[Download] - Nhạc cổ điển, hòa tấu, ko lời -

Tiểu sử
Ludwig van Beethoven (17 tháng 12, 1770 tại Bonn - 26 tháng 3, 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Wien, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter)cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại và ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.

Trong số những tác phẩm lớn của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 5, số 9, số 6, các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sô-nát Thống thiết (Pathétique) và Ánh trăng (Moonlight)...


Gia đình
Ludwig van Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, tuy nhiên tổ tiên là những người nông dân và thợ thủ công có nguồn gốc từ Flanders. Chữ "van" trong tên ông không có nghĩa là xuất thân từ dòng dõi quý tộc (adlige Herkunft) mà đơn thuần chỉ là từ để chỉ nguồn gốc địa phương (örtliche Herkunft). Ông nội của ông, cũng mang tên Ludwig van Beethoven, là một người chỉ huy dàn nhạc cung đình ở Bonn. Cha ông, Johann van Beethoven, là một ca sĩ giọng tenor trong giáo đường hoàng gia ở Bonn. Mẹ của Beethoven là Maria Magdalena Keverich. Ludwig van Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Ông sinh ngày 16 (hoặc 17) tháng 12 năm 1770, làm lễ rửa tội ngày 17 tháng 12 năm 1770 và mang tên của ông nội.

Cha của Ludwig van Beethoven vốn rất ngưỡng mộ Wolfgang Amadeus Mozart, người chỉ mới 6 tuổi đã là một nhà soạn nhạc. Ông cũng muốn Beethoven trở thành một thần đồng như thế. Chính vì ước muốn này mà ông bắt đầu dạy dương cầm cho Beethoven. Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.

Cuộc sống của Beethoven cũng có rất nhiều khó khăn. Cha ông là một người nghiện rượu, mẹ ông lại hay đau ốm. Trong sáu anh chị em của Beethoven chỉ còn có hai người sống sót. Trong khi mối quan hệ giữa Beethoven với cha rất căng thẳng và xa cách thì ông lại rất thương yêu mẹ. Vào khoảng 5 tuổi ông bị chứng viêm tai giữa nhưng bố mẹ ông không biết. Do vậy ông đã không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Có lẽ đây là nguyên nhân làm ông bị điếc về sau này.

May mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven. Mọi người tìm cách thuyết phục cha Beethoven cho phép để Beethoven được tiếp tục theo học nhạc với các thầy dạy nhạc khác. Trong số các thầy dạy của Beethoven, có thể kể tên Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm). Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.


Học hành
Để tiếp tục học hỏi, năm 1787, Beethoven đến Wien. Trong túi áo, ông có một giấy giới thiệu của Tuyển hầu tước (Kurfürst) Maximilian Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chính của chuyến đi là được theo học Wolfgang Amadeus Mozart. Vào thời điểm ấy, rất nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng như Joseph Haydn đã biến thủ đô của Áo thành trung tâm âm nhạc của cả châu Âu.

Tuy nhiên ước mơ theo học Mozart đã không thực hiện được vì lúc đó nhà soạn nhạc thiên tài này quá bận bịu. Hơn nữa, Beethoven cũng chỉ ở Wien được hai tháng thì mẹ ông bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn. Không bao lâu sau khi ông trở về Bonn thì mẹ ông cũng qua đời.

Năm 19 tuổi (1789, Beethoven bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây và đặc biệt là thông qua Eulogius Schneider, ông đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng được phản ánh trong các tác phẩm của ông sau này, đặc biệt là trong vở nhạc kịch Fidelio.

Năm 22 tuổi, lần thứ hai Ludwig van Beethoven lại đến Wien và lần này ông không bao giờ quay trở lại Bonn, thành phố quê hương của ông, nữa. Cha ông đã qua đời. Lãnh địa của vương hầu nơi đây đã bị diệt vong bởi sự xâm chiếm của người Pháp. Vào thời điểm đó, Wolfgang Amadeus Mozart cũng đã qua đời trong lặng lẽ. Tuy nhiên Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ sự giới thiệu cũng như thiên tài của mình, Beethoven đã được những người có thế lực bậc nhất của Wien như Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowski nhận đỡ đầu.


