - Amsterdam. Ngày 5/9/1985, năm học đầu tiên chính thức bắt đầu.

Tuy mới được hình thành 25 năm, nhưng trường PTTH Hà Nội - Amsterdam đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo bậc trung học phổ thông tốt nhất Việt Nam. Nếu có xếp hạng quốc tế cho các trường trung học thì chắc chắn trường Ams sẽ ở vị trí rất cao. Đây không chỉ là niềm tự hào của nhà trường, người dân Thủ đô mà còn của cả dân tộc Việt Nam.

Hơn thế trường PTTH Hà Nội-Amsterdam có lẽ còn là một trong những biểu tượng sinh động nhất của tình hữu nghị giữa hai thành phố Hà Nội và Amsterdam cũng như giữa hai dân tộc yêu chuộng hòa bình Việt Nam và Hà Lan.

Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Trên thực tế chúng ta đã và đang thiết lập quan hệ với rất nhiều quốc gia. Hàng trăm công trình hữu nghị đã được xây dựng, nhưng có lẽ không nhiều công trình có thể giúp ích cho Việt Nam như ngôi trường này.

Tôi chưa có dịp đến trường Ams nên không biết cụ thể việc tôn vinh những người có công tạo ra nó như thế nào, nhưng với đóng góp của tiến sỹ Samkalden, sẽ không quá nếu tượng của ông ta được đặt ở chỗ trang trọng trong trường.

John Harvard chỉ hiến tặng một phần tài sản mà được vinh danh như vậy ở một đất nước với mấy trăm năm lịch sử. Samkalden đã giúp tạo ra cả một ngôi trường danh tiếng như vậy, tại sao không? Chúng ta có hơn 4 nghìn năm lịch sử vẻ vang và Hà Nội có 1.000 năm Thăng Long kia mà.

Nói tóm lại, cái tên Hà Nội-Amsterdam cần được nâng niu và gìn giữ vì nó không chỉ là biểu tượng của tình bằng hữu giữa hai thành phố, hai quốc gia, hai dân tộc mà nó còn cho thấy chúng ta là những người ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đạo lý tốt đẹp của người Việt mà mỗi học sinh được dạy ngay từ bậc tiểu học.


Cám ơn Vietnamnet :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dành cho các bạn còn quan tâm đến cái tên trường Ams : Không phải lúc nào quyết định của UBND các tỉnh thành cũng là bất di bất dịch. Hãy nhớ cái dự án đồi vọng cảnh 4 năm về trước đã bị dừng lại thế nào. Tại sao ta không tìm sợ trợ giúp của bộ giáo dục-đào tạo?

http://vietbao.vn/Van-hoa/Bo-VH-TT-de-nghi-dung-du-an-doi-Vong-Canh/40069561/181/

TRong Chuyện Đồi Vọng Cảnh thì thực ra lực lượng đối mặt lại quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yếu hơn lực lượng và quân số hơn Amsers. Những người bảo vệ đồi Vọng Cảnh là một vài người yêu Huế có tâm huyết (có cả bác Cù Huy Hà Vũ mà giờ khá nổi tiếng)

Nhưng mà họ đi đúng đường. Họ tìm sự giúp đỡ của những người có “thẩm quyền,” và các nhà văn hóa, hơn là tụ tập xin chữ kí nhân dân Thừa Thiên Huế nhằm dừng quyết định này lại. Người Huế, mặc dù yêu đồi Vọng Cảnh, cũng không đến nỗi mở phong trào quần chúng như mình. Ngược lại, chỉ có vài người cứu đồi Vọng Cảnh, nhưng họ làm rất nhiều và họ gõ rất đúng cửa. Họ không tụ tập xin chữ kí như mình (Nói thật là tụ tập thanh niên xin chữ kí này nọ là một việc khá là đáng kiêng kị trong xã hội và hệ thống chính trị ta) Tụ tập kí cọt này nọ báo động những người có thẩm quyền rằng đây là hành động chống đối tập thể, công khai. Ngược lại, như những người bảo vệ đồi Vọng Cảnh, họ gõ đúng cửa, họ đi tìm cơ quan đoàn thể này kia để bảo vệ.

