Góc bàn luận cho Potterheads

Trần Thuỳ Linh
(DeFrost)

Điều hành viên
POTTERHEADS' CORNER​

harry-potter-books.jpg


Vâng, như tên gọi đã nói, nơi đây là một nơi dành cho các Potterheads - fan của Harry Potter vào để bàn luận về bất cứ vấn đề gì mà bạn thích liên quan tới HP.

Các chi tiết, gán ghép hay điều gì đó thú vị, hay lôi ra bàn thoải mái ở đây.

Nào, kéo lấy một chiếc ghế, vớ lấy cốc bia bơ và bắt đầu câu chuyện thôi!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vậy ta bắt đầu nhé ~ ♥ Coi như mở hàng ~
Ta mới thích HP từ đầu năm nay, không phải là vì một ai đó cứ cầm quyển sách dí vào tay ta, bảo là "đọc đi hay lắm". Ta ghét truyện dài, ta ghét thể loại Fantasy (đến bh ta vẫn chưa chấp nhận được nó, dĩ nhiên trừ HP). Ta biết đến HP là một lần được bạn gửi cho đường link về một fanfiction Dramione (couple non-canon Draco Malfoy x Hermione Granger). Ta đọc thử và bị cuốn hút vào chuyện tình lãng mạn của hai con người tưởng chừng như căm ghét nhau tới tận xương tủy này :) Lúc đó là nghỉ tết, ta tìm thêm fanfic để đọc, ta thậm chí đã download HP 7.2 về để tìm Dramione moment, rồi sau tết thì bắt đầu mượn truyện về đọc. Lúc đầu thì đó cũng chỉ là tâm trạng fan-girl thôi, nhưng càng đọc, ta đau đớn nhận ra rằng mình đã yêu lúc nào không hay :) Càng ngày ta càng yêu Harry Potter, yêu những cuộc phiêu lưu bất tận, yêu thế giới pháp thuật lung linh huyền diệu mà những giấc mơ xa vời nhất của ta cũng chưa chạm được tới, yêu những triết lý nhân văn tuyệt vời mà cô Rowling đã gửi gắm trong 7 tập truyện.
Tối thứ 2 mượn được truyện, phải đọc ngay vì nóng, đêm buồn ngủ quá không đọc được thì trưa ở trường chờ học đội tuyển Văn lại lôi ra ngấu nghiến ~ Ta vẫn để mình cuốn theo những mộng tưởng về thế giới pháp thuật dù năm lớp 9 nước sôi lửa bỏng đang trôi qua từng ngày, với những áp lực chồng chất~ Ta đọc để tìm cho mình một chốn bình yên, một chốn mà ta được trở thành chính con người ta, một chốn để ta không còn là một con bé Muggle Amser mờ nhạt nữa :) Trong bài thi chuyên Văn, ta đã viết một dẫn chứng cho bài nghị luận xã hội, chính là một câu chuyện của cuốn "Truyện kể của Beedle The Bard", và ta biết, vào khoảnh khắc ấy, ta đã trở thành một Potterhead thật sự ~ ♥
P.S: Trong bài viết này em nó xưng là "ta" thật có lỗi, mong mọi người nhẹ nhàng bỏ qua cho em nó ♥

Profile nhanh:
♥ Nhà: Slytherin
♥ Thần hộ mệnh: con ỉn ~♥
♥ Môn học yêu thích: Độc dược, cổ ngữ Runes
♥ OTP (One True Pairing - cặp đôi yêu thích nhất): Dramione (Draco Malfoy x Hermione Granger)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sao mi bảo mi viết dài ta tưởng nó phải thế nào chứ có thế này thôi à :(.

Mà mi trích dẫn truyện gì thế?
 
Hôm nào hứng lên, ta sẽ chém tiếp part 2 "AMS and Hogwarts" =))
Truyện "Trái tim lông xù của chàng chiến tướng" :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Truyện đó rất hay nhưng đọc tiêu đề lúc nào mình cũng tưởng tượng tới một quả tim đầy lông lá mọc tua tủa đập thình thịch :(.
 
Uồi Em ơi !!!!!!!!!!!
Cái Topic Này đúng Là Tuyệt Vời ông Mặt Trời Luôn đấyyyyyyyyy :d
 
Với anh thì HP từng là công cụ tuyệt vời để viết essay SAT, topic nào chả chơi được một cái gì đấy trong HP :))
 
^ Riêng quyển Chuyện kể của Beedle Người hát rong là đã có nhiều lắm rồi :x
 
Thế anh có muốn đọc cái truyện đó không thì em post cho :x?
 
Mỗi ngày một truyện câu khách hí hí :">.

Những chuyện kể của Beedle Người hát rong

tales-of-beedle-the-bard.jpg


CẬU PHÙ THỦY VÀ CÁI NỒI TƯNG TƯNG

Ngày xưa có một ông già phù thủy tốt bụng ưa xài pháp thuật một cách hào phóng và khôn ngoan để giúp ích cho bà con lối xóm. Không muốn lộ bí mật nguồn gốc thực của quyền phép mà ông có, ông giả bộ như những thứ cao đơn hoàn tán và bùa chú chế sẵn vọt ra từ một cái vạc nhỏ mà ông gọi là cái nồi hầm may mắn của ông. Dân chúng ở chung quanh cách nhiều dặm đường đem những nỗi khốn khó của họ đến tìm ông, và ông già phù thủy vui vẻ khuấy cái nồi lên và mọi thứ đâu vô đó.

Ông phù thủy được mọi người kính mến này sống thọ ơi là thọ, rồi chết, để lại tất cả của cải cho người con trai duy nhứt. Tánh nết người con trai này lại rất khác với người cha nhân hậu. Theo ý cậu thì tất cả những ai không làm ra được phép thuật đều là đồ vô tích sự, và hồi trước cậu đã thường cự nự thói quen ban bố sự giúp đỡ phép thuật cho bà con lối xóm của cha cậu.

Khi cha chết rồi, cậu con trai phát hiện một cái gói nhỏ có đề tên mình được giấu bên trong cái nồi hầm cũ kỹ. Cậu mở gói ra, hy vọng có vàng, nhưng lại chỉ thấy một chiếc dép êm êm ú ù, nhưng quá nhỏ không mang được, vả lại cũng không đủ đôi. Trong chiếc dép có một miếng giấy da ghi mấy chữ: “Rất mong con sẽ không bao giờ cần đến nó, con à.”

Cậu con trai cằn nhằn cái đầu già nua lẩm cẩm của cha mình rồi quăng trả chiếc dép vô cái vạc, quyết định từ nay trở đi dùng nó làm cái thùng rác.

Ngay đêm hôm đó một bà nông dân đến gõ cửa. Bà nói với cậu phù thủy:
“Thưa cậu, con cháu gái của tôi đang điêu đứng thảm sầu vì bị mụn cóc mọc rộ lên. Trước đây ba của cậu thường trộn một thứ thuốc cao dán đặc biệt trong cái nồi hầm cũ đó…”

“Biến ngay!” Cậu con trai quát. “Mắc gì tôi phải bận tâm đến mụn cóc của một con ranh hử?”

