Em nào có câu hỏi về ĐH Bách Khoa có thể nêu ở đây.

hic, thía còn khoa tiếng Anh chuyên ngành thi khối D thì sao hả anh Duy
Anh có biết điểm chuẩn năm ngoái không ạ ??
 
Anh ơi! Em đã xin được một số đề thi vào lớp cử nhân tài năng của BK và đã làm thử nhưng chưa biết mình làm đã gần đạt yêu cầu chưa? Anh có thể cho em biết điểm để vào lớp này trong mấy năm gần đây ko?
 
Chú Toàn vào khối D BK làm gì? Trong đấy nhiều con gái đấy nhưng mà học toàn tiếng Anh các ngành kĩ thuật, dịch thuật thôi.

Em Việt Anh: Cái này anh không nhớ. Thật ra buổi đầu năm đến đóng học phí là đã đăng kí thi luôn rồi. Anh thấy các năm điểm từ 50% trở lên thôi thì phải. Để anh thử hỏi lại xem nhé. (Cái này anh không thi vì trình kém)
 
Em có câu hỏi thế này : Khoa Cử nhân tài năng hoặc là Kĩ sư chất lượng cao của BK học về chuyên ngành gì ? Mỗi năm 2 khoa này lấy không nhiều ,và nói chung là giải QG toán ,lý ,hóa cũng đều vào đấy tất .Như vậy thì chương trình học sẽ thiên về cái gì và sau khi học xong ở đấy ra em có thể làm về lĩnh vực gì ?
Mong anh trả lời giúp em .
 
phạm hoàng lê đã viết:
Em có câu hỏi thế này : Khoa Cử nhân tài năng hoặc là Kĩ sư chất lượng cao của BK học về chuyên ngành gì ? Mỗi năm 2 khoa này lấy không nhiều ,và nói chung là giải QG toán ,lý ,hóa cũng đều vào đấy tất .Như vậy thì chương trình học sẽ thiên về cái gì và sau khi học xong ở đấy ra em có thể làm về lĩnh vực gì ?
Mong anh trả lời giúp em .

Anh không có thời gian đọc hết các câu hỏi của các em, anh chỉ nói sơ qua một số thông tin cần thiết để các em định hướng cho thật tốt.

1. Các em cần phân biệt Cử nhân và Kỹ sư
Đây là hai khái niệm tương đối khác nhau của VN, hầu hết cử nhân được đào tạo 4 năm (Bên ĐHQG là một ví dụ) còn kỹ sư được đào tạo 5 năm (BK, XD hay Kiến Trúc chẳng hạn)

2. Các em cần phân biệt Khoa Kỹ Sư Tài Năng và Chương trình đào tạo Kỹ sư Chất Lượng cao

Khoa Kỹ sư Tài năng do Bộ Giáo dục và ĐT chủ trương mở ra để đào tạo tập trung các "kỹ sư tài năng" cho đất nước. Vào học khoa này, các em được hưởng nhiều ưu đãi như các thầy giáo giỏi, có uy tín của BKHN dạy các môn học. Học bổng cũng cao hơn hệ Kỹ sư chính quy, ...

Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao là chương trình hợp tác với Pháp, đào tạo kỹ sư toàn năng. Đây là chương trình xây dựng với mục đích đào tạo ra các "tổng công trình sư" cho VN, là những người không chỉ am hiểu chuyên môn mà còn biết quản lý, tài chính, ... Tóm lại, tạo ra một kỹ sư có thể đứng đầu quản lý một dự án lớn (Đòi hỏi kỹ năng tổ chức, tối ưu hóa thiết kế, tài chính, ...)

3. Khoa Kỹ sư tài năng
Hàng năm Khoa Kỹ sư tài năng tuyển một số lượng hạn chế SV để đào tạo tập trung theo một số ngành nhất định. Với các ngành khác thì anh không rõ nhưng riêng ngành Điện tử - Viễn thông và Công nghệ thông tin thì được đào tạo luân phiên, nghĩa là năm nay có chỉ tiêu ngành Điện tử - Viễn thông thì năm sau sẽ là ngành CNTT

Ngoài ra còn có ngành Điều khiển tự động, Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, ...

