Giá như chỉ là "thành công bị trì hoãn"

Lê Thị Thùy Linh
(summerrain)

Điều hành viên
Đây là phần trò chuyện đầu tuần trên báo HHT mà sáng nay em vừa đọc, suy nghĩ của một người mẹ và em cảm thấy nó đáng để đọc.
" Kính gửi anh Đoàn Công Lê Huy
Trong tất cả các trang báo HHT, tôi thích đọc nhất trang 3, có lẽ bởi vì tôi đã đọc HHT từ những số đầu tiên và đến nay đã lập gia đình. Tôi đã có 2 cháu nhỏ, 1 trai, 1 gái... Các cháu đều chưa đến tuổi đi học. Nhưng tôi đôi khi những lúc rỗi rãi vẫn mua HHT, đọc những trang viết của các bạn trẻ, và tự nhủ rằng khi lớn tôi sẽ mua báo cho con tôi đọc ;;) ...
..........
Hôm nay tôi đọc báo điện tử. Tôi đã khóc khi đọc bài báo về cậu học sinh Trần Duy Hùng, sinh năm 1987, học lớp Toán 2, trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. Được 20, không đủ điểm vào trường Kinh tế Quốc dân, cậu học sinh giỏi này đã thắt cổ tự tử. Khoảng 5h chiều hôm đó, Hùng gọi điện cho mẹ:"Mẹ ơi, con đi đây." Người mẹ tưởng con xin đi chơi với bạn nên bảo:"ừ, con đi đi." Chỉ 15' sau cuộc điện thoại định mệnh đó, người mẹ về tới nhà, chị ngất đi khi thấy cậu con trai yêu quý của mình ra đi với sợi dây thắt cổ treo thòng lọng trong nhà.
Theo nhận xét của bạn bè thì Hùng hiền lành, tốt bụng, hơi trầm tính, cậu không có nhiều bạn, cũng không hay tham gia các hoạt động tập thể. Từ khi xem điểm qua mạng, biết mình trượt, cậu rất buồn rầu, bi quan.
Tôi đã ước gì HÙng có thể như cô cháu gái tôi, biết điểm mình không cao. Cô bé cũng rất buồn, nhưng khi đọc HHT xong, cô bé đã nhấc máy gọi điện cho một người bạn "cùng hoàn cảnh":"Mày ah, ko phải trượt mà là "thành công bị trì hoãn"! Đó là một tin trong bản tin quốc tế về chuyện các nhà giáo dục Anh quyết định ko dùng từ trượt nữa mà là " thành công bị trì hoãn" để khích lệ ý chí và tôn trọng những thành công chậm của các em. Giá như tờ báo ấy có thể đến với HÙng trước khi cậu bé quyết định " ra đi", một chuyến đi ko có cơ hội quay trở lại., để nói với cậu rằng đó chỉ là một khắc khó khăn mà " thành công bị trì hoãn"...
Hai con tôi, 2 báu vật của tôi rồi sẽ đi học, sẽ lớn lên, sẽ phải đối mặt với những khoảng khắc thất bại, có thể sẽ là rất đau đớn. Nhưng tôi tin các cháu sẽ vượt qua được nếu có những bài báo, những bản tin có thể nâng đỡ, có thể cứu vướt cả một cuộc đời như vậy..."

Tuần trước khi đọc bài báo về các nhà giáo dục Anh ấy em thấy đó là một ý tưởng hay, tuy cũng thạt buồn cười bởi chuyện đó có vẻ khá nhỏ nhặt. Nhưng lúc này thực sự, em ước giá như các nhà giáo dục VN có thể tạm dừng những cải cách giáo dục to lớn để quan tâm 1 chút thôi tới những điều tưởng như nhỏ nhặt này. Biết đâu...
 