Và cậu đóng sập cánh cửa vào mặt bà cụ.   Ngay lập tức một tiếng lanh canh rổn rảng vang lên từ nhà bếp. Cậu phù thủy thắp sáng cây đũa phép và mở cánh cửa ra, và mèn ơi, cậu kinh ngạc nhìn cái nồi hầm cũ của của cha cậu: nó đã mọc ra một cái chân duy nhứt bằng đồng, và nó đang nhảy tưng tưng tại chỗ, ngay ở giữa sàn nhà bếp, gây ra những tiếng động dễ sợ trên nền đá lát sàn.

Cậu phù thủy tò mò đến gần nó, nhưng vội nhảy thụt lùi lại ngay khi cậu thấy trên toàn bộ mặt nồi chi chít những mụn cóc.

“Đồ gớm ghiếc!” Cậu la lên, và cậu tìm cách, trước tiên, hô biến cái nồi, rồi làm phép cạo sạch nó, và cuối cùng là tống khứ nó ra khỏi nhà. Thế nhưng mà, chẳng có bùa phép nào của cậu linh nghiệm cả, và cậu không cách nào không cho cái nồi nhảy tưng tưng theo cậu ra khỏi nhà bếp, và rồi theo cậu lên giường, nện lanh canh rổn rảng trên mỗi bậc cầu thang bằng gỗ.

Suốt đêm cậu phù thủy không tài nào ngủ vì cái nồi cũ bị mụn cóc cứ nện vô cạnh giường, và sáng hôm sau cái nồi cứ nhứt định nhảy tưng tưng theo cậu tới bàn điểm tâm. Lanh canh, lanh canh, lanh canh, cái nồi một chân bằng đồng bước đi, và cậu phù thủy còn chưa kịp bắt đầu ăn món cháo thì lại nghe có tiếng gõ cửa nữa.  

Và một ông già đứng ngay ở ngưỡng cửa.

“Thưa cậu, con lừa già của tôi ấy mà,” Ông già giải thích. “Lạc rồi, hoặc là bị chôm mất, mụ lừa ấy, mà không có mụ thì tôi không thể nào thồ hàng ra chợ, và gia đình tôi sẽ đói tối nay.”

“Còn tôi thì đang đói bây giờ nè!” Cậu phù thủy rống lên, và cậu đóng sập cánh cửa vào mặt ông già.

Lanh canh, lanh canh, lanh canh, cái chân đồng độc nhứt của cái nồi hầm bước đi trên sàn, nhưng âm thanh nó phát ra lúc này hòa lẫn tiếng kêu be be chói tai của con lừa và tiếng người rên rỉ vì đói, vang vọng từ đáy nồi.

“Yên đi! Im đi!” Cậu phù thủy hét, nhưng tất cả quyền phép của cậu vẫn không thể khiến cái nồi mụn cóc chịu im, nó cứ nhảy tưng tưng theo sát gót chân cậu suốt cả ngày, kêu be be, rên ư ử, nện lanh canh, cho dù cậu đi đâu hay làm gì.  

Buổi tối đó lại vang lên tiếng gõ thứ ba trên cánh cửa, và một người đàn bà trẻ đứng ở ngưỡng cửa khóc nức nở như thể trái tim cô sắp vỡ tan. Cô nói:

“Đứa con nhỏ của tôi bị bệnh nặng quá. Cậu nỡ nào không giúp mẹ con tôi? Cha của cậu biểu tôi đến khi có khó khăn…”

Nhưng cậu phù thủy đóng sập cánh cửa vào mặt cô.

Và bây giờ cái nồi gây sự bỗng đầy ắp nước mặn chát, và nước mắt sóng sánh tràn qua mép nồi văng tứ tung trên sàn khi cái nồi nhảy tưng tưng, và kêu be be, và rên ư ử, và xì thêm nhiều mụn cóc.

Mặc dù cho đến cuối tuần chẳng còn người dân làng nào tìm đến ngôi nhà cậu phù thủy để nhờ giúp đỡ nữa, cái nồi vẫn cứ không ngừng thông báo cho cậu về tình hình bệnh tật tùm lum của nó. Nội trong vài ngày, nó không chỉ kêu be be và rên ư ử và tràn nước mắt và nhảy tưng tưng và xì mụn cóc, mà nó còn nghẹt thở, nôn ọe, khóc lóc như một đứa con nít, rên như một con chó, ói ra phô mai thúi và sữa chua và một đống sên đói.  

Với cái nồi sát một bên, cậu phù thủy không thể nào ngủ hay ăn, nhưng cái nồi không chịu bỏ đi, và cậu không thể nào làm cho nó đứng yên hay khiến nó im lặng.

Cuối cùng cậu phù thủy không thể nào chịu nổi nữa. Cậu gào:  

“Hãy đem đến ta tất cả phiền toái, tất cả rắc rối, tất cả khổ đau của các người!”

Cậu chạy vào đêm tối, cái nồi lót tót nhảy theo sau trên con đường vào làng.

“Cứ đến! Để tôi chữa lành các người, hồi phục các người, và khuyên giải các người! Tôi có cái nồi hầm của cha tôi, và tôi sẽ chữa cho mọi người khỏe mạnh!”

Và cậu vừa chạy trên đường cái vừa ếm bùa ra tứ phía thập phương, trong khi cái nồi hôi hám vẫn nhảy tưng tưng theo sau cậu.

Bên trong một căn nhà, mấy cái mụn cóc của cô gái nhỏ biến mất tiêu khi cô bé ngủ; con lừa được triệu về từ bãi cỏ thạch nam ở rất xa và được nhẹ nhàng đặt vào chuồng của nó; đứa bé bị bệnh được rảy nước cây bạch tiễn và tỉnh lại, hồng hào và bụ bẫm. Ở mỗi ngôi nhà có bệnh tật và khổ đau, cậu phù thủy đều ráng hết sức mình, và dần dần cái nồi bên cạnh cậu thôi rên rỉ và nôn ọe, trở nên im lặng, sạch sẽ, bóng láng.

“Sao hả, nồi?” Cậu phù thủy mệt run hỏi, trong lúc mặt trời bắt đầu mọc lên.

Cái nồi ợ ra một chiếc dép lẻ mà cậu đã quăng vào nồi, và cho phép cậu mang nó vào cái chân đồng vừa khít. Cả hai cùng nhau lên đường trở về của cậu phù thủy, tiếng chân của cái nồi rốt cuộc đã nín khe. Nhưng từ ngày hôm đó trở đi, cậu phù thủy giúp đỡ bà con lối xóm như cha của cậu đã làm trước đó, để cái nồi khỏi phải quăng dép ra nhảy lưng tưng một phen nữa.

BÌNH LUẬN CỦA CỤ ALBUS DUMBLEDORE VỀ “CẬU PHÙ THỦY VÀ CÁI NỒI TƯNG TƯNG”

Một ông già phù thủy tử tế quyết định dạy cho con trai một bài học bằng cách cho cậu nếm trải nỗi khốn cùng của dân Muggle ở địa phương.