Tùy từng ngành mà có chương trình đào tạo riêng. Nói chung em hỏi là chương trình đào tạo thiên về cái gì và sau này ra trường làm gì thì bản thân những người sắp tốt nghiệp như anh (SV năm thứ 5 ngành Điện tử - Viễn thông) cũng chưa thể trả lời được.
Em theo học ngành gì sẽ được đào tạo đúng chuyên ngành đó và sau này ra trường thì tùy môi trường của em mà tập trung trong một lĩnh vực chuyên môn hẹp hơn, ...
 
Anh sẽ không giới thiệu quá nhiều về trường ĐHBKHN, các em có thể tìm thêm thông tin trên trang:

http://www.hut.edu.vn

Về một số ý kiến tiêu cực về BKHN, anh cũng không đính chính nhiều. Chỉ góp ý với các em thế này: Chọn trường là việc của cả đời, nó xác định cho em một nghề mà sau này cái nghề ấy sẽ đi với cái nghiệp của em như hình với bóng. Hãy xác định chính xác những gì mình muốn làm và những gì mình muốn học.

BK nói riêng và các trường khác nói chung thì phương pháp đào tạo vẫn như cũ, không có nhiều thay đổi. Học ở PT cũng thế, các em muốn đi thi học sinh giỏi cấp Thành, Quốc Gia thì tự các em phải học và đọc thêm rất nhiều. Vào BK cũng thế, những gì được học trên trường chỉ là những viên gạch xây cho các em một cái móng, cái móng có vững chắc không là tùy thuộc ở các em. Ra trường muốn làm việc được thì phải tự mình trau dồi kiến thức thực tế, tự mình tìm hiểu những gì không được học trên trường thì các em mới "thi thố" được với nhiều "cao tăng" khác trên phạm vi quốc gia.

Với tư cách là một SV sắp tốt nghiệp ra trường (SV năm thứ 5), anh sẽ "hỗ trợ" các em định hướng ngành trong trường BKHN, mà có lẽ chỉ là ngành Điện tử - Viễn thông mà hiện tại anh đang theo học.

Hiện nay, có nhiều người đổ xô vào ngành công nghệ thông tin (CNTT). Anh không tiếp tục một cuộc chiến không có hồi kết giữa CNTT - Điện tử Viễn Thông (ĐTVT) mà ngay trong trường BKHN, giữa SV và thầy cô giáo của 2 ngành này cũng luôn luôn có một mối "thâm thù" khẩu chiến. (Lưu ý: Ngành ĐTVT và CNTT là 2 ngành từ một mẹ đẻ ra là ngành Vô Tuyến Điện)

Khoa Điện tử - Viễn thông
ĐTVT hay mọi người cứ truyền miệng nhau: Điểm To Vì Tiền, đã một thời là khoa "bê bối" nhất trong trường ĐHBKHN, là khoa mà SV có thể dùng tiền mua điểm, các thầy giáo thì có "báo giá" điểm cho từng lớp, ...
Đến thời anh, hiện tượng này vẫn còn nhưng tập trung chủ yếu ở số ít các giảng viên ở độ tuổi sắp về hưu (Do Bản thân khoa và trường thực hiện chiến dịch "bàn tay sạch")
Một cách toàn diện hiện nay, Khoa ĐTVT đã tạm xóa bỏ đi cái vết nhơ của quá khứ để xây dựng một khoa xứng đáng với một ngành mũi nhọn của đất nước.

Khoa Điện tử - Viễn thông thích hợp nhất với các em thuộc 3 nhóm khối chuyên: Chuyên Toán, Chuyên Tin, Chuyên Lý

Khoa ĐTVT đào tạo những ngành gi?
Khoa Điện tử - Viễn thông hiện nay đào tạo 4 ngành chủ yếu

1. Điện tử tin học
Ngành này đạo tạo Kỹ sư chuyên về ứng dụng CNTT trong Ngành điện tử. Vậy thì ngành này tập trung vào những gì?

