Giới thiệu về các bang ở Mỹ

Hồ Lê Việt Hưng
(Atonix)

Ban quản lý diễn đàn
Cái này được mọi người dịch từ lâu rồi nhưng do trục trặc mãi không post lên được. Hiện giờ mọi người đang chuẩn bị quyết định về điểm đến của mình, hope this helps (the state are not in any particular order, sorry about this :( )

Người dịch: Hồ Lê Việt Long, Hồ Thu Trang, Đỗ Hà Chinh, Minh Phương, Hồ Lê Việt Hưng


Pennsylvania

Giới thiệu chung

Mặc dù khá đông dân cư, Pennsylvania có là một bang tương đối nhỏ, xếp thứ 33 trong số 50 bang của Mỹ. Pennsylvania có tổng diện tích 119,282 km2 , bao gồm 1269 km2 diệnt ích mặt nước và 1940km2 của hồ Erie. Pennsylvania giáp với New York, hồ Erie ở phía bắc, giáp với New York, New Jersey ở phía đông, Delaware, Maryland, West Virginia ở phía nam và West Virginia, Ohio ở phía Tây.

Khí hậu

Pennsylvania có khí hậu tương đối ẩm ướt do ảnh hưởng của Đại Tây Dương. Có 4 mùa rõ rệt và khá nhiều mưa. Khí hậu ở miền bắc có thể nói là mát hơn miền nam. Pennsylvania được chia làm 3 vũng có khí hậu tương đối khác biệt: khu vực đồng bằng gồm phần lớn diện tích quanh bờ biển và mạn Đông Nam có mùa hè tương đối dài và mùa đông không quá khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 12 độ C (tại Philadelphia) và 10 độ C tại vùng thung lũng trung tâm.

Khu vực thứ hai bao gồm phần lớn cao nguyên Allegheny: mùa hè ngắn hơn và mùa đông khắc nghiệt. Nhiệt độ trngu bình từ 7 đến 9 độ C.

Khu vực gần hồ Erie có mùa đông tương đối ấm áp và mùa hè mát mẻ. Mùa hè ở khu vực này khá dài nhưng không quá nóng nực, nhiệt độ trung bình khoảng 17 độ C. Mùa đông tương đối ngắn, nhiệt độ vào tháng 1 là -2 độ C.

Dân số

Theo cuộc điều tra dân số năm 2000, 85.4% dân số Pennsylvania là người da trắng, người da đen chiếm 10%, châu Á chiếm 1.8% và da đỏ chiếm 0.1%. Hơn 77% dân số Pennsylvania sống ở khu vực thành thị, hơn 60% sống ở khu vực Philadelphia và Pittsburgh.

Philadelphia luôn là thành phố lớn và năng động nhất Pennsylvania kể từ khi nó được thành lập cách đây 3 thế kỷ. Với dân số khoảng 1,5 triệu người, Philly là thành phố lớn thứ 5 nước Mỹ sau New York City, Los Angeles, Chicago và Houston. Bao gồm cả khu vực phụ cận, Philly có dân số khoảng 6,2 triệu người, trải dài trên 1 diện tích từ miền Nam Pennsylvania đến miền Nam New Jersey. Bên cạnh tầm quan trọng đặc biệt như là một cảng biển, trung tâm thương mại và công nghiệp, Philadelphia còn là một trung tâm văn hóa, giáo dục với nhiều trường đại học, viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Pittsburgh có dân số khoảng 330000 người, nếu bao gồm cả khu vực phụ cận là 2,4 triệu người. Đây là thành phố lớn thứ hai Pennsylvania và là một trung tâm của ngành công nghiệp sắt thép. Pittsburgh còn được biết đến bởi hệ thống y tế, giáo dục và các trung tâm công nghệ cao.

Pennsylvania còn có khá nhiểu các thành phố lớn khác như Allentown ( dân số 106,105), Erie (102,122), Reading (80,494), Scranton (74,712), Bethlehem (71,749), Lancaster (55,628), Altoona (48,490), and Harrisburg (48,540).

Giáo dục

Trong hơn 150 năm kể từ ngày thành lập, giáo dục tại Pennsylvania chủ yếu do nhà thờ chịu trách nhiệm. Năm 1834, một hệ thống truowngf công lập miễn phí bắt đầu được thành lập. Năm 1895, giáo dục trở thành bắt buộc. Vào thời điểm này, tất cả trẻ em từ 8 đến 17 tuổi bắt buộc phải đến trường. Khoảng 19% học sinh tại bang Pennsylvania học tại trường tư.

Trong năm học 2000-2001, Pennsylvania dành trung bình $8,847 cho giáo dục một học sinh, so với mức $7,898 trên toàn nước Mỹ. Tính bình quân có khoảng 15.4 học sinh / giáo viên (mức trên toàn nước Mỹ là 15.9). 86.1% dân số trên 25 tuổi của Pennsylvania có bằng tốt nghiệp PTTH so với mức 82.8% trên toàn nước Mỹ.

Về đại học, Pennsylvania có 68 trường công và 189 trường tư. Trường Pennsylvania State University tại University Park là trường công lập lớn nhất, ngoài ra còn một số trường công tốt khác như University of Pittsburgh và Temple University tại Philadelphia. Hệ thống Pennsylvania State System of Higher Education bao gồm 14 trường là hệ thống trường công lớn nhất tại Pennsylvania.

University of Pennsylvania (Penn hoặc Upenn) được thành lập tại Philadelphia năm 1740, đây là 1 trường tư nhưng được trợ cấp một phần bằng ngân sách của bang. Năm 1765, Upenn mở trường Y đầu tiên của nước Mỹ và trở thành trường Đại học Tổng hợp đầu tiên. Penn là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới, đứng đầu trên nhiều lĩnh vực nghiên cưu khác nhau. Penn có khoàng 4500 giáo sư, 10000 sinh viên đại học và 9000 sinh viên cao học, ngân sách hàng năm khoảng 1 tỉ USD. Penn luôn nằm trong top 10 đại học của Mỹ nhiều năm qua.

Swarthmore College là một liberal arts college nằm ở Swarthmore, Pennsylvania, ngoại ô Philadelphia. Đây là một trong những trường đai học úy tín nhất ở nước Mỹ, đặc biệt nổi tiếng về những đòi hỏi rất cao về giao dục. Trường có khoảng 1400 sinh viên, đến từ khắp 50 bang và hơn 40 đât nước khác nhau. Swarthmore được thành lập năm 1865 bởi Religious Society of Friends (Quakers) và là một trong những học viện đầu tiên đào tạo cả nam lẫn nữ từ ngày thành lập.


Carnegie Mellon University là một trường đai học tư nằm ở Pittsburgh, Pennsylvania. Là một trường đại học khá trẻ, thành lập năm 1967 kết quả của sự kết hợp giữa Carnegie Institute of Technology và Mellon Institute of Industrial Research. Trường có khoảng 7,500 sinh viên và thường được nhắc với tên CMU.


Haverford College là một trường đại hoc (liberal arts college) nổi tiếng khác tại Haverford, Pennsylvania. Haverford College được thành lập năm 1833 và ban đầu là một học viên chỉ dành cho nam. Haverford bắt đầu chập nhận sinh viên nữ năm 1980. Haverford nổi tiếng bởi chất lượng học tập và là một trong những LACs tốt nhất nước Mỹ. Những chương trình hợp tác với Bryn Mawr College, Swarthmore College, và University of Pennsylvania tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cân với rất nhiều cơ hội nghiên cứu.

Ngoài ra, Pennsylvania còn một số trường đại học nổi tiếng khác như: La Salle University, Drexel University, tại Philadelphia; Duquesne University tại Pittsburgh; Bucknell University tại Lewisburg; Dickinson College, Carlisle; Bryn Mawr College, Bryn Mawr; Franklin and Marshall College, Lancaster; Moravian College và Lehigh University, Bethlehem; Albright College, Reading; Arcadia University, Glenside; Gettysburg College, Gettysburg; Grove City College, Grove City; Juniata College, Huntingdon; Lincoln University, Lincoln University; Ursinus College, Collegeville; Widener University, Chester; Villanova University, Villanova; Washington & Jefferson College, Washington. Các trường nghệ thuật nổi tiếng bào gồm Moore College of Art and Design, University of the Arts, và Curtis Institute of Music, đều ở Philadelphia.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
New York

New York là một bang ở vùng Middle Atlantic của Hoa Kỳ. Phía bắc New York giáp với 2 bang của Canada là Ontario và Quebec. Phía tây và tây bắc giáp hồ Erie và hồ Ontario. Phía tây nam giáp Pennsylvania. Phía nam giáp New Jersey và Đại Tây Dương. Phía đông giáp Connecticut, Massachusetts và Vermont.
Từ lâu New York đã trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ. New York có ảnh hưởng rất lớn không những đến tình hình thương mại, tài chính mà còn cả nền văn học, nghệ thuật của đất nước. Mặc dù có New York City là thành phố lớn nhất cả nước, phần còn lại của bang vẫn còn là nông thôn khá nhiểu.

Khí hậu New York nói chung là ẩm. Vào mùa hè, khi bầu trời còn đang trong vắt, không gợn chút mây, luồng khí biển ấm áp từ vịnh Mexico và đông nam Hoa Kỳ thổi đến vẫn có thể gây ra mưa. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thay đổi từ -9 độ C ở vùng Adirondacks đến 1 độ C ở thành phố New York. Đến tháng 7, nhiệt độ trung bình là 19 độ C ở vùng Adirondacks và là 25 độ C ở thành phố New York.

Tổng thu nhập của người dân New York hơn hẳn các bang khác trừ California. Nếu tính riêng nguồn thu từ công nghiệp, New York đứng thứ 4 nước Mỹ. Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ ước tính rằng tổng thu nhập của bang này năm 2003 là 822 tỉ đôla, chỉ đứng sau California. Cũng trong năm 2003, thu nhập bình quân của người dân New York là 36,112 đôla, xếp thứ 6 toàn quốc. New York được coi là trung tâm thương mại và kinh tế chủ chốt, cũng như là đầu mỗi phân phối hàng hoá lớn của cả nước. Những thành phố cảng quan trọng ở đây như thành phố New York, Buffalo và Albany là nơi hoạt động chính của ngành ngoại thương Hoa Kỳ. Rất nhiều hãng công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ đã đặt trụ sở tại đây, mà phần lớn là ở Manhattan thuộc thành phố New York. Ở đây có phố Wall vốn nổi tiếng là trung tâm kinh tế của cả thế giới. Ngay cả những thành phố lân cận cũng có nguồn lực kinh tế dồi dào. Những tập đoàn kinh tế lớn, khi kết hợp với các công ty bảo hiểm và các công ty bất động sản có thể mang lại đến 1/3 tổng ngân sách toàn bang. Bên cạnh đó là những ngành cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bang như dịch vụ, thương mại và sản xuất công nghiệp.

New York là bang đông dân cư thứ 3 ở Mỹ. Từ năm 1820 đến 1963 New York liên tục có dân số đông nhất cả nước, nhưng sau đó lần lượt bị California và Texas vượt qua vào những năm 1963 và 1994. Năm 2000 dân số New York là 18,976,457 người và vẫn nằm trong danh sách những bang có mật độ dân cư dày đặc nhất với con số 157 người/km vuông. Theo điều tra năm 2000, người da trắng chiếm 67.9%, da màu 15.9%, châu á 5.5 %, người gốc Mỹ 0.4%, người gốc Hawai và đảo Thái Bình Dương 8.8%; còn lại 10.2% người thuộc các chủng tộc khác hoặc người lai.

Khu đô thị gồm thành phố New York và đông bắc New Jersey, phía đông kéo dài đến đảo Long Island, phía bắc đến thung lũng Hudson Valley có 21.2 triệu người (năm 2000). Ngoài ra còn có các khu đô thị lớn khác như Buffalo, Rochester, Albany-Schenectady-Troy và Syracuse. Năm 2000, 87% người dân New York sống ở thành thị.

Thành phố New York, một trong những trung tâm thương mại, kinh tế và văn hoá quan trọng thế giới, đồng thời cũng là thành phố lớn nhất nước Mỹ có số dân năm 2003 là 8,085,742. Nó được chia ra làm 5 khu vực: Queens, Brooklyn, Staten Island, Bronx và Manhattan. Đây là một trung tâm kinh tế, thương mại quan trọng của Hoa Kỳ cũng như cả thế giới. Hầu hết những hoạt động giao lưu kinh tế trong và ngoài nước đều diễn ra ở đây. Nhắc đến phố Wall, trung tâm chứng khoán New York, cũng chính là nhắc đến những hoạt động kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh đó, thành phố này còn được biết đến như một trung tâm văn hoá đa dạng và phong phú của cả nước. Nổi tiếng nhất có Broadway với những rạp chiếu phim và bảo tàng vào bậc nhất thế giới như bảo tàng Solomon.R Guggenheim và bảo tàng nghệ thuật Metropolitan. Là một trung tâm công nghiệp, New York dẫn đầu cả nước về các lĩnh vực sau: nguyên liệu in ấn, chế biến thực phẩm và sản phẩm may mặc. Buffalo, một hải cảng lớn, một trung tâm thương mại và công nghiệp quan trọng ở miền tây New York, là thành phố lớn thứ hai của bang này. Năm 2003 Buffalo có dân số là 285,018 người. Rochester, một trung tâm công nghiệp lớn trong bang có dân số 215,093. Yonkers với số dân là 197,388 người cũng là một trung tâm công nghiệp và thương mại lớn chuyên sản xuất nhựa dẻo và hoá chất. Syracuse, trung tâm phân phối và sản xuất các thiểt bị điện và thiết bị vận chuyển có dân số 144,001 người. Albany, thủ phủ của New York có số dân là 93,919 người. Utica (59,485), New Rochelle (72,582), Mount Vernon (68,404) và Schenectady (61,016) đều là những trung tâm công nghiệp nhỏ.

Năm học 2000-2001 New York đã đầu tư 11,887 đôla cho mỗi học sinh, hơn hẳn mức trung bình của quốc gia là 7,898 đôla. Tỉ lệ học sinh và giáo viên ở đây là 13.7 học sinh/1 giáo viên (toàn quốc: 15.9 học sinh/1 giáo viên). Trong số những người trên 25 tuổi ở New York, 84.2% đã tôt nghiệp trung học, trong khi con sỗ này của cả nước chỉ là 82.8%. Với 80 trường công và 230 trường tư ở bậc cao học, New York có số lượng sinh viên nhiều nhất trong cả nước, chỉ sau California. Trong số này, 64 đơn vị thuộc về State University of New York- một tổ chức thành lập năm 1948 để giám sát tất cả những trường đại học được hỗ trợ về thuế, bao gồm cả 30 trường cao đẳng cộng đồng hệ 2 năm. Có một số trung tâm gồm các trường đại học công ở Albany, Binghamton, Buffalo và Stony Brook ở Long Island. Trường đại học đầu tiên của bang đào tạo bậc cao học là trường King’s College (giờ là Columbia University) ở thành phố New York. Trường được thành lập năm 1754 dưới nghị định của Hoàng gia Anh. Ngoài trường Columbia University (trong đó có trường Barnard College), còn có các trường đại học danh tiếng khác như New York University, Juilliard School, Rockefeller University, Yeshiva University, Pratt Institute, Fordham University, Wagner College, St.John’s University, và trường New School for Social Research ở thành phố New York; United States Military Academy ở West Point; Cornell University và Ithaca College ở Ithaca; Rensselaer Polytechnic Institute ở Troy; Skidmore College ở Saratoga Springs; Bard College ở Annandale-on-Hudson; Hamilton College ở Clinton; Hobart và William Smith College ở Geneva; Colgate University ở Hamilton; Union College ở Schenectady; Vassar College ở Poughkeepsie; Syracuse University ở Syracuse; Sarah Lawrence College ở Yonkers; và trường University of Rochester ở Rochester.

List of colleges and universities in New York
From Wikipedia, the free encyclopedia

The following is a list of public and private colleges and universities in the state of New York.

* Adelphi University
* Albany College of Pharmacy
* Alfred University
* Bank Street College of Education
* Bard College
* Barnard College
* Boricua College
* Bryant and Stratton
* Canisius College
* Cazenovia College
* City University of New York System
o Baruch College
o Brooklyn College
o City College
o College of Staten Island
o CUNY Graduate Center
o CUNY Law School
o Hunter College
o John Jay College of Criminal Justice
o Lehman College
o Medgar Evers College
o New York City College of Technology
o Sophie Davis School of Biomedical Education
o Queens College
o York College
* CUNY Community Colleges
o Borough of Manhattan Community College
o Bronx Community College
o Hostos Community College
o Kingsborough Community College
o LaGuardia Community College
o Queensborough Community College
* Clarkson University
* Colgate University
* College of Aeronautics
* College of Mount St. Vincent
* College of New Rochelle
* College of Saint Rose
* Columbia University
* Concordia College
* The Cooper Union for the Advancement of Science and Art
* Cornell University
* Culinary Institute of America
* Daemen College
* Davis College
* Dominican College
* Dowling College
* D'Youville College
* Elmira College
* Excelsior College
* Five Towns College
* Fordham University
* General Theological Seminary
* Hamilton College
* Hartwick College
* Hilbert College
* Hobart and William Smith Colleges
* Hofstra University
* Houghton College
* Iona College
* Ithaca College
* Jamestown Business College
* The Jewish Theological Seminary of America
* The Juilliard School
* Keuka College
* Kirkland College
* Le Moyne College
* Laboratory Institute of Merchandising
* Long Island University
o Arnold and Marie Schwartz College of Pharmacy and Health Sciences
o Long Island University Brentwood Campus
o Long Island University Brooklyn Campus
o Long Island University C.W. Post Campus
o Long Island University Rockland Graduate Campus
o Southampton College
o Long Island University Westchester Campus
* Manhattan College
* Manhattan School of Music
* Manhattanville College
* Maria College of Albany
* Marist College
* Marymount Manhattan College
* Medaille College
* Mercy College
* Metropolitan College of New York
* Molloy College
* Monroe College
* Mount Saint Mary College
* Nazareth College
* New School University
* New York College of Podiatric Medicine
* New York Institute of Technology
* New York Medical College
* New York University
* Niagara University
* Olean Business Institute
* Pace University
* Parsons School of Design
* Paul Smith's College
* Polytechnic University of New York
* Pratt Institute
 
Massachusetts


Massachusetts sớm trở thành trung tâm giáo dục của nước Mỹ ngay từ thời kỳ thuộc địa của Anh, nổi tiếng với Harvard và trung tâm văn hóa Boston. Vào thế kỷ 19, Massachusetts trở thành trung tâm thương mại và công nghiệp hàng đầu nước Mỹ với nhiều khu công nghệ cao.

Giới thiệu chung

Massachusetts nằm ở khu vực New England, tên gọi chính thức là Commonwealth of Massachusetts, viết tắt là MA và còn được gọi là the Bay State. Massachusetts giáp Đại Tây Dương ở mặt đông và đông nam, giáp với 2 bang Rhode Island và Connecticut ở mặt nam và New York ở mặt tây. Phía Bắc của Massachusetts là Vermont và New Hampshire. Boston là thành phố lớn nhất đồng thời cũng là thủ phủ của Massachusetts.

Massachusetts là bang có diện tích nhỏ thứ 6 trên toàn nước Mỹ, với tổng diện tích 27 337 km vuông. GSP (Gross State Product) của Massachusetts năm 1999 là 262 tỉ USD, xếp thứ 11 trên toàn nước Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 là 39,244 USD, xếp thứ 3 toàn nước Mỹ. Có thể nói Massachusetts là bang tương đối giầu có.

Tên gọi Massachusetts bắt nguồn từ tên một bộ lạc người da đỏ, có nghĩa là “ngọn đồi lớn”. Ngày 6/2 năm 1788, Massachusettts là bang thứ sáu phê chuẩn hiến pháp Mỹ. Ngày 15 tháng 3 năm 1820, một phần của Massachusetts được tách ra để thành lập tiểu bang Maine.

Khí hậu

Massachusetts nằm ở mạn đông bắc nước Mỹ, có khí hậu tương đối ẩm ướt, mùa hè tương đối dài và nóng nực còn mùa đông thì khá lạnh. Khu vực Cape Cod, Marth’s VineYard và Nantucket có mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp hơn do ảnh hưởng của đại dương. Phần lớn Massachusetts có nhiệt độ trung bình mùa hè từ 20 đến 22 độ C, mặc dù nhiệt độ ban ngày thường khá nóng (khoảng 30 độ C). Vào tháng 1, nhiệt độ giảm xuống còn khoảng -6 độ C đến 0 độ C.

Dân cư

Theo thống kê năm 2000, dân số của Massachusetts là 6 349 097 người, xếp thứ 13 trên toàn nước Mỹ.

Massachusetts nằm ở phía bắc của vành đai đô thị trải dài từ Washington D.C. Mật độ dân cư của Massachusetts là 317 người / km vuông, cao hơn tất cả các bang khác của Mỹ trừ New Jersey và Rhode Island. 91% dân số là dân cư thành thị. Các thành phố lớn như Boston, Worcester và Springfield đang mở rộng từng ngày, thu hút đông đảo dân nhập cư hàng năm.

Thủ phủ và thành phố lớn nhất Massachusetts là Boston, với dân số 589 281 theo thống kê năm 2002. Kể cả khu vực ngoại ô lân cận, tổng dân số là 5 819 100 theo thống kê năm 2000.

Worcester là thành phố lớn thứ hai với khoảng 175000 dân, tiếp theo là Springfield với 150000 người. Brockton, Lowell, New Bredford, Cambridge, Fall River và Quincy là những thành phố quan trọng khác ở Massachusetts.

Massachusetts nổi tiếng về sự đa dạng về màu da và quốc tịch. Mặc dù những cư dân đầu tiên của Massachusetts là người Anh, người dân của nhiều quốc tịch đã đổ về đây, kể từ năm 1840, người gốc Ireland trở thành cộng đồng dân cư lớn nhất thay thế vị trí của Anh. Đến nửa sau thể kỷ 19 là làn sóng nhập cư của người Pháp và Italia. Hậu duệ của người Anh ( thường được gọi là Yankees), Ireland, Hy Lạp và Italia nắm giữ phần lớn các vị trí quan trọng về chính trị của Massachusetts. Một số cộng đồng dân cư đáng kể khác là Ba Lan, Đức, Scotland, Thụy Điển, …Người da trắng chiếm 84.5% dân số Massachusetts, tiếp theo là da đen (5.4%), châu Á (3.8%).

Giáo dục

Massachusetts luôn giữ vị trí hàng đầu về giáo dục tại nước Mỹ. Tại đây, trường trung học đầu tiên, Boston Latin School được thành lập năm 1635 và trường đại học đầu tiên của nước Mỹ, Harvard University năm 1636. Năm 1834, Mary Lyon, một người ủng hộ giáo dục đại học cho phụ nữ thành lập Wheaton Female Seminary; sau trở thành Wheaton College, tại Norton. Năm 1837, bà tiếp tục giúp thành lập Mount Holyoke Female Seminary, sau trở thành Mount Holyoke College, tại South Hadley. Năm 1852, Massachusetts trở thành bang đầu tiên bắt buộc trẻ em phải đến trường.

Năm học 2000-2001, Massachusetts đầu tư trung bình $10 073 USD vào mỗi học sinh, vượt xa mức trung bình $7 898 toàn nước Mỹ. Trung bình có 1 giáo viên cho mỗi 14.1 học sinh, so với mức 15.9 trên toàn nước Mỹ. 87% dân số trên 25 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học so với mức 83% của toàn nước Mỹ.

Massachusetts chỉ chiếm 2.5% dân số nhưng lại có đến 5% số trường đại học. Trong năm học 2002-2003, Massachusetts có tổng cộng 31 trường ĐH công và 88 trường tư. Massachusetts là địa điểm của những trường đại học thuộc loại nổi tiếng nhất nước Mỹ như Harvard, Massachusetts Institute of Technology, Williams, Amherst, ….

Harvard University trường đại học được thành lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1636. Bộ phận giáo dục đại học của Harvard University là Harvard College. Harvard được coi là trường đại học danh tiếng nhất thế giới và cũng là giàu có nhất (19.3 tỉ USD theo thống kê năm 2003). Harvard cũng là một trong những trường đại học khó vào nhất nước Mỹ, với tỉ lệ chấp nhận khoảng 11%. Sinh viên nộp đơn vào Harvard College thường lựa chọn cả Princeton, Yale, Stanford và Swarthmore.

Massachusetts Institute of Technology (MIT) trường đại học chuyên về khoa học kỹ thuật nằm ở bên sông Charles, thành phố Cambridge, Masschusetts. MIT là một trong những học việt hàng đồng trên thế giới, cực kỳ nổi bật về các ngành khoa học kỹ thuật và một số ngành xã hội như kinh tế, ngôn ngữ học, nhân chủng học. Sinh viên ở MIT phải chịu khá nhiều rất nhiều áp lục về học tập và có tỷ lệ tự tử khá cao 10.2 / 100000 học sinh (theo Boston Globe). Dù vậy, chất lượng của MIT là điều không thể bàn cãi và MIT vẫn là ước mơ của rất nhiều sinh viên trên thế giới.

Williams College, một trường Liberal Arts nằm ở Williamstown và là trường LA xếp thư nhất nước Mỹ theo bảng xếp hạng của US New năm 2003. Williams có khoảng 2000 học sinh, 31 ngành học và tỉ lệ học sinh:giáo sư là 8:1. Williams là một trong những trường đại học giàu có nhất nước Mỹ (1.3 tỉ USD, 400 triệu USD nhiều hơn Amherst).

Amherst College là một trường liberal arts khác. Amherst và Williams có chất lượng tương đối như nhau và đều được coi là những trường LAC tốt nhất ở Mỹ.

Các trường đại học tốt ở Massachusetts còn rất nhiều. Chẳng hạn Tufts University, tại Medford; Northeastern, Boston University tại Boston; Boston College tại Chestnut Hill; Clark University và the College of the Holy Cross tại Worcester; Brandeis University, Waltham; Smith College, Northampton; Wellesley College, Wellesley; Hampshire College, Amherst; University of Massachusetts, với 5 địa điểm tại Amherst, Boston, Lowell, Dartmouth, và một trường y tại Worcester. Tám học viện hàng đầu tại Boston (Boston College, Boston University, Brandeis, Harvard, MIT, Northeastern, Tufts, and UMass/Boston) tự coi mình là "research universities;" và là bộ máy của những phát triển kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Massachusetts là địa điểm của một trường đại học trong Ivy League và ba trong số hiệp hội Seven Sisters: Mount Holyoke, Smith, and Wellesley. Ngoài ra còn phải nhắc đến nhóm Five Colleges gồm Mount Holyoke, Smith, Amherst, Hampshire và University of Massachusetts. Trường âm nhạc nổi tiếng có Berklee and the New England Conservatory.

Các trường đại học tại Massachusetts

* American International College
* Amherst College
* Anna Maria College
* Assumption College
* Atlantic Union College
* Babson College
* Bay Path College
* Becker College
* Benjamin Franklin Institute of Technology
* Bentley College
* Berklee College of Music
* Boston College
* Boston Conservatory
* Boston Graduate School of Psychoanalysis
* Boston University
* Brandeis University
* Bridgewater State College
* Cambridge College
* Clark University
* College of the Holy Cross
* Concord School of Management
* Curry College
* Eastern Nazarene College
* Elms College
* Emerson College
* Emmanuel College
* Endicott College
* Fitchburg State College
* Framingham State College
* Gordon College
* Gordon-Conwell Theological Seminary
* Hampshire College
* Harvard University
* Lasell College
* Lesley College
* Massachusetts College of Art
* Massachusetts College of Liberal Arts
* Massachuetts College of Pharmacy & Health Sciences
* Massachusetts Institute of Technology
* Massachusetts Maritime Academy
* Massachusetts School of Professional Psychology
* Merrimack College
* Mount Holyoke College
* Mount Ida College
* New England College of Optometry
* New England Conservatory of Music
* Newbury College
* Nichols College
* North Adams State College
* Northeastern University
* Pine Manor College
* Regis College
* Salem State College
* Simmons College
* Simon's Rock College
* Smith College
* Springfield College
* Stonehill College
* Suffolk University
* Tufts University
* University of Massachusetts System
o Amherst
o Boston
o Dartmouth
o Lowell
o Medical School at Worcester
* Wellesley College
* Wentworth Institute of Technology
* Western New England College
* Westfield State College
* Weston Jesuit School of Theology
* Wheaton College
* Wheelock College
* Williams College
* Worcester Polytechnic Institute
* Worcester State College
 
Chỉnh sửa lần cuối:
California

California là một bang nằm ở bờ Tây nước Mỹ. Đây là bang có dân số đông nhất của Hoa Kỳ. Nếu coi bang này như là một quốc gia độc lập, nó sẽ là nước có nền kinh tế mạnh thứ sáu trên toàn thế giới, đứng sau Pháp và thậm chí còn vượt trội hơn nền kinh tế của rất nhiều quốc gia hợp lại. California còn là bang đa dạng nhất về cả mặt tự nhiên lẫn về mặt sắc tộc, và đôi khi được gọi bằng một tên khác là "Golden State". Tên viết tắt trong hệ thống bưu điện Mỹ của bang này là CA.

Bang California nằm tiếp giáp với biển Thái Bình Dương, các bang Oregon, Nevada, Arizona, và New Mexico. California có những phong cảnh thiên nhiên đẹp nổi bật, bao gồm một vùng thung lũng trung tâm rộng lớn, những ngọn núi cao, những vùng sa mạc nóng nực, và hàng trăm dặm đường bờ biển với cảnh vật thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng. Nơi đây, một năm được chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Thường thì phía Bắc California có nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa lớn hơn so với miền Nam California. Tuy nhiên độ ẩm và điều kiện thời tiết của bang theo từng vùng, từng năm có sự khác biệt khá lớn. Tại đây, ngành nông nghiệp (bao gồm chế biến rau, quả; sản xuất bơ sữa và rượu) là ngành chiếm ưu thế hơn cả. Theo sau đó là các ngành về nghiên cứu vũ trụ, ngành giải trí, chủ yếu là truyền hình và công nghiệp nhẹ bao gồm phần cứng và phần mềm máy tính; và ngành khai thác quặng Borac. Thu nhập bình quân đầu người dân của bang vào năm 2003 là 33,403 USD, đứng thứ 12 trong toàn nước Mỹ. Dù vậy, tại các vùng địa lý khác nhau, và với các ngành nghề khác nhau, thu nhập trung bình của mỗi người cũng có sự chênh lệch lớn. Trong khi một số những thành phố ven biển có những vùng có thu nhập tính trên đầu người cao nhất ở Hoa Kỳ, mà đáng chú ý là San Francisco và Marin County, thì những hạt sản xuất nông nghiệp nằm ở trung tâm của bang lại có tỷ lệ đói nghèo cao bậc nhất của Mỹ.

Dân số của California đã tăng lên rất nhanh vào nửa cuối thế kỷ 20. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh này phần lớn là do những người dân đến từ các tiểu bang khác và người di cư từ nước ngoài. Cho đến gần đây, sự gia tăng dân số vẫn tiếp tục do nhập cư. Dựa theo thông kê dân số của Hoa Kỳ năm 2000, California có 33,871,648 cư dân sinh sống, nhiều hơn bất kì một bang nào trên nước Mỹ. Vào năm 2004, mật độ dân số trung bình của bang là 89 người trên mỗi km vuông. Phần lớn dân số tập trung ở miền Nam California, vùng vịnh San Francisco và một phần ít hơn ở thung lũng Central Valley. California là một bang đô thị hoá bậc nhất với 94% người dân sống trong đô thị. Một phần lớn những người dân California sống chủ yếu ở 3 khu đô thị : Los Angeles-Long Beach, San Francisco-Oakland và San Diego. Tại những vùng rộng lớn trên núi và sa mạc ở phía Bắc và Đông California, người dân sống thưa thớt. Người da trắng chiếm một phần lớn nhất (59.5%) dân số của bang. Tỷ lệ người Châu á là 10.9% còn người da đen là 6.7%. Người da đỏ chiếm 1%, người gốc Hawaii và những đảo Thái Bình Dương chiếm 0.3%, còn lại là 21.5% những người thuộc những nền văn hoá khác nhau hoặc những chúng tộc không được đề cập đến.

Khu đô thị rộng lớn Los Angeles-Riverside-Orange County có số dân là 16.4 triệu người năm 2000, chiếm 1/2 dân số toàn bang California. Thành phố Los Angeles có 3,819,951 cư dân (theo ước lượng năm 2003). Long Beach, một thành phố lớn khác có số dân là 475,460 người vào năm 2003. Những thành phố chính khác bao gồm: Anaheim (332,361), Riverside (281,514), San Bernardino (195,357), Torrance (142,621), Pomona (154,147), Pasadena (141,114), and Ventura (104,140). Khu vực này là một trung tâm dẫn đầu về ngành sản xuất chế tạo và giải trí.

Toàn bộ khu đô thị San Francisco-Oakland-San Jose năm 2000 có số dân là 7 triệu người. San Francisco trước là thành phố lớn nhất bang California cho đến khi bị Los Angeles vượt qua vào những năm đầu thập kỷ 20. Thành phố này có ảnh hưởng lớn đến Hoa Kỳ về mặt tài chính, buôn bán quốc tế, và văn hoá, lớn hơn rất nhiều so với những thành phố có cùng quy mô. San Francisco có tất cả 751.682 người vào năm 2003. Hai thành phố lớn khác là San Jose có 898.349 cư dân sinh sống và Oakland với 398,844 người. San Jose là một trong số những trung tâm sản xuất quan trọng của bang. Nó nằm ở trung tâm vùng thung lũng Silicon. Oakland là một cảng và là một trung tâm sản xuất quan trọng. Một thành phố quan trọng khác là Berkeley, nơi có trường đại học tổng hợp California, có số dân là 102,049 người năm 2003.

San Diego, với dân số 1.266.753 người vào năm 2003, là trung tâm của một khu đô thị rộng lớn (dân số 2.9 triệu người năm 2003). Sacramento, thủ phủ của bang, năm 2003 có 445.335 cư dân sinh sống. Ngoài việc đóng vai trò như một trung tâm hành chính, đây còn là một thành phố thương mại và sản xuất chế tạo. Frensco, thành phố với số dân 451,455 người, và những thành phố nhỏ của Stockton (271.466) và Bakersfield (271.035) cũng là những trung tâm chế biến thực phẩm ở vùng thung lũng trung tâm Central Valley.

Trong năm học 2000-2001, bang California đã bỏ ra 7.063 USD cho việc giáo dục mỗi học sinh, trong khi chi phí trung bình cho việc này trên cả nước là 7,898USD. Mỗi giáo viên trung bình phải dạy 20,5 học sinh (tỷ lệ trung bình cả nước là 15.9 học sinh/ 1 giáo viên). California là một trong số những bang có độ lớn trung bình của mỗi lớp học cao nhất. Xét những người trên 25 tuổi ở bang, 81.1% trong số họ có bằng tốt nghiệp cấp 3, con số này tính trên cả nước là 82.8%. California nối tiếng về rất nhiều những trường đại học và cao đẳng vào loại xuất sắc. Trường đạI học tổng hợp California, một trong số những đại học lớn nhất trên thế giới với rất nhiều trung tâm tại các thành phố Berkeley, Irvine, Santa Cruz, Los Angeles, Davis, Santa Barbara, San Diego, và Riverside. Hệ thống này còn bao gồm hơn 500 trung tâm nghiên cứu trong toàn bang. Bên cạnh trường tổng hợp California, năm 2000, California còn có hệ thống California State University System, với 22 khu học xá tính từ San Diego đến Humboldt County dọc bờ biển phía Tây Bắc và 107 trường cao đẳng cộng đồng. Trong toàn bang có 144 trường công lập và 256 đạI học tư cho việc giáo dục đại học. Rất nhiều những trường cao đẳng mới của bang là trường tư nhân được lập ra bởi các giáo phái. Hai ngôi trưởng cổ nhất của bang, đều được thành lập vào năm 1851, là trường University of Pacific, được thành lập bởi những người theo hội Giám Lý dưới cái tên California Wesleyan College, và trường Đại học Santa Clara, do người theo thiên chúa giáo mở ra dưới tên Santa Clara College. Một vài trong số những ngôi trường tư nổi tiếng của California là trường đại học Stanford , ở Stanford; Đại học Southern California, ở Los Angeles; California Institute of Technology, ở Pasadena; trường đại học Claremont gồm một tổ hợp 7 trường ở Claremont; đại học Mills tại Oakland và trường đại học Whittier ở Whittier.
 
Ohio

Ohio là một bang nằm ở trung tâm phía tây của Hoa Kỳ, viết tắt là OH. Cái tên “Ohio” nghĩa là nước lớn, để chỉ đến dòng sông Ohio đã bồi đắp nên phía tây của bang này. Nằm ở trung tâm miền Tây nước Mỹ, trên sông Erie, Ohio được kết nối bởi nhiều tuyến đường cao tốc quan trọng và tiếp giáp với nhiều bang: phía đông giáp với Pennsylvania, phía tây bắc với Michigan, gần Toledo, Ontario, phía bắc chỉ cách Canada con sông Erie, phía tây với Indiana, phía nam với Kentucky và tây nam với West Virginia.
Cục phân tích tình hình kinh tế Hoa Kỳ ước tính rằng tổng sản lượng của Ohio năm 2003 là 403 tỉ đôla. Thu nhập bình quân của người dân ở đây là 30,129 đôla (năm 2093), xếp thứ 25 trong cả nước. Ohio là 1 trung tâm công nghiệp lớn với các ngành sản xuất máy móc, lốp xe, các sản phẩm cao su, thép, chế biến thực phẩm, các công cụ sản xuất và nhiều sản phẩm khác.

Khí hậu Ohio khá đặc biệt. Mùa hè có lúc ấm áp, có lúc nóng nực. Còn mùa đông có khi ôn hoà, có khi rất lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm của bang thay đổi từ 9 độ C ở miền đông bắc đến 13 độ C ở miền nam. Vào tháng 1 nhiệt độ trung bình thường từ -4 độ C ở phía tây đến 2 độ C ở phía nam. Đến tháng 7 nhiệt độ thường là 24 độ C ở phía nam và 23 độ C ở phía đông bắc.

Theo cuộc điều tra dân số năm 2000, Ohio đứng thứ 7 trong tổng số các bang với số dân là 11,459,011 và mật độ dân số: 108 người/ km vuông. 77% người dân Ohio là người thành thị (năm 2000). Trong tổng số dân ở đây, người da trắng chiếm 85%, da màu 11.5% sống phần lớn ở Cleveland, Cincinati và khu đô thị Columbus, người châu á 1.2%, người bản xứ 0.2% và những thành phần còn lại chiếm 2.2%. Thành phố lớn nhất của Ohio là Columbus với số dân năm 2003 là 728.432 người. Mặc dù vậy, khu đô thị Columbus với số dân 1.7 triệu (2003) vẫn chưa bằng khu đô thị Cleveland và Cincinnati. Nằm ở trung tâm Ohio, Columbus chính là thủ phủ của bang. Đây không chỉ là một trung tâm hành chính, chính trị mà còn là trung tâm công nghiệp và thương mại của bang. Cleveland là thành phố lớn thứ 2 ở Ohio, với số dân 461.324. Từ những thập kỷ 60, dân số Cleveland đã có chiều hướng giảm. Khu đô thị Cleveland gồm có các hạt Ashtabula, Cuyahoga, Geauga, Lake, Lorain và Medina với tổng số dân là 2.9 triệu người. Cleveland đóng vai trò là 1 trung tâm công nghiệp và thương mại quan trọng ở miền Tây, đồng thời cũng là một trong những cảng quan trọng nhất trên vùng Ngũ Hồ. Thành phố lớn thứ ba của Ohio là Cincinnati với dân số 317.361. Đây là trung tâm thương mại dẫn đầu ở phía nam Ohio, đồng thời cũng là 1 cảng quan trọng và là 1 thành phố công nghiệp. Khu đô thị Cincinnati kéo dài đến tận Kentucky và Indiana, có số dân là 2 triệu người. Toledo, với dân số 308,973 là cảng chính của Ohio và cũng là 1 trung tâm công nghiệp, thương mại. Ngoài ra, Ohio còn có các thành phố lớn khác như Akron, Dayton, Parma và Youngstown.

Ở Ohio, tất cả mọi trẻ em nằm trong độ tuổi từ 6 đến 18 đều bắt buộc phải đến trường. Ngoài các trường công lập, cũng có rất nhiều trường tư thục hiện đang đào tạo khoảng 14% số trẻ em của bang. Năm học 2000-2001 Ohio đã đầu tư $8,403 cho mỗi học sinh trong khi mức trung bình của nhà nước chỉ là $7,898. Tỉ lệ giáo viên với học sinh của bang là 15 học sinh/1 giáo viên ( so với tỉ lệ quốc gia là 15.9 học sinh/1 giáo viên). Trong số những người trên 25 tuổi ở Ohio năm 2003, 87.2% đã tốt nghiệp trung học, trong khi tỉ lệ này trên toàn quốc chỉ là 82.8%. Học viện đầu tiên ở Ohio dành cho bậc đại học là Ohio University, được thành lập tại Athens năm 1804. Còn trường đại học lớn nhất của bang là Ohio State University ở Columbus. Năm học 2002-2003 Ohio có 61 trường công lập và 118 trường tư thục có đào tạo hệ đại học. Những trường danh tiếng nhất của bang gồm có University of Akron; Antioch University ở Yellow Springs; Bowling Green University ; Case Western Reserve University ở Cleveland; University of Cincinnati; University of Dayton, Denison University ở Granville; Hiram College; John Carroll University; University Heights ở ngoại ô Cleveland; Kent State University; Kenyon College ở Gambier; Miami University ở Oxford; Ohio University ở Athens; University of Toledo; Wilberforce University; the College of Wooster; và Youngstown State University.
 
Illinois

Được biết đến với cái tên “trái tim của vùng trung tâm Bắc Mỹ”, Illinois là 1 trong những bang phát triển nhất về cả nông nghiệp lẫn công nghiệp. Ảnh hưởng kinh tế của nó đã vượt qua cả biên giới nước Mỹ. Illinois (viết tắt là IL) có tổng sản lượng lên đến 499 tỉ đô la (năm 2003), đứng thứ 5 cả nước. Thu nhập bình quân đầu người của bang vào khoảng 32.965 đô la.
Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 ở đây tăng dần từ 240C ở phía Tây Bắc đến 260C ở miền Nam, cũng là vùng nóng nhất bang. Trong suốt tháng 7, nhiệt độ ban ngày trung bình là 290C ở Chicago và 32¬0C ở phía Đông Saint Louis. Nhiệt độ ban đêm vào mùa hè thường mát hơn, dao động từ 190C ở phía Bắc đến 210C ở phía Nam. Tuy nhiên, người dân ở đây thường phải chịu đựng cái lạnh từ dưới -40C đến 10C vào tháng 1. Điển hình là ở Chicago, nhiệt độ trung bình là -110C và cao nhất chỉ là -20C. Phía Bắc Illinois thường xuyên có những đợt lạnh kéo dài từ 140 đến 145 ngày/năm. Những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Illinois là ngũ cốc, đỗ tương, thịt lợn, gia súc, bơ sữa và lúa mì. Máy móc, thực phẩm, đồ điện, hoá chất, in ấn, thép đúc sẵn, thiết bị giao thông, dầu hoả và than chính là những sản phẩm công nghiệp chủ yếu của bang này.

Theo thống kê năm 2000 của Mỹ, Illinois đứng thứ 5 cả nước với số dân là 12.419.293. Trong số đó, gần 88 phần trăm sống trong các thành phố. Chỉ riêng Chicago đã có số dân bằng ¼ toàn bang, còn nếu tính cả các khu đô thị xung quanh thành phố này, số dân chiếm tới 2/3 bang. Mật độ dân của Illinois là 88 người/km2. Chicago là 1 trong những trung tâm thương mại hàng đầu ở vùng Bắc Mỹ, và cũng là 1 đầu mối giao thông công nghiệp quan trọng. Trong năm 2003, khoảng 2.869.121 dân sống trong các thành phố và 9,2 triệu người sống trong các khu đô thị xung quanh, bao gồm cả những cộng đồng dân cư ở Winconsin và Indiana. Ở phía Bắc Illinois là Rockford, thành phố lớn thứ 2 với dân số là 151.725. Aurora, 1 trung tâm công nghiệp và cũng là 1 khu dân cư lớn, có 162.184 dân. Springfield, nằm ở trung tâm Illinois, là 1 thành phố được xây dựng nhờ sự đóng góp lớn của Abraham Lincoln. Hiện nay có khoảng 113,586 cư dân đang sinh sống ở đây (năm 2003). Với dân số là 112.907, Peoria là 1 trung tâm sản xuất chế tạo lớn nằm ở trung tâm bang, bên cạnh con sông Illinois. Nằm ở ngoại ô Chicago, Naperville đã phát triển bùng nổ vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90. Tính cho đến nay, dân số nơi đây đã lên đến 137,894. Joliet, với 123.570 dân, và Elgin, với 97.117 dân, là 2 thành phố vệ tinh của Chicago. Decatur (vào năm 2003 có dân số là 79.285) nằm trên 1 vùng đất nông nghiệp trù phú ở trung tâm Illinois. Đồng thời nó cũng là 1 trung tâm giao dịch và 1 thành phố công nghiệp nổi tiếng. Là 1 khu dân cư nằm ở ngoại ô Chicago, Evanston (74.360 dân) chính là địa điểm của Northwestern University được.

Trong năm học 2000–2001 Illinois đã bỏ ra trung bình 8.672 đô la để đào tạo 1 học sinh, cao hơn so với trung bình cả nước là 7.898 đô la/học sinh. Tỉ lệ giáo viên:học sinh là 1:16 (tỉ lệ trung bình cả nước là 1:15.9). Trong số dân từ 25 tuổi trở lên, 85.9 phần trăm đã có bằng tốt nghiệp trung học (cả nước là 82.8 phần trăm).

Số trường đại học danh tiếng ở bang Illinois cũng không ít, điển hình là American Conservatory of Music, Chicago State University, DePaul University, Loyola University Chicago, và University of Chicago, tất cả đều nằm ở Chicago. Ngoài ra còn có Bradley University, ở Peoria; Illinois State University, ở Normal; Knox College, ở Galesburg; Northern Illinois University, ở De Kalb; Wheaton College, ở Wheaton; University of Illinois, với các khu học xá ở Urbana-Champaign, Chicago, và Springfield; Southern Illinois University ở Carbondale và Edwardsville; và Northwestern University, ở Evanston và Chicago. Trường đại học đầu tiên của bang là trường Illinois College (thành lập năm1829), ở Jacksonville. Trong năm 2002–2003 Illinois có tổng cộng 60 trường công và 115 trường tư ở bậc đại học. Cơ sở vật chất phục vụ cho đại học cũng được tăng cường vào nửa sau thế kỷ 20. Khu học xá ở Chicago của University of Illinois và ở Edwardsville của Southern Illinois University cùng được mở vào năm 1965. Sangamon State University được thành lập vào năm 1969 và được đổi tên thành University of Illinois ở Springfield vào năm 1995. Governors State University được thành lập vào năm 1969 ở University Park.

List of colleges and universities

* Augustana College
* Aurora University
* Barat College
* Benedictine University
* Blackburn College
* Bradley University
* The Chicago School of Professional Psychology
* Chicago State University
* City Colleges of Chicago
o Richard J. Daley College
o Harold Washington College
o Kennedy-King College
o Malcolm X College
o Olive-Harvey College
o Harry S Truman College
o Wilbur Wright College
* College of DuPage
* Columbia College Chicago
* Concordia University, River Forest
* DePaul University
* DeVry University, DuPage
* Dominican University
* East-West University
* Eastern Illinois University
* Elgin Community College
* Elmhurst College
* Erikson Institute
* Eureka College
* Governors State University
* Greenville College
* Illinois College
* Illinois Institute of Technology
* Illinois State University
* Illinois Wesleyan University
* John Wood Community College
* Joliet Junior College
* Judson College
* Kendall College
* Knox College
* Lake Forest College
* Lakeview College of Nursing
* Lake Land College
* Lewis University
* Lincoln Christian College and Seminary
* Lincoln College
* Loyola University Chicago
* Lutheran School of Theology at Chicago



* McKendree College
* MacMurray College
* Midwestern University
* Millikin University
* Monmouth College
* Moody Bible Institute
* National University of Health Sciences
* National-Louis University
* North Central College
* North Park College and Theological Seminary
* Northeastern Illinois University
* Northern Illinois University
* Northwestern University
* Olivet Nazarene University
* Principia College
* Quincy University
* Rend Lake College
* Robert Morris College
* Rockford College
* Roosevelt University
* Rush University
* Saint Anthony College of Nursing
* St. Xavier University
* School of the Art Institute of Chicago
* Shimer College
* Southern Illinois University System
o Southern Illinois University Carbondale
o Southern Illinois University Edwardsville
* South Suburban College of Cook County
* Spertus Institute of Jewish Studies
* Trinity Christian College
* Trinity International University
* Triton College
* University of Chicago
* University of Illinois System
o University of Illinois at Chicago
o University of Illinois at Springfield
o University of Illinois at Urbana-Champaign
* University of Saint Francis
* Waubonsee Community College
* Western Illinois University
* Wheaton College
* William Rainey Harper College
 
Texas

Texas là một trong số các bang ở trung tâm Tây Nam Hoa kỳ. Phía tây nam Texas giáp với Mexico, phía đông nam giáp vịnh Mexico. Phía tây giáp New Mexico, phía bắc và đông bắc có Oklahoma và Arkansas. Phía đông giáp Lousiana. Texas là một bang rất rộng lớn, có diện tích bằng cả Ohio, Indiana, các bang ở New England và các bang ở Middle Atlantic cộng lại. Thiên nhiên Texas cũng rất phong phú với rừng, núi, sa mạc, đồng bằng và một dải đất thấp ven biển mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Bang này còn có nguồn tài nguyên, khóang sản giàu có hơn hẳn các bang khác. Dựa trên những lợi thế ấy, kinh tế Texas tăng trưởng vô cùng nhanh chóng và làm nên một Texas huyền thoại của nước Mỹ.
Miền đông Texas có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Dọc bờ biển, khí hậu có phần ôn hoà hơn với sự chênh lệch nhiệt độ không quá lớn. Bão thường xuất hiện ở miền ven biển từ cuối tháng 7 đến hết tháng 9. Còn trung tâm phía bắc lại thường có lốc xoáy vào khoảng tháng 4, tháng 5. Mùa hè nóng đều trong toàn bang, nhiệt độ có khi lên đến 35 độ C cũng là điều thường thấy. Vào tháng 7 nhiệt độ trung bình của Texas dao động từ 28 đến 30 độ C. Mùa đông nói chung là ấm áp, chỉ trừ khu vực miền Bắc xa xôi. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thay đổi từ 16 độ C ở miền nam đến 1 độ C ở miền bắc.

Rất ít bang ở Mỹ có được nguồn tài nguyên dồi dào như Texas. Nền kinh tế Texas phát triển nhờ luôn áp dụng những thành tựu kỹ thuật vào mỗi giai đoạn lịch sử tương ứng. Vào những năm 80 của thế kỷ 19, việc dây thép gai được sử dụng rộng rãi đã mang lại những bước tiến rõ rệt trong chăn nuôi. Đến những năm 1920, những tiến bộ trong công tác thuỷ lợi đã giúp tăng lượng sản phẩm làm từ bông ở Texas lên một cách đáng kể, duy trì thành một ngành công nghiệp lớn cho đến tận ngày nay. Ngành công nghiệp dầu khí ra đời ở đây năm 1894. Trong suốt thế kỷ 20, Texas đã trở thành bang dẫn đầu Hoa Kỳ về chế biến và lọc dầu. Cũng trong giai đoạn đó, nền kinh tế bang này dần dần chuyển hướng từ chỗ còn phụ thuộc vào nông-lâm nghiệp sang một nền công nghiệp sản xuất lớn, mở đầu bằng những ngành liên quan đến dầu khí như hoá dầu hay ngành sản xuất thiết bị dùng trong công nghiệp dầu khí. Cùng với dầu khí, bông sợi và chăn nuôi, ở Texas còn có hàng trăm các thành phần kinh tế và công nghiệp khác. Trong số đó cũng có những ngành công nghệ kỹ thuật cao như hàng không, vi tính,…Kinh tế Texas còn có nguồn thu lớn từ những trạm quân sự liên bang đặt trong vùng và những công trình quốc gia như Lyndon B.Johnson Space Center gần Houston. Rất nhiều tập đoàn lớn cũng đặt trụ sở tại Texas, đặc biệt là ở Houston và khu Dallas-Fort Worth. Năm 2001 Texas có tổng thu nhập là 764 tỉ đô la.

Năm 2000 dân số Texas là 20,851,820, tăng 22.8% so với mười năm về trước. Với con số này Texas đứng thứ 2 trong cả nước, chỉ sau California. Mật độ dân số trung bình ở đây là 33 người/km vuông . Về thành phần dân cư, 71% dân Texas là người da trắng, 11.5 % là da màu, châu á 2.7 %, người gốc Mỹ 0.6%, người gốc Hawaii và Thái Bình dương 0.1%, còn lại 14.2% các chủng tộc khác hoặc người lai.

Houston, với số dân 2,009,690 (năm 2003) là một thành phố quan trọng ven biển, là nơi vận chuyển tất cả hàng hoá của miền Tây Nam. Tại đây có văn phòng điều hành của rất nhiều công ty về dầu khí và sản xuất ống dẫn dầu. Beaumont, với 112,434 người và Port Arthur với 57,042 dân là 2 thành phố cảng ở đông nam Texas. Galveston, với 56,667 người và thành phố Texas với 43,233 cư dân là những thành phố cảng trên vịnh Galveston, phía nam Houston. Corpus Christi, với dân số 279,208 người, là một thành phố lớn ở miền nam khu Gulf Coast. Dallas, với dân số 1,208,318 (năm 2003) nằm ở trung tâm của một trong những vùng có mức tăng trưởng nhanh nhất trong cả nước. Nằm ngay ở phía tây của Dallas, giữa Dallas và Fort Worth là Arlington với dân số 355,007 người. Arlington là một trung tâm công nghiệp và du lịch. San Antonio có dân số là 1,214,725 người. Austin với dân số 672,011 chính là thủ phủ của Texas. Waco với 116,887 dân là một trung tâm vận chuyển và phân phối chính ở Texas. Fort Worth, với 585,122 người (2003) nằm ở trung tâm của một khu đô thị lớn. Forth Worth và Dallas chỉ cách nhau 50km (30 dặm).Wichita Falls, với 102,340 người cũng là một thành phố lớn khác ở Texas. El Paso, với số dân 584,113 (năm 2003) là một thành phố lớn nằm ở tỉnh Basin và Range.

Năm học 2000-2001 Texas đã đầu tư 7,309 đôla cho mỗi học sinh, gần bằng mức trung bình của cả nước là 7,898 đôla. Tỉ lệ học sinh và giáo viên ở đây là 14.9/1, so sánh với tỉ lệ quốc gia là 15.9 học sinh/ 1 giáo viên. Trong số những người Texas trên 25 tuổi , 77.2% đã tôt nghiệp trung học, trong khi con số đó của cả nước là 82.8%. Texas có một hệ thống các trường đại học và cao đẳng rất toàn diện. Năm 2002-2003 toàn bang có 109 trường công và 91 trường tư có đào tạo bậc cao học. Trường đại học lâu đời nhất ở Texas ở bậc đại học, thành lập năm 1840, là Southwestern University ở Georgetown. Ngoài ra còn có những trường nổi tiếng khác như: Baylor University ở Waco; Rice University, University of Houston và Texas Sounthern University đều ở Houston; Texas Christian University ở Fort Worth và Texas Southern University ở Dallas. Hệ thống University of Texas (UT) với 9 trường đại học và 6 trung tâm y tế được coi là một trong những hệ thống đào tạo bậc cao học lớn nhất toàn quốc. Năm 2004 trường University of Texas ở Austin, trường đại học lớn nhất trong hệ thống UT cũng như Texas, đã có 50,377 sinh viên. Tiếp đến là Texas A&M University- hệ thống các trường công lập ở bậc đại học lớn thứ hai ở Texas. Tiêu biểu cho hệ thống này là trường Texas A&M University đặt tại College Station. Đây cũng là trường công ở bậc đại học lâu đời nhất Texas. Lamar University ở Beaumont; University of North Texas và Texas Woman’s University ở Denton; Sam Houston Stat University ở Huntsville; Southwest Texas State University ở San Marcos; Stephen F.Austin State University ở Nacogdoches và Texas Tech University ở Lubbock cũng là những trường đại học công được đánh giá cao ở Texas.

List of colleges and universities in Texas
From Wikipedia, the free encyclopedia

* Abilene Christian University
* Amarillo College
* Amberton University
* Arlington Baptist College
* The Art Institutes
* Austin College
* Austin Graduate School of Theology
* Austin Presbyterian Theological Seminary
* Baylor College of Medicine
* Baylor University
* Blinn College
* College of Saint Thomas More
* Concordia University
* Criswell College
* Dallas Baptist University
* Dallas Christian College
* Dallas Theological Seminary
* DeVry University
* East Texas Baptist University
* Episcopal Theological Seminary of the Southwest
* Hardin-Simmons University
* Houston Baptist University
* Howard Payne University
* Huston-Tillotson University
* ICI University
* Jarvis Christian College
* Kilgore College
* LeTourneau University
* Lee College
* Lon Morris College
* Lubbock Christian University
* McLennan Community College
* McMurry University
* Midwestern State University
* North Central Texas College
* North Harris Montgomery Community College District
o North Harris College
* Northwood University
* Odessa College
* Our Lady of the Lake University
* Paul Quinn College
* Rice University
* St. Edward's University
* Saint Mary's University of San Antonio
* Schreiner College
* Southern Methodist University
* South Plains College
* South Texas College of Law
* Southwestern Adventist University
* Southwestern Assemblies of God University
* Southwestern Baptist Theological Seminary
* Southwestern Christian College
* Southwestern University
* Stephen F. Austin State University
* The Texas A&M University System
o Baylor College of Dentistry
o Texas A&M University
+ Texas A&M University at Galveston
o Texas A&M University-Commerce
o Texas A&M University-Corpus Christi
o Texas A&M University System Health Science Center
o Texas A&M University-Kingsville
o Prairie View A&M University
o Tarleton State University
+ Tarleton State University – Central Texas
o Texas A&M University-Texarkana
o Texas A&M International University
o West Texas A&M University
* Texas Christian University
* Texas College
* Texas Lutheran University
* Texas Southern University
* Texas State Technical College System
o Texas State Technical College-Harlingen
o Texas State Technical College-Marshall
o Texas State Technical College-Waco
o Texas State Technical College-Sweetwater
* Texas State University System
o Angelo State University
o Lamar University
o Lamar Institute of Technology
o Lamar State College-Orange
o Lamar State College-Port Arthur
o Sam Houston State University
o Sul Ross State University
o Sul Ross State University-Rio Grande College
o Texas State University-San Marcos
* Texas Tech University System
o Texas Tech University
o Texas Tech University Health Sciences Center
* Texas Wesleyan University
* Texas Woman's University
* Trinity University
* University of Dallas
* University of Houston System
o University of Houston
o University of Houston-Clear Lake
o University of Houston-Downtown
o University of Houston-Victoria
* University of Mary Hardin-Baylor
* University of North Texas System
o University of North Texas
o University of North Texas Health Science Center
* University of Saint Thomas
* The University of Texas System
o University of Texas at Arlington
o University of Texas at Austin
o University of Texas at Brownsville
o University of Texas at Dallas
o University of Texas at El Paso
o University of Texas-Pan American
o University of Texas of the Permian Basin
o University of Texas at San Antonio
o University of Texas at Tyler
o University of Texas Health Science Center at Houston
o University of Texas Health Science Center at San Antonio
o University of Texas Health Center at Tyler
o University of Texas M. D. Anderson Cancer Center
o University of Texas Medical Branch at Galveston
o University of Texas Southwestern Medical Center at Dallas
* University of the Incarnate Word
* Wayland Baptist University
* Wiley College
 
Florida

Florida là một bang nằm ở miền Đông Nam nước Mỹ. Florida tiếp giáp Đại Tây Dương ở phía Đông và vinh Mexico ở phía Tây. Nó còn tiếp giáp với các bang Georgia và Alabama ở phía Bắc và phía Tây, ở phần cuối doi đất giáp với Alabama. Bang này còn nằm gần các quốc gia Caribean mà chủ yếu là Bahamas và Cuba. Đây là một vùng đồi núi thấp, trải dài với những đầm lầy bao la, những khu rừng rộng lớn và một số lượng lớn những hồ. Tên viết tắt của bang theo bưu điện Hoa Kỳ là FL.
Bắt đầu từ đầu những năm 1800, sự phát triển của bang đã kéo theo những làn sóng người nhập cư, và kể từ đó Florida vẫn liên tục phát triển không ngừng.

Độ ẩm của Florida được coi như một trong những tài nguyên quý giá nhất. Chính điều này đã thu hút rất nhiều khách du lịch và dân định cư muốn được hưởng ánh sáng mặt trời và sự ấm áp quanh năm nhất là vào mùa đông. Vào mùa đông, miền nam Florida là một trong những nơi ấm áp nhất ở Hoa Kỳ. Nhiệt độ trung bình ở đây dao động từ 18 đến 21 độ C. Nhiệt độ trung bình là khoảng dưới 20 độ C ở Miami và những khu bờ biển khác. Tuy nhiên, ở miền Nam Florida, nhiệt độ trung bình tháng 1 là khoảng từ 11 đên 13 độ C. Nhiệt độ thay đổi đáng kể từ ngày này sang ngày khác, có khi chỉ ở trên mức đóng băng. Mùa hè, toàn bang phải chịu sự nóng nực. Suốt mùa hè, nhiệt độ trung bình ở Miami là trên 20 độ C.

Tổng sản lượng toàn bang năm 2003 là 550 tỷ USD. Thu nhập tính trên đầu người là 30.098 USD, đứng thứ 26 trên cả nước. Nền kinh tế Florida phần lớn dựa vào ngành du lịch. Thời tiết ấm hầu như quanh năm và hàng trăm dặm bờ biển đã cung cấp những khu du lịch tuyệt với cho du khách từ mọi nơi trên thế giới. Miền nam Florida là một trong số những điểm đến được biết đến nhiều nhất, nhất là Miami, Fort Lauderdale, và vùng West Palm Beach. Những khu nghỉ mát khác bao gồm Fort Myers, Saint Petersburg, Panama City, Pensacola và rất nhiều nơi khác nữa. Những công viên giải trí nổi tiếng khắp thế giới gần Orlando, bao quanh khu Walt Disney World hàng năm thu hút được hơn 40 triệu du khách. Ngành du lịch còn thúc đẩy sự phát triển ngành xây dựng của bang khi mà khách sạn, nhà nghỉ, và cửa hàng ăn mọc lên như nấm nhằm phục vụ khách du lịch. Những ngành công nghiệp quan trọng khác bao gồm sản xuất nước hoa quả, ngành ngân hàng và khai khoáng. Với sự xuất hiện của chương trình nghiên cưú vũ trụ ở trung tâm vũ trụ Kennedy những năm 1960, Florida còn thu hút được lượng lớn các công ty về hàng không và quân sự.

Theo thống kê dân số năm 2000, bang Florida, với tống số dân là 15.938.378 người, được xếp thứ 4 trên cả nước. Năm 2004, mật độ dân số trung bình là 125 người trên 1 km vuông. Tuy nhiên, dân cư không được phân bố đều. 89% dân số này sống ở các vùng đô thị và phần còn lại sống ở những vũng nông thôn nhỏ bé. Phần lớn người dân sống ở thị trấn và vùng ven biển. Năm 2000, người da trắng chiếm một phần lớn số dân của bang: 78%. Người da đen chỉ chiếm 14.6%, người Châu á chiếm 1.7%, tỷ lệ người da đỏ là 0.3%, 0.1% là của những người dân đảo Thái Bình Dương và 5.3% còn lại là những người thuộc các nền văn hoá bị pha trộn hoặc các chủng tộc không được nói đến.

Jacksonville là thành phố đông dân nhất Florida, với số dân ước tính năm 2003 là 773.781. Đây là một thành phố quan trọng ở phía bắc Florida và còn là một hải cảng chủ chốt, với một nền công nghiệp tài chính và bảo hiểm lớn. Khu đô thị Miami nằm trong phạm vi hạt Miami-Dade có số dân là 2.3 triệu người, 376.815 trong số đó sống ở Miami. Khi kết hợp với vùng Fort Lauderdale ngay kế bên thì tổng số dân lên đến 3.9 triệu người năm 2000. Miami là một thành phố thương mại và sản xuất chủ chốt của bang. Khu vực Tampa-Saint Petersburg-Clearwater, với 2.5 triệu dân, là một vùng đô thị rộng lớn nhất bên bờ vịnh. Orlando, một thành phố quan trọng khác với 199.336 cư dân nằm trong một khu đô thị với 1.8 triệu dân. Đây là một trung tâm giải trí cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới, một trung tâm tiếp thị các loại hoa quả giải khát, và có rất nhiều khu công nghiệp liên quan đến chương trình không gian vũ trụ nằm gần mũi Canaveral. Tallahassee, thủ phủ của bang, có số dân là 153,938. Daytona Beach và Palm Beach là những thành phố lớn bên bờ Đại Tây Dương và những khu nghỉ mát quan trọng. Key West, thành phố ở cực nam, và Pensacola đều có các căn cứ hải quân Mỹ. Saint Augustine là một thành phố lâu đời nhất của bang và vẫn tiếp tục có người sinh sống.

Trong năm học 2000-2001, Florida đã chi 6.620USD cho việc giáo dục mỗi học sinh, con số này trung bình trên cả nước là 7.898USD. Mỗi giáo viên dạy trung bình 18.6 học viên (con số trung bình cả nước là 15.9 học viên). Những người trên 25 tuổi của bang, 84.7% trong số họ được cấp chứng chỉ tốt nghiệp cấp 3 trong khi con số trung bình cả nước là 82.8%. Trường công lập của Florida liên tục được xếp vào 1/4 cuối của nhiều cuộc khảo sát toàn nước Mỹ và những xêp hạng về điểm trung bình kiểm tra. Trường University of Florida ở Gainesville, một trong số những trường giáo dục đại học cổ nhất và lớn nhất của bang, được thành lập từ năm 1853 ở Ocala dưới tên trường dòng East Florida. Trường này giờ đây là một phần hệ thống giáo dục đại học công của bang. Hệ thống này còn bao gồm Florida State University ở Tallahassee; University of South Florida ở Tampa; Florida Agricultural and Mechanical University ở Tallahassee; University of West Florida ở Pensacola; Florida Atlantic University ở Boca Raton; University of Central Florida ở Orlando; University of North Florida ở Jacksonville; và Florida International University ở Miami. Trường đại học công thứ 10 của bang, Florida Gulf Coast University, mới được mở cửa năm 1997 gần Fort Myers. Năm 2002-2003 Florida có 40 trường công và 121 trường đạI học tư. Những trường tư nhân đáng chú ý là trường Bethune-Cookman College ở Daytona Beach; Florida Institute of Technology ở Melbourne; Jacksonville University; Rollins College ở Winter Park; Stetson University ở De Land; và Miami University ở Coral Gables.

Colleges and universities

* Barry University
* Bethune-Cookman College
* Brevard Community College
* Broward Community College
* Carlos Albizu University Miami campus
* Clearwater Christian College
* Eckerd College
* Edward Waters College
* Embry-Riddle Aeronautical University
* Flagler College
* Florida A&M University
* Florida Atlantic University
* Florida Christian College
* Florida Community College at Jacksonville
* Florida College
* Florida Gulf Coast University
* Florida Hospital College of Health Sciences
* Florida Institute of Technology
* Florida International University
* Florida Memorial College
* Florida Metropolitan University
* Florida Southern College
* Florida State University
* Full Sail Real World Education
* Heritage College & Heritage Institute
* Hillsborough Community College
* Hobe Sound Bible College
* International College
* International Fine Arts College
* Jacksonville University
* Jones College
* Lake-Sumter Community College



* Lynn University
* Manatee Community College
* Miami Dade College
* New College of Florida
* Northwood University
* Nova Southeastern University
* Okaloosa-Walton Community College
* Palm Beach Atlantic College
* Palm Beach Community College
* Pasco-Hernando Community College
* Pensacola Junior College
* Pensacola Christian College
* Polk Community College
* Ringling School of Art and Design
* Rollins College
* Saint John Vianney College Seminary
* Saint Leo University
* St. Petersburg College
* St. Thomas University
* Seminole Community College
* South Florida Bible College and Theological Seminary
* Southeastern College of the Assemblies of God
* Stetson University
* Trinity College of Florida
* Troy State University Florida Region
* University of Central Florida
* University of Florida
* University of Miami
* University of North Florida
* University of South Florida
* University of Tampa
* University of West Florida
* Valencia Comunity College
* Warner Southern College
* Webber College
 
anh làm ơn cho em hỏi
anh lấy nguồn để dịch ở đâu thế ạ? không có Montana với lại Minnesota ạ ? :(
 
Anh Hưng không có TN à? TN mặc dù nhỏ bé nằm sâu trong đất liền nhưng mà không phải chỉ có núi với sông với sa mạc như AK hoặc KS đâu nhé. :(
Trường em (Univ of TN) xếp thứ 85 Top colleges and Univ trên USnews, còn Vandebilt thì ko nói làm gì nhá, cả Notre Dame cũng nổi tiếng nữa. Chả ai xuống south, mọi người cứ up north mà apply, lạnh chả dám đi thăm.

@ em Thu Trang: Montana nổi tiếng nhiều thảo nguyên mênh mông và đồng không mông quạnh. :p
 
Anh Hưng không tiếp tục giới thiệu nốt đi ah?

Giới thiệu CO cho chỗ em đỡ hoang vắng. CO đẹp lắm, nổi tiếng về trượt tuyết (tiếc là đắt quá k đi được) nhưng mà ở CO thì ít trường hơn. 2 trường được nhất là University of Colorodo at Boulder (CU Boulder) và University of Denver (DU). DU là trường tư, Codoleeza Rice (hy vọng là tên viết đúng), ngoại trưởng Mỹ đã tốt nghiệp luật ở đây. Chauncey Billups từng học ở Cu Boulder, hiện nay đang chơi bóng rổ chuyện nghiệp cho Detroit Piston (tên này chưa tốt nghiệp đại học đã nhảy lên chơi chuyên nghiệp).

Mấy thành phố trượt tuyết là Vail, Aspen thì khá là đắt đỏ, toàn sao đi trượt tuyết ở đây.

CO k tập trung nhiều trường lắm (như ở phía tây) nhưng phong cảnh rất thơ mộng, tĩnh lặng. Bạn nào yêu thiện nhiên thì có thể duyệt ;). Ah mà CO khí hậu thì rất khô :D
 
Anh Hưng không có TN à? TN mặc dù nhỏ bé nằm sâu trong đất liền nhưng mà không phải chỉ có núi với sông với sa mạc như AK hoặc KS đâu nhé. :(
Trường em (Univ of TN) xếp thứ 85 Top colleges and Univ trên USnews, còn Vandebilt thì ko nói làm gì nhá, cả Notre Dame cũng nổi tiếng nữa. Chả ai xuống south, mọi người cứ up north mà apply, lạnh chả dám đi thăm.

@ em Thu Trang: Montana nổi tiếng nhiều thảo nguyên mênh mông và đồng không mông quạnh. :p

Notre dame là ở Indiana mà :D
 
Nghe xong mà muốn bay sang Mỹ ngay lập tức ý :( Thảo nguyên mênh mông, tuyết, sa mạc 8-| những điều mình chưa từng nhìn thấy :(
 
Anh update cả fi' sinh hoạt và tình hình an ninh được ko ạ? :D
 
Em đang chọn trường.
Thấy cái này đọc bổ ích quá :x
Thanks anh chị.
 
Ôi giời chị Phương có gì mà phải mong sang Mỹ ^^ về cảnh sắc mà nói, em thấy Mỹ không bằng châu Âu và châu Á ^_^ đấy là ý kiến cá nhân ạ. :)

Lâu rồi không thấy anh Hưng update thêm bang nào nhỉ? :D
 
Em sắp đi ILL , hix ko biết ở đấy phí sinh hoạt có đắt đỏ lắm ko :(?
 
ILL là cái chỗ nào hả Hưng o_O

Nếu là Illinois (IL) thì là chỗ chị :D
 
Back
Bên trên