Lương tâm của cậu phù thủy trẻ được đánh thức, và cậu đồng ý sử dụng bùa phép của mình giúp đỡ những người láng giềng không phép thuật. Một câu chuyện ấm lòng và đơn giản, người ta có thể nghĩ vậy - trong trường hợp đó, người ta sẽ tự để lộ ra mình là một kẻ lù đù vô tư. Một câu chuyện ủng-hộ-Muggle cho thấy người cha thương-Muggle có bùa phép cao siêu hơn cậu con ghét-Muggle chứ gì? Chẳng đáng lấy làm ngạc nhiên cho lắm là chẳng còn quyển sách bản gốc nào của câu chuyện này thoát được ngọn lửa mà chúng thường bị quẳng vào.
Beedle đã ở một mức độ nào đó đi trước thời đại của mình trong rao giảng một thông điệp về tình thương huynh đệ đối với dân Muggle. Sự ngược đãi phù thủy và pháp sư đã gia tăng trên khắp châu Âu vào đầu thế kỷ mười lăm.Nhiều cộng đồng pháp thuật cảm thấy, một cách chính đáng, rằng ếm bùa chữa bệnh con heo quặt quẹo của tay-hàng-xóm-Muggle thì chẳng khác nào tự nguyện đi vác củi chất lên cái giàn hỏa thiêu chính mình[1] “Cứ mặc xác bọn Muggle tự lo liệu, khỏi cần chúng ta!” là lời hô hào, khi các pháp sư ngày càng tách xa khỏi những người anh em Muggle của họ, đạt tới căng thẳng tột đỉnh qua việc ban hành Đạo luật Quốc tế về Bí mật Pháp thuật vào năm 1689, khi giống nòi phù thủy tự ý rút vào hoạt động bí mật.

Tuy nhiên, trẻ em là trẻ em, hình ảnh ngộ nghĩnh của cái Nồi Tưng tưng đã thâm nhập vào trí tưởng tượng của chúng. Giải pháp là lược bỏ đi giá trị đạo đức ủng hộ Muggle, nhưng giữ lại cái vạc mụn cóc, cho nên đến giữa thế kỷ thứ mười sáu một phiên bản khác của câu chuyện được lưu hành rộng rãi trong các gia đình phù thủy. Trong câu chuyện đã bị biên tập lại đó, cái Nồi Tưng tưng bảo vệ cậu phù thủy khỏi bọn cầm đuốc săn lùng hung hăng và bọn láng giềng tráo trở bằng cách đuổi chúng ra khỏi ngôi nhà của cậu phù thủy, tóm đầu chúng và nuốt trộng cả lũ. Kết thúc câu chuyện, khi mà cái Nồi Tưng tưng đã ngốn hầu hết bà con trong xóm, cậu phù thủy được dăm ba dân làng còn sót lại cam kết là sẽ để cho cậu được sống yên ổn mà trổ tài phép thuật. Đổi lại, cậu ra lệnh cho cái Nồi thả các nạn nhân đã bị nó ngốn, những người đó lần lượt được ợ ra từ dưới đáy nồi, hơi hơi bị khét. Cho đến tận ngày nay, một số trẻ con phù thủy chỉ được nghe kể câu chuyện đã bị cha mẹ chúng (thường có đầu óc chống-Muggle) biên tập lại, còn câu chuyện nguyên tác, nếu chúng có dịp đọc, khiến chúng ngạc nhiên vô cùng.

Dù vậy, như tôi đã gợi ý, quan điểm ủng-hộ-Muggle của câu chuyện không phải là lý do duy nhất khiến cho chuyện “Cậu phù thủy và cái Nồi Tưng tưng” thu hút sự phẫn nộ. Khi những cuộc săn lùng phép thuật trở nên khốc liệt hơn, các gia đình phù thủy bắt đầu sống hai mặt, dùng bùa bưng bít để bảo vệ bản thân và gia đình mình. Vào thế kỷ thứ mười bảy, bất cứ phù thủy hay pháp sư nào muốn thân thiện với dân Muggle đều bị nghi ngờ, thậm chí trở nên kẻ bị chính cộng đồng của mình ruồng bỏ. Trong số rất nhiều những sự xúc phạm nhắm vào những phù thủy và pháp sư ủng-hộ-Muggle (những kiểu gán tên gọi nham nhở như “Đồ-nhúng-bùn”, “Đồ-liếm-cứt”, và “Đồ-mút-cặn” đều có xuất xứ từ thời kỳ này) có cả việc đổ cho những phù thủy này khả năng yếu kém hay thua cơ về phép thuật.

Những pháp sư có thế lực vào thời đó, như Brutus Malfoy, biên tập báo Chiến tướng lâm trận, một kỳ san chống-Muggle, khắc họa hình tượng một phù-thủy-yêu-Muggle chỉ có tài cán của một Á-phù-thủy[2]. Vào năm 1675, Brutus viết:

"Chúng ta có thể tuyên bố chắc chắn điều này: bất cứ pháp sư nào biểu lộ sự ưa thích đối với xã hội Muggle đều có trí lực thấp, quyền phép yếu ớt vàđáng thương hại đến nỗi hắn chỉ tự cảm thấy ưu thế của mình khi ở giữa đám người lợn Muggle. Không có dấu hiệu yếu kém phép thuật nào chắc chắn hơn sự yếu kém vì bầu bạn với bọn phi-pháp-thuật."

Thành kiến này rốt cuộc cũng tiêu tan trước chứng cứ quá hiển nhiên rằng một số pháp sư lỗi lạc nhứt thế giới (như tôi chẳng hạn), theo cách nói thông thường, chính là “những người khoái Muggle”.

Ngày nay sự chống báng cuối cùng đối với chuyện “Cậu phù thủy và cái Nồi Tưng tưng” vẫn tiếp tục tồn tại trong những phường xã nào đó. Có lẽ, điều này được Beatrix Bloxam (1794-1910), tác giả cuốn sách tai tiếng Chuyện kể Nấm dù tổng kết hay nhứt. Bà Bloxam cho rằng Những chuyện kể của Beedle Thi sĩ gây tác hại cho trẻ em bởi vì cái mà bà gọi là “nỗi ám ảnh bệnh hoạn của chúng với những đề tài khủng khiếp nhứt, như chết chóc, bệnh tật, tàn sát, ma thuật, nhân vật bất toàn và xác thân biểu lộ quá lố, và bộc phát theo kiểu tởm lợm nhứt”. Bà Bloxam đem nhiều chuyện kể khác nhau, bao gồm cả chuyện của Beddle, viết lại theo lý tưởng của bà, mà bà diễn tả là “lấp đầy đầu óc tinh khiết của những thiên thần bé bỏng của chúng ta bằng những suy nghĩ vui tươi lành mạnh, giữ cho giấc ngủ ngọt ngào của các cháu không bị những mộng mị quỷ quái ám ảnh và bảo vệ những đóa hoa ngây thơ quý báu của các cháu.”