Vụ xin kí tá vừa rồi cho thấy học sinh Ams mình giỏi tổ chức mà thú thật là ....ngây thơ về chính trị quá :( (Mình nói thế Amser mình cũng có lẽ không nên tự ái :) Còn phải làm nhiều, và như vụ đồi Vọng Cảnh cho mình thấy, còn gõ cửu nơi này kia cứu Ams được) Để đến nỗi ban giám hiệu ra thông báo "cấm kí các quy định trái pháp luật," rồi buổi xin chữ kí bị hủy một cái rất ...có vấn đề.



Vietnamnet = bastion of Vietnamese liberalism/progressivism?
:D Bác Huỳnh Thế Du cũng viết về Ams (bài anh Hưng post) kìa :D One of my favorite scholars & economists!!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tự nhiên thấy những topic cũ biến mất - cũng thấy buồn buồn.
Không lẽ không còn ai muốn ngôi trường thân thương của mình vẫn mang tên từ thuở khai sinh? Nếu còn thì chúng ta có thể bàn bạc để tìm ra 1 phương án khả thi.
"Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" mà
 
Em vừa nhìn thấy một cái chữ kí bên trang web Mãi mãi Hà Nội-Amsterdam :)

Trần Thị Kim Bính:
Thông điệp: Cảm ơn các em đã nói giúp cô và nhiều thầy cô khác những điều muốn nói..
 
Ok đàng rằng nó biến mất, hay không tiếp tục hay thế nào cũng được.

Nhưng không ai có trách nhiệm thông báo hộ 1 cái, hay chỉ 1 topic thôi là tiếp tục hay dừng lại và lý do vì sao.

Bụp cái biến mất như sao băng.
 
Em vừa nhìn thấy một cái chữ kí bên trang web Mãi mãi Hà Nội-Amsterdam :)

Trần Thị Kim Bính:
Thông điệp: Cảm ơn các em đã nói giúp cô và nhiều thầy cô khác những điều muốn nói..

Đọc dòng này mà nao lòng =) Hôm trc về trường vô tình gặp cô Ái Tâm ( ngày trc là cựu Amser ), cô Vân Anh.. các cô cũng buồn nhiều... Ams ơiiii...
 
Vietnamnet hôm nay đã đăng bài của blog Hiệu Minh

http://www.tuanvietnam.net/2010-03-03-chan-phanh-va-chan-ga

Chân phanh và chân ga

Một xứ bỏ ra hàng tỷ đô la để bảo vệ thương hiệu. Xứ khác trong nháy mắt với vài chục triệu đô có thể hô biến một truyền thống?

Ai dùng xe hơi đều biết có hai chân phanh và ga. Muốn xe đi phải nhấn ga, lúc dừng chuyển sang đạp phanh.

Ở tầm quản lý cũng phải hiểu cơ chế "phanh" và "ga" này. Tuy nhiên, nếu vị lãnh đạo nào ngồi nhầm chỗ, hoặc do "mua" bằng, tài xế "bất đắc dĩ" đôi khi "vọt ga" bất ngờ, gây "tai nạn". Hoặc xe đang đi bon bon, bỗng khựng lại, người ngồi sau tay lái đạp nhầm vào "phanh".

Toyota chi 2 tỷ đô la sửa phanh

Hãng xe hơi Toyota đã tuyên bố thu hồi xe 8.1 triệu xe Prius (hybrid - dùng ác qui, thân thiện với môi trường) với giá khoảng 2 tỷ đô la. Lý do, chân phanh và tấm trải sàn xe có vấn đề.