Sự nghiệp trong vai trò nghệ sĩ dương cầm

Những đau đớn thể xác
Trong cuộc đời của mình, Ludwig van Beethoven đã phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn về mặt thể xác. Nguyên nhân bệnh tật của ông cho đến hôm nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Có một thời người ta cho rằng Ludwig van Beethoven mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Vào đầu tháng 12 năm 2005, Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago đã đưa ra bằng chứng là ngay từ thời thanh niên Ludwig van Beethoven đã bị nhiễm độc chì rất nặng. Công bố này dựa vào sự phân tích một mẫu xương sọ của Ludwig van Beethoven bằng X quang. Như vậy có thể nói ngay từ khi ông mới 20 tuổi Ludwig van Beethoven đã chịu đựng tác động rất nặng của tình trạng nhiễm độc chì.

Tài liệu lịch sử còn cho biết, ngay từ khoảng 20 tuổi, tính cách của Ludwig van Beethoven đã bắt đầu thay đổi. Cùng thời gian đó, ông cũng thường than phiền về chứng đau bụng không rõ nguyên do của mình.

Tuy nhiên người ta vẫn chưa rõ liệu chứng điếc của ông có phải do nhiễm độc chì hay không. Vào khoảng 30 tuổi, Ludwig van Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ hóa thính giác và triệu chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có cách gì cứu vãn. Đến năm 1819 thì ông điếc hoàn toàn chính vì vậy ông không còn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc được. Việc giao tiếp lúc này đối với ông cũng cực kỳ khó khăn.


Tình yêu

Những năm cuối cùng

Nhà soạn nhạc thiên tài

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Ludwig van BeethovenBeethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven (1740-1792), người gốc Flanders, và mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1744-1787). Cho đến tận thời gian gần đây, nhiều công trình tham khảo coi ngày 16 tháng 12 là "ngày sinh" của Beethoven, với lý do là ông được rửa tội vào ngày 17 tháng 12 và trẻ con vào thời đó thường được rửa tội vào ngày hôm sau ngày sinh. Tuy nhiên, các học giả hiện đại không đồng ý dựa trên giả định như vậy.

Thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven là cha ông, là nhạc sỹ tại cung của Hầu-Tuyển đế ở Bonn, tuy nhiên cha ông cũng là người nghiện rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng, như Mozart. Tuy nhiên, tài năng của Beethoven sớm được mọi người chú ý. Beethoven được Christian Gottlob Neefe dạy bảo và nhận vào làm, cũng như được Hầu-Tuyển đế hỗ trợ về tài chính. Mẹ của Beethoven mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng vài năm ông chịu trách nhiệm nuôi dưỡng hai người em trai của mình.

[sửa]
Phong cách âm nhạc và đóng góp
[sửa]
Tác phẩm
[sửa]
Thông tin về hộp sọ của Beethoven
Giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc Đại học San Jose (Hoa Kỳ) chính thức tuyên bố đã tìm ra hộp sọ của Beethoven. Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul Kaufmann (người gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California, Hoa Kỳ).

Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh (2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh nhỏ) được khai quật năm 1863 rồi được cất giữ tại Pháp trước khi được chuyển giao cho Paul Kaufmann vào năm 1990.

Qua nghiên cứu hộp sọ (có so sánh DNA với các mẫu tóc của Beethoven), một số giả thuyết về cái chết của Beethoven đã bị bác bỏ (bệnh Crohn) hoặc được củng cố (hàm lượng chì cao).

Nguồn:Wikipedia
 
trang này hay wa' :D

----------

nhầm, nhầm òi :D ko phải hay :D wa' hay :D

----------

ai nghe romance đánh theo kiểu nhạc jazz chưa ;;) ( guitar )

----------

< rag time romance >
 
còn đây là một album toàn guitar solo

font.jpg


01 Greensleeves
02 Romance D'amour
03 Morning Has Broken
04 Moutains And Meadows
05 Classical Gas
06 Always On My Mind
07 What A Wonderful World
08 Castles In The Sand
09 Killing Me Softly With His Song
10 Time To Say Goodbye
11 Searborough Fair
12 La Rose
13 Minuet in G
14 And I Love Her
15 Senza Di Te
16 Your Song
17 Night In White Satin
18 Blue Moon
19 Guantanamera

@ Giang Hương Lê: cái list các tác giả của em nhiều quá, may ra anh biết đc 10 người trong số đấy. mà nói thật với em là hầu hết các tác phẩm classic anh nghe chả hiểu gì cả đâu, nên cũng kô thích mấy, kể cả những tác phẩm nổi tiếng như moonlight. mấy thằng bạn anh cứ kêu anh khó tính, nhưng thực ra anh chỉ là dạng cực kì dễ tính của những người kĩ tính. thể loại mà anh có thể nghe và cảm thụ được chắc chỉ là New Age thôi
 
Bài Minuet in G nghe ghita nhộn ghê 8-}, thích piano hơn :x
Time to say goodbye nghe buồn cười vì đáng ra bài này tiếng nó phải ngân nga còn ghita thì không làm thế được
Thanx bạn Lê nhiều vì cái list tên mấy ông theo trường phái kia nhá :x. Bây h mới biết đến mấy cái ý, thảo nào ông anh tớ cứ nói Baroque với chả Phục hưng, mình chả hiểu gì :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hm` ... nghe cổ điển khó lòi mắt X_X ... muốn thấy hết cái hay phải thấy được những gì mà tác phẩm nói lên 8-} .... nhưng mà tưởng tượng ra được ( khó lắm ) mấy cái đó thì sẽ hay (+ hoành tráng ) hơn nhìu lần là nghe chay mà chẳng hiểu gì cả .... vd mấy cái bài miêu tả phong cảnh của guitar solo ( cảnh động đất - asturias [8-} ko nhớ đúng tên ] hoặc là cảnh thanh bình tại 1 vùng quê [ quên móa nó mất tên ]
 
@Trâu: Xôm nhỉ, đã thế tôi giới thiệu về Chopin - ghét nhạc của ông này nhất ^_^

tình cờ phát hiện ra trang này, beaucoup luôn
:D MErci anh Quang, nhưng toàn những bài quen rồi ạ ^;^, một số link đã die, :) nhưng cũng thanx anh nhiều.

ai nghe romance đánh theo kiểu nhạc jazz chưa

^)^ share đi!

@ Giang Hương Lê: cái list các tác giả của em nhiều quá, may ra anh biết đc 10 người trong số đấy. mà nói thật với em là hầu hết các tác phẩm classic anh nghe chả hiểu gì cả đâu, nên cũng kô thích mấy, kể cả những tác phẩm nổi tiếng như moonlight. mấy thằng bạn anh cứ kêu anh khó tính, nhưng thực ra anh chỉ là dạng cực kì dễ tính của những người kĩ tính. thể loại mà anh có thể nghe và cảm thụ được chắc chỉ là New Age thôi

:p, đó là toàn bộ các nhà soạn nhạc cổ điển của thế giới anh ạ. Tất nhiên cũng có nhiều người em chưa nghe giai điệu của họ bao giờ. Bây giờ đang học Chopin nhiều.
Em ko hiểu tại sao một người hứng thú với nhạc ko lời như anh lại ko thích nhạc cổ điển =__=. Có phải do khuynh hướng hiện đại quá nên chỉ khoái những bản hòa tấu modern ko? :))

thực ra anh chỉ là dạng cực kì dễ tính của những người kĩ tính. ~~> có lẽ nên xem xét :p

Xét về một khía cạnh nào đó, nhạc New Age ko phải dễ nghe, một số bài còn khó hiểu hơn cả nhạc cổ điển, nhưng mỗi người có một gout riêng ^^. Chúng ta sẽ bàn cái này sau.

Bài Minuet in G nghe ghita nhộn ghê , thích piano hơn
Time to say goodbye nghe buồn cười vì đáng ra bài này tiếng nó phải ngân nga còn ghita thì không làm thế được
Thanx bạn Lê nhiều vì cái list tên mấy ông theo trường phái kia nhá . Bây h mới biết đến mấy cái ý, thảo nào ông anh tớ cứ nói Baroque với chả Phục hưng, mình chả hiểu gì

:D Ko có chi 'Voi' ạ, hy vọng lúc ấy rảnh thì vào xem topic này, :p bàn luận về nhạc ko lời mà.

