dich Inflation la Lạm Fát có đúng hay ko????

Nguyễn Thành Trung
(Elizo_hyun)

Thành viên (sai email)
hey guys,
Tớ đang học Economics and Finance ở Manchester, to 0 học Ams hồi trc, cái nick này của thằng bạn tớ thôi.

Tớ có 1 vấn đề này, đang cãi nhau với mấy đứa bạn đang học ve kinh tế o VN: dịch Inflation sang tiếng Việt là lạm fát có đúng ko? Bọn nó đều bảo đc dạy thế và ko mấy hứng thú tranh luận. Nhưng tớ nghĩ đây là 1 vấn đề cần được thảo luận nghiêm túc, vì 1 khái niệm quan trọng bị dich 0 chuẩn xác sẽ dẫn đến hiểu lầm, và 0 fải ai cung có hiểu bít về kinh tế để tự fân biệt. Vì thế tên gọi sẽ định hướng cách hiểu cho mọi người rất nhiều.

Trước hết ai cũng hiểu Inflation là sự tăng giá của các mặt hàng, nói nôm na la thế... ko cần get further into that.

Cái tên gọi Lạm Phát, nếu được dịch thẳng sang tu thuần Việt có nghĩa la tiền mặt dc fat hanh nhiều hơn mức cần thiết ( Lạm trong từ lạm dụng chẳng hạn, fát trong từ fát hành). Nếu ko đc học bài bản về khái niem inflation sẽ rất dễ hiểu nguyên nhân của nó la do fát hanh tiền quá nhiều. Tất nhiên, lạm fát tiền la 1 nguyên nhân dẫn đến inflation nhung 0 fai la nguyên nhân chủ yếu. Co 2 nguyên nhân chính dẫn đễn tình trạng trên là do nhu cầu tăng( demand pull) vi dụ khi nền kt fat triển ngon lành, anh em có nhiều tiền ăn chơi mua sắm, nguồn cung ko đủ đáp ứng, nên giá cả sẽ tăng. Thứ 2 la do chi fi san xuat tăng, vd gia nguyên liệu kiểu dầu thô tăng chẳng hạn, giá xăng ở vn lập tức fải tăng theo, mặc dù chính fủ đã có trợ giá.

tạm thời thế đã, ko hiểu có bạn nao co y kiến j ko?
 
nguyên nhân dẫn đến inflation là do money supply tăng quá nhanh chứ. cái vid dụ về demand pull của anh thì thực ra nó tăng chỉ vì nhà mình có nhiều tiền hơn, mà có nhiều tiền hơn do money supply tăng còn gì?

giá xăng tăng người ta có gọi là làm phát đâu?
 
Nga: Giá xăng tăng em không gọi là lạm phát thì em gọi là cái gì?

Theo như anh hiểu thì có hàng ngàn lý do dẫn đến inflation trong đó sự tăng của money supply là nguyên nhân cổ điển, cơ bản nhất. Đó có thể là nguồn gốc của từ lạm phát với ý nghĩa là sự tăng giá cả sản phẩm. Sau này mặc dù các nhà kinh tế chỉ ra những lý do khác dẫn đến inflation thì từ lạm phát vẫn được sử dụng chỉ với ý nghĩa là sự tăng giá sản phẩm.

Nói tóm lại, theo anh, không có từ nào để dịch tốt hơn từ inflation bằng lạm phát và từ làm phát không còn hoàn toàn được hiểu literally nữa.
 
to Nga: ve cai demand pull inflation thi đây luôn đcj các textbook ve Econ coi la 1 trong 2 nguyen nhân chủ yếu dẫn đến so-called lạm fát. Đó hoàn toàn ko fải là do in tiền quá nhiều, mà la do sư tăng thu nhập chung của người dân, khi người ta giàu có hơn thi sẽ tiêu dùng nhìu hơn. Inelastice demand sẽ dẫn đến higher price.

Về tiếng Anh, từ inflate nguyên nghĩa là: to increase in price; to increase the price of sth( Oxford business Dictionary), nghĩa của nó chỉ là tăng giá, vì vậy bản thân từ Inflation ko co liên quan j đẽn money supply cả.