Thực sư thì áp lực luôn là 1 cái gì đó đè nặng người học sinh ,thật khó mà giằng nó ra khỏi chúng ta, thử nghĩ theo cách nghĩ của người lớn thì cái được gọi là áp lực này thúc đẩy con người ta tiến lên ,nhưng theo 1 chiều hướng khác thì nó có thể làm quá công việc của nó và gây hậu quả ta lớn hơn những gì chúng ta tưởng như đã giết đi 1 hi vọng của 1 thế hệ trẻ



thật nói không sai khi nước chúng ta quá lạc hậu khi nghĩ chỉ có con đường đại học thì chúng ta mới thành tài
 
thật nói không sai khi nước chúng ta quá lạc hậu khi nghĩ chỉ có con đường đại học thì chúng ta mới thành tài
Mình nghĩ vấn đề này có lẽ do trong trường phổ thông rất thiếu những hoạt động ngoại khóa giới thiệu những khía cạnh thú vị của cuộc sống cho học sinh. Cái này cũng do tập quán sinh hoạt Á Đông, cái này chắc là phải cải tạo dần dần thôi.
Và có 1 cái mà nhà trường ở Việt Nam chưa thấy dạy, đó là phong cách Pro.
 
Vũ Hồng Quang đã viết:
thật nói không sai khi nước chúng ta quá lạc hậu khi nghĩ chỉ có con đường đại học thì chúng ta mới thành tài
:)) Câu này thấy ai cũng nói được nhỉ. Chả thấy mấy ai là ko hiểu. Vậy tại sao vẫn cứ thế mãi?

p.s.: Topic về giáo dục ở TLNT rất nhiều, khá chất lượng, ai muốn tranh luận nên lôi lên đọc trước. Đừng cũng như các bác ở "trển", nói đi nói lại hoài :))
 
Mẹ kiếp anh Hùng kia rất hèn và ích kỷ.
 
Đồng tình với em Long về vụ này
Chỉ vì thi trượt mà phải chết để lại nỗi đau khổ cho bố mẹ 18 năm trời yêu thương nuối nấng con thì quả là bất hiếu. Học giỏi nhưng có lẽ là ko biết nghĩ. Hèn khi ko biết chấp nhận thất bại. Hèn vì ko biết vươn lên. Hèn vì chỉ biết chấm hết khi vấp ngã. Nếu cuộc đời lúc nào cũng bằng phẳng thì còn gì là cuộc đời. Có lẽ nếu ko chết vì chuyện này anh ấy còn chết vì chuyện khác, lúc ấy còn tốn cơm áo bố mẹ thêm mấy năm.
Vấn đề em muốn nói ở đây không phải là đại học là con đường duy nhất. Cái chủ yếu là em muốn nói về cách giáo dục của VN. Hình như các bác ấy ko có đồng óc nhiều lắm. Cái gì cũng hùng hục, cắm đầu mà ko sáng tạo ra những cái mới cho hiệu quả, nhục hơn là ác dụng phương pháp của các nước thành công cũng ko nổi. Và người lớn thì luôn đòi hỏi ở trẻ em quá nhiều .
 
Lê Thị Thùy Linh đã viết:
Vấn đề em muốn nói ở đây không phải là đại học là con đường duy nhất. Cái chủ yếu là em muốn nói về cách giáo dục của VN. Hình như các bác ấy ko có đồng óc nhiều lắm. Cái gì cũng hùng hục, cắm đầu mà ko sáng tạo ra những cái mới cho hiệu quả, nhục hơn là ác dụng phương pháp của các nước thành công cũng ko nổi. Và người lớn thì luôn đòi hỏi ở trẻ em quá nhiều .
Em dùng từ "nhục" rất phản cảm, ko có lợi cho tranh luận :p

Các em nhỏ hiểu nhiều giờ cũng ko ít, kêu ca cũng có phần chí lí. Có điều chỉ kêu ca thế thì liệu ích gì. Và hơn nữa là chưa hiểu bản chất vấn đề lắm. Các bác ấy hàng năm có cải cách,liệu có phải là hùng hục sáng tạo ko :-? Ko đâu, cũng như bao ngành của nhà nước khác, có phần ngân sách, phải cố mà tiêu cho hết, ko thì năm sau bị cắt bớt, lại còn bị phê bình ko hoàn thành chỉ tiêu giải ngân (chưa nói đến việc ăn chia, cái đó thị phi lại là hiện tượng chung quá, để nói ở chỗ khác). Lạ lắm phải ko, tiêu ít tiền đáng ra phải được tuyên dương chứ :p Nhưng ở VN là thế đấy, các bác lãnh đạo thì nghĩ, nếu giải ngân được càng nhiều + đúng mục đích => càng hiệu quả. Nhưng các bác ở dưới thì lại chỉ: giải ngân càng nhiều => càng được tuyên dương. Trên bảo 1 đằng, dưới nghe 1 nẻo, thế mới ra hiện tượng duyệt dự án ầm ầm vào dịp cuối năm, rồi công tác, chiêu đãi, để hoàn thành chỉ tiêu chi ngân sách.