Bây giờ là một số nét về nhà soạn nhạc piano F.Chopin.
Nếu như Beeth nổi tiếng về những bản giao hưởng bất hủ, Mozart theo khuynh hướng viết cho các bản concerto, tam tấu, tứ tấu..etc... thì F.Chopin, lại thiên riêng về piano thôi. Đương thời ông cũng là một nghệ sĩ piano thực thụ. [+_+ thế nên dù ghét nhạc Chopin mấy, cô dạy đàn của tớ cũng bảo là phải biết đành nhạc của ông ~~> người chơi piano mà ko đánh được thì người ta cười cho]
Mọi người hãy cố gắng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về Chopin cũng như cảm hứng âm nhạc của ông nhé!
-----------------------------------------------------------------------
- F.Chopin - thổi hồn cho những giai điệu piano -

chopin2.jpg
Frederich Chopin sinh ở Ba Lan, cha là người Pháp, mẹ là người Ba Lan. Con người Chopin chính là sự hòa trộn giữa tính cách Slave và tâm hồn La tinh. Những giai điệu dân ca, những vũ khúc thôn dã thấm vào dòng sữa mẹ nuôi dưỡng cậu bé, nhà soạn nhạc thiên tài không chỉ của riêng đất nước Ba Lan. Đó là những tố chất làm nên một thiên tài âm nhạc thuần khiết, đôn hậu, mãnh liệt và da diết.

Khi còn nhỏ, cậu bé Chopin đã tự kê ghế ngồi trước cây đàn piano. Khúc nhạc đầu tiên của cậu là một khúc ứng tác. Lớn lên một chút, Chopin học nhạc dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Voisech Gipnew. Năm lên 7, sáng tác đầu tiên của Chopin là một bản polonaise. Đó là một trong những giai điệu dân ca quen thuộc của ngưòi nông dân Ba lan chân chất và sôi nổi, giai điệu ấy thấm vào trong máu Chopin từ bé, đến năm lên 9 tuổi Chopin đã nôi tiếng là một nghệ sĩ tài ba trong các buổi biểu diễn trước những người hâm mộ và có vẻ sùng bái. Năm ông 14 tuổi, giáo sư Voisech thú nhận rằng ông “không còn gì dể dậy cho cậu bé thiên tài”. Giáo sư nhận xét: ”đối vói một thiên tài lớn các quy tắc sinh ra là để bác bỏ”. Chopin chính là con người như thế. Sau đó, Chopin được giới thiệu đến học nhạc sĩ sáng tác nổi tiếng Guizep Enxe. Năm 15 tuổi, Chopin đã rong ruổi trên khắp đất nước Ba Lan, cậu bé vừa biểu diễn, vừa quan sát, học hỏi và lắng nghe, thu lượm các làn điệu dân ca. Âm nhạc các miền đất, vùng quê thấm dần vào cậu bé. Năm 1826, vừa tròn 16 tuổi, Chopin vào học trường cao đẳng âm nhạc .Năm 18 tuổi Choipin đã sáng tác hai bản rondo cho đàn piano. Trong chuyến đến thủ đô Viên biểu diễn lấn đàu tiên liến trong hai buổi, cả kinh đô Âm nhạc Châu Âu nồng nhiệt đón tiếp và ngưỡng mộ tài năng của nhạc sĩ trẻ thiên tài trên cây đàn piano với một sức hút kỳ diệu. Từ Viên, Chopin tiếp tục hành trình lưu diễn ở Dresden (Đức)

Vừa tròn 20 tuổi, chàng thanh niên lòng tràn ngập tình yêu quê hương, phải dứt áo từ giã tổ quốc Ba Lan. Đó là năm 1830, Chopin mang theo bên mình nắm đất quê hương đựng ttrong một chiếc cốc bằng bạc .Trước khi ròi tổ quốc, Chopin chơi bản concerto giọng mi thứ như một lời vĩnh biệt người thân, bạn bè để sang sinh sống tại Pháp, quê hương của cha mình. Ông đến Paris đúng vào thời kỳ rực rỡ nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Tại đây, ông gặp Liszt, nghệ sĩ chơi piano điêu luỵện người Hung và nhà thơ vĩ đại người Đức Heine. Ngay lập tức, Chopin trở thành thần tượng trong các phòng nhạc của giới quý tộc và quyền quý. Đây cũng là nơi những tâm hồn nhạy cảm, ngây ngất khi được nghe những bản polonaise bất hủ hoặc những điệu vũ mazurka của Chopin.

Thời đó, người ta gọi Chopin là nhà thơ - nhạc sĩ điêu luyện trên cây đàn piano đầy uy quyền. Hơn thế, ông còn là một người luôn tìm tòi khám phá những tính năng tiềm ẩn của nhạc cụ này. Khi biểu diễn piano, ông thường có một người thợ đàn để cân chỉnh lưỡng từng sợi dây, từng nốt nhạc.

chopin1.gif

Năm 1836, Chopin gặp nữ văn sĩ George Sanz.Thế là bắt đầu một cuộc tình kéo dài suốt 10 năm ròng rã. Hai người trải qua những ngày hè cháy bỏng yêu đương ở Nohan, miền trung nước Pháp. Giai diệu dào dạt, da diết tràn đầy tình yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người trong bản concerto giọng Si giáng thứ được ông ấp ủ vào mùa hè cháy bỏng tình yêu này. Sau khi từ Malorca trở về, Chopin đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời này. Toàn bộ bản concerto chứa chan nỗi khát khao, lòng nhiệt tình như ngọn lửa rực cháy. Tính chất mạnh bạo khác thường trong kết cấu các chương của bản concerto mà Choipin sử dụng để hợp nhất thành một thể thống nhất gồm 4 phần, dường như tương phản nhau. Bản nhạc khiến những người đương thời quen với thể loại này cũng phải sửng sốt. Mỗi chương có một cuộc sống riêng đầy rạo rực nhưng đều thấm đẫm một thứ tình cảm tràn trề. Đó là cảm giác về một cuộc đấu tranh căng thẳng, mãnh liệt. Ngay hợp âm đầu tiên đã báo hiệu điều đó. Đồng thời những nét nhạc tương phản dữ dội lại hết sức hợp lý .Những giai điệu hợp lý nhưng chứa đầy ý nghĩa và tuyệt đối .Chính George Sanz đã nhận xét “bản concerto tuyệt đẹp và nghe đau đớn như xé ruột “ Chương hai với những hồi ức xiết bao sung sướng và xa xôi, khiến cho giai điệu tươi sáng ở đoạn giữa phần Schetzo. Chương 3 trở lại giai điệu này và sau đó, gần như ở phần cuối, âm nhạc lại ngoái nhìn một lần nữa bức tranh phong cảnh thanh bình thời ấu thơ niên thiếu.Tuyệt vọng, lo lắng và buồn rầu, những tình cảm đó, Chopin không bao giờ thể hiện trong Âm nhạc mặc dù những năm đó,Chopin mắc bệnh lao. Nhạc sĩ người Đức Medelssohn thốt lên “Chopin là cả một lò lửa. Ông nung nóng chảy tất cả những gì mà cuộc sống ban cho. Và ông ấy đã rút ra từ đó kho báu hết sức quý giá”

chopin2.gif

Suốt cả mùa đông hai năm 1838-1839, George Sanz đưa ông đến đảo Balearet – vùng Marloca. Nàng hy vọng rằng với sóng gió,nắng biển và bầu trời trong xanh, Chopin sẽ sớm khỏi bệnh, song vô vọng. Thời gian này Chopin đã sáng tác 25 bản prelude và các bản marzurka. Năm 1843, nhạc sĩ Liszt hết sức thán phục và nói “khác với Chistopher Columb, cậu đã phát hiện ra, không phải một thế giới má là nhiều thế giới

Thời gian Chopin mắc bệnh nặng, ông thay đổi nhiều, sức khỏe giảm sút, yếu đi rất nhanh. Năm 1844, khi vào tuổi 34, Chopin sáng tác bản polonaise giọng Fa giáng thứ. Đó là bản polonaise ảm đạm nhất trong các bản polonaise nổi tiếng của ông. Giới phê bình âm nhạc thế giới đặt tên là “Hành khúc tang lễ “. Tác phẩm súc tích toát lên nỗi đau thương vô hạn. Song âm hưởng của khúc nhạc cũng gợi lên trong lòng người niềm xúc động sâu thẳm nuôi dưõng tinh thần và dấn bước đi lên vượt qua những mất mát đau thương. Bản nhạc không có đoạn kết hân hoan, thực ra mỗi bản nhạc trong thể loại này đáng giá bằng một bản concerto hoặ sonate. Thậm chí, khi tác phẩm khép lại thì cùng lúc mở ra cả một thế gíới âm nhạc đồ sộ. Đôi khi người ta ví nó như những giao hưởng tầm cỡ