Đây không phải lần đầu tiên vì uy tín và thương hiệu, người Nhật bỏ số tiền rất lớn để xử lý lỗi kỹ thuật.

Giữ thương hiệu đã khó, nhưng "bán" thì rất dễ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mấy tuần trước, người Nhật không cử ông chủ tịch hãng Toyota sang "trình bày" với Quốc hội Mỹ với lời xin lỗi và cúi gập lưng xuống mặt sàn?

Toyota nỗ lực bảo vệ thương hiệu. Ảnh VNN.
Năm 2000, hãng Mitsubishi đã thu hồi 45.000 tivi vì có khả năng gây cháy nổ. Năm 2007, hãng Sharp sửa miễn phí cho nửa triệu máy giặt sản xuất từ năm 1998 vì sợ gây ra cháy. 10 năm sau người bán vẫn lo khách hàng gặp vấn đề. Còn vô vàn ví dụ khác về cung cách những công ty tên tuổi lớn bỏ hàng đống tiền để bảo vệ thương hiệu.

Ngày xưa, võ sỹ đạo tự mổ bụng nếu thua trận. Người Nhật hiện đại có thể nhẩy lầu nếu để công ty mất uy tín.

Thu hồi gần chục triệu xe hơi, vì nghi ngờ chân phanh có vấn đề, quả là tinh thần võ sỹ đạo trong thương trường.

Đó cũng là lý do trên cao tốc Mỹ, và trên khắp nẻo đường thế gian, phần đông là xe mác Nhật lưu thông.

Trường Ams và thương hiệu 25 năm

Hà nội đang xôn xao vụ tên trường Hà nội - Amsterdam (trường Ams) không còn nữa. Thành phố đầu tư 1.000 tỷ đồng, tương đương với 50 triệu đô la Mỹ, để xây trường mới nhưng sẽ không dùng tên Ams.

Tại sao không dùng chính số tiền 50 triệu đô kia để xây dựng, cải tạo trường Ams, giúp thương hiệu giáo dục này sang một vị thế mới mang tầm quốc tế. Cải cách giáo dục phải tìm ở đâu xa.

Ngành giáo dục mất bao nhiêu công sức để tìm ra chiến lược phát triển, trong đó đã nghĩ tới việc tạo ra những thương hiệu giáo dục mang tầm quốc tế.

Với lịch sử ¼ thế kỷ, trường Ams đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo bậc trung học phổ thông nổi tiếng nhất của Việt Nam. Và tên tuổi ấy xứng đáng đứng trong các trường quốc tế. Bao nhiêu thế hệ học sinh từ nơi đây đã thành đạt và chính họ mang lại vinh quang cho đất nước.

Trường Ams còn là biểu tượng của mối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hà Lan trong nhiều thập kỷ. Năm 1985, người Hà Lan đã đến với Việt Nam ngay cả khi lệnh embargo (cấm vận của Mỹ) vẫn còn đang áp dụng. Họ đến với chúng ta lúc khó khăn nhất. Nay có đôi chút của ăn của để thì lẽ nào quên bạn cũ.

Theo các quan chức Sở GD HN giải thích, thủ đô bỏ tiền ra phải mang tên Hà Nội với đủ lý do, 1000 tỷ của "họ", 1000 năm Thăng Long, và 1000 lý lẽ khác, trong đó có tư duy nhiệm kỳ, hoặc tầm nhìn có hạn trong giáo dục.

Thương hiệu giáo dục một phần tư thế kỷ của Hà Nội được đổi bằng 2% số tiền Toyota bỏ ra dùng để sửa phanh xe. Không ngoa khi ai đó nói rằng, giáo dục Việt Nam rẻ nhất thế giới.

Nhớ chuyện xưa kia đổi tên và chống hủ tục. Làng quê bỗng đổi thành Quyết Tiến, Quyết Chiến, Quyết Thắng. Miếu mạo, đền chùa cổ kính vài trăm năm bị đập tan vì sợ dân mê tín dị đoan.

Để "mua lại" quá khứ, chùa Bái Đính đang được xây dựng đồ sộ. Từ dân đến quan tới cầu may. Dầu sao cũng là một thủ đô tâm linh cho mỗi người hướng thiện.

Dẫu vậy, thủ đô Phật Giáo dù hoành tráng cũng không thể có bát hương cổ, sớ khắc trên gỗ hay mái ngói có niên đại vài thế kỷ và xa hơn là một nền văn hóa lâu đời bị phá đi thuở trước.

Ngày xưa lạc hậu, duy ý chí, lỗi lầm có thể hiểu được. Nhưng nay có internet, đầy đủ thông tin, tại sao vẫn có những quyết định đổi tên trường khó hiểu như người ta đang làm với trường Ams.

Một xứ bỏ ra hàng tỷ đô la để bảo vệ thương hiệu. Xứ khác trong nháy mắt với vài chục triệu đô có thể hô biến một truyền thống.

Toyota mất 2 tỷ đô sửa phanh để xe Prius mát ga đưa nước Nhật tiến lên.

Thay vì đầu tư 50 triệu đô la cho "chân ga" của trường Ams phát triển tiếp tục, cùng với việc xóa tên trường gắn bó với bao thế hệ học sinh và thầy cô của trường PTTH Hà Nội - Amsterdam, phải chăng ai đó đã "đạp" nhầm vào "chân phanh" trong sự nghiệp trồng người.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Vietnamnet tiếp tục đăng bài về Ams :D

Rất nhiều trường học khắp nơi trên thế giới khi đã có được thương hiệu, họ chỉ nghĩ cách để khẳng định chất lượng của thương hiệu hơn chứ không quốc gia nào, thủ đô nào dại gì mất thời gian tìm tên mới, xóa bỏ thương hiệu của mình

Điệp khúc: Đổi, không đổi; đổi, không đổi?


Trước khi thông tin đổi tên Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam công khai trên các phương tiện thông tin, người viết bài này có gặp gỡ một nhóm học sinh của Trường "Ams", đó là các cháu học cùng lớp với con tôi. Các cháu đã bàn tán sôi nổi về chuyện trường của mình sẽ bị "mất tên".

Nhiều lần hỏi lại con tôi, lần nào cháu cũng nói với vẻ bất lực và thất vọng trước chuyện tưởng như đã rồi.

Nhiều cháu học sinh, bạn con tôi không kiềm chế được đã thốt lên: Con thấy như là mình "vô tình" sao ấy! Khi mình khó khăn bạn giúp mình, còn khi cần thiết cho mục đích riêng của mình, thì lại xóa tên "người ta"?

Sự thật, đã có một cuộc họp hội đồng giáo viên ngày 16/01/2010 để lấy ý kiến giáo viên về việc đổi tên Trường "Hà Nội - Amsterdam" thành Trường "chuyên Hà Nội". Trong cuộc trưng cầu ý kiến này, 100% giáo viên đã bỏ phiếu trắng cho 2 phương án mà Sở GD và ĐT t/p đưa ra. Trong khi đó, phương án 3 là phương án mà cả hội đồng giáo viên, cũng là đại diện cho hơn 2000 học sinh của trường mong đợi thì lại không được tính đến.

Đó là niềm hy vọng, chờ đợi của họ khi ngôi trường được xây dựng xong sẽ là một căn nhà mới khang trang, đẹp đẽ, tiện nghi... đương nhiên là của "Ams". Họ sẽ mang về đó những tình cảm, ước vọng, những ký ức, niềm tự hào mà chỉ riêng "Ams" có được, để tiếp tục giữ gìn và phát triển một mái trường đã có thương hiệu quốc tế nhiều năm nay.

Mới chỉ ngày 12/01/2010 lãnh đạo t/p Hà Nội vẫn trả lời với * VnExpress.net* rằng không có chuyện đổi tên trường "Ams" khiến cho giáo viên và học sinh "Ams" mừng thầm. Vậy mà chỉ đến ngày 29/01/2010, (sau cuộc bỏ phiếu trắng của Hội đồng giáo viên Trường "Ams" ngày 16/01), *Vietnamnet*đã đưa tin "Trường chuyên danh tiếng nhất Hà Nội đã đồng ý đổi tên".

Một lãnh đạo nhà trường cho biết, sau cuộc họp hội đồng và những trả lời phỏng vấn báo chí của thầy, thầy đã mất ngủ 3 đêm liền...Niềm thao thức, mối lo âu của thầy cũng là của biết bao nhiêu giáo viên, học sinh, phụ huynh Trường "Ams" và nhiều người vốn quan tâm đến ngôi trường tên tuổi này.

Công sức của thầy trò 25 năm xây dựng nên một cái tên để có thể tự hào về một điểm sáng của hệ thống giáo dục THPT Việt Nam bỗng chốc biến mất. Vì sao?

Vì cần phải có một công trình để kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội ư? Không thể gắn một tấm biển đồng thật đẹp ở vị trí trang trọng "công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội" cùng với tấm biển tên trường hay sao? Lâu nay chúng ta vẫn hay có những tấm biển ghi nhớ như vậy ở những công trình cần ghi nhớ, có sao đâu?

Vì ngôi trường này là của Việt Nam nên phải mang tên thuần Việt ư? Vậy thì sao lại có một ngôi trường mới tinh, nằm ở vị trí tuyệt đẹp, kiến trúc mới, quy hoạch "tiêu chuẩn"... mang cái tên hoàn toàn không thuần Việt nhưng vẫn rất nhân văn, đầy tính giáo dục. Đó là Trường THPT dân lập Lô- mô- nô- xôp, và có một ngôi trường khác mang tên "Anbe Anhxtanh"?

Trong thực tế, dù không là người sống ở Hà Nội, đã có ai vô tâm đến mức khi nghe tên Trường "Ams" lại không cho rằng đó là một trường chuyên danh tiếng "của Hà Nội"?

Vì ngôi trường mới là công sức của tất cả người dân Hà Nội nên nhất thiết phải mang tên Hà Nội? Trong thực tế, có thể lâu nay, nhà nước Hà Lan hay Thủ đô Amsterdam không còn là đơn vị tài trợ cho Trường "Ams" nữa, nhưng một ký ức đẹp của tình hữu nghị giữa hai Thủ đô của hai đất nước, từng tạo dựng

nên một phong cách giáo dục tiên tiến Bắc Âu ngay từ những năm 80 - phong cách "Ams" giữa lòng Hà Nội, lại không gợi một cảm xúc gì sao?

Ai mà không tin rằng để có được những điều ấy lại không do chính những người sống ở Hà Nội - thầy cô giáo Hà Nội, học sinh và phụ huynh Hà Nội tạo dựng nên?

Và lớn hơn cả, thành công hơn cả đối với khối giáo dục THPT Hà Nội là Trường "chuyên Hà Nội - Amsterdam" đã được cả thế giới biết đến như một thương hiệu uy tín. Để tạo dựng nên một thương hiệu là vô cùng khó nhọc, nhất lại là thương hiệu về giáo dục, trong thời điểm có thể nói uy tín của giáo dục nước nhà đang sa sút...

Tôi lại nhớ đến một vụ đổi tên khác. Trong nhiều lần nói chuyện về các trường ĐH có chuyên ngành ngoại ngữ uy tín, có một vài người nói đến tên Trường đại học Hà Nội- không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người không biết đó là trường nào, có từ bao giờ?