Với các lý do trên, từ trượt giá có lẽ hơp lý hơn
 
Thừa money supply đâu phải là in tiền quá nhiều, nếu thế bọn nào ko dùng tiền mặt thì hết chuyện sao :D Thừa money supply là lượng tiền mà ng dân có/lượng hàng hóa lớn hơn trước đó

“kt kt fat triển ngon lành, anh em có nhiều tiền ăn chơi mua sắm, nguồn cung ko đủ đáp ứng, nên giá cả sẽ tăng”: anh em làm thì nó chui đi đâu mà ko đem ra cung cho anh em ;) Ko đem ra cung cho anh em thì cái gì là cầu để anh em làm :-" Cái này phải nhìn chi tiết hơn chứ chỉ thế này thì ko rõ dc :D Cái này giải thích chi tiết hơn thì nó có sự co kéo nhưng ko quay lại mốc ban đầu. Khi anh em tăng cung thì giá giảm, nhưng anh em cung dc thì cầu anh em cũng tăng do có thu nhập, làm giá lại tăng…. Cái này theo kiểu vòng tròn, ko thể nói tách bạch dc. Chỉ có điều xu hướng là tăng nhiều hơn giảm nên có Inflation thôi. Chính vì tăng nhiều hơn nên xu hướng money supply là tăng ;)

Theo anh hiểu thì thực ra chỉ là 2 cách nhìn khác nhau về cùng một vấn đề. Hưng thử nói vài nguyên nhân của Inflation xem sao.
 
Em chả biết,nhưng em thấy anh j` bạn của anh Trung nói cũng có lý,inflation là sự tăng giá của hàng hóa,nói cách khác là sự mất giá của đồng tiền.(như hồi xưa 1 đồng là to lắm rồi, bây h 100 đồng thì chắc chẳng còn mua đc gì )

Excessive money supply (tạm dịch là lạm dụng phát hành tiền mặt - lạm phát) chỉ là một nguyên nhân dẫn đến inflation,vì nó làm đồng tiền lưu hành mất giá.
Ngoài ra còn nhiều nguyên khác nữa,bao gồm việc tăng giá cả hàng hóa trong thời gian ngắn & lâu dài.

Tăng giá trong thời gian ngắn do các biến động kinh tế (chả biết nói thế nào ++) ,chắc là có thể điều chình đc:
_Cầu vượt quá cung => hàng hóa khan hiếm => tăng giá
_Phát hành lượng tiền lớn => tiền mất giá
_Chi phí sản suất tăng => tăng giá
Chí phí SX tăng là do:
+Giá thành nguyên liệu thô tăng.VD giá dầu tăng thì giá (hầu như) tất cả hàng hóa đều tăng.OPEC đặt hạn ngạch SX ép giá dầu luôn ở mức cao nên lạm phát là xu hướng toàn cầu
+Giá nhân công tăng (do can thiệp của Công Đoàn,ví dụ thế )
+Độc quyền thương mại => ép giá
+...

Tăng giá hàng hóa (hay đồng tiền mất giá) trong thời gian dài là do 1 cái nó gọi là vicious circle,nôm na là nếu có một yếu tố tạo ra inflation trong thời gian ngắn thì sẽ tác động làm tăng giá liên tục tạo thành hiện tượng kéo dài.VD khi giá tăng mọi người mua đc ít hàng hơn => đòi tăng lương => chi phí sản xuất tăng => giá thành hàng hóa lại tăng (bởi người ta chỉ yêu cầu tăng lương chứ ko bao h yêu cầu giảm lương cả)...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em học cái này từ năm ngoái nên cũng không nhớ tường tận.Em có đọc sách Tiếng Việt nói về Inflation nhưng càng đọc càng chẳng hiểu nên chả đọc nữa , nhưng trong đấy nó cũng dịch inflation = lạm phát . Ngoài những cái nguyên nhân do supply ra thì cái demand pull inflation do anh (chị) đầu tiên nói thì em nhớ không nhầm là có mà. tại vì còn có một bài học về monetary policy , thì governement use interest rates in order to control inflation, kiểu là interest rates tăng =>people tend to saving more than spending money ,nên Aggreagate demand sẽ giảm => giảm tỉ lệ inflation. Trong bài economic growth cũng nói inflation là mặt trái của economic growth.Kiểu kinh tế fat' triển => People feels more wealthy => spend more => demand increases due to inflation ..
 
Anh cũng đang định nói monetary policy :)) Ý anh là cách nhìn money supply là một cách nhìn khác về Inflation chứ ko phải là một bộ phận của cách nhìn theo kiểu demand pull, thế nên nói ngoài money supply còn có các nguyên nhân kia có lẽ ko ổn. Nhìn theo kiểu money supply là vĩ của vĩ (dài hạn của cả nền kinh tế), nhìn theo các cái kia là vi của vĩ (ngắn hạn của cả nền kinh tế). Từ ngữ là hiểu sao nói thế, ko phải sách vở nên hơi lôm côm :D. Anh cũng mới đọc mấy cái này, ko đảm bảo đúng đâu :)) Bọn em nói lại là đọc cả mấy cái kia cùng một chỗ hay thấy ở các chỗ khác nhau.

Anh có bảo mấy cái demand pull là ko có tác dụng đâu, nhưng nó chỉ có tác dụng khởi đầu cái vicious spiral chứ ko phải cái nguyên nhân lâu dài, vì làm sao cầu cứ lớn hơn cung để mà pull mãi dc. Về lý thuyết thì tổng cung bằng tổng cầu, tất nhiên sẽ có sự co kéo để tùy lúc có sự chênh lệch nhưng ko thể đi quá xa khi xét vĩ mô.

Nói trong ngắn hạn thì dùng các lí do như trên, nhưng có sự co kéo không đồng bộ (anh tạm gọi là khác chu kỳ) nên có vẻ như độc lập. Ví dụ giá dầu tăng, thực ra từ năm 80 đến nay, giá trị $ giảm một nửa, vậy nên việc giá dầu tăng từ 25$ -> 50$ là điều bình thường, chỉ có trong một thời gian dài ng ta đã cố ghìm nó nên bây giờ thấy đột biến thôi (cái khác chu kỳ là đây), rồi nó lại làm tăng giá các cái khác như em nói. Nếu xét thế này thì thấy việc tăng giá dầu ko phải nguyên nhân làm tăng giá các cái khác, có vẻ ngược lại, mà thực ra là vicious circle :)). Ví dụ tăng lương của Thành, nếu năng suất ng ta tăng mà tăng lương tương ứng sẽ ko làm Inflation. Nhưng trong một thời gian dài, ng ta tăng năng suất, mà lương ko tăng, thực ra như thế là lương giảm, rồi lại đòi tăng vượt mức tăng năng suất (và cái vượt này làm tăng money supply, có thể nhìn biểu đồ GDP và biểu đồ tăng năng suất để so sánh)…. Vì các chu kì không giống nhau nên khi xét ngắn hạn thấy biến động nhiều, nhưng dài hạn thì thấy là do tăng nhiều hơn giảm. Với tất cả vicious circle thì nói 1 vế ko thể giải thích dc sự phát triển của nó, chỉ có thể giải thích sau một chu kì (tức kéo ra và co lại) thì nó chuyển sang một trạng thái mới rồi, tuy ko xa trạng thái cũ.

Có một số điểm cần nâng cấp cái lý thuyết cũ: trước đây nó xây dựng cho mô hình kinh tế khép kín của 1 QG, bây giờ buôn bán giữa các nước đã đóng vai trò rất quan trọng, nên phải mở rộng ra cho toàn cầu thì mới là khép kín. Nếu xét 1 QG thì phải xét trên dài hạn hơn mới thấy rõ tác động của money supply (vì cái chu kì của nó dc kéo dài hơn nhiều do phải tác động trên một vòng tròn rộng hơn), hoặc chấp nhận gần đúng.

Anh ko hiểu một chỗ, demand là có nhu cầu + có khả năng chi trả, làm sao lại có thể dựa vào “Kiểu kinh tế fat' triển => People feels more wealthy => spend more =>” :-? Anh thấy là khi có tiền rồi mới có demand mới có vẻ đúng, cái feel này có vẻ ….

“interest rates tăng =>people tend to saving more than spending money”: cái này cũng …. Anh thấy mọi ng có ai save hay spend dựa vào interest rates đâu :-?? Cái này theo anh là nó tác động vào các công ty, các công ty có tỉ suất lợi nhuận thấp sẽ bị thu hẹp, chi phí cho vốn của các công ty còn lại cũng tăng sẽ có tác động đến hoạt động nói chung. Các công ty bị tác động, tác động đến sức sản xuất nói chung, rồi từ đó mới tác động đến ng tiêu dùng thông qua thu nhập của họ. Tác động chi tiết tăng giảm thì anh cũng chưa nghĩ :D, nhưng đoán các bước tác động của nó là thế.

Còn Inflation thì anh ko nghĩ là mặt trái, nó chỉ là sự điều chỉnh khi giá trị của tiền thay đổi do các quy luật ko liên quan đến giá trị. Cái cần làm chỉ là giữ cho nó trong đúng giới hạn của nó để ko gây xáo trộn thôi. Vì thực ra tiền chỉ là cái trung gian, cái lõi cuối cùng vẫn là trao đổi các giá trị được tạo ra.
 
Anh ko hiểu một chỗ, demand là có nhu cầu + có khả năng chi trả, làm sao lại có thể dựa vào “Kiểu kinh tế fat' triển => People feels more wealthy => spend more =>” Anh thấy là khi có tiền rồi mới có demand mới có vẻ đúng, cái feel này có vẻ ….

Hình như Quang đang nói đến "consumption" rồi. Nếu nói về consumptions thì có hai nguyên tố chính: current income (thu nhập) và expectation (nếu người dân nghĩ kinh tế sẽ phát triển --> tiêu thụ nhiều, ngược lại họ sẽ tiết kiệm - vd nếu bạn nghĩ kinh tế phát triển, tiền lương sẽ cao hơn --> theo lý thuyết bạn sẽ tiêu thụ nhiều hơn, và ngược lại).

Demand thì còn dựa vào: price of goods (giá hàng hóa), level of income (thu nhập), personal taste (có thể dịch tạm là khẩu vị), price of substitute goods (kiểu nhu nếu giá ổi mắc quá thì mình có thể ăn táo), and price of complimentary goods (như mối quan hệ tương quan lẫn nhau của hàng hóa, như webcam và computers)

“interest rates tăng =>people tend to saving more than spending money”: cái này cũng …. Anh thấy mọi ng có ai save hay spend dựa vào interest rates đâu Cái này theo anh là nó tác động vào các công ty, các công ty có tỉ suất lợi nhuận thấp sẽ bị thu hẹp, chi phí cho vốn của các công ty còn lại cũng tăng sẽ có tác động đến hoạt động nói chung. Các công ty bị tác động, tác động đến sức sản xuất nói chung, rồi từ đó mới tác động đến ng tiêu dùng thông qua thu nhập của họ. Tác động chi tiết tăng giảm thì anh cũng chưa nghĩ , nhưng đoán các bước tác động của nó là thế.

Cái này có thể khó có thể nhìn thấy trong một nền kinh tế như VN. Ở một nền kinh tế với một financial institution phát triển thì người dân có hai lựa chọn đối với số tiền thừa của mình: investment (cho công ty dưới dạng stocks và một số loại bonds) hoặc là saving (trong nhà bank). Investment cho lợi nhuận cao hơn, nhưng nguy hiểm hơn và ngược lại saving cho lợi nhuận thấp hơn, nhưng an toàn hơn.

Cho nên khi interest rate tăng thì saving option sẽ có tính thu hút cao hơn. Người dân sẽ thường chọn saving accounts thay vì là mua stocks và một số loại bonds (more saving, less spending). Tác động này được tăng cao hơn khi người dân có thể desposit trong banks ở các nước khác. Nghĩa là, ví dụ, người dân ở Anh có thể mở một account ở Mỹ bởi vì Mỹ có interest rate - saving --> (all things being equal) less spending.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khoan đã, thế investment là save hay spend? Tưởng nó là save chứ nhỉ :-? Cho vào bank, hay mua stock, bond cũng đều là ko tiêu nó đi. Các công ty có thể vay bank hoặc phát hành stock, bond, chúng nó có khác gì đâu. Chỉ khác là ko có bank đứng giữa. Còn ở VN thì ở HN cũng nhìn rất rõ những cái này, ai cũng phải tính toán với số tiền mình đang có thôi. Chính ra vì lạm phát cao, chênh lệch giữa các kênh đầu tư lớn do phát triển nhanh dẫn đến nhiều xô lệch nên cái này ở HN sôi động chắc còn hơn các nước phát triển.
 
investment 0 fai la saving, saving la khi cho tien vao tai khoan ngan hang, chi dua vao lai suat de sinh loi, con investment 0 fai nhu vay, do dc coi la 1 hoat dong kinh doanh, trai qua 1 qua trinh dau tu vao 1 cong ty nao do, sinh loi nho dividend( tien tra cho co dong) hoac la gain in equity. HOat dong cua no khac voi saving. khi nen kt fat trien tot, moi nguoi thuong dau tu nhieu hon vi co nhieu trien vong hon, con khi kinh te khung hoang, nguoi ta thuong de danh hon
 
Ở 1 số nước như UK thì người ta ko chỉ tiêu dựa vào số tiền mình đang có mà một số đi vay là chủ yếu sau đó trả nợ throughout lifetime. Interest rate tăng thì cost of buying goods by credit tăng, mua bán kiểu này trở nên khó khăn hơn nên demand giảm xuống :D Interest rate còn ảnh hưởng đến các khoản nợ như kiểu mortgage, thường thì mortgage phải trả đầu tiên nếu ko thì sẽ ko có nhà để ở, interest rate tăng thì mortgage tăng, số tiền còn lại sau khi trả mortgage của người dân giảm xuống, purchasing power giảm xuống theo.
Investment còn có nhiều loại lắm :D ngoài gain in equity với dividends ra, firms còn có thể invest bằng cách mở rộng sản xuất, bán nhiều hàng hóa để lấy profit cao hơn. Tất nhiên kiểu investment này bị ảnh hưởng nhiều từ inflation, inflation biến động thì demand trong tương lai cũng ko chắc chắn, việc mở rộng sản xuất sẽ trở nên mạo hiểm nếu cung vượt quá cầu
Demand thì còn dựa vào: price of goods (giá hàng hóa), level of income (thu nhập), personal taste (có thể dịch tạm là khẩu vị), price of substitute goods (kiểu nhu nếu giá ổi mắc quá thì mình có thể ăn táo), and price of complimentary goods (như mối quan hệ tương quan lẫn nhau của hàng hóa, như webcam và computers)
Cái này em cảm thấy ko chắc chắn lắm. Nếu nó nói về 1 loại sản phẩm cụ thể thì đc :D nhưng nêu nói về aggregate demand thì demand hàng này giảm vì giá cao hay ko hợp thời thì demand cho các khác tăng. Demand overall khó nói là tăng hay giảm đc
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ve aggerate demand, nhu cau mua tieu dung noi chung, nguyen nhan chu yeu co the noi la tinh trang cua nen kinh te, anh huong den thu nhap nguoi dan hon la personal tastes.
 
nguyên nhân dẫn đến inflation là do money supply tăng quá nhanh chứ. cái vid dụ về demand pull của anh thì thực ra nó tăng chỉ vì nhà mình có nhiều tiền hơn, mà có nhiều tiền hơn do money supply tăng còn gì?

giá xăng tăng người ta có gọi là làm phát đâu?

Nga ơi money supply chỉ là một nguyên nhân dẫn đến inflation hay trong tiếng Việt gọi là lạm phát mà thôi. Chứ nói một các đơn giản thì lạm phát thì chỉ là sự tăng giá mà thôi

theo em thấy nhưng cái mọi người nói trên chỉ là theory thôi nhưng thực ra áp dụng vào từng nước sẽ có sự khác biệt. Nếu như ở Uk, interest rate có thể được adjust để điều khiển lạm phát rất hữu hiệu nhưng ở Việt Nam thì tất nhiên nó vẫn phát huy tác dụng nhưng không nhiều như ở U.K.
Còn ví dụ như ở thời điểm giá năng lượng tăng cao, hầu hết tất cả các nước đều bị ảnh hưởng nhưng những nước suất khẩu dầu lửa thì họ chỉ được lợi mà chẳng có hại.

Còn bởi vì economics là một môn khoa học xã hội nên tất cả đều có impact tới nhau ( even a little) nên nếu mà muốn nói 2 thứ có ảnh hưởng tới nhau thì người ta nên xem xét là sẽ ảnh hưởng bao nhiêu và ảnh hưởng như thế nào. Không thể nói tăng giá cam mà ảnh hưởng tới cả nên kinh tế được ( mặc dù là có). Economics cũng link tới psychology bởi vì người ta thường hay nói people tend to do smth
“interest rates tăng =>people tend to saving more than spending money”: cái này cũng …. Anh thấy mọi ng có ai save hay spend dựa vào interest rates đâu Cái này theo anh là nó tác động vào các công ty, các công ty có tỉ suất lợi nhuận thấp sẽ bị thu hẹp, chi phí cho vốn của các công ty còn lại cũng tăng sẽ có tác động đến hoạt động nói chung. Các công ty bị tác động, tác động đến sức sản xuất nói chung, rồi từ đó mới tác động đến ng tiêu dùng thông qua thu nhập của họ. Tác động chi tiết tăng giảm thì anh cũng chưa nghĩ , nhưng đoán các bước tác động của nó là thế.
một ví dụ khác của việc kinh tế liên quan tới psychology là khi nhìn vào
350px-Economic-surpluses.svg.png

chẳng ai có thể dám chắc price cao nhất là bao nhiêu cả mà chỉ có các nhà kinh tế nghĩ là người ta sẽ trả giá như vậy. Thế nên trong kinh tế người ta đã có môn học Econometrics để thống kê lại tất cả các sự ảnh hưởng tới 1 vấn đề nào đó và quan trọng nhất là ảnh hưởng bao nhiêu tới vấn đề đó
Còn theo em thì thu nhập có ảnh hưởng mạnh nhất

em chỉ là một học sinh kinh tế ở trình độ trung học nên suy nghĩ chắc còn chưa sâu thế nên có gì chỉ bảo em nhẹ nhàng thôi nhé :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hehehe, lau lam moi thay 1 nguoi noi trung y minh, trong kinh te hay kinh doanh, kho co the noi cac hieu ung xay ra sau 1 su kien la hoan toan chac chan
 
Interest rate tăng thì cost of buying goods by credit tăng, mua bán kiểu này trở nên khó khăn hơn nên demand giảm xuống
Đồng ý là interest rate tăng thì làm demand giảm,tuy nhiên mình ko thấy nguyên nhân là do việc mua hàng = credit card là nguyên nhân chủ yếu.Interest rate tăng làm thay đổi cách đầu tư sinh lợi của mọi người,chuyển qua saving more ở bank nên sẽ consume ít đi.
Aggregate demand giảm tất nhiên sẽ làm firms cảm thấy ko có business optimism,invest ít hơn.Ngoài ra theo marginal efficiency of capital theory,increase interest rate trực tiếp làm giảm investment khi firms thấy rates of return ko cao,nhất là những firm invest = cách vay vốn ngân hàng hơn là sử dụng retained profit.

Còn ví dụ như ở thời điểm giá năng lượng tăng cao, hầu hết tất cả các nước đều bị ảnh hưởng nhưng những nước suất khẩu dầu lửa thì họ chỉ được lợi mà chẳng có hại.
Giá dầu lửa cao vì OPEC đặt hạn ngạch ép giá,tuy nhiên những nước thu lợi nhiều nhất là những nước xuất khẩu dầu mà ko nằm trong OPEC,ví dụ như Mexico..
 
theo em thấy nhưng cái mọi người nói trên chỉ là theory thôi nhưng thực ra áp dụng vào từng nước sẽ có sự khác biệt. Nếu như ở Uk, interest rate có thể được adjust để điều khiển lạm phát rất hữu hiệu nhưng ở Việt Nam thì tất nhiên nó vẫn phát huy tác dụng nhưng không nhiều như ở U.K.
Còn ví dụ như ở thời điểm giá năng lượng tăng cao, hầu hết tất cả các nước đều bị ảnh hưởng nhưng những nước suất khẩu dầu lửa thì họ chỉ được lợi mà chẳng có hại.

Còn bởi vì economics là một môn khoa học xã hội nên tất cả đều có impact tới nhau ( even a little) nên nếu mà muốn nói 2 thứ có ảnh hưởng tới nhau thì người ta nên xem xét là sẽ ảnh hưởng bao nhiêu và ảnh hưởng như thế nào. Không thể nói tăng giá cam mà ảnh hưởng tới cả nên kinh tế được ( mặc dù là có). Economics cũng link tới psychology bởi vì người ta thường hay nói people tend to do smth
Đồng ý đồng ý ~o) Đồng ý cả ý kiến bạn Long ...Cái interest rates nó làm tăng mortgage repayment ,ảnh hưởng đến demand của một số market ví dụ như housing market chẳng hạn ... Với cả cũng tùy loại mặt hàng nữa ... cái nào demand inelastic thì người ta vẫn mua :( Còn nhwungx yếu tố thay đổi demand thì trong text book cái substitude hay compliment là có bạn ạ, nhưng theory nó thế chứ practical thì chưa chắn chắn ..Ví dụ em thích Buger , mà nếu có tăng giá tí ti em cũng chưa chắc nhảy sang KFC :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có vẻ mọi ng đều cho rằng tăng interest rate là tiền cho vào bank, anh hỏi thêm 1 câu là tiền cho vào bank rồi thì ai giấu nó đi hay nó lại phải bơm vào nền kinh tế bằng cách cho vay :D Sau khi bank đem cái saving này cho vay thì loại trừ vai trò trung gian của bank, điểm khác biệt của saving và bond là gì? (nói chung thôi) Xét cho cùng cũng đều là đầu tư, chỉ khác nhau về risk và dẫn đến cái thu lại khác nhau. Trong 1 nền kinh tế thì chỉ có sản xuất và tiêu thụ mới là 2 cái có thể nói là mở đầu và kết thúc 1 chu kì. Tiền investment hay saving đều còn đó và chưa tiêu đi, nó đều ko dc cộng vào cái consumption và ko thể nói tác động đến cái demand dc nếu coi chỉ có sự chuyển đổi giữa 2 cái này mà ko có kiểu rút investment ra đi du lịch. Tạm chia thế này, của cải dc tạo ra sẽ chi tiêu những cái tiêu dùng ngay, một số tích lũy (ví dụ nhà cửa, bàn ghế…. khấu hao dần, cái này có xu hướng càng ngày càng tăng), còn lại sẽ đem đầu tư (cả saving trong bank và investment). Cái tác động đến demand là 2 cái đầu chứ ko phải phần đầu tư. Nếu có nói interest rate ảnh hưởng đến demand thì cũng phải là chuyển từ cái đầu tư sang 2 cái đầu chứ ko phải chuyển lẫn nhau dc.

Theo anh, tác động của tăng interest rate chỉ là làm tăng chất lượng của đầu tư. Khi kinh tế phát triển nhanh, các ngành dc kì vọng có thể nói thiếu thực tế, dẫn đến đầu tư dàn trải. Việc tăng interest rate sẽ có tác động rút bớt tiền khỏi những công ty làm ko hiệu quả, đổ vào bank và từ bank đầu tư vào các nơi có hiệu quả (bao gồm cả risk) cao hơn.

Có thể thấy nếu tăng interest rate quá cao, cao hơn một ngưỡng nào đó sẽ làm tiền ứ đọng trong các bank vì chả ai vay, quá thấp thì ng dân tự tìm nơi đầu tư, dẫn đến dàn trải, thiếu tính ổn định…. Tất nhiên trong ngắn hạn nó có thể có tác dụng điều chỉnh một số cái, nhưng nói kiểu 1 chiều thì ….. Như vậy bao giờ cái interest rate này cũng phải thấp hơn ngưỡng tiền ứ trong bank và ko quá thấp đến mức ng dân có thể đầu tư bất cứ chỗ nào. Cái ngưỡng tiền ứ này anh cũng chưa nghĩ kĩ, cũng có thể nó dẫn đến các công ty tăng giá sản phẩm => lạm phát để bù vào. Ví dụ thế này: nếu interest rate 1%, anh thấy thấp quá, anh tự mở cửa hàng. Tăng lên 4% mà cửa hàng anh chỉ tầm 2%, anh đóng cửa gửi vào bank. Nhưng bank cũng phải đem số tiền đó cho cty nào cần và chấp nhận 4% vay chứ bank cũng chả thể ôm nó dc, tức là chuyển đầu tư từ những cái như của anh sang những cái có khả năng sinh lời cao hơn mà anh ko chắc. Cái này tác động đến việc làm thế nào thì chưa nghĩ, chắc là có hại. Xem xét mấy cái này cũng phải thấy độ trễ, tức là tác động và hệ quả tác động ko đồng thời và kéo dài, rồi lại cộng với hệ quả của tác động theo chiều ngược lại (thường sau một thời gian tăng rate lại giảm)….

Cái rate này cũng ko phải thích thì điều chỉnh được, nó phải theo quy luật của nền kinh tế. Ví dụ các công ty lãi khoảng 12%, ngân hàng tính lãi 3% thì chả ma nào gửi. Cho dù ngân hàng trung ương có để thế thì tự các ngân hàng thương mại cũng phải nâng cao để cạnh tranh thu hút tiền gửi thôi. Sự điều chỉnh này cũng chỉ có thể làm trong một giới hạn nhất định sao cho không có khoảng cách quá lớn giữa saving và investment (cái khoảng cách này có thể tồn tại vì risk với mỗi ng khác nhau nên họ chọn các cách đầu tư khác nhau)

Đấy là nói đến các công ty, còn với ng dùng có lẽ cái giải thích “cost of buying goods by credit tăng” có lý, nhưng liệu cái này có chiếm tỉ lệ cao ko :-? Cái này anh cũng nghe nói nhưng ko rõ ng dân có nợ nhiều lắm ko. Thực ra tính theo kiểu opportunity cost thì tiền nào cũng như nhau (vay hay của mình), nhưng xét tác động tâm lí thì có lẽ khác nhau :-? Thế trước đây khi credit chưa phát triển thì sao? Nói thật là về mặt tâm lý, anh ko tin có nhiều ng lại bớt xén bữa ăn hay cái tủ, thậm chí là 1 chuyến du lịch chỉ vì interest rate tăng từ 3->5% mặc dù đây là mức tăng cực kì đáng kể. Bởi vì 2% của cái chỗ nhỏ nhoi này với những ng ko thiếu thốn thì ko đáng (mua cái xe 10000$ thì 1 năm mất có 200$, chả đủ tiền xăng hay khấu hao).

Thời đại toàn cầu hóa, mọi thứ đều tác động đến nhau, giá dầu tăng thì đúng là bọn xuất dầu có lợi nhiều hơn hại, nhưng ko phải ko có hại đâu. Giả sử lạm phát ở các nước còn lại phi mã, chính bọn đấy khi nhập khẩu sẽ phải chịu giá cao thôi. Mà cái bọn ăn được bằng dầu thì thường lại nhập khẩu rất nhiều. Chính chúng nó chắc chắn cũng dính lạm phát.

Còn lạm phát ở VN thì hiện tại money supply phụ thuộc nhiều vào bên ngoài chứ ko phải nguyên nhân trong nước, do vậy điều chỉnh bằng interest rate là vô ích. Anh có nói qua cái này trong mấy bài cuối của topic “toàn cầu hóa” http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=33910&page=6
 
Cái anh Quang nói là demand có lẽ thiên về consumption hơn :D vì ngoài consumer's goods ra thì còn capital's goods nữa. Cái capital's goods( máy móc, thiết bị...) này thì lại có demand liên quan đến investment. Tất nhiên trong cả phần aggregate demand thì consumption chiếm tỉ lệ cao nhất. Nhưng thực sự ở 1 số nước như Anh thì interest rate ảnh hưởng nhiều đến consumption, tỉ lệ người dùng card ở Anh thì cao thật, tỉ lệ households có mortgage và các khoản nợ phải trả cũng cao. Cái này nó giải thích tại sao tăng interest rate ở Anh lại là 1 biện pháp hiệu quả để kiềm chế inflation mà ở VN lại chưa chắc. Interest rate tăng làm cho các rate của từng khoản nợ cũng tăng theo nên có thể interest rate tăng rất nhỏ nhưng mà rates các khoản kia lại tăng kha khá. Thêm nữa mỗi lần interest rate tăng lên tí thôi là báo chí là rùng beng lên chuyện điều này sẽ làm giảm confidence của người mua gần đây nhất là lúc interest rate chỉ tăng mỗi 0.25% . Ko biết đây là chiêu bài thông tin gì ko nhưng mà mỗi lần interest rate tăng là consumption đc kìm hãm thật :D. Chắc cái này phải học thêm psychology để hiểu về behaviour của người dân thế nào. số liệu của Anh thì có thể lên www.statistics.gov.uk để tìm hiểu thêm. Dù gì thì nói mỗi nước ANh thôi thì cũng hơi phiến diện nhưng các nước khác em ko provide đc thông tin nên ko dám nói gì cả :D
Em đoán cái khác nhau giữa savings với investment mà anh Quang bảo thì chắc là savings là giữ lại tiền ko tiêu hết đi thôi. Savings thường nhỏ mà cái saving rate nó cũng nhỏ nốt nên là tiền lãi chả đáng bao nhiêu. Investment thì chắc là dùng khi dùng tiền đấy với mục đích chính là đem lại profit. Savings thường nhỏ hơn investment và thường ở quy mô các households thôi. Investment thì hay dính dáng đến bank hay mấy thằng tư sản. Nói chung nếu có cái finacial market ở giữa thì 1 đường đi từ households hay firms vào sẽ là savings còn đường ra cho nó sẽ là investment
 
Chỉnh sửa lần cuối:
to a Quang, khi interest rate tang, thi co nghia doi voi nguoi dan o nhung nc tieu dung on credit kieu nhu UK, gia ca mua sam se tang theo. Tuy nhien viec ng ta co bot mua sam hay tieu dung 1 mat hang hay dich vu nao do hay ko con fu thuoc vao PED cua goods and services. Neu la Inelastic goods kieu nhu la bua com bat chao thi co ve nhu la 0 anh huong lam nhu a noi, nhung ma neu doi voi nhung cai Elastic goods thi nguoi ta se suy nghi, Noi don gian neu nha nc fai tang lai suat tiet kiem, ma a muon mua 1 cai oto chang han (on credit) thi a se fai tinh toan ky cang hon, tac dung kiem ham consumption la o cho day, chu 0 fai la de han che nguoi dan mua do an thuc uong j ca
 
Back
Bên trên