Những bản mazurka của Frederich Chopin thực sự là những bức tranh xinh xắn, những bức họa bằng những âm thanh mỹ lệ. Mỗi bản nhạc chứa đầy mầu sắc lung linh huyền diệu, giới phê bình âm nhạc đương đại đánh giá là cuốn” bách khoa toàn thư” âm nhạc về những tình cảm của con người. Đặc biệt, thể loại étude, trước thời Chopin vốn là những bài tập cho người nghệ sĩ trên cây đàn piano, nhưng đến khi qua bàn tay kỳ diệu của Chopin hầu hết các étude đã trở thành những tác phẩm âm nhạc đích thực. Giá trị của nó cũng sánh ngang với bất cứ thể loại âm nhạc nào, trước đó và sau này.
Những năm sống ở Paris cho đên ngày cuối đời, đối với Chopin là những năm tháng dài dằng dặc. Nhất là những ngày mùa thu và đông giá lạnh, khi dịch cúm hoành hành dữ dội. năm 1845, khi Chopin 38 tuổi, sau 17 năm sống ở Paris, ông quyết định chuyển sanhg sống ở London. Âm nhạc của ông lập tức được gười dân Anh quốc đón nhận và yêu thích. Công chúng ở xứ sở sương mù đón nhận những bản nhạc viết cho đàn piano của nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan như những dòng suối tuôn trào không bao giờ cạn.Sống giữa thủ đô nước Anh ảm đạm, ẩm ướt và khó chịu,nhưng Chopin vẫn phải vừa dạy đàn piano, vừa biểu diễn để kiếm sống. Quả thật ở đây, ông không làm sao có cảm hứng mà sáng tác nổi một dòng nhạc dù là nhỏ nhất.Trái tim ông vẫn hằng mơ về Paris,về những cánh rừng,những ngày hè chan hòa ánh nắng. Nhất là lòng ông không sao nguôi ngoai nỗi nhớ về chuỗi ngày sống tràn đầy yêu thương với bạn bè và những người thân thiết. Cuối cùng,nỗi mong nhớ Paris đã buộc nhạc sĩ rời bỏ London, vĩnh viễn không bao giờ trở lại đất nước ảm đạm, dầy đặc sương mù, luôn thiếu ánh mặt trời và những nụ cười.

Trở lại nước Pháp, nhưng Chopin vẫn không sao quên được nỗi lo sợ bị chôn sống luôn ám ảnh tâm trí. Amadeus Mozart mất năm 36 tuổi, Franz Schubert chết sớm hơn, vào tuổi 31.Còn Ludwig van Beethoven cuộc sống kéo dài hơn 50 năm. Những năm cuối cuộc đời đối với nhạc sĩ thiên tài thật nặng nề, khủng khiếp. Ông chiến đấu với bệnh điếc cùng những nỗi bất hạnh triền miên. Còn Johan S. Bach, mặc dù sống đến già nhưng cuộc sống hoàn toàn cách biệt với thế giới bởi mắt hoàn toàn bị mù. Frederich Chopin thường bị ám ảnh trước những số phận tài danh bạc mệnh ấy. Những ngày cuối đời, ông sống ở Paris hoàn toàn cô đơn,cách biệt. Bản polonaise cuối cùng của nhạc sĩ chính là lời từ biệt cuộc đời. Bản nhạc này toát lên những cảm xúc mỏng manh, nhẹ nhàng, tựa như 1 hơi thở, một làn gió.