Các bác giáo dục, có mấy chiêu lợi hại hơn. Đó là cải cách, rồi đi kèm là tập huấn, sách vở... Các bác cải cách cho các cháu được 1 thì tuyên dương 10. Thế là cứ hăng hái mà cải cách thôi :))

Thế đấy, hiện tượng chỉ là phần nổi, cái nguyên nhân thì sâu xa và rất chung. Liệu thế hệ sau có thay đổi được ko? Hay cũng chỉ biết kêu ca thôi thì chán lắm.
 
Thay đổi hay ko thì thực sự mình nói cũng chẳng để làm gì. Bởi thực sự lúc này mình chẳng có vai trò gì cả. Đôi lúc suy nghĩ giá như cái quyền tự do ngôn luận ở VN là thực sự thì có lẽ sẽ gửi thư cho 1 bác cấp cao nào đó đề xuất, nói lên ý kiến. Nhưng ko được, gửi thì chẳng biết chỗ mà có khi các bác ý cũng chẳng có thời gian đọc. Đôi khi có 1 buổi lấy ý kiến gì đấy thì chúng nó cũng chỉ dám dè chừng mà đa số đều là những đứa chẳng có mấy bức xúc để mà lên tiếng. Thế là sự đâu rồi vẫn vào đấy. Ca cẩm về chương trình học thì sửa đổi còn chán hơn năm trước. Còn những vấn đề khác ngoài chương trình học thì chỉ là bàn ghế cơ sở vật chất, hay 1 mớ đồ dùng giáo cụ gì đấy. Mà...
Biết những cái các bác làm cũng quan trọng lắm, nhưng thực sự là để đạt được 100% cơ sở vật chất tốt thì còn lâu, tới lúc cháu lớn... Có những cái nhanh hơn thiết thực hơn, mà sao ko ai nghĩ.
Người ta luôn nói là lắng nghe ý kiến trẻ em, nhưng có 1 nơi nào để trẻ em lên tiếng, báo chí, ko có chỗ, các trung tâm, càng ko... Và thế là người lớn hiểu trẻ em bằng cái nhìn phiến diện của bản thân họ, với 1 mớ lí thuyết suông, 1 mớ kinh nghiệm mà ko hiểu làm cách nào lại có.
Cũng như phim thiếu nhi VN, người lớn quan niệm trẻ em là phải ngây thơ, đáng yêu, con gái khoái búp bê, con trai thì mê điện tử. Trẻ con nói với nhau là ấy tớ và chuyện của chúng chỉ có bài vở, và 1 vài vụ cãi cọ bạn bè, đồ chơi. Và thế là khi xảy ra những xung đột thì tâm lí hoàn toàn là theo cảm nhận của người lớn, họ ít quan sát, họ ko đi nhiều, ko hiểu sâu thì làm sao lột tả nổi. Người lớn cho trẻ con xem phim về mình mà như xem 1 thế giới cổ tích khác, với những hoàng tử, công chúa ngây ngô và ngốc nghếch, xem để mà chúng bở ngỡ về chính mình.
Giá như trẻ em được nói được lắng nghe, có lẽ mọi chuyện sẽ khác
 
Em dùng từ "nhục" rất phản cảm, ko có lợi cho tranh luận

thế theo anh là nên dùng từ nào nhỉ, dùng từ nào thể hiện cái nhục theo phương diện tranh luận y'