Phải đến khi hỏi địa chỉ của trường và khẳng định lại "có phải đó chính là Trường Ngoại ngữ Thanh Xuân? Vậy đó, cái tên "Trường Ngoại ngữ Thanh Xuân" nghe thật thân thương và giản dị, đã từng in dấu một thời thật đáng tự hào của Hà Nội, chỉ riêng cái tên thôi, chỉ Hà Nội mới có, ai chẳng biết, mà người ta đã biết đến nó qua những bằng chứng sống động là chất lượng đào tạo một thời. Vậy mà lại vô cảm làm mới nó bằng một cái tên ... khiến người ta tưởng đó là trường dân lập(?)

Thế giới: Không dại gì đổi tên một "thương hiệu"

Để làm nên và giữ được uy tín của một thương hiệu ở nhiều quốc gia, như Nhật chẳng hạn, vừa qua hãng xe Toyota đã phải sẵn sàng trả giá đắt, khi ngày 30/01/2010, hãng chấp nhận thu hồi hơn bốn triệu xe hơi sửa chữa để bảo toàn uy tín thương hiệu chỉ vì..."chân ga bị kẹt"!

Trường đại học Havard (Mỹ), năm 1639 mang tên của nhà tài trợ đầu tiên J.Havard sau khi ông có sáng kiến nâng cấp nó từ một trường cao đẳng. Đã gần

5 thế kỷ trôi qua, ông đâu có còn để tiếp tục tài trợ cho Havard, nhưng chưa bao giờ người Mỹ có sáng kiến đổi tên cho trường, phủ nhận tấm lòng người tài trợ đầu tiên. Trên hết, thực dụng như người Mỹ, họ hiểu rõ những lợi ích mà Havard đem lại cho nền giáo dục Mỹ- đó là uy tín của "thương hiệu Havard", là nơi để thu hút, bồi dưỡng và sử dụng người tài.

Trường ĐHTH Oxford (Anh) thành lập khoảng nửa sau thế kỷ 12 (có tài liệu cho rằng đầu thế kỷ 13). Tám thế kỷ trôi qua, biết bao nhiêu thế hệ sinh viên ưu tú của nước Anh và cả khắp nơi trên thế giới đã trưởng thành từ đây và làm nên thương hiệu "Oxford", làm nên niềm tự hào nước Anh, sao họ không bao giờ tính chuyện đổi tên?

Và rất nhiều trường học khắp nơi trên thế giới khi đã có được thương hiệu, họ chỉ nghĩ cách để khẳng định chất lượng của thương hiệu hơn chứ không quốc gia nào, thủ đô nào dại gì mất thời gian tìm tên mới để xóa bỏ thương hiệu của mình. Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-xôp (từ năm 1755 trải qua thời đại Liên xô đến nay là nước Nga, vẫn không thay đổi)...

Trường "Hà Nội - Ams", cái tên thân thương, niềm tự hào của các thành viên "Amser" khi các em tung cánh khắp nơi, chỉ cần nói "em học trường Ams" là lập tức được chú ý, được ngưỡng mộ, được vị nể... Chỉ bấy nhiêu thôi đủ thấy Trường "Ams" là một trường có đẳng cấp và uy tín.

Các thầy cô giáo với "phong cách Ams" cũng thật khác, ở đây quan hệ thầy trò thật sự là sự gần gũi yêu thương, chăm lo... đến mức chiều chuộng học trò, mà vẫn trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, khiến các trò khi nhắc đến thầy cô luôn với một thái độ trân trọng và yêu quý.

Ước sao, những quan chức có thẩm quyền hãy lắng nghe tâm tư, tình cảm và nguyện vọng không chỉ của bao thế hệ học trò và nhà giáo Trường "Ams" mà còn là của những người yêu Hà Nội, và nhìn rộng ra các quốc gia khác...Để giữ cho Hà Nội một tên trường đã từng và sẽ còn làm rạng danh giáo dục Hà Nội- "Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam", cho dù ngôi trường đó có được chuyển đến một nơi nào khác của TP.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên