Góc bàn luận cho Potterheads

Lâu lâu mới thấy có người yêu HP và có xu hướng nghiên cứu truyện như em :))
Quyển Beedle anh thấy không hay lắm, nhất là khi đem ra đặt cạnh 7 quyển HP. Nhưng mà được cái đọc rất thú vị vì nó là chuyện cổ tích cuả phù thủy :D
 
^ Còn nhiều người nghiên cứu ghê hơn em nhiều anh à :">.

Kiểu có chị thuộc gần hết các chi tiết HP ấy :-s
 
TLinh ơi em còn truyện gì khác nữa không ? Truyện nào dài kỳ, lâm li, bi đát mà hội tụ đủ các yếu tố tâm lý xã hội hành động hài kinh dị ý :))
Sorry vì anh spam không liên quan đến HP ở đây, nhưng mà anh rất thích đọc mấy truyện kiểu như One flew over the cuckoo's nest, American Psycho hay The Lovely Bones, đọc xong cứ thấy đầu óc nó quay quay, nặng nề mà phê phê =))
 
[Lạc đề]

Uầy có người thích đọc One flew over the cuckoo's nest kìa :x. Đọc xong quyển đó đau đầu dã man can tội tác giả gửi gắm quá nhiều triết lí trong cái xã hội thu nhỏ đấy X_X.

Hmm có quyển A Clockwork Orange cũng khá nổi tiếng này (xác định là chủ đề bạo lực kinh dị 18+). "Bắt trẻ đồng xanh" tuy em chưa đọc nhưng cũng là một trong số những cuốn kinh điển của TK 20.

Và cuối cùng thì The Lords of the Ring - không cần giới thiệu thêm nữa vì quá epic rồi :">

Ồ lá la thế anh có cần link download mấy thứ đó không :x.

Em share cả folder ebook cho anh xem luôn nhá :x

[Quay lại chủ đề]

Lát sẽ post tiếp một truyện trong cuốn Beedle nữa :x.

Stay tuned!
 
Thks em. Mấy quyển đó anh đọc hết rồi :"> Thú thật là không ngờ mấy nhóc bây h đã đọc One flew over the cuckoo's nest, bởi vì bản thân anh cách đây 2 năm mới đọc cái truyện đó ^:)^ Đọc xong đã thấy nặng não rồi, xoay sang xem mấy lần film của Jack Nicholson còn thấy mệt + buồn hơn nữa ( chắc phim thì mấy nhóc chưa xem, vì phim từ 1975 rồi ). Với những gì ngột ngạt & u ám ở trong đó thì phải dán mác 18+ mới phải l-)

Spam thế thôi, em cứ post truyện liên quan đến HP đi, khi nào anh trốn việc sẽ quay ra đọc :star:
 
Hỏi chút, :D
Có ai dùng Pottermore không ạ? :">
 
TRÁI TIM LÔNG XÙ CỦA CHÀNG CHIẾN TƯỚNG



Ngày xưa có một chàng chiến tướng trẻ tuổi, tài hoa, đẹp trai, và giàu có, nhận thấy bạn bè chàng đều phát ngố khi yêu, nào nhí nhố, nào đỏm dáng, mất hết sự sành điệu lẫn phẩm cách đường hoàng. Chàng chiến tướng bèn hạ quyết tâm là không đời nào trở thành nạn nhân của sự yếu đuối ấy, và chàng vận dụng Nghệ thuật Hắc ám để bảo kê tình trạng miễn yêu của chàng.

Không hay biết về bí mật của chàng, gia đình chàng chỉ cười khi thấy chàng quá ư tự phụ, quá ư lạnh lùng. Họ tiên đoán:

“Tất cả sẽ thay đổi khi có một cô nàng lọt vào mắt xanh anh chàng!”

Nhưng mắt xanh của chàng chiến tướng trẻ vẫn dửng dưng. Mặc dù không ít cô nàng bị vẻ ngạo mạn của chàng hấp dẫn và các cô đã vận dụng những nghệ thuật tinh vi nhứt để lấy lòng chàng, không một ai thành công trong cố gắng chạm được trái tim chàng. Chàng chiến tướng tỏa hào quang trong sự thờ ơ và sự sắc sảo đã tạo ra vẻ hững hờ đó.

Sự tươi tắn trẻ trung ban đầu nhạt phai đi, và những người trang lứa với chàng chiến tướng bắt đầu cưới vợ, rồi tiếp đến là sanh con.

Chàng thầm chế nhạo, khi chàng quan sát những trò hề của các bậc cha mẹ chung quanh chàng: “Trái tim của tụi nó ắt bị xay xát sạch vỏ, teo tóp lại vì đòi hỏi của lũ con nheo nhóc!”

Và một lần nữa chàng tự chúc mừng bản thân đã sớm có sự lựa chọn khôn ngoan.

Vừa đúng lúc, cha mẹ già nua của chàng chiến tướng qua đời. Người con trai chẳng hề khóc thương cha mẹ; ngược lại, chàng còn tự coi mình có phước vì cái chết của cha mẹ. Giờ đây chàng một mình cai quản tòa lâu đài của họ. Vì đã chuyển kho báu của chàng xuống tầng hầm sâu nhứt, chàng tự cho phép mình sống một cuộc đời dễ dãi sung túc, có nhiều người phục dịch để sao cho chàng được sung sướng thoải mái.

Chàng chiến tướng yên chí rằng mình ắt hẳn là đối tượng ganh tỵ ghê gớm của tất cả những người biết được nỗi cô độc không phiền toái tuyệt vời của chàng. Bởi vậy, một hôm chàng tức tối dễ sợ và quê một cục khi nghe lóm hai người hầu bàn tán về ông chủ.

Người hầu thứ nhứt tỏ ra thương hại vị chiến tướng, tuy đầy của cải vả quyền lực, lại không được ai yêu thương hết.

Nhưng người hầu thứ hai chế giễu, hỏi tại sao một người có nhiều vàng như vậy và có một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ đứng tên mình mà lại không thể quyến rũ nổi một người nào làm vợ.

Lời lẽ của hai người này giáng những cú đấm kinh hoàng vào lòng kiêu hãnh của chàng chiến tướng đang lắng nghe.

Chàng ngay lập tức quyết tâm cưới một người vợ, và người đó phải là một người vợ siêu đẳng hơn tất cả những người khác. Ngày phải có một dung nhan đẹp sững sờ, khiến cho mọi người đàn ông trông thấy nàng đều bị khuấy đảo ham muốn và ganh tỵ; nàng phải xuất thân danh gia vọng tộc phù thủy, để con cái của nàng được duy trì tài năngphép thuật xuất chúng; và nàng phải giàu có ít nhất ngang ngửa với tài sản của chàng, để cuộc sống sung sướng của chàng được bảo đảm, bất kể có thêm người vào gia đình.

Chàng chiến tướng có thể phải mất đến năm chục năm để tìm kiếm một người đàn bà như vậy, nhưng tình cờ chuyện xảy ra là đúng cái ngày hôm sau ngày chàng muốn kiếm vợ, một thiếu nữ đáp ứng được mọi tiêu chuẩn của chàng đi vô xóm của chàng để thăm bà con.

Nàng là một phù thủy tài hoa phi thường và có rất nhiều vàng. Nhan sắc của nàng khiến cho mọi người đàn ông nhìn thấy đều thót tim, ngoại trừ chàng, đương nhiên. Trái tim của chàng chiến tướng chẳng cảm thấy gì cả. Dù vậy, nàng chính là chiến lợi phẩm mà chàng tìm kiếm, cho nên chàng bắt đầu ve vãn nàng.

Tất cả những ai nhận thấy sự thay đổi thái độ của vị chiến tướng đều ngạc nhiên, và nói với nàng thiếu nữ là nàng đã thành công nơi mà hàng trăm cô gái khác đã thất bại.

Bản thân nàng thiếu nữ vừa bị cuốn hút vừa bị dội ngược trước sự quan tâm của vị chiến tướng. Nàng nhận thấy sự lạnh lùng ẩn đằng sau vẻ nồng nàn của những lời lẽ chàng tán tụng, và nàng chưa từng gặp một người đàn ông nào mà lạnh lùng và xa cách như vậy. Tuy nhiên, bà con của nàng cho rằng chàng và nàng là một lứa đôi rất xứng và, nôn nóng se duyên cho hai người, họ đã nhận lời mời của chàng chiến tướng đến dự một đại tiệc vinh danh nàng phù thủy.

Bàn tiệc được phủ đầy những chén dĩa bằng vàng và bạc chứa những thứ rượu ngon nhứt và thức ăn xa xỉ nhứt. Những người hát rong khảy những phím đàn tơ và hát về một tình yêu mà vị chủ tiệc không hề cảm nhận được. Nàng thiếu nữ được đặt ngồi trên chiếc ngai bên cạnh vị chiến tướng, chàng thốt lên khẽ khàng những lời nói mơn trớn mà chàng chôm được của các nhà thơ nhưng chẳng hiểu chút xíu gì ý nghĩa của những lời đó.

Nàng thiếu nữ lắng nghe, hoang mang, và cuối cùng nàng đáp lại: “Thưa Tướng quân, chàng nói rất hay, và thiếp sung sướng được chàng quan tâm, nhưng giá như thiếp biết chàng có một trái tim.”

Vị chiến tướng mỉm cười, và nói với nàng rằng nàng khỏi cần lo sợ điều đó. Mời nàng đi theo, chàng dẫn nàng ra khỏi bữa tiệc, đi xuống tầng hầm luôn được khóa kỹ, nơi chàng cất giữ báu vật vĩ đại nhứt của chàng.

Nơi đây, trong một cái rương pha lê được ếm bùa phép, trái tim chàng chiến tướng đang đập.

Bị cách ly khỏi tai, mắt, và xúc giác từ lâu, trái tim chàng chẳng hề xao xuyến trước cái đẹp, hay bị giọng oanh thỏ thẻ quyến rũ, hay mê hoặc làn da mượt mà. Nàng thiếu nữ quá hãi hùng khi nhìn thấy trái tim đó, bởi vì nó đã quắt queo và phủ đầy lông dài màu đen.

Nàng xót xa than: “Ôi, chàng đã làm gì? Em van chàng hãy đặt nó trở vào nơi chốn của nó!”

Nhận thấy phải làm điều đó để vui lòng nàng, chàng chiến tướng rút cây đũa phép ra, mở khóa cái rương pha lê, cắt mở lồng ngực của chính mình và đặt trái tim lông xù vào chỗ trống vốn là chỗ của trái tim ngày xưa.

“Bây giờ chàng đã lành mạnh và sẽ biết đến tình yêu chân chính!” Nàng thiếu nữ reo lên, nàng ôm chầm chàng chiến tướng.

Sự tiếp xúc với đôi cánh tay trắng nõn mềm mại của nàng, tiếng thở của nàng phả vào tai chàng, mùi thơm của mái tóc dày vàng óng của nàng: tất cả những điều này xuyên vào trái tim mới được đánh thức như những mũi lao. Nhưng trái tim đã trở nên quái dị trong suốt thời gian lưu đày, mù lòa và man dại trong chốn tối tăm mà nó bị giam cầm, khiến cho cơn khát khao của nó quá mãnh liệt và sa đọa.

Khách khứa ở bữa tiệc đã chú ý đến sự vắng mặt của vị chủ tiệc và nàng thiếu nữ. Ban đầu cũng không hề chi, nhưng sau nhiều giờ trôi qua, họ bắt đầu lo lắng, và cuối cùng họ bắt đầu tìm kiếm trong tòa lâu đài.

Rốt cuộc họ tìm ra căn hầm, và một cảnh tượng hãi hùng đang chờ đợi họ ở đó.

Nàng thiếu nữ nằm chết trên sàn, ngực nàng bị mổ banh, và bên cạnh nàng phủ phục vị chiến tướng điêu rồ, một tay cầm một trái tim vĩ đại đỏ thắm láng mịn còn đẫm máu mà chàng vừa liếm vừa vỗ về, thề thốt sẽ đổi lấy bằng trái tim của chàng.

Trong tay kia, chàng cầm cây đũa phép, cố gắng cạy ra khỏi lồng ngực mình trái tim lông xù quắt queo. Nhưng trái tim lông xù mạnh hơn cả chàng, và không chịu từ bỏ bám riết lấy ý thức của chàng, cũng không chịu trở về cái hòm mà nó đã bị vùi kín trong đó quá lâu.

Trước những đôi mắt kinh hoàng của khách khứa, vị chiến tướng cất cây đũa phép của chàng qua một bên, chụp lấy một con dao găm bằng bạc. Thề rằng không bao giờ để cho chính trái tim mình chế ngự, chàng chặt nó ra khỏi lồng ngực mình.

Trong khoảnh khắc, vị chiến tướng khuỵu xuống đầu gối một cách đắc thắng, trong mỗi tay chàng cầm một trái tim, rồi chàng ngã sấp ngang qua thi thể của nàng thiếu nữ, và chết.

BÌNH LUẬN CỦA CỤ ALBUS DUMBLEDORE VỀ “TRÁI TIM LÔNG XÙ CỦA CHÀNG CHIẾN TƯỚNG”

Như chúng ta đã thấy đó, hai chuyện đầu tiên của Beedle đã khơi lên sự phê phán về chủ đề hào hiệp, khoan dung và tình yêu trong những câu chuyện đó. Thế nhưng, “Trái tim lông xù của Chàng chiến tướng” không có vẻ bị chỉnh sửa hay bị chê bai nhiều lắm trong hàng trăm năm qua kể từ khi câu chuyện được sáng tác; câu chuyện mà cuối cùng tôi được đọc từ nguyên tác bằng cổ ngữ Runes gần đúng y như câu chuyện mà mẹ tôi đã kể. Điều đó có nghĩa là, “Chàng chiến tướng và trái tim lông xù” cho đến giờ là chuyện kinh dị nhứt trong những sáng tác của Beedle, và nhiều bậc phụ huynh đã chỉ kể cho con cái nghe khi họ nghĩ là chúng đã đủ trưởng thành để chịu đựng nổi những cơn ác mộng.[8]

Thế thì, tại sao câu chuyện rùng rợn này vẫn cứ tồn tại? Tôi sẽ tranh luận rằng “Trái tim lông xù của chàng chiến tướng” đã tồn tại không bị biến đổi suốt mấy thế kỷ bởi vì nó đề cập tới những đáy sâu u khuất của tất cả chúng ta. Nó bày tỏ một trong những cám dỗ pháp thuật vĩ đại nhứt và ít được thừa nhận nhứt: cuộc tìm kiếm sự bất khả xâm phạm.

Dĩ nhiên, một cuộc tìm kiếm như thế chẳng qua một chuyện hoang đường ngu ngốc. Chẳng có người đàn ông hay đàn bà nào còn đang sống, dù có phép thuật hay không, từng thoát được một sự tổn thương dưới hình thức nào đó; hoặc là thể chất, tinh thần, hay tình cảm. Tổn thương, đối với con người chẳng khác nào hơi thở. Vậy mà, giới phù thủy chúng ta dường như đặc biệt thiên về ý sự tồn tại theo ý chí của chúng ta. Chẳng hạn chàng chiến tướng trẻ[9] trong câu chuyện này quyết định rằng sa vào tình yêu sẽ ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống sung sướng và sự an toàn của chàng. Chàng coi tình yêu như chuyện yếu đuối, ngượng ngùng, tiêu hao nguồn tài sản vật chất và tình cảm của một con người.

Dĩ nhiên, việc kinh doanh tình dược bùa yêu xưa mấy thế kỷ đã chứng tỏ chàng phù thủy hư cấu của chúng ta không phải là người duy nhứt tìm cách kiểm soát diễn tiến không thể lường trước được của tình yêu. Cuộc tìm kiếm một thứ thuốc tình yêu thực sự[10] còn tiếp tục cho đến tận ngày nay, nhưng vẫn chưa có một thần dược nào được chế tạo, và những bậc dược sư hàng đầu nghi ngờ chuyện bào chế được thứ tình dược đó.

Tuy nhiên, nhân vật nam trong câu chuyện này thậm chí chẳng bận tâm đến giả ảnh của tình yêu mà chàng có thể tạo ra hay hủy diệt theo ý muốn. Chàng muốn cứ trơ trơ với điều mà chàng coi là một thứ bệnh tật, và vì vậy chàng đã thực hành một tí Pháp thuật hắc ám vốn không thể thực hiện ở đâu khác ngoài sách truyện: chàng khóa chặt trái tim của chính mình.

Nhiều nhà văn đã để ý đến sự tương đồng giữa hành động này và việc chế tạo ra Trường Sinh Linh Giá. Mặc dù nhân vật của Beddle không tìm cách né tránh cái chết, chàng đã chia cắt cái điều rõ ràng không thể chia cắt được - ấy là thể xác và trái tim, chứ không phải tâm hồn - và khi làm như vậy chàng đã vi phạm điều đầu tiên Luật Pháp thuật Căn bản của Adalbert Waffling:

Can thiệp vào những bí ẩn sâu kín nhứt - nguồn sống, bản ngã - chỉ khi đã được chuẩn bị nhận hậu quả nguy hiểm và cùng cực nhứt.

Và chắc chắn, trong cuộc tìm kiếm để trở thành siêu nhân, chàng trai trẻ liều mạng này đã tự biến mình thành phi nhân. Trái tim bị khóa chặt đã dần dà quắt queo và mọc lông xù, biểu tượng sự suy thoái của bản thân chàng xuống hàng quái vật. Cuối cùng chàng suy thoái thành một con thú hung hăng chiếm đoạt cái mình muốn bằng bạo lực, và chàng chết trong một nỗ lực vô ích nhằm giành lại điều mà giờ đây đã vĩnh viễn vuột khỏi tầm tay của chàng - trái tim con người.

Mặc dù có phần nào đã lỗi thời, thành ngữ “có một trái tim lông xù” được dùng trong tiếng nói phù thủy hằng ngày để miêu tả một phù thủy hay pháp sư lạnh lùng vô cảm.

Người cô không chồng của tôi, cô Honoria, luôn luôn cho rằng cô đã hủy bỏ cuộc đính ước với một pháp sư làm ở Sở Dùng Sai Pháp Thuật bởi vì cô đã khám phá kịp thời rằng “ông ta có một trái tim lông xù.” (Nhưng nghe đồn cô ấy thực ra đã phát hiện tại chỗ đúng lúc ông ấy đang nựng nịu một con Móng-đỏ[11], điều đó khiến cô bị chấn động sâu sắc.) Gần đây nhứt, quyển sách tự tu thân Trái tim lông xù: Kim chỉ nam cho những chàng lãng tử[12] đã đứng đầu danh mục sách bán chạy nhứt.

(mai chú thích sau)



 
Nó là kiểu phụ truyện ấy anh =)))

Dù j thì JK cũng phải sáng tác ra 1 số thứ ngoài lề hâm nóng bộ truyện chứ :-"
 
Cái truyện Trái tim lông xù anh thích nhất :D
Lí do là đọc truyện đấy xong bị ám ảnh nặng vì cái hình ảnh trái tim người phủ đầy lông :-ss
Em đọc Quidditch through the Ages chưa ?
 
Anh có xiền k em vay mua quyển đấy :">>>>

À hồi đấy em đọc là lớp 7 nên chả có cảm giác j =)) chắc mai đọc lại :">
 
Hay hôm nào mình dịch cuốn Sinh vật Huyền bí nhỉ :">.

Kiểu 1 ngày dịch 1 con =)).
 
[tiếp post "Trái tim lông xù của chàng chiến tướng" trước]

[8] Theo nhật ký của chính bà, Beatrix Bloxam không bao giờ phục hồi được sau việc nghe lõm câu chuyện này do người dì kể cho mấy anh chị em họ lớn tuổi hơn. “Khá tình cờ, cái lỗ tai be bé của tôi dán chặt vào lỗ khóa. Tôi chỉ có thể tưởng tượng là tôi ắt hẳn đã tê liệt vì hãi hùng, vì tôi đã vô tình nghe hết toàn bộ câu chuyện tởm lợm, ấy là không kể những chi tiết ma quái về chuyện tình nhạt nhẽo khủng khiếp của chú Nobby của tôi, một phù thủy địa phương và một bao củ hành múp míp. Cơn chấn động suýt giết chết tôi; tôi nằm lì trên giường cả tuần lễ, và tôi bị hậu chấn thương nặng đến nỗi phát sinh thói quen mộng du trong lúc ngủ cứ đi trở lại đúng cái lỗ khóa đó hàng đêm, cho đến khi papa yêu quý của tôi, với sự tán đồng tận thâm tâm tôi, đã ếm một lá Bùa Dính chặt lên cửa phòng tôi vào ban đêm.” Rõ ràng Beatrix không biết làm cách nào để khiến cho chuyện “Trái tim lông xù của chàng chiến tướng” thích hợp với những cái tai nhạy cảm của trẻ em, bởi vì bà không bao giờ viết lại chuyện này trong cuốn “Chuyện Cứt Cóc”.

[9] [Từ “chiến tướng” là một từ rất xưa. Mặc dù đôi khi nó được dùng lẫn lộn với từ “pháp sư”, nguyên ủy nó vấn bao hàm nghĩa người đã được rèn luyện qua song đấu và phép thuật võ trang quân sự. Nó cũng được ban tặng như tước hiệu cho những phù thủy đã thực hiện được những kỳ công dũng cảm, cũng giống như Muggle thỉnh thoảng phong tước cho những nghĩa cử can trường. Bằng cách gọi chàng phù thủy trẻ trong câu chuyện này là một chiến tướng, Beedle cho thấy chàng đã được công nhận có tài nghệ đặc biệt về phù thủy phòng vệ. Vào thời đó các pháp sư phù thủy dùng từ “chiến tướng” trong một hai trường hợp sau: miêu tả một phù thủy có ngoại hình dũng mãnh khác thường, hoặc một tước hiệu biểu thị thành tựu hay tài năng đặc biệt. Do vậy, bản thân cụ Dumbledore là Tổng Chiến tướng của Hội đồng Pháp thuật. JKR]

[10] Hector Dagworth-Granger, người sáng lập Hội Dược gia Xuất chúng Nhất, giải thích: “Những đam mê cuồng nhiệt có thể được các dược gia lành nghề tiết giảm, nhưng chưa hề có bất cứ ai chế tạo được sự kết chặt không điều kiện, không tan vỡ, không tận cùng mà chỉ có điều đó mới có thể được gọi là Tình Yêu.”

[11] [11] Móng-đỏ là một sinh vật giống như nấm rơm tua tủa lông. Rất khó hiểu tại sao lại có người muốn nựng nịu chúng. Muốn biết thêm thông tin thì đọc cuốn “Sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng”.

[12] Đừng nhầm lẫn với cuốn “Mõm lông, Tim người”, một câu chuyện xúc động về cuộc chiến đấu của một con người với nỗi hoang tưởng hóa sói.


 
THỎ LÁCH CHÁCH VÀ GỐC CÂY KHANH KHÁCH

Ngày xửa ngày xưa, ở một xứ sở xa tít mù, có một ông vua ngốc quyết định là chỉ một mình ông ta là có quyền lực pháp thuật.

Vì vậy ông ra lệnh cho vị chỉ huy quân đội của mình thành lập một Lữ đoàn Thợ săn Phù thủy, và giao cho họ một bầy chó săn hung dữ đen thui. Đồng thời, ông Vua lại ban ra một chiếu chỉ được truyền đọc tại mọi thôn làng thị trấn trên khắp đất nước:
“Đức Vua cần tuyển một thầy dạy Phép thuật.”

Chẳng có phù thủy hay pháp sư thứ thiệt nào dám xung phong xin việc, bởi vì tất cả bọn họ đều đang trốn tránh Lữ đoàn Thợ săn Phù Thủy.

Thế nhưng, có một gã thầy pháp láu cá tuy chẳng có phép thuật gì ráo nhưng thấy ngay cơ hội làm giàu cho mình. Gã tìm đến lâu đài tự xưng là pháp sư có tài thần thông biến hóa. Gã thầy pháp biểu diễn vài trò bịp đơn giản, thuyết phục ông Vua ngốc về quyền lực phép thuật cao cường của gã, và ngay lập tức được ban chức Tổng Đại Pháp Sư, Thầy Dạy kèm Phép thuật của Đức vua.

Gã thầy pháp xin Vua ban cho gã một bao vàng to tướng, để gã có thể mua đũa phép và những đồ phù phép cần thiết. Gã cũng đòi nhiều viên hồng ngọc lớn, để dùng cho việc ếm bùa trị bệnh, một hay hai ly đựng rượu bằng bạc, để đựng và luyện thần dược. Ông Vua ngốc cung cấp đủ tất cả những thứ này.

Sau khi cất giấu tài sản an toàn trong nhà mình, gã thầy pháp trở lại vườn ngự uyển.

Gã không hay biết là có một bà già theo dõi gã. Bà này sống trong một túp lều nát bên mép vườn. Tên bà là Lách Chách, và bà là quan giặt giũ có trách nhiệm giữ cho chăn màn trong cung vua được mềm mại, thơm tho, và trắng tinh. Ngó trộm qua mấy tấm khăn trải giường đang phơi, mụ Lách Chách thấy gã thầy pháp bẻ hai nhánh con từ một cái cây mọc trong vườn của Vua và biến vào trong cung.

Gã thầy pháp đưa một trong hai nhánh cây đó cho Vua và cam đoan với Vua đó là một cây đũa phép quyền lực phi thường.

“Tuy nhiên, nó chỉ phát huy quyền lực khi bệ hạ xứng tài với nó.” Gã thầy pháp nói.

Mỗi buổi sáng gã thầy pháp và ông Vua ngốc đi vào vườn ngự uyển, ở đó họ quơ nhánh cây con và hét lảm nhảm lên trời. Gã thầy pháp cẩn thận biểu diễn thêm vài trò bịp, để Vua tiếp tục tin tưởng vào tài năng của Đại Pháp Sư, và những cây đũa phép trị giá rất nhiều cây vàng.

Một buổi sáng, khi gã thầy pháp và ông Vua ngốc đang múa gậy, và nhảy lòng vòng, hô hoán những câu vè nhảm nhí, thì một tiếng cười khanh khách rõ to vọng đến tai Vua. Quan giặt giũ Lách Chách đang quan sát Vua và gã thầy pháp từ cửa sổ túp lều con của mụ, và đang cười to đến nỗi chẳng mấy chốc mụ lăn đùng ra, vì không còn sức đứng nữa.

“Ắt là trẫm thiếu uy nghi lắm, mới khiến cho quan giặt giũ cười như thế!” Vua nói. Vua ngừng nhảy loi choi, ngừng quơ gậy, và chau mày lại. “Trẫm chán luyện tập rồi! Pháp sư, bao giờ thì trẫm có thể ếm bùa phép thực sự lên các thứ hả?”

Gã thầy pháp tìm cách dỗ dành học trò của mình, cam đoan với Vua rằng chẳng bao lâu Vua sẽ có đủ năng lực thực hiện những đòn phép thuật phi phàm, nhưng tiếng cười khanh khách của mụ Lách Chách đã chọc tức ông Vua ngốc sâu cay hơn gã thầy pháp lường được.

Vua nói:   “Ngày mai, trẫm sẽ triệu tập quần thần để xem Vua biểu diễn phép thuật!”

Gã thầy pháp thấy đã đến lúc ôm của nả mà cao bay xa chạy.

“Ôi thôi, muôn tâu Bệ hạ, không được đâu ạ. Hạ thần đã quên tấu trình Bệ hạ rằng ngày mai hạ thần sẽ phải đi xa…”

“Nếu ngươi ra khỏi cung mà không có lệnh của trẫm thì, Pháp sư à, Lữ đoàn Thợ săn Phù thủy của trẫm sẽ săn lùng ra người bằng chó săn! Sáng mai ngươi phải phù tá trẫm ếm phép thuật giúp vui cho triều thần và quý nương, nếu mà có kẻ nào cười nhạo trẫm, trẫm sẽ chém đầu ngươi!”

Vua đùng đùng đi vào cung, bỏ lại gã thầy pháp một mình sợ chết được. Giờ đây tất cả ranh ma láu cá của gã cũng không cứu nổi gã, bởi vì gã không thể nào chạy trốn, cũng không thể nào giúp ông Vua làm phép thuật là thứ mà cả Vua lẫn gã đều mù tịt.

Trong lúc đi tìm một lối thoát cho nỗi sợ và cơn giận, gã thầy pháp đến gần cửa sổ nhà quan giặt giũ Lách Chách. Lén nhìn vô trong, gã thấy một bà già bé nhỏ ngồi bên cạnh cái bàn, đánh bóng cây đũa phép của bà ta. Trong cái góc phía sau bà, chăn màn của Vua đang tự giặt lấy trong một cái chậu gỗ.

Gã thầy pháp hiểu ngay rằng mụ Lách Chách đích thị là phù thủy thứ thiệt, và mụ là kẻ khiến cho hắn rơi vào tình thế khốn khổ này thì mụ sẽ phải giải quyết.

“Mụ già!” Gã thầy pháp rống lên. “Tiếng cười nắc nẻ của mụ đã gây đại họa cho tôi! Mụ mà không giúp tôi thoát nạn, tôi sẽ tố giác mụ là phù thủy, và mụ sẽ là kẻ bị bầy chó săn của Vua xé xác tanh banh!”

Mụ Lách Chách mỉm cười với gã thầy pháp và cam đoan với gã là mụ sẽ làm mọi việc trong khả năng của mụ để giúp gã.

Gã thầy pháp bèn bảo mụ hãy tự ẩn mình bên trong một bụi cây khi Vua biểu diễn phép thuật, và thực hiện những phép thuật đó giùm cho Vua, mà không để cho Vua biết. Mụ Lách Chách đồng ý với kế hoạch nhưng hỏi một câu:

“Thưa ngài, chẳng hay nếu Vua muốn thử một phù phép mà Lách Chách không thể ếm nổi, thì sao ạ?”

Gã thầy pháp cười báng bổ:“Phép thuật của mụ cao xa hơn trí tưởng tượng của thằng ngốc đó nhiều.” Gã cam đoan với mụ, rồi gã rút lui vào cung điện, cực kỳ hài lòng với sự khôn ngoan của mình.

Sáng hôm sau tất cả triều thần cùng quý nương của vương quốc tập trung trong sân chầu. Vua trèo lên một cái đài đặt trước mặt mọi người, có gã thầy pháp ở bên cạnh.

“Trước tiên trẫm sẽ hô biến cái mũ của quý nương này.” Vua la lớn, chỉa nhánh cây con vào một quý bà sang trọng.

Từ bên trong một bụi cây gần đó, mụ Lách Chách chĩa cây đũa phép về cái mũ và khiến nó biến mất. Đám đông sửng sốt và thán phục cực kỳ, và tiếng vỗ tay hoan hô của họ cũng vang to cực kỳ, khiến Vua sướng quá sướng.

“Kế đến, trẫm sẽ khiến con ngựa đó bay lên!” Vua hô to, chĩa nhánh cây con vào con tuấn mã của mình.

Từ bên trong bụi cây, mụ Lách Chách chĩa cây đũa phép vào con ngựa và nó bay lơ lửng lên không.

Đám đông càng thêm hào hứng và kinh ngạc, họ hô vang lời ca tụng vị Vua thần thông của họ.

“Và bây giờ,” Vua nói, vừa nhìn quanh để tìm kiếm một ý tưởng; thì thủ lĩnh của Lữ đoàn Thợ Săn Phù thủy chạy ào tới.

“Muôn tậu bệ hạ,” ngài Thủ lĩnh nói, “Ngay sáng nay, Sabre đã chết vì ăn phải nấm độc cứt-cóc! Muôn tâu Bệ hạ, xin dùng cây đũa phép của Bệ hạ khiến nó sống lại!”

Và Thủ lĩnh vác lên đài cái xác chết ngắc của một trong những con chó-săn-phù-thủy bự nhứt.

Ông Vua ngốc bèn vung nhánh cây con lên chỉa vào con chó chết. Nhưng bên trong bụi cây, mụ Lách Chách chỉ mỉm cười, không thèm nhúc nhích cây đũa phép, bởi vì chẳng có phép thuật nào có thể hồi sinh kẻ chết.

Con chó không cựa quậy gì hết, đám đông bắt đầu xì xào trước, rồi sau đó cười rộ lên. Họ nghi là hai vụ phù phép trước đó của Vua cũng chẳng qua trò bịp mà thôi.

“Tại sao không linh nghiệm?” Vua quát gã thầy pháp. Gã bật nghĩ ra mưu mẹo duy nhứt mà gã có được.

“Kia kìa, muôn tâu Bệ hạ, kia kìa!” Gã la lớn, chỉ vào bụi cây mụ Lách Chách đang ngồi núp. “Thần nhìn thấy mụ ta rõ ràng, một mụ phù thủy ác độc đã áng giải phép thuật của Bệ hạ bằng chính bùa chú độc địa của mụ! Bắt mụ ta, quân bây đâu, bắt mụ ta!”

Mụ Lách Chách phóng vèo ra khỏi bụi cây, Và Lữ đoàn Thợ săn Phù thủy khởi động cuộc săn đuổi, thả bầy chó săn ra, chúng sủa vang đòi máu của mụ Lách Chách.

Nhưng ngay khi mụ vừa chạy tới một hàng giậu thấp thì mụ phù thủy bé nhỏ biến mất tăm, và khi Vua, gã thầy pháp và tất cả triều thần qua được tới bên kia bờ giậu, họ thấy một bầy chó-săn-phù-thủy đang sủa và xục xạo quanh một gốc cây già còng queo.

“Mụ đã tự biến thành một cái cây rồi!” Gã thầy pháp gào to, khiếp đảm, và để mụ Lách Chách khỏi biến trở lại thành một người đàn bà và tố giác gã, gã gào tiếp: “Chặt mụ ra, muôn tâu Bệ hạ, đó là cách xử lý những mụ phù thủy độc ác!”

Một cây búa được đem lại ngay tức thì, và thân cây già ngã xuống trong tiếng reo hò inh ỏi của đám triều thần và gã thầy pháp.

Tuy nhiên, khi cả đám sắp sửa quay trở về cung điện thì âm thanh tiếng cười khanh khách rõ to chặn họ trên đường đi.

“Lũ ngốc!” Giọng của mụ Lách Chách vang lên từ gốc cây bị bỏ lại sau lưng bọn họ.

“Không có phù thủy hay pháp sư nào có thể bị giết bằng cách chặt làm đôi cả! Nếu các người không tin ta, thì cứ lấy cây búa mà chặt lão Đại Pháp Sư làm hai!”

Thủ lĩnh của Lữ đoàn Thợ săn Phù thủy rất hăng hái làm thí nghiệm, nhưng khi ông vừa giơ cao cây búa thì gã thầy pháp quỳ sụp xuống chân ông ta, gào khóc van xin lòng từ bi và thú nhận tất cả sự độc ác của gã. Khi gã bị lôi đi về hầm giam, tiếng cười khanh khách của gốc cây càng to hơn bao giờ hết.

“Bằng cách chặt một phù thủy làm đôi, các người đã thả một lời nguyền dễ sợ ếm lên vương quốc của các người!”

Gốc cây nói với ông Vua đang sững sờ chết điếng. “Từ nay về sau, mỗi đòn hiểm độc ngươi giáng xuống đồng bào phù thủy và pháp sư của ta sẽ giống như một nhát búa chặt vào chính sườn của ngươi, cho đến khi ngươi ước ao chết quách cho rồi!”

Nghe vậy, ông Vua cũng sụp quỳ xuống, và nói với gốc cây rằng ông sẽ lập tức ban chiếu chỉ bảo vệ tất cả phù thủy và pháp sư trong vương quốc, và cho phép họ làm bùa phép trong thanh bình.

“Tốt lắm.” Gốc cây nói, “Nhưng ngươi chưa chuộc lỗi với bà Lách Chánh!”

“Bằng mọi cách! Mọi cách!” Ông Vua ngốc la lên, vặn vẹo hai bàn tay trước gốc cây.

“Ngươi sẽ dựng một bức tượng bà Lách Chách phía trên ta, để tưởng niệm bà quan giặt giũ đáng thương của ngươi, và để mãi mãi nhắc nhở ngươi về sự ngu ngốc của chính ngươi.” Gốc cây nói.

Vua đồng ý ngay lập tức, và hứa sẽ thuê điêu khắc gia tài giỏi nhứt nước, và sẽ làm bức tượng bằng vàng ròng. Rồi ông Vua ngượng ngùng cùng cả đám triều thần và quý nương quay trở về cung điện, để lại sau lưng gốc cây còn cười khanh khách.

Khi sân vườn vắng vẻ, từ một cái lỗ giữa hai nhánh rễ của gốc cây, một con thỏ già rắn rỏi và nhanh nhẩu uốn éo mình chui ra, miệng ngậm một cây đũa phép giữa mấy cái răng. Mụ Lách Chách nhảy ra khỏi vườn ngự uyển và nhảy đi thật xa, và từ đó về sau một bức tượng bằng vàng của quan giặt giũ đứng ngay trên gốc cây, và chẳng còn một phù thủy hay pháp sư nào bị ngược đãi trên khắp vương quốc nữa.

BÌNH LUẬN CỦA CỤ ALBUS DUMBLEDORE VỀ “THỎ LÁCH CHÁCH VÀ GỐC CÂY KHANH KHÁCH”

Câu chuyện “Thỏ Lách chách và gốc cây Khanh khách” về nhiều phương diện là chuyện “thực” nhứt trong những chuyện kể của Beedle, bởi vì phép thuật được miêu tả trong chuyện phù hợp, gần như hoàn toàn, với những luật lệ phép thuật hiện hữu.

Chính qua câu chuyện này mà nhiều người trong chúng ta lần đầu tiên hiểu ra rằng phép thuật không thể nào khiến cho kẻ chết sống lại - và đó là cả một nỗi thất vọng và ngạc nhiên, bởi vì hồi còn trẻ thơ chúng ta đã tin rằng cha mẹ chúng ta có thể làm sống lại những con chuột chết hay mèo chết của chúng ta chỉ bằng một cái vẩy cây đũa phép. Mặc dù đã sáu thế kỷ trôi qua kể từ ngày Beedle viết câu chuyện này, và trong khi chúng ta đã phát minh ra vô số cách để duy trì các ảo tưởng về “sự hiện hữu mãi mãi” của những người ta yêu thương[13], các pháp sư vẫn chưa tìm ra một cách nào hợp nhất lại linh hồn và thể xác một khi cái chết đã xảy ra. Như triết gia phù thủy lỗi lạc Bertrand de penseés-Profondes viết trong cuốn sách trứ danh của ông Một nghiên cứ về Khả năng Đảo ngược Thực tế và Hiệu lực Siêu hình của cái Chết Tự nhiên, với mối Quan tâm Đặc biệt đến sự Phục hồi Vật chất và Tinh túy: “Đầu hàng thôi. Chuyện đó không bao giờ xảy ra.”

Thế nhưng, câu chuyện “Thỏ Lách Chách và gốc cây Khanh Khách” quả có cho ta một trong những ghi nhận văn chương sớm nhứt về một người Đội lốt thú, bởi vì quan giặt giũ Lách Chách được phú cho năng lực phép thuật hiếm hoi là tùy ý đội lốt thú vật.

Những người đội lốt thú chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân số phù thủy. Đạt được sự đội lốt hoàn hảo, tự nhiên, từ người ra thú đòi hỏi nhiều nghiên cứu và thực hành, và nhiều phù thủy pháp sư cân nhắc rằng thời gian của họ có thể được dùng vào những việc khác. Chắc chắn, việc ứng dụng một tài năng như thế rất hạn chế trừ khi người ta có nhu cầu thường xuyên cải trang hay mai danh ẩn tích. Chính vì lý do này mà Bộ Pháp Thuật nhấn mạnh việc đăng ký những người Đội lốt bởi vì chắc chắn loại phép thuật này rất hữu ích cho những kẻ liên can đến những chuyện mờ ám, vụng trộm hay thậm chí hoạt động tội phạm hình sự.[14]

Từng có hay không một quan giặt giũ có khả năng đội lốt thỏ là đề tài để ngỏ không nói chắc được; tuy nhiên, một số sử gia phép thuật đã giả thuyết rằng Beedle xây dựng nhân vật bà Lách Chách theo mẫu của một nữ pháp sư người Pháp nổi tiếng Lissette de Lapin, kẻ đã bị kết án là phù thủy ở Paris vào năm 1422. Trước sự kinh ngạc của những Muggle giam cầm bà, những người này về sau đã cố gắng giúp bà phù thủy đào tẩu, Lisette biến mất khỏi nhà ngục vào đêm trước ngày bà bị hành hình. Mặc dù việc Lisette là một người Đội lốt và đã xoay sở lách qua những chấn song nhà giam là đều chưa từng được chứng minh, nhưng sau đó người ta thấy một con thỏ trắng thiệt to băng qua eo biển Ăng lê trong một cái vạc có gắn buồm, và về sau có một con thỏ giống như vậy trở thành quân sư tín cẩn trong triều của Vua Henry VI.[15]

Ông Vua trong chuyện của Beddle là một Muggle ngu ngốc, vừa thèm vừa sợ phép thuật. Ông tin là ông có thể trở thành phù thủy chỉ bằng cách học niệm thần chú và vẫy đũa phép[16]. Ông đã hoàn toàn dốt nát về bản chất đúng của phép thuật và phù thủy và do vậy đã nuốt trọng những lời xúi dại lố bịch của gã thầy pháp và bà Lách Chách. Đây chắc chắn là điển hình của kiểu suy nghĩ đặc thù Muggle: Do dốt nát, họ sẵn sàng chấp nhận mọi kiểu phép thuật không thể nào có được, bao gồm cả việc cho là bà Lách Chách đã tự biến mình thành một gốc cây mà vẫn có thể nói năng suy nghĩ. (Tuy nhiên, quả là đáng lưu ý ở điểm này, ấy là trong khi Beedle sử dụng công cụ cái cây biết nói để chỉ cho chúng ta thấy ông Vua Muggle dốt nát thế nào, người kể chuyện lại mong chúng ta tin là Lách Chách có thể có thể nói khi bà là một con thỏ. Có thể đây là một biến tấu thi pháp, nhưng tôi thiên về ý kiến cho là Beedle cũng chỉ nghe nói về người Đội lốt thú mà thôi, chứ chưa hề gặp một người thực, bởi vì đây là sự phóng túng phép thuật duy nhứt mà ông dùng trong câu chuyện. Người Đội lốt thú không duy trì được năng lực ngôn ngữ con người khi đội lốt thú, mặc dù họ giữ được tất cả những năng lực suy tư và lý luận của con người. Điều này, như mọi học sinh đều biết, là khác biệt căn bản giữa việc bản thân là một người Đội lốt thú và việc Biến hình chính mình thành một con thú. Trong trường hợp Biến hình, người ta sẽ trở thành một con thú hoàn toàn, kèm hậu quả là người đó sẽ không biết phép thuật gì cả, không ý thức rằng người đó từng là một phù thủy, và người đó sẽ cần một người khác Biến hình bản thân mình trở lại hình dạng ban đầu.)

Tôi nghĩ là có thể khi chọn cách làm cho nhân vật nữ của mình giả vờ biến thành một cái cây, và hù dọa ông Vua bằng những nỗi đau đớn như bị búa bổ vào be sườn chính mình, Beedle đã lấy cảm hứng từ những thực tiễn và truyền thống phép thuật thực sự. Những cây mà gỗ có phẩm chất làm đũa phép luôn luôn được những thợ làm đũa phép, những người chăm sóc cây, bảo vệ cực lực, và đốn những cây như vậy để ăn cắp gây hiểm lãnh đủ không chỉ ác độc với bọn Bịp-bướm[17] thường làm tổ trên cây, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến mọi bùa phép bảo vệ mà chủ nhân đã ếm xung quanh cây. Vào thời của Beedle, phép nguyền rủa Tra Tấn chưa bị Bộ Pháp Thuật[18] đặt ra ngoài vòng pháp luật, và có thể gây ra chính xác cảm giác mà bà Lách Chách dùng để dọa ông Vua.

[13] [Những hình ảnh và chân dung phù thủy di chuyển và (trong trường hợp chân dung) nói năng y như chủ thể của chúng. Những vật thể khác, như Tấm gương Khát vọng, cũng có thể tiết lộ nhiều hơn một hình ảnh tĩnh tại của một người thân đã qua đời. Ma là những phiên bản trong suốt di chuyển, nói năng, suy nghĩ của các phù thủy và pháp sư, những người muốn, vì bất kể lý do gì đó, tiếp tục nấn ná trên mặt đất. JKR]

[14] [Giáo sư McGonagal, cô hiệu trưởng trường Hogwarts, đã yêu cầu tôi nói rõ rằng cô ấy đã trở thành một người Biến hình thuần túy là kết quả của những cuộc nghiên cứu sâu rộng của cô ấy trong tất cả lĩnh vực của thuật Biến hình, và rằng cô ấy không bao giờ dùng khả năng này để biến thành một con mèo mướp bẻm mép cho một mục đích mờ ám, không kể những công việc hợp pháp nhân danh Hội Phượng Hoàng tối cần đến sự bí mật và ẩn giấu hành tung. JKR]

[15] Điều này hẳn đã góp phần vào tai tiếng về sự bất ổn tâm thần của ông Vua Muggle đó.

[16] Nhưng những nghiên cứu chuyên sâu ở Bộ Huyền Bí đã chứng minh từ tận năm 1572, thì phù thủy và pháp sư là bẩm sinh chứ không do đào tạo. Trong khi khả năng “quái quỷ” biểu diễn phép thuật đôi khi xuất hiện ở những người rõ ràng không phải con cháu phù thủy (mặc dù nhiều nghiên cứu sau này đã cho rằng trong gia phả họ thế nào cũng sẽ có một phù thủy hay pháp sư xuất hiện). Muggle không thể nào làm được phép mầu. Điều hay nhứt - hoặc tệ nhứt – mà họ có thể hy vọng là những hiệu quả ngẫu nhiên ngoài tầm kiểm soát được tạo ra từ một cây đũa phép thần thông đích thực, vật mà, vốn là một công cụ truyền tải phép thuật, đôi khi giữ lại quyền lực phép thuật còn sót trong nó để phát tiết ra vào những lúc ngặt nghèo – xem thêm những ghi chú về Wandlore cho “Chuyện kể về ba anh em”.

[17] Để biết được miêu tả đầy đủ của cư dân trên cây nhỏ bé lạ lùng này, đọc “Sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng”.

[18] Những phép nguyền rủa Tra Tấn, Giết Chết, Băm Vằm Hồn Xác được cho vào hạng mục Bùa Cấm Xài lần đầu tiên vào năm 1717, kèm theo sự trừng phạt nghiêm khắc nhứt đối với việc sử dụng chúng.
 
Cái ở bên trên ý *chỉ chỉ* là Dê dịch ý hả? :">
 
Mình chưa đến trình đó.

Cuốn này xuất bản rồi mờ :">.

Mình là mình tính dịch cái cuốn Sinh vật Huyền bí kìa :">
 
Lâu lâu ko có đứa nào post cái gì để đọc, thôi thì móc truyện cũ rích ra cho đỡ nhạt 8-> Truyện này ai ko biết thì coi như ko biết gì về HP rồi :( Nhưng thôi cứ post lại, có mất gì đâu, vs lại đang ngồi buồn ko có việc gì làm 8->

Chuyện kể về 3 anh em

Ngày xửa ngày xưa có ba anh em đang đi trên một con đường ngoằn ngoèo vắng vẻ vào lúc chiều hôm \:d/ Vừa đúng lúc ba anh em đi tới một dòng sông quá sâu không lội qua được và quá nguy hiểm không bơi ngang được ~x( Tuy nhiên, mấy anh em này đều tinh thông pháp thuật, và vì vậy họ chỉ cần vẫy cây đũa phép và tạo ra một cây cầu bắc ngang qua dòng nước phản trắc. Khi ba anh em băng qua được nửa cây cầu thì bị một cái bóng trùm đầu kín mít chặn đường. %%-

Và Thần Chết nói với họ. Thần rất tức giận là đã bị phỗng tay trên ba nạn nhân mới, bởi vì khách lữ hành thường đều chết đuối dưới dòng sông 8-X: Nhưng Thần Chết gian xảo lắm, Thần giả bộ chúc mừng ba anh em về pháp thuật của họ, và nói là mỗi người đáng được một phần thưởng cho sự khôn khéo lách được Thần Chết. 8->

Thế là người anh cả, một kẻ hiếu chiến, hỏi xin một cây đũa nhiều quyền phép hơn mọi cây đũa phép trên đời: một cây đũa phép luôn luôn giúp chủ nhân chiến thắng trong những trận đấu tay đôi, một cây đũa phép xứng đáng với một phù thủy đã từng chế ngự Thần Chết! 8-} Thần Chết bèn xẹt tới một cây cơm nguội mọc bên bờ sông, bẻ một cành cây rủ xuống đó, chế ra một cây đũa phép, và đưa nó cho người anh cả. :-h

Kế đến là người anh hai, một kẻ ngạo mạn, quyết định là anh ta muốn làm cho Thần Chết bẻ mặt hơn nữa, bèn hỏi xin quyền lực gọi những người khác về từ cõi chết *-:) Thần Chết bèn lượm một cục đá bên bờ sông và đưa cho người anh hai, và nói với anh ta là cục đá đó sẽ có quyền năng gọi về những người chết. :-<

Và rồi Thần Chết hỏi người anh ba và cũng là người em út xem anh ta muốn gì 0:) Người em út là kẻ khiêm tốn nhất và cũng là người khôn ngoan nhất trong ba anh em, và anh ta không tin tưởng Thần Chết. Vì thế anh ta hỏi xin cái mà có thể giúp anh ta từ chỗ đó đi tiếp mà không bị Thần Chết bám theo. Thần Chết bèn, vô cùng bất đắc dĩ, giao cho anh ta chính tấm Áo khoác Tàng hình của mình. :-c

Thế rồi Thần Chết đứng qua một bên và cho phép ba anh em tiếp tục hành trình, và ba anh em vừa đi tiếp vừa chuyện trò trong nỗi kinh ngạc về sự táo bạo mà họ đã trải qua và cùng chiêm ngưỡng những món quà của Thần Chết. \:d/

Rồi cũng đến lúc mấy anh em chia tay, mỗi người hướng đến số phận riêng của mình. >:-D<

Người anh cả tiếp tục hành trình thêm một tuần lễ nữa, và đến một ngôi làng xa xôi, tìm ra một tay phù thủy để gây gổ một trận >:p Đương nhiên, với vũ khí là Cây đũa phép Cơm nguội, anh ta không thể nào thua trong trận đấu tay đôi sau đó. Bỏ mặc kẻ thù mình nằm chết trên sàn, người anh cả tiếp tục đi tới một cái quán, ở đó anh ta lớn tiếng khoe khoang về Cây đũa phép đầy quyền lực mà anh ta đã chớp được của chính Thần Chết, và về việc cây đũa phép đã khiến anh ta trở nên vô địch như thế nào. 8-X:

Chính ngay trong đêm đó, một phù thủy khác bò tới chỗ người anh cả khi anh ta nằm say bét nhè trên giường. tên trộm ăn cắp cây đũa phép và để bảo đảm an toàn, hắn cắt luôn cổ họng người anh cả. (~~)

Và thế là Thần Chết đã lấy xong mạng người anh cả. :-h

Trong lúc đó người anh hai lên đường trở về nhà mình, nơi anh ta sống một mình. Ở nhà anh ta lấy ra viên đá có quyền phép gọi về người chết, và xoay nó ba lần trong tay :(|) Anh ta ngạc nhiên và vui sướng biết bao khi hình bóng người con gái anh đã từng hy vọng cưới trước khi nàng chết yểu, hiện ra ngay tức thì trước mắt anh.:smlove:

Nhưng nàng buồn và lạnh, cách biệt anh ta như thể bị ngăn chia bằng một tấm mạng che.:kiss1: Mặc dù nàng trở về chốn dương gian, nhưng nàng không thực sự thuộc về thế giới này và nàng buồn khổ.:kiss2: Cuối cùng người anh hai, phát khùng vì những khao khát vô vọng, đã tự giết mình để sum vầy với nàng nơi chín suối. :kiss1: :remykiss: :kiss2: :smlove: :dazzler:

Và thế là Thần Chết đã lấy mạng người anh hai. :-h :-h

Nhưng dù Thần Chết tìm kiếm người em út suốt nhiều năm trời, Thần vẫn không thể nào kiếm được anh ta :guitar: Cuối cùng, chỉ khi đã đạt được tuổi thọ cao, người em út mới cởi Áo khoác Tàng hình ra và trao nó lại cho con trai mình. :cool: Và lúc đó người em út chào đón Thần Chết như một người bạn cũ, và vui vẻ cùng Thần ra đi, và cả hai rời khỏi thế gian như hai kẻ đồng đẳng ngang tài.
:guitar: :guitar: :guitar: :drummer: :drummer: :drummer: 0:) 0:) 0:)



Bình luận of ALBUS DUMBLEDORE *-:)

Câu chuyện này để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi khi tôi còn là một cậu bé. Tôi nghe câu chuyện này lần đầu tiên do mẹ tôi kể, và chẳng mấy chốc nó trở thành câu chuyện tôi muốn nghe kể thường xuyên hơn bất cứ chuyện nào vào giờ đi ngủ. Điều này thường dẫn tới những cuộc cãi cọ với em trai tôi, Aberforth, cậu ấy thích nhứt chuyện “Dấm dẳng con Dê Dơ”. :krach:

Luân lý trong “Chuyện kể về ba anh em” quá rõ ràng: những nỗ lực con người nhằm né tránh tránh hay vượt qua cái chết luôn luôn kết cục bằng sự thất vọng. Người em út trong câu chuyện (“người khiêm tốn nhứt và cũng là người khôn ngoan nhứt”) là người duy nhứt hiểu rằng, sau một lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, điều tốt nhứt mà người ta có thể hy vọng là trì hoãn lâu chừng nào tốt chừng nấy cuộc chạm trán Thần Chết lần thứ hai. Người em út này biết là chòng ghẹo Thần Chết - bằng đấu tranh bạo lực, như người anh cả, hay xâm phạm thuật cầu hồn mờ ám(1), như người anh hai – có nghĩa là tự dồn mình đấu với một kẻ thù quỷ quyệt, kẻ không thể nào thua. :razz:

Điều trớ trêu là một truyền thuyết kỳ quái đã nổi lên chung quanh câu chuyện này, trái ngược hoàn toàn với thông điệp của nguyên tác :eek: Truyền thuyết đó cho rằng những bảo bối mà Tử Thần tặng cho ba anh em - một cây đũa phép vô địch, một hòn đá đem được người chết trở về dương gian, và một tấm Áo khoác Tàng hình tồn tại vĩnh viễn – là những đồ vật thực tồn tại trong thế giới thực 8-> Truyền thuyết còn đi xa hơn: nếu bất cứ ai trở thành người sở hữu chính đáng của cả ba bảo bối, thì người đó sẽ trở thành “Chủ nhân của Tử Thần”, điều thường được hiểu là người đó sẽ bất khả xâm phạm, thậm chí bất tử. :-t

Chúng ta có thể mỉm cười, hơi buồn một chút, về điều mà câu chuyện này nói cho chúng ta biết về bản chất con người. Diễn giải một cách tử tế nhứt thì là: “Hy vọng trồi lên bất tận”(2). Bất chấp sự thật, theo Beedle, là hai trong ba số bảo bối ấy rất nguy hiểm, và bất chấp thông điệp rõ ràng mà Tử Thần đem đến cho chúng ta khi chung cuộc, một thiểu số nhỏ bé trong cộng đồng phù thủy vẫn cố tin rằng Beedle truyền cho chúng ta một thông điệp được mã hóa, thông điệp đó trái hẳn với văn bản được viết ra bằng mực, và chỉ có họ mới đủ thông minh để hiểu. :(

Lý thuyết của họ (hay có lẽ “niềm hy vọng tha thiết” là từ dùng chính xác hơn) có rất ít chứng cớ thực tế xác minh. Những tấm Áo khoác Tàng hình, mặc dù hiếm, có tồn tại trong thế giới của chúng ta; tuy nhiên, câu chuyện đã nói rõ rằng tấm Áo Khoác của Tử Thần có nguồn gốc thiên nhiên bền bỉ độc đáo(3).:dazzler: Xuyên suốt tất cả những thế kỷ giữa thời của Beedle và thời của chúng ta, không ai từng tuyên bố đã tìm ra tấm Áo Khoác của Tử Thần. Điều này được những người có niềm tin chân chính giải thích: hoặc là con cháu của người em trai út không hề biết xuất xứ tấm Áo Khoác của họ, hoặc họ biết nhưng quyết định chứng thực trí khôn của tổ tiên bằng cách không rêu rao gì về tấm Áo Khoác. :sleeping:

Đương nhiên, viên đá cũng không bao giờ được tìm thấy. Như tôi đã ghi chú trong phần bình luận về “Thỏ Lách Chách và gốc cây Khanh Khách”, chúng ta vẫn không có khả năng dựng sống lại kẻ đã chết, có mọi lý do để cho rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra :( Những sự thay thế bất cập, dĩ nhiên, đã được các phù thủy Hắc ám thi thố và họ đã tạo ra Âm binh(4), nhưng đó chỉ là những bù nhìn ma quái, chứ không thực sự là những con người tái sinh. Hơn nữa, câu chuyện của Beedle thể hiện khá rõ ràng về việc người yêu đã mất của người anh thứ hai không thật sự trở về từ cõi chết. Nàng chỉ được Thần Chết phái đến để dẫn dụ anh ta vào móng vuốt Tử Thần, và vì vậy mà nàng lạnh nhạt, xa cách, trêu ngươi cả trong hiện diện lẫn khiếm diện (5). :evil:

Như vậy chúng ta chỉ còn lại cây đũa phép, và những người khăng khăng tin vào thông điệp ẩn kín của Beedle có ít nhứt vài bằng cớ lịch sử để củng cố tuyên bố hoang đường của họ. Bởi vì đó là trường hợp - hoặc là vì họ thích tự phong hào quang cho mình, hay để dọa dẫm những kẻ có thể tấn công họ, hoặc là họ thực sự tin vào những điều họ nói - mà nhiều phù thủy qua bao thời đại đã tuyên bố chiếm hữu một cây đũa phép nhiều quyền lực hơn những cây đũa phép thông thường, thậm chí là cây đũa phép “vô địch” 8-X: Một số trong những phù thủy này còn tán xa hơn, cho là cây đũa phép của họ làm bằng cây cơm nguội, giống như cây đũa phép được cho là Thần Chết đã chế ra. Những cây đũa phép kiểu đó được gán cho nhiều cái tên, trong số đó có “Cây Đũa Phép Định Mệnh”, và “Cây Gậy Thần Chết”. ~x(

Chẳng đáng ngạc nhiên mấy cái chuyện mê tín xưa cũ phát triển chung quanh cây đũa phép, vật dụng này, nói cho cùng, là vũ khí và công cụ phép thuật quan trọng nhứt của chúng ta. Một số cây đũa phép nào đó (và do vậy cả những chủ nhân của chúng) được cho là xung khắc nhau. ~o)

Khi đũa của chàng là sồi đũa của nàng nhựa ruồi

Mà cưới nhau thì đúng là điên rồ​

hay biểu thị khuyết điểm trong tính cách của chủ nhân cây đũa:

Hương trà đấu láo dẻ ù lì

Tần bì bướng bỉnh phỉ sầu bi​

Và chắc chắn, trong hạng mục những cách ngôn không được chứng thực chúng ta cũng tìm thấy câu:

Đũa phép cây cơm nguội

đời nào đạt danh lợi.
Hoặc giả vì Thần Chết đã chế ra cây đũa phép giả tưởng từ cây cơm nguội trong câu chuyện của Beedle, hoặc giả vì những phù thủy hiếu chiến và khát khao quyền lực cứ khăng khăng cho là cây đũa phép của họ làm bằng cây cơm nguội, mà cây này trở thành loại gỗ được những người làm đũa phép ưa thích nhứt. (~~)

Sự đề cập xưa nhứt có tư liệu hẳn hoi về một cây đũa phép làm bằng gỗ cây cơm nguội có quyền lực đặc biệt hùng mạnh và nguy hiểm là cây đũa phép của Emeric, thường được gọi là “Lão Độc”, một phù thủy đoản mệnh nhưng hung ác phi thường, lão đã khủng bố miền Nam Ăng lê vào đầu thời đại Trung cổ. Lão đã chết như lão đã sống, trong cuộc song đấu long trời lở đất với một phù thủy được gọi là Egbert :-t Chuyện đời Egbert ra sao thì không ai biết, mặc dù tuổi thọ của các đấu thủ tay đôi thời Trung cổ nói chung là ngắn. Vào thời trước khi Bộ Pháp Thuật quy định việc sử dụng Phép thuật Hắc ám, việc đấu tay đôi thường xảy ra tử vong. 8->

Trọn một thế kỷ sau, một nhân vật khó chịu khác, lần này hắn có tên là Godelot, đã đẩy mạnh nghiên cứu Phép thuật Hắc ám bằng cách viết một tuyển tập những câu thần chú nguy hiểm với sự giúp đỡ của một cây đũa phép mà hắn miêu tả trong sổ ghi chép là “bằng hữu nham hiểm nhứt và hư ảo nhứt của ta, thân xuất từ Hàn Phan Mộc(6), biết mọi phương cách pháp thuật hiểm ác nhứt.” (Pháp thuật Hiểm ác Nhứt trở thành tựa kiệt tác của Godelot). <:p

Như có thể thấy, Godelot coi cây đũa phép của hắn là một cộng sự viên, gần như một hướng dẫn viên. 8-X: Những ai có hiểu biết về học thuật đũa phép(7) sẽ đồng ý rằng đũa phép quả thực hấp thu tinh túy của người đã sử dụng chúng, mặc dù đây là một việc không thể tiên liệu và bất toàn; người ta phải cân nhắc tất cả những yếu tố bổ sung, như mối quan hệ giữa cây đũa phép và người sử dụng, để hiểu được cây đũa phép có thể hành xử giỏi cỡ nào với bất kỳ một cá nhân đặc biệt nào đó8-} . Thế nhưng mà, một cây đũa phép giả thuyết được truyền qua nhiều tay phù thủy Hắc ám sẽ rất có thể có, ở mức tối thiểu, sự ham thích rõ rệt đối với những thứ phép thuật nguy hiểm nhứt. 0:)

Hầu hết các phù thủy và pháp sư thích có một cây đũa phép gin “chọn” họ hơn là bất cứ cây đũa phép nào từng được xài qua, đúng là do cây đũa phép từng có chủ rồi rất có thể đã học được những thói quen từ chủ trước, mà những điều đó có thể không tương thích với phong cách phép thuật của người chủ mới. \:d/ Thông lệ chung về việc chôn (hay đốt) cây đũa phép cùng với chủ nhân, một khi người đó chết, cũng nhằm ngăn chặn bất kỳ cây đũa cá nhân nào học tập từ quá nhiều chủ nhân. Dù vậy, những người tin vào cây Đũa phép Cơm nguội thấu hiểu rằng vì cách thức chuyển giao sự tận trung của cây đũa phép giữa các chủ nhân - vị chủ nhân kế tiếp chiến thắng vị chủ nhân trước đó, thường thường bằng cách giết kẻ đó đi - cây Đũa phép Cơm nguội chưa bao giờ bị hủy hay bị chôn, mà cứ tồn tại để thu thập sự khôn ngoan, sức mạnh và quyền phép, vượt xa mức bình thường. :-w

Godelot được biết là đã tiêu vong trong căn hầm rượu của hắn, nơi hắn đã bị đứa con trai điên là Hereward nhốt vô.:arrow: Chúng ta giả định là Hereward đã lấy cây đũa phép của người cha, hoặc hắn đã có thể trốn thoát, nhưng sau đó Hereward làm gì với cây đũa phép thì chúng ta không biết chắc. Điều chắc chắn duy nhứt là một cây đũa phép có tên là “Đũa phép Cơm Lạnh”(8) do chính chủ nhân nó đặt. Chủ nhân nó, Barnabas Deverill, dùng nó để tạc cho chính mình tiếng tăm của một chiến tướng dễ sợ, cho đến khi quyền uy khủng bố của y bị một kẻ nổi tiếng tương đương tên là Loxias kết thúc. Gã này lấy cây đũa phép, đổi lại tên nó là “Gậy Tử Thần”, và dùng nó biến thành rác bất cứ ai không làm vừa lòng hắn. Thật khó dò theo lịch sử sau đó của cây đũa phép của Loxias, bởi vì quá nhiều người nhận mình là kẻ đã kết liễu cuộc đời hắn, kể cả mẹ của chính hắn.:roflmao:

Điều ắt gây ấn tượng với bất cứ phù thủy hay pháp sư thông minh nào nghiên cứu cái gọi là lịch sử của cây Đũa phép Cơm nguội là tất cả những ông phù thủy tự nhận là đã sở hữu nó đều khẳng định là nó “bất khả bại”, trong khi những sự thật được mọi người biết về quá trình chuyển giao nó qua tay nhiều chủ nhân chứng tỏ rằng nó không chỉ bị đánh bại hàng trăm lần, mà còn thu hút rắc rối chẳng khác gì Dấm Dẳng con Dê Dơ thu hút ruồi. 8-} Sau rốt, cuộc tìm kiếm cây Đũa phép Cơm nguội đơn giản chứng minh một quan sát mà tôi đã có cơ hội thực hiện nhiều lần trong suốt cuộc đời tôi: rằng nhân loại có một biệt tài lựa chọn đúng chóc những điều tệ hại nhứt cho họ. :-t

Nhưng mà ai trong chúng ta sẽ biểu lộ trí khôn của người em trai út, nếu được cho chọn quà tặng của Tử Thần? 3:-o Phù thủy cũng như Muggle đều đã thâm nhiễm máu ham quyền lực; bao nhiêu người có thể kháng cự nổi cây “Đũa phép Định mệnh?” Con người nào, sau khi mất đi người mình yêu thương, có thể cưỡng lại sự cám dỗ của Viên đá Phục sinh? Ngay cả tôi, Albus Dumbledore, nhận thấy từ chối tấm Áo khoác Tàng hình là dễ nhứt; điều đó chẳng qua chứng tỏ rằng, khôn ngoan như tôi, tôi vẫn là một đồ ngốc như bất cứ ai #-o


Chú thích:

(1) [Thuật cầu hồn là Nghệ thuật Hắc ám dựng dậy kẻ chết. Đó là một ngành phép thuật chẳng hề linh nghiệm, như câu chuyện này nêu rõ. JKR]
(2) [Câu trích dẫn này cho thấy cụ Albus Dumbledore không chỉ cực kỳ đọc rộng trong phạm vi pháp thuật, mà còn chứng tỏ cụ quen thuộc với tác phẩm của nhà thơ Muggle Alexander Pope. JKR]
(3) [Những tấm Áo khoác Tàng hình nói chung không thể hư hỏng. Khi cũ chúng có thể bị rách hay ngả màu, hoặc bùa phép ếm lên chúng có thể dần hết linh nghiệm, hoặc bị bùa hiển lộ giải linh. Đó là lý do tại sao các phù thủy và các pháp sư thường chuyển sang, như trong thí dụ thứ nhứt, dùng Bùa Giải Ảo Ảnh để tự ngụy trang hay ẩn giấu hành tung. Cụ Albus Dumbledore được biết đến như người có thể thực hiện Bùa Giải Ảo linh nghiệm đến nỗi cụ có thể khiến cho mình vô hình mà không cần tấm Áo khoác. JKR]
(4) [Âm binh là những xác chết được khiến cho cử động bằng Pháp thuật Hắc ám. JKR]
(5) Nhiều nhà phê bình tin là Beedle lấy cảm hứng từ Hòn đá Phù Thủy khi sáng tạo ra viên đá gọi kẻ chết trở về này, Hòn đá Phù thủy là thứ chế ra Tiên đơn Trường sinh đem lại sự bất tử.
(6) Tên cũ của “cây cơm nguội”
(7) Như chính tôi chẳng hạn
(8) Cũng là một tên khác của “cơm nguội”
 
Đang buồn ngủ, spam một nhát :-@ Thách đứa nào ở đây dám đọc quyển American Psycho của Bret Easton Ellis (18+). :-j Đọc xong thấy quặt quẹo hơn " One flew over the cuckoo's nest " nhiều 8-> 8-X: 8-X: 8-X:
 
Anh đừng thách em lại đọc thật khổ thân em lắm X_X
 
Back
Bên trên