-----------------------------------------------------------------------

"Trăm hay ko bằng tai nghe"....:)), bây giờ mọi người có thể down một số bản piano nổi tiếng của Chopin mà tớ đã lựa chọn. :p Nhạc Chopin rất có chiều sâu, và nhiều kỹ thuật, nhưng ko hiểu sao tớ lại ko thích nó. ~~~> Chắc bởi Chopin viết theo hướng romantique

Polonaise Posthumous
Polonaise No 4 in C Moll
Polonaise Brillante (hản này tuyệt nhất ~~> theo ý kiến chủ quan)
Polonaise N6 op.53
Variations - Var Brillantes
Rondo Op 1 (nhân đây nói luôn về thể 'Rondo' - thể loại giai điệu nhanh, tiết tấu rộn rã, có một số loại rondo, trong đó đặc biệt có Rondo Militaire - dành cho quân đội, tớ đã học một bài Rondo của Beeth và Rondo Militaire của ông...euh..n.n, quên tên rồi)
Rondo op 73
Mazukar C major
Ballade in F.minor op.52
Waltz
Nocturn 03 B Op 9 No 3
Nocturn Bb minor Op 9 No 1 (bản này hay hơn bản 3 nhiều)
Nocturn 02 Eb Op 9 No 2:))) bản này còn hay hơn bản 1)
Ballade n.1


...etc...


:)) Chúc mọi người cùng phê, đừng có ghét nhạc Chopin như tớ, vì thực ra nhạc của ông rất đáng nghe, đáng cảm thụ. ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chắc anh cũng giống mọi người, những bài nào mà có chiều sâu quá thì anh chịu, kô cảm thụ hết được. đây chắc là hậu quả của việc ngày trước học đàn cẩu thả đi theo ma đạo :D chỉ chăm chăm đòi thầy cho tập những bài nghe sướng tai + dễ chơi thôi, chứ chiều sâu và căn bản thì kô có :D bây h muốn đi học lại quá mà kô có thời gian nữa rồi. h chỉ thỉnh thoảng chơi mấy bài cho gọi là thôi :(
 
em cũng làm j` có cơ bản :|, em học theo kiểu ( thầy bảo thế thì hay hơn ) ... thầy đến nhà, thầy lôi sách ra , thấy bài nào hay ... cho tập ... hết :D
 
ai có trang nào có các bản nhạc dành cho violon không
em đây đang tập tọe học violon
thử xem nó thía nào
cố khi nào có liveshow lớp thì biểu diễn thử, có cả phần đệm piano của LÊ, và cầu mong có cả ghita của bạn con trai nào đó lớp mình
 
:eek:...óa...bà học violon, mua đàn chưa. @[email protected]è này tui định học thêm guitar, hummm :D Thoai, cố gắng học violon đi nhá, rồi 2 chúng mình song tấu với nhau.

Trang down nhạc violon thì thiếu giề, cứ vào nghenhac.info mà giã
 
trang riêng cơ
có cả sheet luôn
mà trang nào cung cấp sheet dành cho cả piano và violon thì càng hay
tôi nhờ cô tôi mua đàn rồi
nếu lớp mình không có ai biết chơi guitar thì đành nhờ thằng em họ tôi khóa 02-05 đệm hộ vậy
 
he he he nhanh nhỉ
thế bà có thể tìm thêm mấy trang có cung cấp sheet cho piano không , mấy bản cổ điển ấy, mà không bị mất tiền
 
ai là người yêu cũ của bà
thôi, đằng nào thì cũng cảm ơn nhanh thật đấy
 
+__+...chuẩn bị đánh bài "Tristesse" [Nỗi buồn] của Chopin....con người yêu nó ko thèm nhớ mình..TT___TT...Trâu, đồ tồi.

:)) Thôi ko spam nữa. :D Mời mọi người góp ý và bàn luận thêm. Măm tối đây!
 
à
bà có bài "Tristesse" à
tui nghe thấy hay lắm
à mà hình như bài đó tên đầy đủ là "Bye bye tristesse " cơ
tui cũng có bản này
nhưng lại là cái bản rắc rối quá
bà có bản đơn giản không
 
:D Cóa, bản đơn giản thôi, nhưng đánh cũng...euh...tôi học bài Tristesse hồi lớp 8, để tôi photo bản nhạc ra cho. ^.^..Đánh bài này chuối lắm, Tristesse gì mà giai điệu cứ như thế này ":D"..~~> có phải mình vô cảm quá ko?
 
uh
không có link à
bài đấy giai điệu nhẹ nhàng
nếu tui nhớ không nhầm nó có là nhạc phim gì đấy trên vtv3 cơ
 
Back
Bên trên