* Các môn cơ sở của ngành:
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Cái này dân tin học hết hồi PT rồi),
- Ngôn ngữ lập trình (Học C và C++ để hiểu được nguyên lý lập trình hướng đối tượng, xu hướng phát triển chính hiện nay)
- Cơ sở dữ liệu: Các em phải thiết kế được một CSDL mà mọi thao tác trên nó đều không gây ra lỗi cho CSDL, sử dụng các hệ quản trị CSDL như MS Access, MS SQL Server 2000, Oracle 8i, MySQL, ...

* Một vài ví dụ cho cái ngành ĐT Tin học:
- Các em đã bao giờ hình dung ra được, em online vào internet, Truy cập vào một trang web (ví dụ: http://www.myhome.net) và điều khiển các thiết bị trong nhà của mình chưa? Ví dụ, em quên mất chưa bật máy nóng lạnh, tranh thủ giờ ra chơi, em online và bật máy nóng lạnh, khi về em có nước nóng để tắm, thật là mát mẻ. Là kỹ sử ĐTVT, em hoàn toàn có thể tự thiết kế và xây dựng một hệ thống như vậy.
- Các em đã bao giờ vào METRO chưa? Khi vào, các em phải dùng thẻ để người ta đọc mã vạch, đúng người ta mới cho vào. Rồi khi thanh toán, các em cũng phải đọc mã vạch, các sản phẩm đều có mã vạch, người ta đọc mã vạch của sản phẩm thế là trên máy PC đã có giá của SP, ... Tất cả hệ thống này, khi tốt nghiệp khoa ĐTVT, các em đều có thể làm được

(to be continued ...)

2. Điện tử thông tin
3. Điện tử Y Sinh
4. Điện tử Hàng không
 
nhất trí với các anh, em quyết tâm không thi bách khoa (dù đã đăng kí và không thi thì sẽ bị ăn tát)
 
to Vinh Nam: tớ rất ủng hộ đấy, cứ thi trường nào cậu thích ấy, chỉ khuyến cáo rằng hai năm đầu thì trường nào cũng như nhau, đặc biệt là các môn chính tờ rị. Tốt nhất là mò lấy cái học bồng => leave Vn
 
Hoàng Thanh Sơn đã viết:
đúng:| chính là khoa đó:|
Ý các anh là khoa nào zị ??? Khó hiểu quá!!!
To Trung Dũng: sao hum nay ko đi thi bóng rổ ??? Cả Tuấn Minh nữa ???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Khánh:
1. Sáng nay bọn lớp tao kiểm tra giữa kì Vật lí Điện, mà tao nghe cả hai bảo là bọn nó đều nghỉ quá 3 buổi rồi, nên bọn nó nghỉ thi luôn.
2. Ông nói cho khóa sau toàn lôi những điều tiêu cực ra làm gì, theo tôi ở Bách Khoa dễ hỏng người mà ở đâu cũng thế thôi, thậm chí còn tệ hơn ý chứ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khoa Điện tử - Viễn thông
ĐTVT hay mọi người cứ truyền miệng nhau: Điểm To Vì Tiền, đã một thời là khoa "bê bối" nhất trong trường ĐHBKHN, là khoa mà SV có thể dùng tiền mua điểm, các thầy giáo thì có "báo giá" điểm cho từng lớp, ...
Đến thời anh, hiện tượng này vẫn còn nhưng tập trung chủ yếu ở số ít các giảng viên ở độ tuổi sắp về hưu (Do Bản thân khoa và trường thực hiện chiến dịch "bàn tay sạch")
Một cách toàn diện hiện nay, Khoa ĐTVT đã tạm xóa bỏ đi cái vết nhơ của quá khứ để xây dựng một khoa xứng đáng với một ngành mũi nhọn của đất nước.

Khoa Điện tử - Viễn thông thích hợp nhất với các em thuộc 3 nhóm khối chuyên: Chuyên Toán, Chuyên Tin, Chuyên Lý

Khoa Điện tử mà đổi mới được thế này thì tốt. Hồi sau khóa anh thấy hình như cái việc điểm chác ấy công khai. Nhiều "ông" nổi tiếng : Quyết, Lộ, ... Chính cái việc chạy điểm ấy cũng tạo nên không ít giáo viên thế hệ mới mà tư cách cũng cần phải xét đến, chỉ có điều chưa bùng phát thôi. Nghe thấy hơi bi quan nhỉ, nhưng đấy là sự thật. Dù sao, phải tự hào là mặc dù chơi là chính nhưng anh chưa bao giờ mất một $$$ nào về cái khoản hậu trường kia. Thế cũng đáng "tự hào" lắm rồi. :)

Nói thế thôi, ngành Điện tử Viễn thông cũng có cái hay, nhất là với ai thích kĩ thuật và khoa học tự nhiên. Có hai điểm mà các em nên chú ý. Một là, không nên nghĩ trường đại học sẽ đào tạo cho mình tốt về một nghề mà chỉ nên coi là một giai đoạn trung gian giúp định hướng phát triển cũng như là giai đoạn giúp chúng ta bổ sung những kiến thức cơ bản một cách hệ thống, toàn diện. Vì thế, không nên đặt câu hỏi học môn này để làm gì (nhất là khi học lại Toán Giải tích hoặc Đại số mấy năm cơ sở). Các môn về Toán rất quan trọng, nhất là môn Đại số và Xác suất. Về sau đi làm, các môn này là cơ sở để các em đọc hiểu và có điều kiện thì phát triển các hướng nghiên cứu chuyên ngành. Nếu môn này không chắc, khi đọc các tài liệu chuyên ngành sau này, các em sẽ thấy rất ngại vì thấy nhiều Toán quá. Nhược điểm lớn trong cách dạy của BK là dạy dàn trải quá, không sâu về cơ bản nên sinh viên kĩ thuật lại sợ môn Toán. Một thầy giáo khá nổi tiếng của Khoa, đc Vương Cộng, đã từng phát biểu rằng: lí thuyết không sai, chỉ có điều người làm thực tế làm sai lí thuyết nên dẫn đến kết quả sai. Nói ra như vậy để thấy rằng, khi học nên tập trung học các môn cơ bản để làm cơ sở kiến thức, về sau đi làm có thể dễ dàng hơn khi giải quyết các bài toán thực tế. Theo anh, trử một số rất ít những "bộ óc" xuất chúng, còn sinh viên không cần đặt cho mình mục tiêu ra trường có thể làm việc được ngay. Các em yên tâm là ở đâu người ta cũng cho minh một thời gian (khoảng vài tháng) để thử và làm quen với công việc. Lúc đó, nếu kiến thức cơ bản tốt, chúng ta hoàn toàn có thể hoàn thành việc. Hơn nữa, tác phong làm việc của một người có kiến thức cơ bản sẽ thể hiện ngay trong cách tiếp cận và giải quyết công việc. Về điểm này, người giao việc rất hay chú ý, các em có thể yên tâm là họ sẽ nhận thấy năng lực của mình nếu mình thật sự có khả năng và kiến thức.

Hai là bây giờ tài liệu kĩ thuật khá nhiều trên Internet, cả các bài giải và handouts của nước ngoài. Chúng ta nên đọc các tài liệu này bằng tiếng Anh, vừa để rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu, vừa yên tâm vì các tài liệu này thường chuẩn hơn so với tài liệu dịch ra tiếng Việt. Nếu có khả năng tự học thì có lẽ học ở VN cũng không kém so với nước ngoài là mấy. Theo anh biết, ngành Điện tử Viễn thông ở nước ngoài, ngoại trừ mấy bộ môn về thiết bị hay là công nghệ Điện tử, các bộ môn còn lại (bao gồm cả kĩ thuật thông tin, viễn thông) cũng tập trung dạy cơ bản, không cần phải quá nhiều thí nghiệm đâu. Vấn đề là họ đào tạo được khả năng tự đọc và tìm tòi tài liệu, sinh viên hay phải viết report để rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức. Các tài liệu trên hoàn toàn có thể tìm thấy trên Internet hoặc sách kĩ thuật ở các thư viện.

Chúc các em thi và học đại học đạt kết quả tốt!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên