Giang Hương Lê
(Giang Hương Lê)
New Member
L iu quí tìm giúp Chi vài bài của BRHAMS với,ngoài bài hungarian dance thì Chicó rùi,có vẻ ít người biết nhạc sĩ này:-(
Chà chà, L cũng rất khoái J.Brahms đó ^_^..Đang học mấy bài về ông ấy.
Để L chuẩn bị trích tiểu sử của ông ấy nhé
Lê ơi, tìm giúp tớ Right here waiting với cả Now and forever của richard marx, Piano solo ý nhá. Thanx nhìu
ĐÃ ĐÁP ỨNG
------------------------------------------------------------------------
Johannes Brahms – Người biểu đạt hoàn hảo tâm hồn thời đại
(Johannes Brahms thời trẻ)
Trên bầu trời nghệ thuật thế giới nửa sau thế kỷ 19, âm nhạc của Johannes Brahms, với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung di sâu sắc của tâm hồn, như một chòm sao rực ráng. Ông là người tiếp nối các truyền thống hiện thực cổ điển và “làm giàu” chúng bằng những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn Đức. Âm nhạc của Johannes Brahms vừa đầy chất triết học trữ tình đặc trưng của Bach vừa mang những hình tượng âm nhạc hoành tráng và bạo liệt theo tinh thần Beethoven, nhưng cũng đậm nỗi lo âu về số phận của con người hiện đại.
Brahms sinh ngày 7/5/1833 tại thành phố cảng Hamburg, miền Bắc nước Đức, là con thứ trong gia đình một nhạc sĩ nghèo, dòng dõi thị dân, thổi lute, flute, kèn cor, chơi contrebasse trong các nhà hàng hạng hai và hộp đêm của Hamburg. Chính Brahms nói về thời thơ ấu của mình: “Chẳng có mấy ai sống khổ như tôi”.
Năm 13 tuổi, Brahms phải kiếm sống bằng âm nhạc, chơi piano trong các hộp đêm với bố và sáng tác các tiểu phẩm salon. Năm 1853, Brahms rời bỏ Hamburg đi lưu diễn khắp đất nước cùng nghệ sĩ violin – nhà cách mạng người Hungary – E.Remenyi và qua đó có dịp gặp Liszt tại Weimar. Lúc này Liszt đã sừng sững như một tượng đài âm nhạc thế giới, nhưng chỉ mới vài ngày Brahms đã ngộ ra rằng giữa ông và nhà soạn nhạc vĩ đại người Hungary không thể có “điểm tiếp xúc” nào cả. Khát vọng nghệ thuật của Liszt vì một thứ âm nhạc có chương trình trong đó nội dung và hình thức được xác định bằng hình tượng văn học quá xa lạ với Brahms.
Nhưng sau đó ông đã gặp Schumann tại Duesseldorfs và cuộc gặp này đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời của Brahms. Đang bị cơn bệnh tâm thần hành hạ, nhà soạn nhạc Đức nổi tiếng Schumann sửng sốt trước tài năng độc đáo của chàng nhạc sĩ 20 tuổi vô danh đến nỗi đã viết bài báo cuối cùng của mình (sau 10 năm ông đã gác bút) với nhan đề “Con đường mới” trên tạp chí âm nhạc do ông sáng lập. 20 năm trước đó, Schumann là người đầu tiên viết về Chopin và bây giờ ông là người đầu tiên viết về Brahms. Ông gọi Brahms là “Bậc thầy biểu đạt hoàn hảo tâm hồn thời đại”. Bài báo của Schumann đã đưa tên tuổi Brahms đi khắp thế giới.
Năm 1862, đau lòng vì không tìm được một mái nhà nghệ thuật vững chắc cho riêng mình ở thành phố quê hương Hamburg, Brahms rời bỏ Tổ quốc sang sống ở Vienna, khi ấy được coi là thủ đô âm nhạc của thế giới. Ở Vienna, Brahms trở thành chủ tướng của những người “chống lại” Liszt và Wagner trong cái gọi là cuộc chiến giữa hai trường phái “Leipzig” và “Weimar”. Thậm chí cả Hans Von Bulow, học trò lỗi lạc của Liszt và là bạn của Wagner, cũng nhảy sang phe Brahms. Bulow gọi Bản giao hưởng số 1 của Brahms (viết năm 1876) là “bản giao hưởng thứ 10 của Beethoven”. Đó là một lời nói hơi thậm xưng, nhưng nó thể hiện quan điểm của giới âm nhạc nửa cuối thế kỷ 19: Tên tuổi Brahms được đặt cạnh tên của Beethoven và Bach - thần tượng của ông. Cuối đời Brahms đã nói một câu nổi tiếng: “Có 2 sự kiện lớn nhất đời tôi – đó là sự thống nhất nước Đức và việc xuất bản tuyển tập tác phẩm của Bach”.
10 năm ở Vienna là thời kỳ sáng tạo của Brahms đạt tới đỉnh cao huy hoàng. Trừ opera và âm nhạc theo chương trình, ông đã viết đến 380 tác phẩm thanh nhạc, 3 sonata, 5 biến tấu, 5 ballad, 3 rhapsody ... cho piano, 3 sonata cho violin, 2 sonata cho cello và nhiều tác phẩm Tam tấu, Tứ tấu, Ngũ tấu ... trong đó có nhiều tuyệt tác như Biến tấu theo chủ đề của Paganini (A-moll), Quintet cho piano (F-moll), Sonata số 3 cho violin, Concerto số 2 cho piano (B-dur) - một “giao hưởng” 4 chương độc đáo có phần solo của piano. Đặc biệt với các tác phẩm giao hưởng, Brahms trở thành một trong những nhân vật lỗi lạc nhất của lịch sử âm nhạc thế giới thế kỷ 19. Giữa lúc hệ thống tư duy giao hưởng lãng mạn tưng bừng lên ngôi, ông đã đẩy tới sự hoàn chỉnh những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển trong các thể tài giao hưởng. Đây chính là sự độc đáo và cống hiến lịch sử của Brahms. Thế nhưng, không giống những hậu bối của Mendelssohn máy móc rập khuôn các quy luật cấu trúc và hình thức xưa cũ, Brahms sử dụng các thủ pháp giao hưởng cổ điển một cách sáng tạo để thể hiện một thế giới hình tượng lãng mạn, những tình cảm hiện đại, chất thơ, chất phóng túng của âm nhạc. Đương thời một nhà phê bình đã nói “Brahms cảm nhận bằng đầu và tư duy bằng trái tim”.
Vinh quang dồn dập đến với Brahms. Ông được tặng huân chương Leopold của hoàng đế nước Áo, viện sĩ Viện hàn lâm Nghệ thuật Berlin, học vị tiến sĩ của Đại học Cambridge, Đại học Breslau, công dân danh dự của thành phố Hamburg ... Ông cũng đã yêu vài người đàn bà, kể cả Clara Schumann, nhưng chưa bao giờ lấy vợ. Cuối đời Brahms sống cô độc, tránh xa đám đông. Chuyện rằng, chủ nhân một cuộc tiếp khách trọng thể muốn lấy lòng ông, đưa trước Brahms danh sách khách mời và đề nghị ông gạch tên bất cứ ai ông không thích, Brahms đã lấy bút gạch ... tên mình !
Brahms mất ngày 3/4/1897 tại Vienna vì ung thư gan.
-----------------------------------------------------------------
Tham khảo: http://www.pianobleu.com/brahms.html
Một số tác phẩm tiểu biểu của Johannes Brahms mà cchs muốn giới thiệu cho các bạn ^_^:
Schicksalslied op.54 (Collegium Musicum der Universitaet)
Sym n*4 - op.98 (allegro non troppo)
Variations & fugue on a theme (dành riêng cho piano)
Sym. op.25
Scherzo sonatensatz
Violin concerto D.Major - op.77 (dành riêng cho violin)
Sym-op.18
....etc...
p.s: một số tác phẩm của Brahms đã được tớ up vào list rồi, ^_^