Đoạn cuối truyện “Cậu phù thủy và cái Nồi Tưng tưng” được bà Bloxam viết lại với cái hậu quý báu và tinh khiết như sau:

"Thế là cái nồi bằng vàng bé bỏng nhảy múa hân hoan - tưng-cà-tưng tưng-cà-tưngtưng! - trên những ngón chân hồng hồng nhỏ tí! Cậu Wee Willykins đã chữa cho tất cả những con búp bê khỏi chứng xà xịt hơi thê thảm, và cái nồi bé bỏng vui đến nỗi nó đầy ắp kẹo cho Wee Willykins và những con búp bê!
“Nhưng chớ có quên đánh những cái cọc-ngà của cậu đấy nhé!” Cái nồi kêu. Và Wee Willykins hôn và ôm cái nồi tưng cà cưng và hứa luôn luôn giúp đỡ những con búp bê và không bao giờ là trái-bí-xị già chát nữa."


Câu chuyện của bà Bloxam gặp sự phản ứng giống nhau của nhiều thế hệ trẻ em phù thủy: những cơn nộn ọe không kiểm soát được, tiếp theo là một đòi hỏi tức thì rằng cuốn sách phải đem ra xa chúng và đem nghiền thành bột giấy.

[1] Quả đúng, dĩ nhiên, là các phù thủy và pháp sư chân chính khá giỏi trong việc thoát thân khỏi cọc thiêu sống, thớt chặt đầu, và thòng lọng thắt cổ (xem bình luận của tôi về Lisette de Lapin trong phần bình luận chuyện “Thỏ Lách chách và gốc cây Khanh khách”). Tuy nhiên, vẫn xảy ra một số chết chóc: Ngài Nicholas de Mimsy-Porpington (một pháp sư triều đình thuở sinh thời, và từ thời thì làm con ma Tháp Gryffindor) đã bị tước cây đũa phép trước khi bị nhốt vào một hầm ngục, và đã khôngthể thi thố pháp thuật để giải thoát bản thân khỏi cuộc hành hình; và những gia đình phù thủy đặc biệt có xu hướng mất mát những thành viên trẻ, những người không có khả năng kiềm chế năng lực phép thuật của mình, và trở nên dễ bị chú ý, dễ bị những Muggle-săn-phù-thủy tấn công.

[2]
[Một Á-phù-thủy là một người có cha mẹ là phù thủy, nhưng lại không có quyền phép. Những trường hợp như vậy khá hiếm. Phù thủy và pháp sư có cha mẹ là dân Muggle thì phổ biến hơn. (JKR)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hehe để đến giờ ăn cơm mới ngồi ngâm cứu đc một cách đàng hoàng mà ko sợ mụ sếp rình rập >:)

Đọc mấy câu đầu thì anh mới nhớ ra, dạo trc có bà chị gửi cho truyện này 1 lần ( nhưng bằng Ing-gờ-lịch), hồi đó đọc trong tâm trạng vừa buồn ngủ, vừa thổn thức vì đá bóng (xem đá bóng đêm =(( ) nên cũng lướt qua 1 tẹo rồi cứ thế bỏ quên trong lap từ lâu.~o)
Nói chung là anh cũng hâm mộ HP lắm, ngày bé nhớ là còn vẽ bút đỏ hình tia chớp lên đầu cho ra giống HP thì phải :-" Với lại cảm nhận là đọc rồi sau đấy xoay sang xem film thì vẫn có cái cảm giác chờ đợi mòn mỏi ( dù là film rất tôn trọng nguyên tác ) để rồi xem xong có thể lên IMDb đánh 1 con 9 sao vào mỗi tập HP. Không phải là chê bai gì Twilight Saga, nhưng mà cá nhân mình thấy đặt Twilight Saga ngang bằng vs HP nó hơi bị khập khiễng. Đọc truyện thì phải cố đọc 1 lần cho hết, mô tip kiểu 1 con yêu 1 thằng mcr (đẹp zai, võ nghệ giỏi ), rồi cứ "anh cắn em 1 miếng đi cho anh em mình ra mcr giống nhau" mà bôi đc ra 4 quyển (=5 tập phim ) thì công nhận là bác tác giả hơi bị "giỏi" :)) Túm lại với mình HP nó là truyện hay dành cho mọi lứa tuổi, từ các em nhỏ quấn tã đến các cụ ông cụ bà U60, còn TS chỉ phù hợp vs mấy em gái cấp 2 choai choai mới biết yêu và ưa dăm ba cái chủ nghĩa lãng mạn + mấy truyện cổ tích hoàng tử công chúa để lòe bọn nhóc tì còn đang bú mẹ :-j
 
Luật Biến hóa Căn bản của Gamp

""Má bồ không thể tạo ra đồ ăn từ không khí được," Hermione nói. "Không ai có thể làm được. Đồ ăn đứng đầu danh sách năm Ngoại lệ Chủ yếu theo Luật Biến hóa Căn bản của Gamp..."

"Ôi, nói tiếng Anh giùm, được không?" Ron vừa nói vừa cạy một cái xương cá kẹt trong kẽ răng.

"Không thể nào từ không khí mà tạo ra đồ ăn ngon được! Mình có thể gọi đồ ăn đến nếu mình biết nó ở đâu, mình có thể biến đổi nó, gia tăng khối lượng nếu mình đã có sẵn...""

Luật Biến hoá Căn bản của Gamp là luật lệ chi phối mọi thứ trong thế giới pháp thuật. Có Năm Ngoại lệ Chủ yếu; một trong số đó được đề cập rõ ràng là thức ăn - mặc dù vậy, 4 ngoại lệ còn lại vẫn đang được tranh cãi.

Nên chú ý rằng mặc dù thức ăn không thể được biến hoá từ hư không, nó có thể được nhân lên nếu như bạn đã có sẵn thức ăn (rất có thể dùng bùa Nhân đôi), hoặc có thể làm lớn lên bằng cách dùng bùa Engorgio *Phồng lên*), và thức ăn có thể được goi tới nếu bạn biết vị trí đích xác của nó ở đâu và khá chắc chắn rằng thức ăn vẫn còn ở đó.

Những ngoại lệ chủ yếu ngoài thức ăn

Được đề cập tới rõ ràng:

• Tình yêu - đã được biết là không thể được tạo nên trong thế giới HO, nó chỉ có thể được kích thích thông qua Tình dược, Bùa mê hoặc bùa độc đoán. Kể cả trong những trường hợp này, điều tốt nhất có thể xảy ra là sự mê đắm một cách ám ảnh, thứ sẽ phai dần đi khi lời nguyền hoặc độc dược mất tác dụng.

• Hồi sinh - mặc dù thông qua cả bộ truyện có thể thấy rằng sự sống mới có thể được tạo ra (ví dụ có thể tạo nên một bông hoa dùng bùa Orchideous), cũng biết chắc chắn rằng sự sống, một khi đã kết thúc, thì không thể được phục hồi (sẽ bao gồm niệm thần chú). Chính vì thế, sự sống đã tồn tại không thể được làm cho hiện diện và như vậy có thể là một trong số Năm ngoại lệ của Luật Gamp. Thú vị thay, sự sống đã tồn tại, giống như thức ăn, có thể được nhân lên (ít nhất là về kích thước) và gọi về (như với Hòn đá Phục Sinh).

Được ngụ ý:

• Thông tin - một giả thiết logic, nếu không như vậy thì người ta sẽ cho rằng nhiều thứ được cho là không thể trong truyện là có thể đạt được; ví dụ, học sinh sẽ làm tất cả những thông tin cần thiết hiện ra trước bài kiểm tra hoặc Thần sáng có thể kiếm được thông tin về nơi ẩn náu của một tên tội phạm bị truy nã (ví dụ Voi-đầu-mọt hay chú Sirius)

• Các kim loại quí - nếu phù thuỷ có thể biến ra kim loại quý và từ đó là tiền thì nền kinh tế của họ sẽ sụp đổ hoặc ít nhất sẽ không có bất cứ gia đình phù thuỷ nghèo đói nào (kiểu như nhà Weasley chẳng hạn), tuy nhiên, đây không phải là vấn đề. Người ta có thể đáp trả lại rằng J.K. Rowling nói là: "Có luật pháp về việc những thứ bạn có thể hay không thể biến ra" và rằng tiền bạc có thể là một trong những thứ mà sự biến ra nó là bất hợp pháp, nhưng không phải thế, từ đó dẫn tới kết luận rằng không có ai bị xử vì biến ra tiền vì điều đó là không thể.

Nguồn: Harry Potter Wikia
(đặt gạch, lát rảnh em lại dịch tiếp dù mình dịch nghe dở hết sức =)))

 
^uầy ngươi kiếm ra được đâu hay thế :x
có khi ta cũng trans ♥
P/S: Ta thích cái Voi đầu mọt =))
====
Mà việc biến ra tiền cũng là Thuật biến hóa cơ bản á @@
Tại sao ta nhớ ở tập 7, lúc vào kho bạc của Bellatrix để lấy cái cúp thì đồ vàng bạc trong kho có khả năng tự nhân đôi nhỉ @@
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Biến ra là một chuyện, chớ có đồ đạc rồi thì nó nhân đôi được.
 
^ Ủa anh ngồi hóng truyện hả =)).

Cái này gọi là ém hàng đó anh =))
 
NGUỒN SUỐI VẠN HẠNH

Trên một ngọn đồi cao trong một khu vườn huyền ảo, giữa những bức tường cao vây kín và được bảo vệ bằng phép thuật hùng hậu, một Nguồn Suối Vạn Hạnh tuôn trào.

Mỗi năm một lần, giữa thời khắc mặt trời mọc và mặt trời lặn của ngày dài nhứt, một người bất hạnh duy nhứt được dành cho cơ hội tranh đấu tìm đường lên Nguồn, tắm trong nước suối và hưởng Hạnh phúc đời đời.

Vào ngày được ấn định, hàng trăm người đi từ khắp vương quốc đã đến được những bức tường trước buổi bình minh. Đàn ông và đàn bà, người giàu và người nghèo, người trẻ và người già, người có phép thuật và người không có phép thuật, họ tụ

Ba cô phù thủy, mỗi người đều gánh nặng buồn khổ, gặp nhau ở bên rìa đám đông, và kể cho nhau nghe nỗi đau của họ trong khi chờ trời sáng.

Người thứ nhứt, tên Asha, điêu đứng vì một chứng bệnh không một thầy thuốc nào chữa khỏi. Cô hy vọng Nguồn Suối sẽ gột rửa những triệu chứng bệnh tật và ban cho cô một cuộc sống hạnh phúc trường thọ.

Người thứ hai, tên Altheda, đã bị một phù thủy ác độc cướp mất nhà, mất vàng, mất cả cây đũa phép. Cô hy vọng Nguồn Suối giúp cô thoát được tình trạng nghèo khổ và không có quyền phép gì cả.

Người thứ ba, tên Amata, đã bị một người đàn ông cô yêu tha thiết bỏ rơi, và cô tưởng trái tim mình sẽ không bao giờ lành lại. Cô hy vọng Nguồn Suối sẽ giải thoát cho cô nỗi buồn và niềm mong nhớ.

Thương xót lẫn nhau, cả ba cô đồng lòng rằng, nếu dịp may rơi trúng họ, họ sẽ đoàn kết và cố gắng cùng nhau đi đến Nguồn Suối.

Bầu trời vừa lóe lên tia sáng đầu tiên của mặt trời, và khe nứt trên bức tường mở ra. Đám đông ùa tới, mỗi người đều thét lên lời cầu xin ân phước của Nguồn Suối. Mấy ngọn dây leo từ trong vườn bò ngoằn ngoèo qua đám đông dồn sát nhau, và tự xoắn quanh mình cô phù thủy thứ nhứt, Asha. Cô bèn nắm lấy cổ tay cô phù thủy thứ hai, Altheda, cô này túm chặt tấm áo của cô phù thủy thứ ba, Amata.

Và Amata bị vướng vào bộ áo giáp của một chàng hiệp sĩ mặt mày buồn hiu ngồi trên lưng một con ngựa gầy trơ xương.

Mấy cọng dây leo kéo mạnh ba cô phù thủy qua khe nứt trên tường và chàng hiệp sĩ bị lôi khỏi yên con chiến mã theo ba cô phù thủy.

Tiếng gào điên tiết của đám đông thất vọng bốc lên trong không khí ban mai, rồi nín lặng khi mấy bức tường quanh khu vườn lại khép kín.

Asha và Altheda tức giận Amata hết sức, vì cô này đã tình cờ mang theo chàng hiệp sĩ. “Chỉ có một người được tắm Nguồn Suối mà thôi! Không cần thêm một người nữa cũng đã khó quyết định ai trong chúng ta sẽ là người đó.!”

Thế là, ngài Bất Hạnh, tên chàng hiệp sĩ trong thế giới bên ngoài những bức tường, nhận thấy rằng các cô này là phù thủy và, xét mình không phép thuật, không tài cán vĩ đại trong việc cưỡi ngựa đấu thương hay so gươm song đấu, cũng không có bất cứ gì để được coi là trang nam tử phi pháp thuật xuất chúng, chàng hiệp sĩ biết chắc là mình đừng có hòng hy vọng đánh bại được ba người đàn bà để lên tới Nguồn Suối. Chàng ta vì vậy tuyên bố ý định rút lui trở ra ngoài bức tường.

Nghe vậy, Amata cũng nổi giận luôn. Cô mắng chàng hiệp sĩ:
“Đồ yếu bóng vía! Này Hiệp sĩ, hãy rút gươm ra và giúp chúng ta cùng đạt tới mục tiêu!”

