Giao lưu với thí sinh HoàngL.V.Hưng, VHThắng, N.ThànhTrung, N.Hoàng Linh, B.Việt Hưng

Re: Giao lưu với thí sinh HoàngL.V.Hưng, VHThắng, N.ThànhTrung, N.Hoàng Linh, B.Việt

Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Sự có mặt của lớp thú ở bờ biển cũng không phải hiếm gặp:
smallPICT2691.jpg

smallcyrus028.jpg


Những đàn hải cẩu hay hải sư rất thích nằm phơi mình trên bãi biển. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có quan hệ họ hàng gần gũi với gấu trong bộ ăn thịt. Chúng là những con thú cạn đã quay ngược trở về với "nước mẹ".

Rất hay, làm anh nhớ lại những ấn tượng thuở nhỏ khi đọc "Hai vạn dặm dưới biển".

Ấn tượng về biển cả và cá mú thời thơ ấy, sau bị ấn tượng trong "Hàm cá mập" làm tan tác cả :(( Hồi anh mới qua đây (1985), xem phim ấy, thấy sợ luôn biển! :)

L.
 
Nguyễn Huyền Trang đã viết:
Nghe anh Linh và chị Hà kể chuyện mà thấy nhớ nhà quá, hizz.. cả tuổi thơ của em gắn bó với cái vùng Thụy Khuê, CVA rồi dốc La-pho (hình như đến tận bây giờ vẫn chưa có tên chính thức thì phải :-? ), nhà em mọi người cũng truyền thống trường Bưởi luôn nên thấy gần gũi quá :D

Anh nghĩ sao nếu thế hệ bọn em bây giờ thỉnh thoảng vẫn có những đứa "phân biệt chủng tộc" dân CVA ghét dân Ams và ngược lại ? Em chứng kiến mấy trường hợp như thế rồi nhưng mà cũng chả thanh minh thanh nga gì được cả nên khó chịu lắm, hỏi í kiến các lão làng xem sao ạ ^^

Dốc La-pho bây giờ vẫn chưa có tên gọi chính thức hở em?

Hồi anh đi học thì chưa có Ams, anh tốt nghiệp 1 năm thì mới có, một số thày cô giỏi ở CVA chuyển sang Ams. Anh ko rõ giữa CVA và Ams có thê có gì hiềm khích? Hay vì cả hai đều là trường điểm? (CVA bây giờ còn "điểm" ko nhỉ?)

Quan niệm anh là "làm bạn với tất cả mọi người" nên anh ko thấy có lý do gì để "phân biệt chủng tộc" với bấy kỳ ai...

L.
 
@ em Trang:

Hihi, hồi anh Linh học thì chưa có trường Ams, nên chắc là khó so sánh :p

Còn cá nhân chị thì có vẻ may mắn, từ trước đến giờ chị toàn được chứng kiến những trường hợp tốt đẹp.
Qua Ams, chị làm quen và gặp gỡ được với nhiều bạn bè mới, vui lắm. :D

Còn chị nghĩ là nhiều khi rào cản thì là do có sẵn 1 phần, nhưng do mình xây đắp thêm cũng là 1 phần nữa. Bây giờ mình chả cần biết là người này học trường nào, mình chỉ cần biết là người này mình có thích chơi không, thì chị nghĩ là rào cản nào rồi cũng sẽ tự mất đi thôi.
Mỗi trường có cái hay riêng, có ưu cũng như nhược điểm riêng. Mình có thể tận dụng những thứ đó để bổ sung cho nhau, chứ không nên mang nhược điểm bên kia ra để bêu xấu...
Nếu vẫn có trường hợp đó thì mình đành... tránh thôi (vì nói cũng chả ăn thua gì lắm :D ). Nhưng chị nghĩ và tin là đấy chỉ là con số rất nhỏ.

Nhà chị học cả CVA lẫn Ams, thỉnh thoảng trêu nhau là "cổ hủ" (cho CVA), với "gà con" (cho Ams) chút cho vui thôi :D :p :))


@ anh Linh:
CVA là trường điểm, còn Ams là trường chuyên anh ạ :D
Bây giờ CVA vừa được tu sửa mới, nhìn qua ảnh, em chả nhận ra nữa, thấy mọi người bảo trường bây giờ trông "hoành tráng" lắm... :D
Lần sau về HN, em phải vào thăm trường mới được. Nhưng mà... dù gì, em thấy thích sự cổ kính của trường CVA hồi xưa hơn là sự hoành tráng của bây giờ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Giao lưu với thí sinh HoàngL.V.Hưng, VHThắng, N.ThànhTrung, N.Hoàng Linh, B.Việt

Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
Dốc La-pho bây giờ vẫn chưa có tên gọi chính thức hở em?

(CVA bây giờ còn "điểm" ko nhỉ?)

L.

Theo em update thì chưa anh ạ ^^ chắc tại nó nhỏ quá mà cho dù có tên mới thì mọi người vẫn quen gọi La-pho mà thôi (hoặc là dốc Ngọc Hà vì nó là đoạn nối dài sang fia Thụy Khuê)

CVA bây giờ tên chính thức là Trường Chất Lượng Cao QG Chu Văn An anh ạ
còn Ams thì là Trường Chuyên QG HN-Ams 8-}
 
Re: Giao lưu với thí sinh HoàngL.V.Hưng, VHThắng, N.ThànhTrung, N.Hoàng Linh, B.Việt

Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
@ em Trang:

Mỗi trường có cái hay riêng, có ưu cũng như nhược điểm riêng. Mình có thể tận dụng những thứ đó để bổ sung cho nhau, chứ không nên mang nhược điểm bên kia ra để bêu xấu...
Nếu vẫn có trường hợp đó thì mình đành... tránh thôi (vì nói cũng chả ăn thua gì lắm :D ). Nhưng chị nghĩ và tin là đấy chỉ là con số rất nhỏ.

Vừa post xong thì thấy bài chị :D Chị Hà nói chính xác quá ạ, em cũng thấy thế vì cá nhân em thấy tự hào về cả 2 trường, 1 là kho chuyện của em và cái kia là kho chuyện của gia đình. Mỗi khi mọi người tụ tập nói chuyện hồi trẻ di học, là em ngồi hóng ko bỏ xót :D:D

sorry cả nhà vì hơi lạc topic ^^
 
Dốc Ngọc Hà với dốc La-pho là 2 dốc khác nhau mà em :D
Dốc Ngọc Hà là cái dốc từ đường Hoàng Hoa Thám xuống phố Ngọc Hà (thực ra là thuộc phố Ngọc Hà rồi, mỗi tội là xuống dốc nên người ta gọi đấy là "dốc + tên phố" thôi). Còn dốc La-pho là dốc từ đường Hoàng Hoa Thám nối ra phố Thụy Khuê.

Mà hình như hồi bé, chị nhớ là có cái biển ở dốc La-pho có để tên dốc (từ HHT vào thì nó ở góc phải, cạnh cái hàng rào cây, sau đó chuyển sang bên trái, mé có vườn ươm ở dưới, cho dễ nhìn), nhưng mà cái đấy tên tiếng Pháp phiên âm, chị cũng chả nhớ nữa, chắc là phải hỏi lại Ông chị mới biết được, sau đó thì họ bỏ đi, thành ra tên dốc đấy chỉ được truyền miệng nhau thôi.
(chả biết là em nhớ đúng hay là tưởng tượng nữa, anh Linh có nhớ chút nào không ạ?)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin giới thiệu cá mập cho anh Linh và mọi người :)

Cá mập là loài có khả năng sát thương vào loại tàn bạo nhất trong lòng biển cả. Cá mập rất tinh nhanh trong việc "đánh hơi" con mồi. Ngoài khứu giác vô cùng nhạy bén, chúng còn có thể cảm nhận được tín hiệu điện của con mồi. Những người thợ lặn rất dễ bị phát hiện với tính hiệu điện của pin trong hệ thống dưỡng khí. Nếu ném 1 cục pin tới gần cá mập thì nó chắc chắn sẽ nuốt chửng cục pin đó. Khi gặp cá mập người ta được hướng dẫn là đừng cố bơi hay cựa quậy nhiều. Khi cơ bắp họa động, tìn hiệu điện của cơ bắp, đặc biệt là điện tim tăng mạnh, cá mập sẽ dễ dàng phát hiện. Ngoài ra tốc độ bơi của vô địch thế giới cũng không bằng cá mập nhởn nhơ nên đừng nghĩ bạn có thể bơi trốn cá mập.

Nói như vậy nhưng tỉ lệ cá mập tấn công người là tương đối thấp(trừ trường hợp người nào muốn đi tìm cá mập và nhử nó để quay phim). Cá mập thường không đủ lớn để tấn công con người (trong hơn 360 loài cá mập thì mới chỉ có 4 loài có lịch sử gây hấn với con người). Trên thực tế thì không phải cá mập săn người mà là người săn cá mập. Dân Nhật và Úc đánh cá mập để lấy thịt, dân Tàu thì nổi tiếng sát cá mập với món vi cá của họ. Những con cá mập bị cắt vây rồi vứt trả lại biển cả. Khi đã mất vây, cá mập không chỉ mât máu mà còn mất khả năng di chuyển và tử vong khó thể tránh qua.

Cá mập của biển Thái Bình Dương:
smallPICT2019.jpg

Con cá mập xấu số mắc vào lưới đánh cá hồi của tàu mình:
smallcyrus018.jpg
 
Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Xin giới thiệu cá mập cho anh Linh và mọi người :)

Một câu hỏi ngoài lề: mấy loài cá to thường được gọi trong tiếng Việt theo kích thước cơ thể của chúng?

Ví dụ: cá mập (do mập, béo), cá voi (do to như voi)... :)

Còn cá nhà táng ko hiểu tiếng Tây là gì? Nghe chữ nhà táng cũng sợ, dù chả hiểu là gì :))

L.
 
Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
Dốc Ngọc Hà với dốc La-pho là 2 dốc khác nhau mà em :D
Dốc Ngọc Hà là cái dốc từ đường Hoàng Hoa Thám xuống phố Ngọc Hà (thực ra là thuộc phố Ngọc Hà rồi, mỗi tội là xuống dốc nên người ta gọi đấy là "dốc + tên phố" thôi). Còn dốc La-pho là dốc từ đường Hoàng Hoa Thám nối ra phố Thụy Khuê.

Chính xác! Ở cái dốc Ngọc Hà này anh có 1 tay bạn rất thân, cùng lớp, sau đi Đức. Anh này về sau "lừa" được một cô vợ trẻ, cực xinh, tính tình dễ chịu vô cùng. Chính là cô ký giả Hà Linh được nhắc đến ở đây:

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=51585&ChannelID=7

Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
Mà hình như hồi bé, chị nhớ là có cái biển ở dốc La-pho có để tên dốc (từ HHT vào thì nó ở góc phải, cạnh cái hàng rào cây, sau đó chuyển sang bên trái, mé có vườn ươm ở dưới, cho dễ nhìn), nhưng mà cái đấy tên tiếng Pháp phiên âm, chị cũng chả nhớ nữa, chắc là phải hỏi lại Ông chị mới biết được, sau đó thì họ bỏ đi, thành ra tên dốc đấy chỉ được truyền miệng nhau thôi.
(chả biết là em nhớ đúng hay là tưởng tượng nữa, anh Linh có nhớ chút nào không ạ?)

Anh chắc là ko, vì tay La-pho này là lính (sĩ quan?) Pháp bị ta bắn chết cơ mà. Đời nào thời cách mạng rồi ta lại còn phiên âm tên hắn đặt cho dốc? :))

Tuy nhiên, em nên check lại với ông những chi tiết này, cực kỳ quý báu!

Còn vườn ươm là chỗ bọn anh thời trẻ con hay vào nghịch cây cỏ ở đó, hoặc trốn tìm. Thỉnh thoảng bắt gặp 1-2 cặp nam thanh nữ tú... ôm nhau trong ấy, họ ngượng lắm :))

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
CVA hồi anh học nhiều người học giỏi, nhưng chủ yếu do chăm học, ít ai thần đồng, vả lại trường này ko thuộc loại "sành điệu", "lịch lãm", "phong cách" (có lẽ là những đặc điểm sau này của Ams).

Vì thế nên bây giờ, đôi lúc hai trường hục hoặc chăng?

L.

Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
@ em Trang:
Hihi, hồi anh Linh học thì chưa có trường Ams, nên chắc là khó so sánh :p
Nhà chị học cả CVA lẫn Ams, thỉnh thoảng trêu nhau là "cổ hủ" (cho CVA), với "gà con" (cho Ams) chút cho vui thôi :D :p :))
 
Re: Giao lưu với thí sinh HoàngL.V.Hưng, VHThắng, N.ThànhTrung, N.Hoàng Linh, B.Việt

Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
Một câu hỏi ngoài lề: mấy loài cá to thường được gọi trong tiếng Việt theo kích thước cơ thể của chúng?

Ví dụ: cá mập (do mập, béo), cá voi (do to như voi)... :)

Còn cá nhà táng ko hiểu tiếng Tây là gì? Nghe chữ nhà táng cũng sợ, dù chả hiểu là gì :))

L.
Theo em được biết cá nhà táng chính là sperm whale(một loài cá voi) tên khoa học là Physeter macrocephalus là loài có bộ não lớn nhất thế giới với cái đầu to vuông kì dị. Chắc tên nhà táng có gốc tích từ cái đầu ấy
ảnh minh họa
Sperm_whale1b.jpg

nguồn Wikipedia
 
Re: Giao lưu với thí sinh HoàngL.V.Hưng, VHThắng, N.ThànhTrung, N.Hoàng Linh, B.Việt

Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Theo em được biết cá nhà táng chính là sperm whale(một loài cá voi) tên khoa học là Physeter macrocephalus là loài có bộ não lớn nhất thế giới với cái đầu to vuông kì dị. Chắc tên nhà táng có gốc tích từ cái đầu ấy

Trên Net thấy có bài này, sợ thật!

Vì sao cá nhà táng được xem là quán quân lặn?

Có một lần dây điện báo dưới đáy biển giữa Peru và Ecuador bỗng nhiên bị đứt. Người ta phát hiện thủ phạm là một con cá nhà táng. Sự việc này khiến mọi người kinh ngạc. Động vật có vú như báo biển, voi biển chỉ có thể lặn sâu tối đa 30-40 m, còn đoạn cáp điện bị làm hỏng này ở độ sâu 1.100 m...

Tại sao cá nhà táng có thể lặn sâu đến vậy? Thì ra cá nhà táng có một dung lượng phổi cực lớn, cộng với cái lỗ mũi của nó. Cá nhà táng chỉ thở bằng lỗ mũi bên tai trái, lỗ mũi bên tai phải đã bị bịt kín; đường ống của lỗ mũi này đã biến thành một khoang bầu cực lớn để chứa không khí, dung lượng của cái khoang bầu này xấp xỉ bằng dung lượng phổi của nó.

Như vậy, cá nhà táng có thêm một cái "phổi ngoài", khiến cho nó có thể trong một thời gian dài không bổ sung không khí sạch mà vẫn hoạt động bình thường. Do đó, nó là động vật có vú duy nhất có thể lặn sâu và lâu đến như vậy. Tất nhiên, đặc điểm kỳ lạ này của cá nhà táng đã hình thành dần dần trong quá trình tiến hóa dài.

Cá nhà táng không giống như cá voi xanh, cá voi râu dài, nó là cá voi có răng. Cá voi râu thì ăn sinh vật phù du bé nhỏ, còn cá nhà táng thích ăn nhất là cá mực nang lớn và bạch tuộc sống dưới đáy biển. Cá nhà táng thân hình to lớn, nhưng con mồi của nó cũng rất lớn, có loài cá mực chúa dài tới 18 m. Do vậy, cá nhà táng phải dùng sức mạnh để ràng buộc kẻ địch. Cuộc vật lộn ở trong biển thường kéo dài đến mười mấy phút, thậm chí có khi đến hơn một tiếng đồng hồ, cho đến khi bắt được con mồi. Chính khả năng lặn lâu kỳ lạ đã giúp nó luôn thắng cuộc trong những cuộc đi săn đó.

(Theo sách Chìa khóa vàng)
 
Re: Giao lưu với thí sinh HoàngL.V.Hưng, VHThắng, N.ThànhTrung, N.Hoàng Linh, B.Việt

Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
Một câu hỏi ngoài lề: mấy loài cá to thường được gọi trong tiếng Việt theo kích thước cơ thể của chúng?

Ví dụ: cá mập (do mập, béo), cá voi (do to như voi)... :)

Còn cá nhà táng ko hiểu tiếng Tây là gì? Nghe chữ nhà táng cũng sợ, dù chả hiểu là gì :))

L.
cả họ nhà "cá" voi:

738px-Cetacea.jpg

1- Browhead Whale; 2- Killer Whale; 3- Right Whale; 4- Sperm Whale; 5- Narwhal; 6- Blue Whale; 7- Rorqual; 8- Beluga - White Whale
in German:
1. Grönlandwal, 2. Orca (Schwertwal), 3. Nordkaper (Glattwal), 4. Pottwal, 5. Narwal, 6. Blauwal, 7. Furchenwal, 8. Belugawal (Weißer Wal)
Nguồn: www.wikipedia.de
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
Dốc Ngọc Hà với dốc La-pho là 2 dốc khác nhau mà em

Chút tư liệu cổ (chưa kiểm chứng):

Vào những năm 30 của thế kỷ trước, hãng dầu cù-là Tam Đa ở Hà Nội làm ăn phát đạt đăng ký nhãn hiệu trình toà. Ai ở Hà Nội đều rõ trụ sở của hãng đối diện với Cty xe điện ở phố Thụy Khuê, cổng vòm, giữa sân có hòn non bộ.

Xưởng sản xuất nằm cùng phố, có con dốc ngược lên phố Hoàng Hoa Thám, dốc Tam Đa, thời Tây gọi là dốc Lapho.

Một ông thầy thuốc nọ thấy vậy cũng mở một hãng dầu cù-là có tên trẹo đi thành TAM DA. Chữ D Tam Da đọc giọng Pháp thành Tam Đa.

Hãng Tam Đa đâm đơn kiện. Trước toà ông chủ Tam Da một mực cho rằng nhãn hiệu và quy cách của mình không thể lẫn được với TAM ĐA. Ông nói:

- Dầu Tam Đa quảng cáo "Dầu Tam Đa, một người xoa, ba người khỏi" sản phẩm chúng tôi quảng cáo chân thực hơn: "Dầu Tam Da cứ xoa là khỏi". Làm sao mà lẫn được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Rỗi rãi làm thêm tí cá biển cho topic này nổi lên nào:)


Các bạn có biết trong đại dương thì những vùng nhiệt đới được coi như sa mạc còn những vùng ôn đới thì lại là vựa cá của thế giới. Lý do biển nhiệt đới thiếu vắng sinh vật là do nhiệt độ của nước biển cao, lượng oxi hòa tan trong nước biển không nhiều, rất ít loài có thể sống trong môi trường khắc nghiệt như vậy. Dẫu sao biển nhiệt đới lại được ban tặng cho một trong những kì quan của thế giới tự nhiên, những ốc đảo của sa mạc

Rặng san hô:
smallPICT2408.jpg


Những rặng san hô là những khu rừng của biển nhiệt đới. Với độ sâu chỉ dưới 50 mét, đây là thiên đường cho những người ham mê nghề lặn. Cuộc sống nơi đây tràn đầy màu sắc và ánh sáng.

smallPICT2432.jpg


Ngoài san hô, hải quì là một loài thường gặp trong môi trường này. Những bông hoa biển(thực chất là động vật không xương) có màu sắc vô cùng sặc sỡ và nhiều loài còn biết phát quang:
smallPICT2469.jpg


smallPICT2472.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Những "bông hoa biển" có hàng ngàn cái vòi có chưa chất độc với khả năng làm tê liệt thần kinh những kẻ xâm phạm tới nó. Khi có kích thích, hàng ngàn chiếc vòi tua tủa này sẽ cuộn lại và kéo kẻ xâm phạm vào "bụng". Thật may mắn những bông hoa này thường không có kích thước lớn(tuy có những ngoại lệ với những bông có đường kính lên tới 2 mét) và nọc độc của chúng chỉ có tác dụng với tôm, cua cá chứ không gây hại cho người.

Có những loài cá có khả năng chống lại nọc độc của loài hải quì và sống chung với chúng:
Nemo (Phim "Truy tìm Nê mô" của Walt Disney) :) hay cá hề
smallP1010574.jpg


smallP1010573.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Giao lưu với thí sinh HoàngL.V.Hưng, VHThắng, N.ThànhTrung, N.Hoàng Linh, B.Việt

Họ hàng gần nhất của loài hải quì chính là loài sứa biển. Sứa mang nọc độc chết người và sẵn sàng "đốt" bất kì vật kì vật gì nó tiếp xúc. Tuy vậy vẻ đẹp của sứa lại là một vẻ đẹp quyến rũ mê người:
Sứa mặt trăng (moon jelly fish)
smallPICT2541.jpg


smallPICT2011.jpg
 
Re: Giao lưu với thí sinh HoàngL.V.Hưng, VHThắng, N.ThànhTrung, N.Hoàng Linh, B.Việt

Các bạn đã được chiêm ngưỡng nhiều vẻ đẹp của đại dương rồi nên lần này mình xin giới thiệu mùi vị của đại dương.
Món đầu tiên: hải sâm

smallP1010243.jpg



Hải sâm (sea cucumber) là loài tương đối hiếm gặp và ít người có điều kiện thưởng thức.Nó bò dưới đáy biển và lọc cát để kiếm thức ăn. Loài này được người TQ coi trọng với giá trị dược phẩm của nó. Mình thì chả biết công dụng của loài này nhưng mình chỉ thấy hợp khẩu vị, dễ ăn. Thịt hải sâm nhạt, có thể coi là vô vị nhưng nhiều đạm, mỡ và nhiều chất keo (gelatin). Nếu phải chọn 1 thứ thức ăn để miêu tả vị hải sâm thì mình chọn gầu, gân bò:)

Nếu có hải sâm tươi(cực kì khó kiếm) thì bạn lọc lấy 3 sợi cơ lớn trên mình hải sâm để nấu. Nếu chỉ có hải sâm khô thì bạn cắt da rồi chú ý phải rửa nhiều lần nước. Ngâm hải sâm trong nước lã và thay nước nhiều lần trong vài ngày. Sau quá trình ngâm, luộc hải sâm với một vài hạt muối và gừng. Khi hải sâm đã nở, cắt lát rồi kho, xào hay nấu canh, nấu cháo.
Món khoái khẩu của mình là cháo hải sâm,trứng mặn.
*Trứng mặn thì làm đơn giản bằng cách ngâm trứng trong nước muối bão hòa khoảng 2-3 tuần trở lên sau đó luộc chín.
*Hải sâm chuẩn bị như trên rồi thái lát, xào với nước mắm, hành tây, hành ta, nấm.
*Cháo gạo tám:
+Rang gạo tám trên chảo nóng, không dầu mỡ, gạo sẽ nở, vàng.
+Nồi cháo phải có nhiều nước. 1 phần gạo thì nước phải hơn 10 phần.
+Đun gạo và nước đến khi nước sôi thì hạ lửa xuống thấp và lâu lâu lại đảo cho cháo đỡ vón, đợi đến khi cháo quánh(khoảng 1 tiếng sau) thì nhấc ra.
Ăn cháo cùng với trứng mặn(nên chỉ ăn long đỏ vì lòng trắng rất mặn) và hải sâm. Có thể cho thêm hạt tiêu, hành ta và tía tô tùy ý
 
tks for sharing, anh Hưng. nghe món này có vẻ đậm đà dễ ăn chứ bt em anti hải sâm, bì bì thèo thẽo...bleh` =p
 
Back
Bên trên