Gia đình và những chuyện tình yêu!

Tiếp tục "Yêu em từ thuở" này

Anh biết em từ độ,
Em mới tuổi mười hai,
Anh yêu em từ thuở,
Em còn tóc xoã vai.

:)

(Vũ Hoàng Chương)
 
Bố học sư phạm Văn. Hồi đấy bố nổi tiếng toàn trường vì tài ăn nói khéo (chuyện, con trai lớp Văn mà lại), lại đẹp trai, nhiều tài lẻ, thế nên không biết có bao nhiêu cô gái thầm thương trộm nhớ bố. Nhưng bố lại chẳng để ý đến một ai trong số những cô gái ấy cả, mà lại chỉ quan tâm đến một người...
Đó là mẹ! Trái hẳn với bố, mẹ học sư phạm Toán. Bố bảo bố gặp mẹ trong một đám cưới của người bạn, bố là phù rể, còn mẹ là phù dâu. Từ lần đầu tiên nhìn thấy mẹ, bố đã muốn làm quen. Tranh thủ lúc mẹ đang đứng một mình, bố lại gần hỏi mẹ:" Chào... em, em có biết ai học sư phạm Văn tên là N không?" Bố bảo lúc ấy bố tự tin lắm, nhưng nghe xong câu trả lời của mẹ, bố...choáng: "Rất tiếc, tôi không biết!" Trong lòng bố tức anh ách, bố nổi tiếng đến như thế, cả trường này đều biết, chỉ riêng mình...mẹ không biết. Sao lại có người lạnh lùng đến như vậy! Và chính cái sự lạnh lùng ấy của mẹ đã làm cho bố đổ tới tấp! Bố bắt đầu thực hiện "chiến dịch", quyết cưa đổ bằng được mẹ. Bố lân la dò hỏi thế nào được địa chỉ nhà mẹ. Thế là ngày nào bố cũng lọc cọc chiếc xe đạp cà tàng của bố đến nhà mẹ để tiếp chuyện...ông ngoại. Mà thực thế, bố đến nhà chỉ ngồi xem phim, nói chuyện chính trị với ông. Ông quý bố lắm, vì bố cái gì cũng biết, cũng am. Chỉ có mẹ là tuyệt nhiên không thèm để ý đến bố, cứ thấy bóng dáng bố đến là mẹ lại gọi ông ngoại ra có khách của...ông ngoại, còn mẹ xuống bếp rồi ngồi luôn dưới ấy, gọi thế nào cũng không lên. Hồi đấy nhà bố nghèo, ăn cơm toàn phải độn thêm khoai, gọi là độn chứ có mười phần thì có đến tám phần là khoai. Thế mà nhà mẹ lại "giàu", ăn toàn những thứ ngon, tôm hùm rồi cua, cơm trắng, thịt, ....( chả là bà ngoại làm ở bách hóa mà, có cái gì ngon bà đều phần một ít đẹm về cho ông ngoại với các con). Sang nhà mẹ sướng thế nên bố càng lì, ngày nào cũng sang. Mẹ tức lắm, nhưng mà không làm gì được vì ông ngoại rất quý bố. Cho đến một hôm, bố ốm, không sang nhà mẹ được. Đã quá quen thuộc với sự có mặt của bố, giờ không thấy bố đâu, mẹ lại đâm lo lắng, bồn chồn. Nhìn dáng vẻ mẹ lúc ấy, ông ngoại phì cười. Ông cho xe đến đón mẹ sang nhà bố. Bố nhìn thấy mẹ, quên mất là mình đang ốm, chạy vù ra đón khi ngoài trời lúc này rét căm căm. Trong lòng bố lúc ấy mừng không tả xiết, bởi vì bố biết rằng, "chiến dich cưa" đã kết thúc, thay vào đó là một thời kì mới, đẹp đẽ và lung linh, như tình yêu của bố và mẹ!
 
Từ nhỏ đến giờ tôi chưa bao giờ ăn tết ở HN, năm nào cũng thế, tất cả con cháu lại tập trung về quê nội, đón giao thừa với cụ nội ông bà nội.
Hồi nhỏ, thức đến 12 h để đón giao thừa sao mà khó khăn thế, bao giờ lũ trẻ con chúng tôi cũng được người lớn cho đi ngủ trước để 12 giờ còn đánh thức được dậy. Bây giờ thì nhớn rồi, thức thâu đêm được, ko còn cái cảnh vừa nằm trong màn vừa ngoái cổ ra liên tục: mọi người nhớ gọi con dậy nhé!
Trước tết, tầm 27 âm, lũ trẻ con nhà bác cả, nhà tôi, nhà chú được về quê trước với nhiệm vụ rất quan trọng là giúp ông bà chuẩn bị tết, đón mọi người về sau. CHúng tôi đi chợ chọn đào, mua thức ăn, hoa, thay mới 1 số đồ trong nhà, tất bật nhưng vô cùng vui vẻ.
Chiều 30, cả người già trẻ con chuẩn bị đón bố mẹ lũ trẻ con về. Cả xe máy, cả ô tô, tiếng cười vang cả xóm.
Bữa cơm tất niên vui lắm, ông sẽ thay mặt cả nhà phát biểu mấy lời về năm cũ, tính chương trình mấy ngày tết ra sao và sau đó tất cả cùng đánh chén. Đêm! Khi giây phút năm cũ năm mới giao nhau, cả đại gia đình hơn 20 người ngồi quây quần để chúc tết, để mừng tuổi. Bao giờ bác cả cũng đi mừng tuổi trước, bác chúc cụ nội sống lâu, chúc ông bà vui vẻ mạnh khoẻ bên con cháu, chúc các em trai em dâu hạnh phúc, các cháu ngoan học giỏi...Rồi sau đó lần lượt từng người, chỉ trong một lúc đầu năm mới, hội trẻ con chúng tôi đã được nhận tiền mừng tuổi của tận 7 người, cười tí toét!
Tiết trời lúc đêm 30 rạng sáng mùng 1 thường se lạnh, người lớn ở nhà chơi tú, tá lả...còn chú út với bọn trẻ con chúng tôi khoác áo đi bẻ lộc. Ai cũng chọn cho mình nhánh lộc riêng rồi cùng nhau hái cho cả đại gia đình một cành lộc chung xanh tươi...
Đường làng vắng vẻ, nhưng trong mỗi gia đình vẫn thấy đầy ắp tiếng cười.Gia đình tôi cũng thế, hạnh phúc ngập tràn, tiếng cười rộn vang và lũ trẻ con luôn tự hào về mái ấm yêu thương ấy!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Những điều bà dạy!
Bà nội tôi tuy bận công tác của xã nhưng vẫn rất chú trọng chuyện dạy dỗ các con. Bà rèn con từ những điều nhỏ nhất, ăn cơm ko được và cơm quá 3 cái 1 lần, ăn ko được chỉ chăm chăm gắp món mình thích, phải gắp miếng rau trước chứ đừng có gắp ngay miếng …thịt khi ngồi xuống mâm cơm….bà còn dạy nhiều lắm nhưng có một chuyện bố tôi nhớ mãi. Hôm ấy, bố tôi ăn cơm cứ chúi đầu vào mâm gắp gắp chọn chọn, cả buổi chả thấy ngẩng đầu lên. Bà thấy thế bảo “ con ăn cơm đừng có chỉ nhìn vào mâm, phải ngước mặt lên chứ ko cúi gằm xuống như thế!”. Một lát sau, cả nhà trố mắt khi thấy bố tôi quờ quạng gắp thức ăn trong khi mặt…ngước thẳng lên nóc nhà!
Cả nhà cười ầm lên hỏi xem bố đang làm gì thì bố mếu máo, ngạc nhiên nói: thì mẹ chả bảo con khi ăn phải ngước mặt lên là gì, nên con …con ko dám nhìn xuống! ôi, bố của tôi, ngày xưa bố đã từng như thế đấy !
 
đón chị dâu!
Nhà nội tôi ngày trước rất nghèo, cái nghèo được xếp vào hàng nhất xã. Nhà cửa xiêu vẹo, thóc gạo ko có, bà nội tuy làm chủ tịch xã nhưng bà rất liêm khiết nên ko bao giờ bà nhận biếu xén của ai. Bác cả tôi đi học đại học rồi có người yêu, chính là bác gái bây giờ, một hôm báo cho cả nhà là bác sẽ dẫn bạn gái về chơi. báo thì báo, nhưng cả nhà cả cửa chả có cái gì để đón khách cả. Bác về sớm hơn dự tính nên cả nhà cuống lên, bà nội sai bố tôi vác rá đi vay gạo vay mỡ…Bố đi mãi, rất lâu sau mới thấy quay về, tới đầu ngõ gào toáng lên( chả có ý thức rằng bạn gái anh trai lần đầu tới thăm nhà):
Mẹ ơi, đi cả xóm rồi, chả vay được tí nào cả! Mẹ ơi, ko vay được gạo với mỡ đâuuuuuuuuuuuuuu!
Bà nội ngại quá, con cái chả biết gì, vội bảo chú tôi chạy ra xem anh thế nào, mục đích là để bố im đi. Ai dè, chú tôi, lúc ấy đang ngồi tựa cửa trông rất chán đời, chẳng thèm đứng dậy, buông 1 câu gọn lọn trước mặt khách:
- Gạo ko vay được đứng lên làm cái gì!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi đã từng tin bố như thế đấy!
Hồi tôi 6, 7 tuổi và thằng em chỉ vừa lên 4 bố hay kể cho chúng tôi nghe chuyện bố tôi đi bộ đội ngày trước. Bố có vệt bỏng rất dài ở chân, hậu quả của một lần trong đơn vị có vụ cháy xăng, bố lao vào cứu hàng. Chúng tôi khâm phục bố lắm nhưng còn tự hào hơn nữa về câu chuyện bố đỡ được cả một … quả bom!
Bố bảo, lần ấy, trong một trận bắn phá dữ dội của địch, có một quả bom rơi ngay vào …ngực bố, bố đã dùng tay hất quả bom ấy ra xa và vừa hất xong thì nó nổ. Chúng tôi tự hào vô cùng, đi kể khắp nơi về thành tích của bố và vênh mặt lên khi thấy lũ bạn tròn mắt, suýt xoa,…khoản này ko bố của đứa nào làm được cả!
Tôi vác cái niềm tin ấy theo vào tận lớp 10. Học vật lý, học hoá học, chợt thấy …vô lý, quái, sao bom rơi vào người mà lại đỡ được, mà chả việc gì hết! Đem sự thắc mắc to uỳnh về gặp bố, nghe tôi hỏi, bố trố mắt rồi cười vang nhà: trời ơi, bố đùa đấy, làm gì có ai đỡ được bom, thế mà bọn nó tin đến tận giờ cơ à? Ha ha ha..
Tôi bậm môi ấm ức, vậy là gần chục năm trời đã vênh vang như thế đấy, bom ơi là bom !
 
Mẹ lấy bố khi chưa hề biết nấu nướng!
Nhà mẹ khá giả nên bà ngoại chỉ muốn mẹ học hành cẩn thận, ko cần phải làm lụng gì cả. mẹ yêu bố, bố đưa mẹ về ra mắt gia đình, ai cũng quý mẹ vì mẹ rất hiền lành và trông mẹ khá nhanh nhẹn, đảm đang. Chuẩn bị bữa ăn, chú ruột của bố bảo mẹ đi rán cá, mẹ sợ lắm vì từ nhỏ đến giờ có làm bao giờ đâu nhưng cũng ko dám nói vì ngượng và vì nghĩ rán cá chắc dễ, cứ bỏ cá vào chảo mỡ là xong! Sau khi mẹ lui hui 1 hồi, bố chạy xuống làm cùng và tá hoả ra khi thấy chảo cá …đen sì, bốc hơi nghi ngút. Bố phải trổ tài ra giúp mẹ chữa cháy, cố gắng biến chảo cá rán thành món… cá rán thật.
Rồi bố mẹ cưới nhau, mẹ lúc ấy mới lộ tẩy chả biết 1 chút xíu nào khoản nấu cơm , đi chợ,…bố phải dạy mẹ tất cả, từ việc mua rau, chọn cá , làm cơm…
Giờ thì mẹ nấu ăn siêu rồi nhưng chức vô địch nấu ăn trong nhà vẫn thuộc về …bố!( mình vinh dự xếp thứ 2). Mỗi thứ 7, CN,nếu bố ko phải đi công tác, nhiệm vụ bếp núc một mình bố lãnh trọn, hai mẹ con được giải phóng hoàn toàn. bố chẳng cần nguyên liệu cầu kì, thậm chí còn tận dụng lại các món của mẹ nhưng vào bữa ăn chúng tôi vẫn thấy vô cùng ngon miệng.
Cả nhà quây quần bên mâm cơm, thấy cuộc đời sao thật là hạnh phúc!
 
Đọc truyện viết ra đàng hoàng thế này hay hơn là hồi xưa nghe mày kể nhỉ. Cứ viết tiếp đi rồi đóng thành một tập xuất bản được đấy bé ạ ;)
PS: còn chuyện có con bé gì trèo lên cây bưởi, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự rồi lại tự bò dậy nữa í :D
 
ha ha, cây sung chứ ko phải cây bưởi, mai viết tiếp!
cả nhà ới, chuyện của mọi người đâu rồi? ko có gì để kể à, chắc ko phải rùi, chắc ém quân! CHo đọc đi nào!
 
Đọc chuyện tưởng chị Vân nghiêm túc,người lớn mình phục lắm.Đọc đến chỗ nói chuyện với bạn,hehe nhận ra rôi :D
 
giá mà tôi cũng có được những cảm xúc như mọi ngươì về gia đinh nhỉ......
 
dạo này bận quá nên ko viết tiếp được, mặc dù chuyện về gia đình vẫn còn nhiều điều hay.
To em Tuyên TUyền gi đó: chuyện ngày bé ko ảnh hưởng đến sự nghiêm túc của chị bây giờ em ạ! :) Chị sẽ tường thuật vụ đó sau cho em nghe!
 
Tớ yêu gia đình tớ, nhưng cũng nhìn ra nhiều failure trong gia đình! Bây giờ nghĩ ra cũng có nhiều kỷ niệm vui. Như là cứ sáng sáng ba mẹ lại chạy qua phòng hai đứa con âu yếm hôn, nựng nịu cứ như hồi còn bé, rồi ba còn đấm lưng cho mình, mẹ mua đồ ăn sáng cho mình nữa. Đúng là dù có đi đâu, trưởng thành thế nào, va chạm với cuộc sống thế nào, khi về nhà, mình cũng vẫn là "trẻ con". Bây giờ ở xa nhà, cũng chẳng còn được vui vẻ thế hàng ngày, cũng chẳng được "sưng xỉa" mỗi lần ba mẹ "góp ý", thế nhưng lại thấy nhơ nhớ! Nhiều lúc ân hận ngày xưa vô tâm, chẳng biết nấu cơm giúp mẹ, chẳng biết hỏi thăm ba lúc ba đi làm về mệt. Thôi khi nào về chơi nhà, mỗi lần về lại hát líu lo như ngày xưa "mở cửa ra cho nắng sớm vào nhà"...sẽ lại trở thành cô con gái bé bỏng của ba me.
 
Anh đọc như chuyện CHưởng :D

vu minh ha đã viết:
giá mà tôi cũng có được những cảm xúc như mọi ngươì về gia đinh nhỉ......

Cái này em thích là được mà :D :D :D
 
Kể chuyện về gia đình, bố mẹ mình yêu nhau 8 năm liền mới cưới, bố yêu mẹ từ năm mẹ mới tò te vào năm thứ nhất, bố là đàn anh trong trường, nên tất cả những anh mê mẹ đều bị bố sai đàn em chọc thủng lốp xe đạp rồi dọa dẫm cho sợ nhăn răng không dám đến gần mẹ nữa. Rồi những lúc không có tiền đi đâu chơi, bố toàn đến nhà mẹ ngồi trước mặt mẹ nhưng chẳng có chuyện gì nhiều mà nói cả, cứ ngồi thế để canh cho đỡ mất :D
Mỗi lần bố đến nhà mẹ thì lại phải ném một hòn đá vào cái cửa sắt cho mẹ nghe thấy, vì nhà mẹ có cái sân to mà hồi đấy lại không có chuông của gì hết. Bao nhiêu năm bố mẹ yêu nhau là để lại bấy nhiêu vết tích lên cái cửa sắt xanh tội nghiệp. Bố mẹ mình học đại học ở Hải Phòng nên bố toàn dẫn mẹ nhảy tàu về thăm nhà, nghe cứ như chuyện phiêu lưu mạo hiểm.
Rồi bố lấy mẹ cho dù cả hai nhà đều không đồng í, nhà mẹ thì chê bố nghèo, nhà bố thì chê mẹ gầy còm quá. Thế rồi bố mẹ có chị mình rồi có mình, nhưng bố càng ngày càng bận hơn vì phải đi kiếm tiền, bố đi công tác liên tục, mẹ vẫn ở nhà chăm con và hàng ngày nhớ bố. Nhiều lúc mình trách bố lắm vì để cho mẹ cô đơn, nhưng khi lớn hơn mình mới hiểu cho nỗi buồn của bố, nếu như bố không chịu khó bươn chải làm ăn thì mình cũng không có ngày hôm nay vui vẻ hạnh phúc.
Biết thế nhưng mẹ vẫn cứ ngày ngày ở nhà một mình, đi làm, về nhà nấu cơm và chờ bố về ăn, rồi nhiều khi lại thui thủi ăn cơm và xem tivi một mình. Mình thương mẹ lắm nhưng cả hai chị em cùng đi học ở xa chẳng thể nào ở bên mẹ. Mẹ ơi con có thể làm gì để giảm bớt nỗi buồn và cô đơn của mẹ ?
 
em kg nên viết thì hơn , xóa đi là tốt nhất....
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hà làm sao thế, tại sao em lại phải mặc cảm về gia đình như thế, mỗi người mỗi cảnh, có ai là vui vẻ hạnh phúc hoàn toàn đâu, có những gia đình trông ngoài cứ tưởng là hạnh phúc lắm nhưng ai mà biết được bên trong có bao nhiêu chuyện phức tạp. Có thể gia đình của bố mẹ không được như mình mong muốn, nhưng chỉ cần mình cố gắng để cho gia đình riêng của mình hạnh phúc là được rồi:)
 
Dì đến chơi rồi chỉ bảo một câu:"nhà này ai cũng kín đáo,mỗi người có một thế giới của riêng mình nhỉ".Em cười thôi chứ cũng chẳng biết nói gì nữa...nhà em như thế từ bao giờ nhỉ?
Em 16 tuổi,chưa lớn nhưng cũng chẳng còn bé.Em bắt đầu có những suy nghĩ ,những thay đổi mà chính em cũng chẳng hiểu được vậy nên em không trách bố mẹ.Có lẽ bố mẹ đã đi qua cái tuổi của em lâu quá rồi nên không thể nào thông cảm được với em.Em cứ tự mày mò trong thế giới của mình...đôi khi em cũng muốn hỏi mẹ về một cậu con trai mà em mới gặp nhưng làm sao em hỏi được khi me luôn tỏ ra coi thường những tình cảm trẻ con,luôn giáo huấn em rằng bây giờ chưa phải là lúc để nghĩ đến chuyện đó...Em không dám nói với mẹ nên em viết nhật kí.Ngay cả việc đó cũng bị mẹ cấm đoán nữa...Em quen dần với việc mẹ nói là chuyện của mẹ,em làm là vệc của em.Em đã trở thành một đữa vô tâm từ bao giờ?
Thế giới của em là như vậy.Em có rất nhiều bạn nhưng em lại luôn cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.Thỉnh thoảng em được nói chuyện với anh trai...em nhận ra rằng anh em cũng từng trải qua một giai đoạn phải tự trưởng thành về tinh thần mà không hề có bố mẹ bên cạnh.Bây giờ thì anh em đã đi qua giai đoạn đó rồi,cũng sắp có gia đình riêng của mình rồi và điều đó có nghĩa là dù cố gắng anh em cũng chảng thể giúp được gì cho em.
Hôm qua em lại vừa cãi nhau với bố mẹ.Nói là cãi nhau thôi nhưng em làm con,sao dám cãi lại...lâu lắm rồi em mới khóc...hình như bố mẹ cũng hiểu nên cả hai im lặng,không nói gì....Hôm nay đọc được những tâm sự của chị Vân và mọi người về gia đình mình em cũng thấy bình tâm hơn.Dù đúng,dù sai bố mẹ vẫn là bố mẹ.Cuộc sống không cho bố mẹ thời gian để có thể quan tâm đến con cái một cách toàn vẹn được...Em không thể đòi hỏi quá nhiều trong khi mình lại chẳng biết cho đi...Bây giờ em sẽ cố gắng hơn không phải để bố mẹ hiểu mình là để hiểu được bố mẹ.Gia đình em cũng có nhiều chuyện vui lắm,học tập chị Vân lần sau em sẽ kể.
 
Back
Bên trên