Và thế là ba cô phù thủy và chàng hiệp sĩ khốn khổ mạo hiểm tiến vào khu vườn huyền ảo, nơi kỳ hoa dị thảo và rau trái mọc đầy hai bên những con đường ngập nắng. Họ chẳng gặp trở ngại nào cho tới khi đến được chân ngọn đồi có Nguồn Suối phun trên đỉnh.

Tuy nhiên, nằm phục quanh chân đồi là một con Giun trắng kinh dị, múp míp và mù lòa. Khi họ đến gần, Giun xoay cái mặt gớm ghiếc về phía họ, và thốt ra những lời như sau:
“Nộp cho ta bằng chứng nỗi đau của các người”

Ngài Bất Hạnh rút ngay thanh gươm ra và cố gắng giết con quái vật, nhưng lưỡi gươm của chàng bị gãy đôi. Altheda bèn quăng đá vào Giun, trong khi Asha và Amata thử tung ra mọi bùa chú có thể khuất phục hay mê hoặc nó, nhưng quyền lực phát từ cây đũa phép của họ cũng chẳng hiệu quả gì hơn mấy cục đá của Altheda, hay kiếm thép của chàng Hiệp sĩ: con Giun không chịu để cho họ đi qua.

Mặt trời càng lúc càng lên cao trên bầu trời, và Asha, trong tuyệt vọng, đã bật khóc.

Con Giun vĩ đại bèn áp gương mặt của nó vào gương mặt cô và uống cạn nước mắt trên mặt cô. Cơn khát dịu đi, Giun trườn qua một bên, và tan biến vào trong một cái lỗ dưới đất.

Vui mừng trước sự biến mất của con Giun, ba cô phù thủy và chàng hiệp sĩ bắt đầu trèo lên đồi, chắc mẻm họ sẽ đến được Nguồn Suối trước ngọ.

Thế nhưng, nửa đường lên dốc, họ gặp mấy chữ này khắc vào mặt đất trước mặt: “Nộp cho ta thành tựu lao động của các người.”

Ngài Bất Hạnh lấy ra đồng xu duy nhứt của chàng và đặt lên sườn đồi xanh mượt cỏ, nhưng đồng xu lăn đi và mất tiêu luôn. Ba cô phù thủy và chàng hiệp sĩ tiếp tục trèo lên, nhưng dù họ đi thêm mấy tiếng đồng hồ nữa, họ vẫn không tiến thêm được một bước nào; đỉnh đồi chẳng gần thêm chút nào, và hàng chữ khắc trên mặt đất vẫn còn nguyên trước mặt họ.

Cả bọn đều nản chí khi mặt trời đi qua đỉnh đầu họ và bắt đầu lặn xuống phía chân trời xa xa, chỉ riêng Altheda đi nhanh hơn và chăm chú hơn tất cả và cổ vũ những người khác noi theo gương mình, mặc dù chính cô cũng chẳng di chuyển được chút nào lên ngọn đồi bị phù phép.

“Can đảm lên, các bạn, đừng bỏ cuộc!” Cô kêu lớn, quẹt mồ hôi rịn trên trán.

Khi những giọt mồ hôi rơi lóng lánh xuống mặt đất, hàng chữ chướng ngại vật của họ biến mất, và họ nhận ra mình lại có thể tiến lên.

Vui mừng vì đã vượt qua được vật cản thứ hai này, cả bọn vội vàng dốc hết sức tiến thật nhanh lên đỉnh đồi, cho đến khi họ rốt cuộc thoáng thấy Nguồn Suối, sáng lấp lánh như pha lê giữa một lùm cây cỏ hoa lá.

Nhưng trước khi đến được bên Nguồn Suối, họ gặp một dòng suối chảy quanh ngọn đồi ngáng đường. Dưới đáy dòng suối trong veo có một tảng đá phẳng phiu mang dòng chữ:
“Nộp cho ta kho báu quá khứ của các người.”

Bất Hạnh thử dùng cái khiên của chàng để lướt qua dòng suối, nhưng bị chìm lỉm. Ba cô phù thủy kéo được chàng hiệp sĩ ra khỏi nước, rồi các cô tự mình cố gắng nhảy qua dòng suối, nhưng dòng suối chẳng chịu để họ vượt qua, và ngay lúc đó mặt trời đang chìm xuống chân trời.

Thế là họ đành phải ngẫm nghĩ ý tứ trong cái thông điệp của tảng đá, và Amata là người trước nhứt hiểu ra. Cô cầm cây đũa phép rút từ đầu óc mình ra tất cả ký ức về những lúc vui vẻ hạnh phúc với người yêu đã bỏ đi, rồi thả nó vào dòng nước đang cuồn cuộn chảy. Dòng suối cuốn phăng những ký ức đó đi, và những bậc thềm đá hiện ra, và ba cô phù thủy cùng chàng hiệp sĩ rốt cuộc có thể bước qua để lên được đỉnh đồi.

Nguồn Suối sáng lung linh trước mặt họ, nằm giữa đám kỳ hoa dị thảo quý hiếm và đẹp hơn tất cả những gì họ từng nhìn thấy trong đời. Bầu trời đang ửng màu hồng ngọc, và đã đến lúc quyết định ai trong số họ sẽ là người được tắm.

Tuy nhiên, trước khi họ có thể quyết định, Asha mong manh đã ngã gục xuống đất. Cô mệt gần chết vì đã kiệt sức trong cuộc phấn đấu gian nan lên đỉnh.

Ba người bạn của cô muốn khiêng cô đến bên Nguồn Suối, nhưng trong cơn quằn quại sắp chết, Asha năn nỉ họ đừng đụng vào cô.

Thế là Altheda vội vàng hái tất cả dược thảo mà cô cho là có triển vọng nhứt, trộn hết vô trong bầu đựng nước của chàng hiệp sĩ, rồi đổ món thuốc đó vào trong miệng của Asha.

Ngay lập tức, Asha có thể đứng dậy được. Hơn cả thế, tất cả triệu chứng của căn bệnh lo sợ trong cô biến mất luôn. Cô hớn hở reo:
“Tôi hết bệnh rồi! Tôi không cần Nguồn Suối nữa - hãy nhường cho Altheda tắm!”

Nhưng Altheda đang bận tíu tít hái các thứ dược thảo cất vào yếm.

“Nếu tôi có thể chữa lành được bệnh này, tôi sẽ kiếm được cả đống vàng! Hãy nhường cho Amata tắm!”

Ngài Bất Hạnh nghiêng mình, ra dấu mời Amata đi về phía Nguồn Suối, nhưng cô lắc đầu. Dòng suối đã cuốn đi hết những nuối tiếc của cô về người tình cũ, giờ đây cô nhận ra hắn đã tàn nhẫn và bạc tình biết bao, và chỉ riêng chuyện cô dứt bỏ được hắn đã là một hạnh phúc rồi. Cô nói với Ngài Bất Hạnh: “Thưa ngài, ngài phải tắm, đó là phần thưởng cho tất cả nghĩa cử hào hiệp của ngài!”.