Ko đâu, cũng như bao ngành của nhà nước khác, có phần ngân sách, phải cố mà tiêu cho hết, ko thì năm sau bị cắt bớt, lại còn bị phê bình ko hoàn thành chỉ tiêu giải ngân (chưa nói đến việc ăn chia, cái đó thị phi lại là hiện tượng chung quá, để nói ở chỗ khác). Lạ lắm phải ko, tiêu ít tiền đáng ra phải được tuyên dương chứ Nhưng ở VN là thế đấy, các bác lãnh đạo thì nghĩ, nếu giải ngân được càng nhiều + đúng mục đích => càng hiệu quả. Nhưng các bác ở dưới thì lại chỉ: giải ngân càng nhiều => càng được tuyên dương. Trên bảo 1 đằng, dưới nghe 1 nẻo, thế mới ra hiện tượng duyệt dự án ầm ầm vào dịp cuối năm, rồi công tác, chiêu đãi, để hoàn thành chỉ tiêu chi ngân sách.

thê có nghĩa là nước mình thừa tiền nên nắm nào cũng cải cách mà cải cách cũng đâu có sai nhưng vấn đề ở đây là cải cách 1 cách quá lố bich sach sử thì 80% cua lớp 8 là lớp 11 thật cũng thua các bác luôn .bao nhiêu thứ trong ngành giáo dục cần đầu tư đẫ được đầu tư đâu mấy ông chỉ giỏi nghĩ việc ra ma làm bao nhiêu việc cần làm đã làm được đâu . Em nghĩ là cần cải tổ gấp bộ giáo dục

Biết những cái các bác làm cũng quan trọng lắm, nhưng thực sự là để đạt được 100% cơ sở vật chất tốt thì còn lâu, tới lúc cháu lớn... Có những cái nhanh hơn thiết thực hơn, mà sao ko ai nghĩ.

giống ý của em

Người ta luôn nói là lắng nghe ý kiến trẻ em, nhưng có 1 nơi nào để trẻ em lên tiếng, báo chí, ko có chỗ, các trung tâm, càng ko... Và thế là người lớn hiểu trẻ em bằng cái nhìn phiến diện của bản thân họ, với 1 mớ lí thuyết suông, 1 mớ kinh nghiệm mà ko hiểu làm cách nào lại có.

Em thấy cái vấn đề cần tìm hiểu con cái có rất nhiểu trên VTV2 mà các bà các bác đâu có thèm xem đâu thực sự vấn đề hiểu con là 1 vấn đề lớn như là trường hợp anh Hùng cũng có 1 phần lỗi do bà mẹ đã không hiểu con nếu bà mẹ có quan tâm chắc chắc sẽ biết con trượt mà về an ủi động viên .

Cũng như phim thiếu nhi VN, người lớn quan niệm trẻ em là phải ngây thơ, đáng yêu, con gái khoái búp bê, con trai thì mê điện tử. Trẻ con nói với nhau là ấy tớ và chuyện của chúng chỉ có bài vở, và 1 vài vụ cãi cọ bạn bè, đồ chơi. Và thế là khi xảy ra những xung đột thì tâm lí hoàn toàn là theo cảm nhận của người lớn, họ ít quan sát, họ ko đi nhiều, ko hiểu sâu thì làm sao lột tả nổi. Người lớn cho trẻ con xem phim về mình mà như xem 1 thế giới cổ tích khác, với những hoàng tử, công chúa ngây ngô và ngốc nghếch, xem để mà chúng bở ngỡ về chính mình.
Giá như trẻ em được nói được lắng nghe, có lẽ mọi chuyện sẽ khác

Cái này thì lại thuộc phạm trù khác và có lẽ nó khó ma thay đổi trừ phi chúng ta lên làm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Thị Thùy Linh đã viết:
Cũng như phim thiếu nhi VN, người lớn quan niệm trẻ em là phải ngây thơ, đáng yêu, con gái khoái búp bê, con trai thì mê điện tử. Trẻ con nói với nhau là ấy tớ và chuyện của chúng chỉ có bài vở, và 1 vài vụ cãi cọ bạn bè, đồ chơi. Và thế là khi xảy ra những xung đột thì tâm lí hoàn toàn là theo cảm nhận của người lớn, họ ít quan sát, họ ko đi nhiều, ko hiểu sâu thì làm sao lột tả nổi. Người lớn cho trẻ con xem phim về mình mà như xem 1 thế giới cổ tích khác, với những hoàng tử, công chúa ngây ngô và ngốc nghếch, xem để mà chúng bở ngỡ về chính mình.
Giá như trẻ em được nói được lắng nghe, có lẽ mọi chuyện sẽ khác

Đúng là trẻ em ít được lắng nghe.
Nhưng một phần cũng vì trẻ em có chịu nói không. Em "đao to búa lớn" ở đây thật đấy nhưng em có dám khẳng định em sẽ nói thế trước người lớn ở bên ngoài hay không.

Đi nhiều. Quan sát. Phải. Thế có phải là quan sát ngoài đường thì thấy là con trai thích chơi điện tử kô? Con gái thích đi shop mua hàng yêu yêu, thích ăn diện kô? Mà nói thật chị đọc báo teen thấy nhiều đứa ngây ngô ngốc nghếch thật.

Người lớn kô hiểu. Thì em phải nói cho họ hiểu. Nhưng không phải nói như kiểu theo kiểu ông chẳng hiểu gì cả, ông nói ba lăng nhăng, ông toàn bịa. Cũng như bây giờ em nghe bọn 1,2 tuổi nói vậy. Khó hiểu. Thì trong mắt người ta em cũng thế. Em muốn thay đổi cái gì. Em muốn cái gì. Phải làm một cuộc trao đổi nhỏ trong lớp. Làm đề án. Rồi dần dần mới đến tai mấy ông Bộ được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Thị Thùy Linh đã viết:
Biết những cái các bác làm cũng quan trọng lắm, nhưng thực sự là để đạt được 100% cơ sở vật chất tốt thì còn lâu, tới lúc cháu lớn... Có những cái nhanh hơn thiết thực hơn, mà sao ko ai nghĩ.
Cái gì là nhanh hơn thiết thực hơn?
Lê Thị Thùy Linh đã viết:
Giá như trẻ em được nói được lắng nghe, có lẽ mọi chuyện sẽ khác
Nghe là một chuyện. Làm là một chuyện khác. Phải xem điều đấy có thiết thực và đủ tiền để làm kô.

Mà thôi em cứ nói đi. Nếu chị thấy đúng thì chị sẽ ủng hộ. À mà em nói cái nào sáng tạo hơn một chút nhé. Mấy lý lẽ của em kô mới. Nghe nhiều nhàm tai lắm.
 
Dĩ nhiên nghe và làm thì khác nhau chị ah, nhưng nếu được lắng nghe thì sẽ tốt hơn, có thể đôi lúc là ko làm được nhưng ít ra các bác hiểu trẻ em cần gì, muốn gì, cái gì phù hợp với trẻ em để mà áp dụng vào những điều đang định sửa đổi ( mà các bác đã đủ tiền /:))
Ví dụ như chỉ cần thay đổi chút ít trong cách giảng dạy, đừng bắt trẻ em nghe quá nhiều và mỗi lần nói là bị mắng. Chuyện cô hỏi mới được nói cũng dể hiểu thôi, nhưng 1 h cô hỏi được mấy lần? Những lúc cô giảng sai gì đó nhầm lẫn thôi, muốn nói với cô để ko mất công nữa. Thì bị mắng "Ngồi yên. giảng xong rồi nói"... Có thể việc làm của cô là đúng, nhưng vì những chuyện nhỏ nhặt thế trẻ con sẽ mất dần cái thói quen dám nói. Bắt đầu tập yên lặng, 1 đức tính chẳng phải lúc nào cũng tốt.
CHị nói em "đao to búa lớn" ở đây, em cũng công nhận, em chưa dám làm gì ở bên ngoài, nhưng em đã nói, em nói với bố mẹ rồi... Em cũng như đa số nhưng đứa nhát chết khác, sợ người ta định kiến... Nếu em biết địa chỉ nào để lên tiếng em sẽ làm. Em ko dám nói với cô vì ko được ích lợi gì, mà sẽ bị mắng, em ko tổ chức trong lớp vì thứ nhất cô giáo ko cho. thứ 2 chuyện đấy đã nói mòn rồi.
Em nghĩ là ko nói nhiều nữa, nói rồi sẽ lại bị coi là thùng rỗng kêu to :D
Em hỏi nốt câu cuối: Ai có biết ủy ban Unicef Vn ở đâu ko ah. và muốn tham gia phải cần những gì?
 
Đúng là trẻ em ít được lắng nghe.
Nhưng một phần cũng vì trẻ em có chịu nói không. Em "đao to búa lớn" ở đây thật đấy nhưng em có dám khẳng định em sẽ nói thế trước người lớn ở bên ngoài hay không.

Đi nhiều. Quan sát. Phải. Thế có phải là quan sát ngoài đường thì thấy là con trai thích chơi điện tử kô? Con gái thích đi shop mua hàng yêu yêu, thích ăn diện kô? Mà nói thật chị đọc báo teen thấy nhiều đứa ngây ngô ngốc nghếch thật.

thực sự là nếu không có người nghe chị có muốn nói 1 chút nào không ,nghe mà nghe với cái kiểu như là "mài là trẻ con, linh tinh" thì thật là chán chả buồn nói nữa

Người lớn kô hiểu. Thì em phải nói cho họ hiểu. Nhưng không phải nói như kiểu theo kiểu ông chẳng hiểu gì cả, ông nói ba lăng nhăng, ông toàn bịa. Cũng như bây giờ em nghe bọn 1,2 tuổi nói vậy. Khó hiểu. Thì trong mắt người ta em cũng thế. Em muốn thay đổi cái gì. Em muốn cái gì. Phải làm một cuộc trao đổi nhỏ trong lớp. Làm đề án. Rồi dần dần mới đến tai mấy ông Bộ được.

uh thì cứ cho là mình dám nói nhưng người khác thì sao, uh thì cho là người khác cũng dám làm nhưng mà ai sẽ đọc 1 cái khiếu nại của 1 tập thể quá quá nhỏ nhoi như vậy,nếu thực sự muốn bài tỏ thì cần tới 1 tập thể lớn hơn như là trường minh luôn ,nhưng trường mình sẽ làm ư ?

Nghe là một chuyện. Làm là một chuyện khác. Phải xem điều đấy có thiết thực và đủ tiền để làm kô.
em thực sự không hiểu chị nói ,nhưng vẫn nên nghe lời trẻ em nói chứ chứ
 
Ví dụ như chỉ cần thay đổi chút ít trong cách giảng dạy, đừng bắt trẻ em nghe quá nhiều và mỗi lần nói là bị mắng. Chuyện cô hỏi mới được nói cũng dể hiểu thôi, nhưng 1 h cô hỏi được mấy lần? Những lúc cô giảng sai gì đó nhầm lẫn thôi, muốn nói với cô để ko mất công nữa. Thì bị mắng "Ngồi yên. giảng xong rồi nói"... Có thể việc làm của cô là đúng, nhưng vì những chuyện nhỏ nhặt thế trẻ con sẽ mất dần cái thói quen dám nói. Bắt đầu tập yên lặng, 1 đức tính chẳng phải lúc nào cũng tốt.
cái này lại lệch sang phạm trù thầy cô giáo ,thực sự bây giờ cô giáo lộng hành quá
 
thực sự bây giờ cô giáo lộng hành quá
Tại sao lại nói thầy cô giáo lộng hành kia chứ ?
Mà em thử dẫn chứng xem như thế nào là lộng hành ? Cái này có thể tùy mỗi người, nhưng em hãy thử đưa ra 1 chuẩn mực chung xem nào.
 
có thể nói thế thì hơi quá hoặc có thể là hỗn láo,em nhường cho anh về cái mục chuẩn mực
 
Từ "lộng hành" này em dùng thì em phải đưa ra 1 chuẩn mực cụ thể chứ ? Anh thì chưa rõ như thế nào thì gọi là lộng hành, từ này có vẻ hơi nặng đó.
 
Dù gì em nó cũng còn bé nên dùng từ sao chính xác được :D anh đừng bắt bẻ nó quá lại thành chuyện
Còn cái việc thầy cô giảng dạy gì gì đấy gây cho học sinh sự rụt rè trong phát biểu ý kiến ấy thì ko phải 1 phạm trù khác đâu. Nó là một trong những điều tạo ra những việc làm tiêu cực của học sinh. Ko thể đổ tội là hành vi sai trái nào của trẻ em cũng do người lớn làm. Nhưng người lớn chịu 1 trách nhiệm quan trọng ở đó. Bởi lúc sinh ra, trẻ em như 1 cục bột người ta nặn nó thành hình gì, nó là hình ấy, người ta trộn nó với cái gì thì nó ra đấy, tẩm thế nào thì vị đấy, nấu nướng chiên xào ra sao cũng do người lớn quyết định. Một đứa trẻ biết cãi, thì đừng mắng nó là tí tuổi đầu đã cãi giả. Chắc chắn người lớn phải tác động 1 điều gì đó làm đứa trẻ đó phải lên tiếng.
Cũng như thế, bất cứ đức tính nào, tiêu cực nào của trẻ em cũng bị 1 tác động ko nhỏ của người lớn. Nếu Nobel sinh trưởng trong hoàn cảnh của Binladen chẳng hạn, có lẽ sẽ là một tên khủng bố khét tiếng và đình đám, chứ chẳng ra đời 1 giải Nobel gì gì đâu.
Em nghĩ thế thôi, và em thấy khi mà nhà trường trở thành 1 chỗ đi và đến quan trọng của hs, rèn luyện cho hs nhiều điều thì hãy bắt đầu cải cách ở nhà trường, trong từng vấn đề, từng hành động 1.
 
chị ơi làm sao mà chị làm được cái chữ đại gia đình 05 08 chạy được đấy chỉ cho em với
 
trích dẫn của THUYLINH:"Cũng như phim thiếu nhi VN, người lớn quan niệm trẻ em là phải ngây thơ, đáng yêu, con gái khoái búp bê, con trai thì mê điện tử. Trẻ con nói với nhau là ấy tớ và chuyện của chúng chỉ có bài vở, và 1 vài vụ cãi cọ bạn bè, đồ chơi. Và thế là khi xảy ra những xung đột thì tâm lí hoàn toàn là theo cảm nhận của người lớn, họ ít quan sát, họ ko đi nhiều, ko hiểu sâu thì làm sao lột tả nổi."..........................hahahah ,em noi vây tức là tư em dã có câu trả lời cho mình rồi phải không?Anh muốn nói thêm la` người lớn ho dang "Tưởng"hô cho bon tre con dấy em a`.Bởi vi` ho không phai là bon trẻ và tư cho mình quyền ap dăt cảm tính cua mình cho chúng .Ho nghĩ dơn giản như thế mới dúng như thế mới hay mà quên mất phải yêu bon trẻ ,ở mình rất yêu trẻ con nhưng chưa dủ vì thiếu hiểu biết ;) :(( ........Ôi phải chi ..... b-) À ví du cái nhỉ,vì sao ơ nước ngoài có chuyên "harry potter"hay thế nhỉ? dến nguòi lớn cũng rất thích ,hình như cô nhà văn ý viết chuyên cho con mình thui mà tư nhiên nổi tiếng thế không biết, mà lai viết chuyên nghiêp dư nữa ....có ai tư hỏi câu ý chưa? .Moi sư so sánh dều khâp khiễng nhưng tầm tư duy cua con ngươi có dươc phai do nền văn hóa va giáo duc quyết dinh dó.Ở viêt nam liêu có dươc diều dấy chưa ?có bô me nào viết chuyên cho con mình doc không zaay hả bà con .Bô me mình yêu con mới chi cho tiền con, tăng cho con mình vât chât mừ thôi ,moi ông bố bà me dều kiếm tiền cho con vì ngày xưa mình nghèo bây giơi kiếm nhìu nhìu tiền cho con nó dỡ khổ thui"hi sinh dời bố củng cố dời con mà"...Nói dâu xa các thầy cô bây giờ quyền lưc tuyêt dối trong tay rùi có ai tư bảo vê chính kiến cua mình chưa?co bao giờ dươc sư trao dổi như những người ban thât sư hay khoang cách quá lớn?.Với tuổi của chúng ta bên nước ngoài sinh viên ho có kiến thức rất rông về chuyên môn trưc tiếp chon thầy cho mình và vô cùng tư hào về những người thầy dó.Kiến thức không phải là giào cản mà chính là khoang cach thế hê thôi,<vơi những người có tài có dức thât sư thì không bao giờ ho châp nhân diều này có phai không?>Do tư duy |-) :)) khi nào trai tim mơ thì tình yêu sẽ vào phai nhi?hì hì
 
Back
Bên trên