Hà Nội 12 ngày đêm.

Lê Kinh Quốc
(daibangxanh)

New Member
Nhân đang bàn về lòng tự tôn dân tộc trong quan hệ quốc tế cùng với kỉ niệm 35 năm ĐIện BIên Phủ trên không (Linebecker 2) mình post bài cung cấp thông tin về cuộc chiến. :)

Nguồn : vietnamnet

Kì 1: Thảm bại của "pháo đài bay"
35 năm, đã là quá khứ, Hà Nội hôm nay đã “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” ở tất cả góc cạnh. Những dấu vết của chiến tranh chỉ còn trong bảo tàng, ở một vài tượng đài kỷ niệm và trong trí nhớ của những người đã lớn tuổi, nhưng không một ai, không một điều gì bị quên lãng. 35 năm trước vẫn rất sống động trong ký ức và cả hồi niệm của nhiều người ngày đó.

images1468614_xacmaybayB52MytaibaothangchienthangB52


Trong bối cảnh lịch sử, tháng 5/1972, Tổng thống Mỹ Nixon hạ lệnh mở chiến dịch không quân “Linebecker 1”- Tiền vệ, dùng B.52 đánh rải thảm bom đường mòn Hồ Chí Minh, chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Nhưng không thể làm được gì.
Quân Mỹ gặp thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam. Mỹ liều lĩnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng, nhằm khống chế thắng lợi của ta, buộc ta phải chấp nhận những điều kiện có lợi về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong đàm phán, kết thúc chiến tranh

Hà Nội không thể quên ngày 18/12/1972. Tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh bắt đầu chiến dịch “Linebacker 2”- Sút bóng trước khung thành, dùng máy bay chiến lược B.52, cường kích “tàng hình” F111A và hàng ngàn chiến đấu cơ tiêm kích chiến thuật, cùng sự hỗ trợ của 5 tàu sân bay tấn công Hà Nội, Hải Phòng với mục đích: "Đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”.


Từ ngày 18-29/12/1972, 12 ngày đêm Hà Nội rực lửa, với "đất rung, ngói tan, gạch nát". Nhưng, quân và dân Hà Nội hiệp đồng tác chiến, với những cách đánh mưu trí, dũng cảm, sáng tạo làm lưới lửa của tên lửa phòng không, pháo phòng không các loại, bủa vây máy bay Mỹ.

Hình ảnh của Hà Nội những ngày cuối năm 1972 được mô tả bằng các cụm từ hiên ngang, ngẩng cao đầu trực diện với kẻ thù.

“Điện Biên Phủ trên không” là cụm từ mà báo chí phương Tây ngày ấy đã "giật tít” như thế để diễn tả thất bại cuộc tấn công chiến lược của Mỹ ở Hà Nội. Và cùng với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam, Mỹ bắt buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ngày 27/1/1973 ở thế của kẻ thua trận.

Những người thầm lặng

Trong chiến dịch "Linebacker 1”, Mỹ đã đưa máy bay chiến lược B.52 rải bom xuống chiến trường miền Nam. Như đã dự liệu trước, ta đã có chỉ thị cho các nhà nghiên cứu khoa học quân sự nghiên cứu cách bắn hạ B.52. Đồng thời, kết hợp với những chiến sĩ tình báo chiến lược của ta tìm tài liệu về loại máy bay này.

Đến tháng 9/1972, tài liệu “Cách đánh B.52”- hay còn gọi là “Cẩm nang đỏ”, sau nhiều lần bổ sung, hoàn chỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu của các đơn vị phòng không. Đặc biệt, ngày 22/11/1972, ta bắn hạ 1 chiếc B.52 ở phía tây Nghệ An, đã bổ sung thực tế về cách đánh B.52 hay là "pháo đài bay" của đối phương.

Chiến thắng 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, còn có một phần đóng góp thầm lặng của các chiến sĩ tình báo, đã mưu trí, dũng cảm, ẩn thân giấu mình ngay trong lòng địch, cung cấp các thông tin quý giá, kịp thời chuyển về để Hà Nội chủ động đánh địch.

35 năm sau, đó vẫn là những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo âm thầm cống hiến cho Tổ quốc. Những bản báo cáo ngày đó thật sự là thông tin đặc biệt giá trị.

Đầu tháng 12/1972 tin báo về: "Mỹ điều động tăng cường thêm 2 hàng không mẫu hạm ở Biển Đông thành 4 cái. Trong đó hàng không mẫu hạm Saratoga từ Philippines và Interprise từ Nhật Bản đã áp sát bờ biển Thanh Hóa… Số máy bay chiến lược B.52 đến sân bay Utapao - Thái Lan tăng đột ngột, chật chỗ. Các xe chở bom đi lại liên tục. Thêm 3 chiếc KC.135, máy bay tiếp dầu đã đến sân bay Ubon, 5 chiếc KC.135 ở căn cứ Subich - Philippines cũng sẵn sàng. Một bộ chỉ huy quân sự về không quân chiến lược mới thành lập để điều hành 2 căn cứ Utapao và Guam.”

Ngày 14/12/1972, báo cáo khẩn, từ Văn phòng Nhà Trắng: ”Ngày 14/12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon chính thức ra lệnh 17/12/1972 tiếp tục rải thủy lôi phong tỏa các cảng và cửa sông Bắc Việt. Ngày 18/12/1972, không quân chiến lược B.52 tấn công vào Hà Nội, Hải Phòng. Bắt đầu chiến dịch Linebacker 2”.

Sáng ngày 18/12/1972, thông tin báo về: "6 giờ sáng, hàng không mẫu hạm America đậu ở phía đông Hà Tĩnh điện hỏi Sở Chỉ huy không quân chiến lược - trực thăng hôm nay làm nhiệm vụ cấp cứu ở đâu? 10 giờ, 11 giờ 30, 2 lần máy bay trinh sát không người lái bay vào Hà Nội, Hải Phòng.

14 giờ, tin khẩn: "Một chiếc RF-4C, máy bay trinh sát vũ trang, điện về căn cứ - thời tiết Hà Nội bảo đảm cho không quân hoạt động tốt".

14 giờ 30, tin khẩn tiếp tục báo về: "Tất cả các máy bay B.52 ở 2 căn cứ Guam và Utapao đã được tiếp xăng cho 4-5 giờ bay. Đã lắp bom theo cơ số. Các máy bay chiến thuật cường kích, tiêm kích đang khởi động chuẩn bị…".

19 giờ - Rada của Đại đội 6, Trung đoàn Ba Bể nhận được tín hiệu B.52 đang bay từ Nam Lào lên phía Bắc, hướng về Hà Nội. 19 giờ 15, toàn Quân chủng Phòng không - Không quân và toàn bộ lực lượng dân quân, tự vệ, các lưới phòng không tầm trung, tầm thấp của Hà Nội, Hải Phòng nhận lệnh: Sẵn sàng chiến đấu với B.52!

images1468616_LLphongkhongbaoveHN.jpg


20 giờ 30, Tiểu đoàn tên lửa 59, Trung đoàn 261, Sư đoàn 361 bắn rơi chiếc B.52 đầu tiên, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 361 bắn rơi tại chỗ một chiếc B.52 trên vùng trời Hà Nội.

Những bản tin khẩn của các chiến sĩ tình báo trong lòng địch lặng lẽ gửi về, với những thông tin chính xác gần như tuyệt đối, góp phần vào chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

Cuộc họp báo gây bàng hoàng

Đêm 18/12/1972, mở đầu chiến dịch “Linebacker 2” nhằm “đè bẹp Việt Nam, buộc Hà Nội phải chấp nhận mọi điều kiện của Mỹ trên bàn đàm phán Hiệp định hòa bình…”, Mỹ đã đưa máy bay chiến lược “pháo đài bay” B.52, máy bay cường kích chiến thuật “tàng hình - cánh cụp cánh xòe” F111A hiện đại nhất của Không lực Mỹ, cùng hàng trăm máy bay tiêm kích các loại như: "Người nhà trời” - AD6, “Thần sấm”-F105, "Con ma”- F4, "Thập tự quân”- F8, "Kẻ đột nhập”- A6, "Ngôi sao chiến đấu”- F104, “Cướp biển”- A7, “Chim ó nhà trời”- A4… mang hàng chục ngàn tấn bom phá, bom sát thương, rocket… thảm sát, hủy diệt Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.


Hà Nội, với danh hiệu “Thủ đô của lương tri loài người”, quân và dân Hà Nội đã đồng lòng, hiệp sức, kiên cường, dũng cảm bảo vệ vùng đất, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Cái giá đầu tiên Mỹ phải trả khá đắt: 2 chiếc máy bay B.52G, in huy hiệu hình nắm đấm, tia chớp và cành ôliu cùng hàng chữ Strategic Air Command, phơi xác ở Phù Lỗ - Sóc Sơn - Hà Nội và Thanh Oai - Hà Tây. Không dừng lại thế, còn có những bằng chứng “sống”: Fernando Alexander - Thiếu tá, hoa tiêu; Hause Cilson - Đại úy, lái chính; Richard Tomat Simson- Đại úy, điều khiển điện tử; Robert Clenxartel, Henrie Charbaron, Character Browels - ba viên Đại úy hoa tiêu…

24 giờ Hà Nội đêm 18/12/1972, các nhà báo phương Tây và báo chí Việt Nam đã dự một cuộc họp báo lịch sử tại Câu lạc bộ Quốc tế giữa lòng Hà Nội trong tiếng ầm ầm của bom rền đạn nổ… Hà Nội thông báo với cả thế giới việc B.52 mang bom hủy diệt Thủ đô Việt Nam và thất bại của Mỹ trên bầu trời Hà Nội.

Cả nước Mỹ bàng hoàng khi chứng kiến sự thảm bại của “uy lực Mỹ” - B.52, bị bắn rơi tại Thủ đô nhỏ bé của đất nước bé nhỏ bên bờ Thái Bình Dương.

Những “niềm tự hào” của nước Mỹ, những “quân nhân ưu tú” trong lực lượng không quân chiến lược, những phi công “pháo đài bay” đầy kiêu hãnh, là niềm mơ ước, thần tượng của các phi công Mỹ khác, nay khiếp sợ cúi đầu run rẩy thốt lên trong ánh mắt còn vương nỗi kinh hoàng khi trả lời các phóng viên báo chí: "sợ lắm”, “rất sợ”, “thật khủng khiếp”, “tôi không ngờ hỏa lực phòng không của Hà Nội mạnh và bắn chính xác đến thế”…

Lúc này, thiếu tá, chỉ huy điện tử Fernando, người Texas cay đắng thốt lên: "Mọi sự tính toán của chúng tôi đã bị đảo lộn hết. Cấp chỉ huy và các kỹ sư điện tử của chúng tôi đã khẳng định như đang nắm trái ngọt trong tay... Phương án bay và tất cả các máy điện tử đủ loại này rất tuyệt vời. Không một loại tên lửa và máy bay Mig nào của Bắc Việt có thể bám, bắt được B.52 của ta… Tôi đã thực hiện đúng quy trình thao tác để bịt mắt đối phương… thế mà… như các ông thấy… tôi đang ở đây và là tù binh”.

Đại úy Henrie Charbaron: "Khi được phổ biến nhanh ở căn cứ Guam trước lúc bay, tôi sửng sốt bởi nghĩ rằng Hiệp định Hòa bình sắp ký kết như ông Kissinger tuyên bố cách đó ít ngày. Đến trước lúc nhảy dù, tôi biết máy bay của tôi lọt vào một ổ dày đặc tên lửa SAM 2 và cao xạ. Máy bay bị trúng đạn, rung lên dữ dội, khói mù mịt… Tôi rơi xuống một đám ruộng và thấy nhiều người chạy tới. Tôi không kịp làm gì theo hướng dẫn nếu máy bay rơi… Tôi cúi đầu giơ 2 tay đầu hàng”.

Cả nước Mỹ và thế giới còn được tận mắt thấy những quân nhân ưu tú của quân đội Mỹ đã đánh mất uy lực của mình ra sao trước đối phương. Họ đã không đủ can đảm để thực hiện bài học quy định - quân lệnh khi thành tù binh: Chỉ khai tên, tuổi, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, số hiệu. Họ đã khai cả bí mật kỹ thuật, cả lệnh của cấp trên phải ném bom ở đâu, đổ tội cho chỉ huy: "Chúng tôi là quân nhân, phải tuân lệnh chỉ huy. Chúng tôi biết B.52 có sức chứa bom và thả bom rải thảm tạo sự hủy diệt rât lớn, nhưng phải theo lệnh và chấp nhận tội ác của mình”.

Điều này còn được nhắc lại trong một bài báo trên Tạp chí Quân lực Mỹ số ra tháng 7/1977: "Thật hãi hùng. Tôi cứ nơm nớp lo sợ mỗi lần bước lên máy bay đến Hà Nội. Cứ nghĩ cảnh các bạn tôi cúi đầu ê chề trước hàng chục ống kính trong buổi họp báo 19/12/1972, khủng khiếp. Trong căn cứ, ai cũng mang nỗi lo sợ…”

Buổi họp báo lịch sử là một “đòn” tử huyệt đối với Mỹ. 12 ngày đêm Hà Nội đã quyết tử cho một “Điện Biên Phủ trên không”, chấn động cả nước Mỹ và lương tri nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

http://vietnamnet.vn/psks/2007/12/760118/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mọi người có nghĩ là us rút quân vì thua ko, hay là vì ko muốn đánh tiếp vì đánh đủ rồi?
nếu nó có vài nghìn máy bay thì rơi 33 cái bõ bèn gì :D
 
Mỹ so thế nào được với Việt Nam. Lính Mỹ chết 1 là bao nhiêu vấn đề rồi, lính VN chết 100 người các bác vẫn cười tươi :D
 
Chính xác là hồi đấy Mĩ có bao nhiêu máy bay vậy :-?
Em học high school bên này mấy ông thày dạy như kiểu VN thua quả đấy xong sợ quá phải quay sang đàm phán :| + chỉ trích communism rất ghê như kiểu đất nước toàn nông dân lạc hậu làm chẳng đủ ăn 8-}
 
Ý định của Mỹ là thế ;) Tạo thuận lợi cho đàm phán, còn đám phán thì rõ là đang đàm phán rồi.

Sự thật thì có nhiều góc nhìn lắm.

Tuy nhiên có một vài sự thật không thể phủ nhận đc. Lúc đó sức ép cho chính phủ Mỹ là rất lớn, trong và ngoài nước. Thứ 2 là rơi 33 cái máy bay ở một chiến trường "nhỏ" và một thời gian ngắn như vậy cũng coi như là một dấu ấn tồi tệ về quân sự (không nói về so sánh trên tổng, mà là so cái sức nặng con số đấy tạo ngược lại).

Không lạc quan và tự hào dân tộc quá đáng vì trong những ngày "anh hùng" đấy cũng có rất nhiều mất mát và chiến thắng có một số điểm là bị phóng đại. Nhưng tựu chung thì Mỹ bước ra khỏi những ngày đấy không oai hùng gì. Thế là đủ, nhỉ?
 
Đọc bài chú Quốc xong thấy tự hào vãi lìn, mặc dù những bài kiểu đấy đọc cả chục lần rồi chứ không ít. Dân mình chiến nhau hay vãi.
 
Dân ta hồi đấy được Liên Xô cho đủ thứ từ máy báy cho đến tên lửa cho đến chuyên gia 8->

Nói là VN đánh Mỹ cũng đúng mà nói là Liên Xô chơi Mỹ cũng chả sai :-"

Nhưng mà đúng là dân ta anh hùng vãi :x Bắn rơi vài tá máy bay Mỹ là giỏi lắm òi :x Muốn gì nữa =)
 
Kỳ 2: Cuộc cân não không quên.

Trận chiến không súng đạn

images1469136_dbp1.jpg


Chúng tôi gặp Trung tướng Vũ Trọng Cảnh, nguyên là Trung tá, Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hải Phòng 363 (F363), khi ông vừa mới ở bệnh viện ra. Vị tướng quân gần 80 tuổi, dù sức đã yếu nhưng vẫn hùng hồn nhắc về 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, Hải Phòng chia lửa với Hà Nội...

Đặc biệt, ông không thể quên kỷ niệm về một trận đánh B.52 không một tiếng súng đạn, chỉ có tiếng máy bay địch và... hơi thở của những vị chỉ huy trong phòng trực chiến. 35 năm đã qua, nhưng cuộc đấu trí chiến thuật với không quân Mỹ như vừa mới hôm qua .

Ông kể... Người Mỹ không chỉ đánh bằng bom đạn trực diện mà còn đánh ta bằng những mưu mô nhằm gây cho ta những thiệt hại không chỉ vũ khí – chủ yếu là tên lửa (lúc đó tên lửa dành ưu tiên đánh B.52), mà còn làm cho ta hoang mang để không có các phương án chiến thuật tác chiến chính xác. Và đó là một dịp để chúng huênh hoang “quân đội Bắc Việt bị mắc lừa”. Ngoài ra, sẽ gây lúng túng cho các quyết định chiến đấu sau này của ta khi chúng tiến vào đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.

Hồi ức những ngày khói lửa trên bầu trời trở về nguyên vẹn trong ông: Ngày 22/12/1972, kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam, F363 đã có một trận đánh B.52 tuyệt vời. Tiểu đoàn 82, 73 được công nhận bắn rơi B.52.

Sang tới đêm 23/12/1972, 20 giờ, báo động B.52 vào. Sở chỉ huy Quân chủng lệnh: "Hải Phòng chuẩn bị sẵn sàng đánh B.52!”.

Trên bảng tiêu đồ, 9 dấu hiệu - 9 tốp B.52 lần lượt xuất hiện, nối đuôi nhau hướng lên phía Bắc. Lúc này là 21 giờ 10. Nhìn trên tiêu đồ, chúng như những con rắn trườn dần lên đầy sự đe dọa chết chóc. Cả Sở chỉ huy nín thở, các đơn vị đã sẵn sàng đợi lệnh bấm nút đạn… Nhưng… “Báo cáo… Tốp đầu tiên là B.52 giả”.

Tất cả mọi người trong phòng chỉ huy nín thở. Đánh hay không đánh? Nếu là thật thì chỉ phút chốc cả Hải Phòng bình địa, nhưng nếu là giả thì rất lãng phí tên lửa - mà lúc này tên lửa gần như phải đạt sự tối ưu nhất: “bách phát bách trúng”. Chỉ huy vừa hội ý gấp, vừa ra lệnh cho rada của các đơn vị C171, C174 đoàn pháo 100 Sông Cầu, cùng 3 tiểu đoàn tập trung kiểm tra tốp đầu B.52.

Trong khoảng không là cách Hải Phòng hàng chục km, nhưng trên tiêu đồ chỉ là vài chục cm. Một không khí căng thẳng bao trùm. Trung tướng Cảnh kể, lúc đó gương mặt ai cũng đanh lại, trong ruột như có lửa thiêu. Ngay lúc đó, lại nhận được điện của Tổng cục Chính trị, của Bộ Tổng Tham mưu, của Sở Chỉ huy Quân chủng… hỏi sao F363 chưa lệnh cho đánh.

Chúng tôi cho kiểm tra lại một loạt thông số kỹ thuật, và tin tưởng tuyệt đối vào sự nhạy bén, chính xác cùng kinh nghiệm của các chiến sĩ rada. Chúng tôi quyết định lệnh: "Không bắn tốp B.52 đầu”...". Cả Sở Chỉ huy im phắc. Chỉ nghe tiếng thở, tiếng bút chì sột soạt trên vạch tiêu đồ… Riêng Trung tá, Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hải Phòng 363 Vũ Trọng Cảnh tay bíu chặt thành ghế, người căng ra, trán lấm tấm mồ hôi trong khi trời đang rất rét. Trong đầu ông lúc đó chập chờn ý nghĩ, nếu là B.52 thật, bao bà mẹ, trẻ em, nhà trường, bệnh viện… Hải Phòng làm sao hứng được cả trăm tấn bom hủy diệt?

Thời gian nhích từng giây mà như dài vô tận. Những chiến sĩ QĐNDVN sẽ thắng trong cuộc đọ sức bằng trí tuệ này? Tốp B.52 đầu tiên đi vào thành phố, đến trung tâm Hải Phòng. Trung tá Cảnh nhắm mắt lại. Không có tiếng bom nào! Tốp B.52 đầu tiên đã bay qua thành phố. Hải Phòng hoàn toàn im lặng. Cả Sở Chỉ huy chùng lại, thở phào.

Tuy vậy, Sở Chỉ huy vẫn lệnh cho các đơn vị: "Cảnh giác kiểm tra từng tốp một, không bỏ sót tốp nào”… Và rồi từng tốp một bay qua lần lượt tới tốp thứ 9. Không một quả đạn nào bắn lên, không một tiếng bom nổ. Mội tốp bay vào, cả Sở Chỉ huy nín thở, bay qua lại thở thở ra. Cứ như thế 30 phút trôi qua…

Và cũng kết thúc một trận đánh kỳ lạ. Tất cả cùng bật dậy, ôm lấy nhau mà nước mắt trào ra. "Chúng ta đã chiến thắng không chỉ bằng súng đạn mà bằng cả trí tuệ", Trung tướng Cảnh vẫn vẹn nguyên niềm tự hào.

Những ngày này ông hay hoài nhớ về trận đánh trí tuệ đó... Chúng ta đã chiến thắng bằng kinh nghiệm và sự xét đoán chính xác của các chiến sĩ rada. Hồi đó B.52 có một hệ thống nhiễu gồm 16 loại khác nhau, chưa kể còn cả hàng đàn máy bay tiêm kích hộ tống bảo vệ, trong dải tín hiệu đó. Các chiến sĩ rada đã phát hiện được dải nào của B.52, dải nào là các máy bay tiêm kích, dải nào là các băng kim loại…

Trên màn hình rada không phát hiện được tín hiệu của B.52. Hơn nữa, kinh nghiệm chiến đấu với các chiến đấu cơ của Mỹ đã cho các chiến sĩ trực chiến đôi tai rất nhạy cảm. B.52 khi bay, từ xa trong không trung đã có những tiếng gầm ì ì rất đặc trưng không lẫn với động cơ các máy bay khác. Không nghe tiếng bay quen thuộc đó, và không cả những chiếc máy bay hộ tống… Đích thị là giả.

Ông bảo, nói thì giản đơn, nhưng có ở trong tình huống đó mới cảm thấy hơn bao giờ trách nhiệm và bản lĩnh của người chỉ huy chiến trận, dám nghĩ và dám quyết.

“Cận vệ đỏ” Hà Nội

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200712/original/images1469154_dienbienphu111111.jpg

Thiếu tướng Đỗ Văn Phúc, 35 năm trước là Thiếu tá Tham mưu Phó Sư đoàn Phòng không 361 Hà Nội (F361), đặc trách về tên lửa. Tuổi đã hơn 70, ôm chiếc máy trợ tim, nhưng khi nhắc đến 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, ông vẫn không giấu được ánh mắt, giọng nói đầy tự hào của một người đã từng có mặt và góp phần làm nên chiến thắng lịch sử.

Kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời binh nghiệp của ông có lẽ là cuộc đấu trực diện với B.52 trên bầu trời Hà Nội.

Ông kể, 2 chiếc máy bay B.52 rơi đầu tiên trong đêm 18/12/1972 là của các đơn vị tên lửa thuộc F361 bắn hạ, có sự chỉ huy của ông. F361 là đơn vị được giữ trọng trách bảo vệ vùng trời Hà Nội, nên được mọi người đặt tên “Cận vệ đỏ”.

Ngày đó, khi được cấp trên phổ biến Mỹ lật lọng trên bàn đàm phán Hiệp định Paris, có khả năng tập kích chiến lược bằng B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành khác của miền Bắc, nhằm tạo áp lực với ta để ký kết có lợi cho ý đồ xâm chiếm lâu dài miền Nam, các đơn vị Phòng không của ta đã có sự chuẩn bị tinh thần trực diện chiến đấu với B.52 của Mỹ. Riêng F361 đã chủ động lên các phương án đón đánh với niềm tin mãnh liệt - chiến thắng, nhất định sẽ bắn rơi B.52 ngay tại Hà Nội, xứng danh “Cận vệ đỏ” bảo vệ Thủ đô.

Dựa vào đâu mà ngày đó, chúng ta lại có niềm tin chắc thắng trong khi B.52 không phải là “con ngáo ộp”, lại được mệnh danh là có sức mạnh “bất chiến bại”?

Thiếu tướng Đỗ Văn Phúc nói: "Chúng tôi có niềm tin, có ý chí và có cả quyết tâm, nhưng không chỉ nói suông. Chúng tôi đã tập luyện, học (trên lý thuyết) cuốn sách “Cẩm nang đỏ” - một tài liệu đặc biệt nghiên cứu cách phát hiện, khống chế, tiêu diệt B.52 được đúc kết qua kinh nghiệm thực tiễn của các đơn vị trực tiếp đối đầu với B.52 ở phía Nam. Cộng với đó là tài liệu tình báo quân sự ta lấy được của địch, hoàn chỉnh vào tháng 9/1972. Phần khác, F361 có những chiến sĩ tên lửa không chỉ dũng cảm mà cực kỳ thông minh, nắm vững các kỹ thuật tác chiến và sẵn sàng nghênh chiến...".

Thiếu tướng Phúc bảo rằng, chúng ta cũng đã hoàn thiện cải tiến tên lửa SAM 2, khắc phục một số khuyết điểm khi đánh trên tầm cao và tìm diệt mục tiêu. Ngoài ra, dựa vào các tin tình báo, ta cũng biết được các hướng bay vào Hà Nội của máy bay địch, nên chặn đánh từ xa…

35 năm, vị tướng đã trở về với cuộc sống đời thường vẫn khăng khăng tự tin: "Không phải tới bây giờ mới nói một cách chắc chắn, mà khi đó chúng tôi đã biết như vậy. Chúng tôi vào trận là quyết chiến chứ không để cho Hà Nội bị tàn phá. Không chỉ có F361 “Cận vệ đỏ”, còn cả các lực lượng khác hiệp đồng tác chiến. Từ xa là đã có máy bay của ta lên làm tan đội hình, rồi tên lửa lên đánh tầm cao, đặc biệt ưu tiên chỉ để đánh B.52, các máy bay cường kích dành cho lưới cao xạ pháo, tiêm kích dành cho lưới lửa của dân quân tự vệ tầm thấp… Làm sao chúng có thể thực hiện dã tâm đó...".

Thiếu tướng Phúc say sưa kể về chuyện đơn vị F361 bắn hạ B.52 ngày ấy. Thời điểm đó, chỉ có 2 đơn vị tên lửa ở lại bảo vệ Hà Nội, còn lại phải chi viện cho miền Nam, nhưng điều đó không làm cho F361 cảm thấy lo lắng.

Ngày 18/12/1972, ngay từ những kíp trực chiến buổi sáng, anh em trong đơn vị đã ngồi trên bệ phóng sẵn sàng đợi lệnh chiến đấu.

Và 19 giờ 15, cả Hà Nội nhận lệnh: Tiêu diệt B.52! Các chiến sĩ của kíp trắc thủ đã bắt được tín hiệu của B.52 trong một rừng nhiễu. Các bài học lý thuyết được vận dụng triệt để và thông minh, cùng với kinh nghiệm của các trận chiến với các loại máy bay trước đó, bám sát mục tiêu đợi thời cơ…

20 giờ 30, Tiểu đoàn tên lửa 59, Trung đoàn 261 với những “rồng lửa” dũng mãnh đã bắn rơi chiếc B.52 đầu tiên. Ít phút sau,Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 bắn rơi tại chỗ một chiếc B.52 khác ngay trên bầu trời Hà Nội.

Đó là một kỷ niệm sâu sắc của ông. Ông bảo: "Khi ấy chúng tôi báo về Bộ Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu và chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi: "Có chính xác là B.52”? - Vì khi ấy, phía Nam bắn hạ B.52 nhưng không thấy xác. Cho đến khi nghe báo về “đúng B.52”, đã nhìn thấy phù hiệu hình nắm đấm, tia chớp và cành oliu cùng hàng chữ B.52G, Strategic Air Command… Và cả những nhân chứng biết nói - các phi công Mỹ...".

http://vietnamnet.vn/psks/2007/12/760285/

@ Fuk: mọi cuộc thảo luận đều bắt đầu từ những bài post thông tin.
Nếu ko thì cũng là có thếm ttin cho mọi ng. :D
 
Chính xác là hồi đó Mỹ có 72 chiếc pháo đài bay B52 đang hoạt động trên các chiến trường toàn cầu, khi lực lượng QDNDVN bắn hạ chiếc B52 thứ 32, đại tướng Võ Nguyên Giáp nói " Mọi người cố lên, chỉ cần bắn hạ 1 chiếc B52 nữa, Mỹ sẽ ngừng ném bom", và sự thật là như thế, khi tin khẩn chiếc B52 thứ 33 đã bị bắn hạ tại chiến trường Bắc Việt. Bộ tổng tham mưu Hoa Kì hạ lệnh kết thúc chiến dịch dùng Pháo Đài bayB52 rải thảm HN !
Phân tích chuyện này sẽ rất đơn giản : 33 trên tổng số 72 chiếc B52 của Mỹ đã bị bắn hạ, Mỹ k thể tiếp tục đưa "niềm tự hào" và các " quân nhân ưu tú" vào "cối xay" Bắc Việt, thiệt hại đã gần 1 nửa tổng số máy bay B52, nếu thiệt hại 1 nửa sẽ hoàn toàn mất cân bằng quân sự trên chiến tường quốc tế của Mỹ
Thông tin cụ thể hơn về vũ khí chống B52 của quân đội ta ngày ấy :
1 chuyên gia về vũ khí ( k nhớ rõ tên ) đã góp công sức rất lớn trong việc cải tiến bệ phóng tên lửa mà Liên Xô viện trợ cho ta khi đó, để nâng tầm bắn lên cao, đủ để hạ B52.
Việc này rủi ro là rất lớn, chỉ cân sơ xảy 1 chút là tên lửa sẽ nổ và kéo theo toàn bị trận địa tên lửa phòng không sẽ thành bình địa. Tuy nhiên nhờ sự cẩn thận, khéo léo, tài trí của các chiến sĩ ta, tất cả tên lửa đã phóng thành công và k xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Nhà khoa học đã nâng cấp tên lửa, vào thời đó, là tội phạm quốc tế, đã từng tham gia nghiên cứu vũ khí cho quân đội Hítle, chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật mời ông về phục vụ Tổ Quốc
Tin này khi đó k thể tiết lộ, mọi người hẳn cũng hiểu tại sao rồi

*) Các thông tin trên chính xác 100%, k có nửa chữ "chém gió"
 
Nhà khoa học đã nâng cấp tên lửa, vào thời đó, là tội phạm quốc tế, đã từng tham gia nghiên cứu vũ khí cho quân đội Hítle , chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật mời ông về phục vụ Tổ Quốc

phục vụ Tổ quốc tức là nhà khoa học đó là người Việt Nam á ?
Lạ thật , người VN nào mà lại từng sang bên chiến tuyến kia (phe Trục) , khi ấy, đã làm gì có tiếp xúc gì giữa VN và Đức. Phải chăng người này bị bắt khi Pháp bị Đức chiếm đóng ?

Hơn nữa , ở trên Tivi hôm nọ rõ ràng đã có một viên tướng chỉ huy thời 1972 khẳng định lại là chuyện này chỉ là tin đồn nhảm, vì tên lửa SAM 2 (dù đã quá đát từ cuối thập niên 60) vẫn có thừa khả năng đạt tới độ cao hơn cả tầm bay của B-52, do đó không cần thiết phải cải tiến gì hết. Ưu thế về kĩ thuật của B52 phần lớn là do có hệ thống chống ra đa và gây nhiễu dày đặc. Vì thế , cái khó khi đối đầu với loại máy bay này là làm sao để không bị lừa.
 
Có lẽ ng mà e Sơn nói đến là đây.:D
Tên khai sinh: Phạm Quang Lễ
Tên thường gọi: Trần Đại Nghĩa.
1913-1997

Vien_si_Tran_Dai_Nghia.jpg


Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Mồ côi cha lúc 6 tuổi, mẹ và chị gái đã tần tảo nuôi em vuợt khó ăn học. Phạm Quang Lễ luôn nhớ lời căn dặn cuối cùng của cha trước khi đi xa: "... phải lo học hành đến nơi đến chốn, ... phải mang hiểu biết của mình giúp ích cho đời". Giữa 1933, Phạm Quang Lễ đã thi đỗ đầu hai bằng tú tài: Tú tài Việt và Tú tài Tây. Nhưng vì nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội để học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí vươn lên, chờ thời cơ.

Năm 1935 ông đi du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó ông ở lại Pháp làm việc tại Viện nghiên cứu máy bay. Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.

Tháng 5 năm 1946, Hồ Chí Minh qua Pháp thương thuyết với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Ông theo Hồ Chí Minh về nước, tham gia tổ chức, chế tạo vũ khí cho quân đội tại núi rừng Việt Bắc. Ngày 5/12/1946 Hồ Chí Minh đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam) kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới (nay là Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự), Bộ Tổng tư lệnh Quân đội.

Ông từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch đầu tiên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khoá II, III.

Ông được phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên năm 1948. Ông được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lao động (tại đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên năm 1952).

Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (Bazooka, súng SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Các công trình nghiên cứu của ông được quốc tế đánh giá cao.

Năm 1966, ông được bầu làm Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Những năm cuối đời, ông cùng gia đình trở về quê hương miền Nam, sinh sống tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Với những cống hiến cho đất nuớc, với một nhân cách sống cao đẹp, GS - VS Trần Đại Nghĩa đã để sau lưng mình cả một huyền thoại

Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Đại_Nghĩa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chính xác là hồi đó Mỹ có 72 chiếc pháo đài bay B52 đang hoạt động trên các chiến trường toàn cầu, khi lực lượng QDNDVN bắn hạ chiếc B52 thứ 32, đại tướng Võ Nguyên Giáp nói " Mọi người cố lên, chỉ cần bắn hạ 1 chiếc B52 nữa, Mỹ sẽ ngừng ném bom", và sự thật là như thế, khi tin khẩn chiếc B52 thứ 33 đã bị bắn hạ tại chiến trường Bắc Việt. Bộ tổng tham mưu Hoa Kì hạ lệnh kết thúc chiến dịch dùng Pháo Đài bayB52 rải thảm HN !
Phân tích chuyện này sẽ rất đơn giản : 33 trên tổng số 72 chiếc B52 của Mỹ đã bị bắn hạ, Mỹ k thể tiếp tục đưa "niềm tự hào" và các " quân nhân ưu tú" vào "cối xay" Bắc Việt, thiệt hại đã gần 1 nửa tổng số máy bay B52, nếu thiệt hại 1 nửa sẽ hoàn toàn mất cân bằng quân sự trên chiến tường quốc tế của Mỹ

Thế này mà kêu là chính xác 100% à. Tham gia chiến dịch Linebacker 2 có 193 B52 (số liệu VN) hoặc 206 B52 (số liệu Mẽo), chiếm 50% số B52 của toàn bộ QĐ Mỹ.

Những cái khác thì có người nói rồi.
 
Cái chuyện VN nâng cấp tên lửa của Nga để bắn B52 càng nghe càng thấy chối. Thứ nhất thực hư thế nào không biết. Thứ hai nếu có thật mình chỉnh sửa để nó bay cao hơn thì cũng không nên mang cái đó ra làm cái để tự hào. Vì rằng Liên Xô họ chắc chắn biết thừa cách để làm nó bay cao hơn nhưng không làm vì họ có lý do. Tháo vài con ốc , thay vỏ sắt bằng vỏ nhựa thì ai chả nghĩ ra. Tất nhiên chi tiết thế nào không ai ở đây biết và trong hoàn cảnh chiến tranh những cải tiến như thế là cần thiết. Nhưng lấy cái ví dụ đó để nói lên trí tuệ, sức sáng tạo của ta thì ... miễn bình luận.

Mỗi lần đọc những bài như thế này chỉ thấy xót. Mình cứ phải đổi xương máu cho súng đạn, vũ khí hiện đại của Mỹ. Anh hùng thật đấy, tự hào thật đấy nhưng phải thay đổi tư tưởng giữ nước bằng ý chí kiên cường và sự hy sinh của nhân dân bằng tài lãnh đạo, trí tuệ và công nghệ quân sự.
 
Tham gia chiến dịch Linebacker 2 có 193 B52 (số liệu VN) hoặc 206 B52 (số liệu Mẽo), chiếm 50% số B52 của toàn bộ QĐ Mỹ.

anh Sơn lấy thông tin này từ nguồn nào paste link cho em với :D
 
Việt Nam hồi đó chỉ có biết bấm nút thôi là cùng.;))
SAM 2 Liên Xô cho 1 đống mà hình như bắn 100 quả trượt thì trúng 1 quả B52.8-}
Khổ, Liên Xô nó ứ hàng SAM2 nên quân ta bấm nút xả láng. Ngần nấy chứ ngần nữa B52 cũng rụng.:p

Mình nhờ hồi trước có nói chuyện với 1 bác đại tá bộ đội, bác ý bảo lúc mà Mỹ ngừng ném bom cũng là lúc mà quân ta hết "tên lửa". Nó ném bom nữa thì cũng không biết sự vụ sẽ ra thế nào.Bọn Liên Xô mang tiếng viện trợ nhưng các bố ý không hề muốn VN thắng, bọn nó chỉ muốn lợi dụng VN để khiến cho Mỹ "sa lầy" trong chiến tranh ở VN, không thắng mà cũng chẳng thua.
 
vâng thế thì em nhầm chỗ đấy, nhưng cái chi tiết Mỹ mất 50% B52 ở trận đấy là đúng rồi :p
 
Anh Hoài sao lại xóa bài em ở chỗ thảo luận thế này.:|
Sự thật nó là thế.:|
 
Mình nhờ hồi trước có nói chuyện với 1 bác đại tá bộ đội, bác ý bảo lúc mà Mỹ ngừng ném bom cũng là lúc mà quân ta hết "tên lửa". Nó ném bom nữa thì cũng không biết sự vụ sẽ ra thế nào.Bọn Liên Xô mang tiếng viện trợ nhưng các bố ý không hề muốn VN thắng, bọn nó chỉ muốn lợi dụng VN để khiến cho Mỹ "sa lầy" trong chiến tranh ở VN, không thắng mà cũng chẳng thua.

Xác nhận thông tin này, lúc đó là ta vừa hết đạn. Bắn nữa là chỉ có đi trú ẩn mà thôi.

Thế giới thời điểm đó đang trong thời kì Chiến tranh lạnh, Liên Xô và Mỹ là 2 cực của thế giới. Liên Xô giúp VN là giúp đồng minh xã hội chủ nghĩa. Liên xô ko muốn ta thắng vì mỹ sẽ bị chi phối bởi cuộc chiến này và ảnh hưởng trong cuộc chạy đua với LX.

Đàm phán diễn ra do Mỹ thất bại nặng nề trong chiến dịch đó. Dư luận thế giới lên án, dư luận mỹ lên án. Tổng thống mỹ nhìn thấy thất bại cả về kinh tế, chính trị và quân sự -> buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.

Trận chiến đó, thể hiện thắng lợi của nhân dân VN, quân sự VN và cách mạng VN. Ta chủ động đưa tới đàm phán, chủ động giành lại độc lập của ta. ( Mặc dù các điều khoản đàm phán diễn ra giằng co rất quyết liệt, mình ko tiện nêu ra ở đây)

Tóm lại: số liệu lịch sử về số máy bay bắn rơi là minh chứng rõ ràng nhất, nhưng tổng quát trong trận chiến ấy, ta đã thắng :)
 
Back
Bên trên