Thế là chàng hiệp sĩ lanh canh bước tới trong ánh hoàng hôn còn sót lại của mặt trời đang lặn, và tắm trong Nguồn Suối Vạn Hạnh, quá bất ngờ mình là kẻ được chọn trong số hàng trăm người và choáng ngợp với vận may không thể tin nổi này.

Khi mặt trời lặn xuống dưới đường chân trời, Ngài Bất hạnh trồi từ dưới nước lên với vầng hào quang của chiến thắng chính bản thân mình, và chàng, trong bộ áo giáp rỉ sét, gieo mình dưới chân Amata, người mà chàng đã nhận ra là người đàn bà nhân hậu nhứt và xinh đẹp nhứt mà chàng từng để mắt tới. Ngất ngây với thành công, chàng cầu hôn Amata, và cô sung sướng không kém vì nhận ra mình đã tìm được người đàn ông xứng đáng là trang nam tử.

Ba cô phù thủy và chàng hiệp sĩ nắm tay nhau cùng đi xuống đồi, và cả bốn người đều sống thọ trong hạnh phúc, và không ai trong bốn người từng biết hay nghi ngờ là nước Nguồn Suối Vạn Hạnh không hề mang phép mầu nào cả.



Bình luận của cụ Albus Dumbledore về “NGUỒN SUỐI VẠN HẠNH”


“Nguồn Suối Vạn Hạnh” vĩnh viễn là chuyện được thích nhứt, thích đến nỗi đó là chủ đề của nỗ lực thuộc một nhóm người muốn đưa một vở kịch câm Giáng sinh vào những lễ hội ở trường Hogwarts.

Bậc thầy Dược thảo học của chúng tôi hồi đó, giáo sư Herbert Beery[4], một người hâm mộ kịch nghệ tài tử nhiệt tình, đã đưa ra một kịch bản phỏng theo câu chuyện trẻ con rất được yêu mến này để chiêu đãi giáo viên và học sinh nhân dịp lễ Nô en. Hồi đó tôi còn là một thầy giáo trẻ dạy môn Biến hình, và thầy Herbert giao tôi phụ trách phần “hiệu quả đặc biệt”, bao gồm việc tạo ra một Nguồn Suối Vạn Hạnh đầy đủ chức năng và một ngọn đồi cỏ biếc tí hon, nơi mà ba nữ nhân vật và nam nhân vật của chúng ta có vẻ cùng sóng bước, trong khi ngọn đồi từ từ chìm xuống sân khấu rồi biến mất.

Tôi cho rằng tôi có thể nói, không đến nỗi tự phụ lắm, rằng cả Nguồn Suối và Ngọn Đồi đều đóng trọn vai trò được giao phó cho chúng với thiện chí hồn nhiên. Ái chà, có thể tương tự như vậy đối với tất cả các diễn viên còn lại. Bỏ qua tạm thời trò hề của con Giun khổng lồ do giáo sư Silvanus Kettleburn, thầy dạy môn Chăm sóc Sinh vật Huyền bí của trường tạo ra, yếu tố tình cảm chứng tỏ là tai họa đối với buổi trình diễn. Giáo sư Beery, trong vai trò đạo diễn, đã lơ đễnh một cách nguy hiểm đối với những mắc mứu tình cảm đang sôi sục ngay dưới mũi của thầy. Thầy hầu như không biết rằng hai học sinh đóng vai Amata và Ngài Bất Hạnh đã là bồ bịch với nhau cho tới một giờ trước khi bức màn sân khấu được kéo lên, thời điểm mà “Ngài Bất Hạnh” chuyển hướng tình cảm sang “Asha”.

Khỏi cần nói là những kẻ đi tìm Hạnh phúc của chúng ta đã không bao giờ lên được tới Đỉnh đồi. Bức màn thậm chí chưa kịp kéo lên thì con Giun của giáo sư Keeleburn - bấy giờ lộ ra là một con Cuốn Tro[5] được ếm bùa Tọng-đầy-nhóc - đã nổ tung làm tóe ra như pháo hoa bao nhiêu là bụi và tia lửa nóng bỏng, khiến Đại sảnh đường đầy khói và mảnh vụn phông màn. Trong khi mấy cái trứng mà con Cuốn Tro để dưới chân trái Đồi của tôi bốc lửa đốt những tấm ván lót sàn, thì “Amata” và “Asha” xoay vào nhau đánh vật tay đôi một trận kinh hồn đến nỗi giáo sư Beery bị vạ lây, và nhân viên của trường phải di tản Đại sảnh đường, vì ngọn lửa bên trong giờ đây đã bừng bừng ác liệt trên sân khấu và đe dọa nuốt chửng chốn ấy. Phần kết của đêm liên hoan là bệnh thất đầy nhóc bệnh nhân; và nhiều tháng sau Đại sảnh đường mới nhả hết mùi hăng nồng của khói gỗ, thậm chí còn lâu hơn nữa cái đầu của giáo sư Beery mới phục hồi được tầm cỡ thông thường, và giáo sưKettleburn được gỡ bỏ án treo[6]. Thầy hiệu trưởng Armando Dippet nhân đó ban lệnh cấm tuyệt đối những vở kịch câm tương lai, một truyền thống phi-sân khấu kiêu hãnh mà trường Hogwarts duy trì cho đến ngày nay.

Nhưng bất chấp thất bại đầy kịch tính của chúng tôi, “Nguồn Suối Vạn Hạnh” có lẽ là chuyện nổi tiếng nhứt trong những câu chuyện của Beedle, mặc dù, cũng như chuyện “Cậu phù thủy và cái Nồi Tưng tưng”, chuyện này cũng có người phỉ báng. Có ít nhứt một phụ huynh đã đòi hỏi loại bỏ câu chuyện độc đáo này khỏi Thư viện trường Hogwarts, trong số những người này, ngẫu nhiên, có một hậu duệ của Brutus Malfoy, từng là thành viên một-lần của Ủy ban Quản đốc trường Hogwarts, ông Lucius Malfoy. Ông Malfoy đệ trình đòi hỏi cấm câu chuyện đó trong một văn bản:

“Bất cứ tác phẩm hư cấu hay phi-hư cấu nào miêu tả việc lai giống giữa phù thủy và Muggle phải bị cấm lưu hành ở trường Hogwarts. Tôi không muốn con trai tôi bị nhiễm sự hoen ố tính thuần khiết huyết hệ của mình do đọc những câu chuyện cổ xúy hôn nhân phù thủy - Muggle.”

Việc tôi từ chối thu hồi những quyển sách khỏi thư viện được đại đa số Ủy ban Quản đốc ủng hộ. Tôi đã viết lại cho ông Malfoy, giải thích quyết định của tôi.

“Cái gọi là những gia tộc thuần-huyết-thống bảo vệ sự thuần khiết giả định của họ bằng cách từ bỏ, trục xuất, hay giấu giếm về những Muggle hay con cái Muggle trong phả hệ gia tộc của họ. Rồi họ cố gán ghép cái đạo đức giả đó lên những người khác bằng cách đòi hỏi chúng ta cấm những tác phẩm đề cập đến những sự thật mà họ chối bỏ. Không hề có một phù thủy hay pháp sư nào đang sống mà trong huyết quản không có sự pha trộn với huyết thống Muggle, do vậy tôi phải coi việc cấm lưu trữ trong kho tàng tri thức của học sinh những tác phẩm đề cập đến đề tài này là bất hợp lý và vô đạo đức.”[7]

Việc trao đổi này đánh dấu sự bắt đầu cuộc vận động lâu dài của ông Malfoy nhằm cách chức tôi khỏi danh vị Hiệu trưởng trường Hogwarts, và cuộc vận động của tôi nhằm loại ông ta khỏi vị trí Tử Thần Thực Tử được sủng ái nhứt của Chúa tể Voldemort.

[4] Giáo sư Beery cuối cùng đã rời trường Hogwarts để dạy ở W.A.D.A. (Hàn lâm viện Pháp thuật về Nghệ thuật Kịch), ở đó, ông đã có lần thú nhận với tôi, ông vẫn còn giữ mối ác cảm ghê gớm đối với việc chuyển thể sân khấu câu chuyện đặc biệt này, tin là nó rất ư xúi quẩy.

[5] Xem cuốn “Sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng” để có miêu tả chính xác động vật đáng tò mò này. Chớ có bao giờ tự ý đưa nó vào một căn phòng lát gỗ, cũng đừng bao giờ ếm cho nó bùa Tọng-đầy-nhóc.

[6] Giáo sư Kettleburn sống sót qua không dưới sáu mươi hai đợt án treo trong suốt thời gian nhậm chức giáo viên môn Chăm sóc Sinh vật Huyền bí. Mối quan hệ giữa thầy và vị hiệu trưởng tiền nhiệm của tôi, giáo sư Dippet, luôn luôn căng thẳng. Giáo sư Dippet cho là thầy hơi tưng tửng. Tuy nhiên khi tôi trở thành hiệu trưởng, giáo sư Kettleburn đã tương đối già dặn, mặc dù vẫn luôn luôn có những người có cái nhìn xỉa xói đến nỗi thầy bị buộc đi lặng lẽ hơn trên đường đời với một cái chân rưỡi còn lại.

[7] Thư trả lời của tôi đã khiến cho ông Malfoy viết thêm nhiều bức thư nữa, nhưng vì những thư đó chủ yếu chứa đựng những nhận xét có tính lăng nhục về trí tuệ, dòng dõi, và việc vệ sinh của tôi, nên chúng không thích hợp để trích dẫn trong bình luận này.

 
Luật Biến hóa Căn bản của Gamp (tiếp)

Luật Biến hóa Căn bản của Gamp (tiếp)

... Ví dụ, nếu như việc tạo ra vàng bị cấm thì chắc là Nicolas Flamel vĩ đại phải bị bắt từ đời tám hoánh rồi, thế mà ông vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật đó thôi. Hòn đá phù thuỷ là một ví dụ điển hình về quy tắc liên quan tới thức ăn rằng nó chỉ có thể biến đổi một kim loại khác thành vàng nhưng không thể tạo ra nó (kiểu như thức ăn chỉ được biến hoá chớ không được tạo ra. Tương tự, Quỷ râu rậm có thể tạo ra những vật na ná vàng hay tiền, nhưng chúng sẽ, trong thời gian thích hợp, biến tột lại thành lá héo hay bùn bẩn hết; nó chỉ là một ảo giác hoặc biến hoá mà thôi (một lần nữa lại giống như việc cho phép biến đổi nhưng không phải tạo ra). Giống thế, bùa Nhân đôi cho phép phù thuỷ nhân lên (chớ không phải biến ra hư không) vật mong muốn (trong trường hợp này thứ gì biến ra từ vàng), như được chứng kiến trong Hầm bạc của mụ Lestrange ở Gringotts vào năng 1998, lại nhắc đến ngoại lệ cho thức ăn - cho phép nhân lên chớ không phải biến ra.

• Tiền và nơi trú ngụ: Đây là hai vật, nhưng chúng được liên kết chặt chẽ với nhau. Chẳng ai có thể có nhà khang trang hay rộng rãi mà không có tiền để trả cho nó. Mặc dù nội thất của một phòng hay một khu vực có thể được mở rộng, như nhà Weasley đã làm khi cắm trại ở cúp Quidditch Thế giới và khi phóng trên một con xe mượn của Bộ, và vật quý giá có thể được nhân lên, nếu như mục đích là để làm chết ngạt bất kì tên trộm nào lảng vảng trong Hầm Bạc ở Gringotts, chúng không thể được tạo ra từ hư không.

• Quần áo: Kể cả phù thuỷ cực kì cao tay - bao gồm cả thầy Lupin hay bà Weasley - cũng không thể biến ra áo choàng từ hư không và phải dính lấy đống quần áo cũ kĩ và vá víu chằng chịt, quần áo quá ngắn hoặc lỗi thời một cách tuyệt vọng. Nếu quần áo có thể biến ra được, Lupin đã biến ra một cái tủ quần áo mới từ đời nào rồi, và chắc chắn Ron sẽ không phải mặc bộ quần áo đáng xấu hổ ở Vũ hội Mùa đông.

• Bộ phân cơ thể bị mất bởi Nghệ thuật Hắc Ám: Trong thế giới phù thuỷ, mọi bộ phận cơ thể đều có thể chữa lành và thậm chí tạo ra từ hư không (giống như việc Harry mọc lại xương sau tai nạn Quidditch trong cuốn "Phòng chứa bí mật." Nhưng những bộ phận bị mất - và cả thân thể, trong trường hợp Lời nguyền Giết chóc - không thể được thay thế hoặc chữa lành nếu như do Nghệ thuật Hắc Ám gây ra, bất kể người chữa tài giỏi tới cỡ nào.

• Nhiệt độ: Việc tạo ra hơi ấm hay hơi lạnh hoặc sự biến hoá một thứ ấm thành thứ gì lạnh (và ngược lại). Mặc dù phù thuỷ có thể tạo ra nước (Aguamenti!) và có thể bốc hơi ra từ đầu đũa thông qua bùa chú - hơi nước mà có khả năng làm tan chảy nhẹ tuyết hoặc làm khô quần áo ướt nhẹp - phù thuỷ không thể làm tăng hay giảm nhiệt độ không khí, ngăn mưa hay tuyết rơi, làm chậm hay tăng tốc gió, hoặc đun hay làm mát lượng nước lớn.
 
^Đáng buồn thay, phép thuật đều vô dụng trước những thứ quan trọng và thiết yếu nhất cho cuộc sống của mỗi con người.
Và cả ở Muggle World hay Wizarding World, mối quan tâm lớn nhất, ám ảnh người ta nhất cũng chỉ là 3 thứ: tiền, sức mạnh và tình yêu.
 
Phép thuật cũng có giới hạn chứ.

Chính vì thế phù thuỷ với muggle giống nhau, đó là chúng ta không thể điều khiển mọi thứ theo ý mình.
 
Back
Bên trên