Dịch thơ có thưởng & có giải :)

Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)

Điều hành viên
Hi cả nhà, lâu lắm mới ló mặt vào đây, hơi ko vô tư một tẹo :)

Số là, tờ báo bên này có mạo muội mở một cuộc "vận động" dịch thơ Hung trên NCTG. Chi tiết ở đây:

http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=606

Xin copy lại một đoạn:

***

Với hy vọng có thêm nhiều bản dịch mới, đa dạng hơn, chính xác hơn, từ những tác gia mới và cũ của Hungary, NCTG mở CUỘC VẬN ĐỘNG DỊCH THƠ HUNGARY:

- Thời gian: từ ngày 26-6-2007 đến ngày 25-11-2007. Lễ tổng kết vào dịp Giáng sinh 2007.

- Đối tượng tham gia: tất cả mọi độc giả của NCTG, không phân biệt nơi cư trú.

- Hình thức tổ chức: trên cơ sở nguyên bản, bản dịch ý kèm các thông tin căn bản và cần thiết về tác giả, tác phẩm do NCTG đều đặn cung cấp, bạn đọc gửi bản dịch về địa chỉ điện thư của NCTG: [email protected], hoặc địa chỉ tòa soạn: 1102 Budapest, Körősi Csoma Sándor u.3.IV.32. Các bản dịch sẽ được BBT NCTG chọn lọc và đưa lên báo; đặc biệt, một Ban giám khảo uy tín (thành phần sẽ được công bố sau) sẽ lựa chọn các bản dịch thành công nhất để trao giải thưởng và trong chừng mực cho phép, đăng tải trong một tuyển tập do NCTG ấn hành.

- Các giải thưởng: 3 giải chính (sẽ công bố cụ thể sau) & phần quà cho tất cả các bạn có bản dịch được đưa lên báo.

NCTG hy vọng rằng CUỘC VẬN ĐỘNG DỊCH THƠ HUNGARY sẽ tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích và sẽ nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ các bạn yêu thơ, thích dịch thơ và có sự quan tâm đến văn học thế giới. Đây cũng là một nỗ lực, một món quà văn hóa có ý nghĩa với đất nước Hungary tươi đẹp và hiền hòa, nơi cư ngụ của một cộng đồng Việt mà Ban chủ trương NCTG là các thành viên.


***

Nghe "thơ Hung" thì ai nấy có thể nghĩ rằng: tiếng Hung, ai biết đâu mà bảo dịch thơ? Tuy nhiên, điểm "đặc sắc' của "cuộc vận động này", là có phần dịch ý (rất sát), kèm các info cần thiết về tác giả, tác phẩm. Như thế, ai yêu thích thơ & làm thơ đều có thể tham gia được, bất kể có biết tiếng Hung hay ko.

Hy vọng được nhà ta hưởng ứng, cám ơn nhiều lắm :)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin gửi đây một số bài thơ kèm bản dịch ý vá các info. Đây đều là những bài căn bản, học sinh Hung 12-14 tuổi biết hết rồi :). Những info & bình luận đa phần cũng từ sách "Trích giảng Văn học" của học sinh Trung học.

L.

==============

Cuộc vận động dịch thơ Hungary (1): THƠ JUHÁSZ GYULA
[26.06.2007 23:25 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Juhász Gyula (1883-1937), đại diện tinh thần lỗi lạc của nền thi ca Hungary đầu thế kỷ XX, là tác giả loạt thơ tình nổi tiếng "Những vần thơ Anna" lấy cảm hứng từ cuộc tình bất thành của ông với nữ nghệ sĩ Sárvári Anna. Đây là những vần thơ của một ước nguyện vô vọng, một cuộc tình không được đáp trả: nỗi niềm khát khao, sự say đắm trong từng câu chữ đã khiến Juhász Gyula trở thành thi sĩ ca tụng tình yêu được ưa chuộng bậc nhất của Hungary.

Là một tác gia rất quan trọng của làng văn Hungary đầu thế kỷ XX, được coi là người kế nghiệp Ady Endre và mở đường cho József Attila, hai thi hào hàng đầu đương thời của nước Hung, Juhász Gyula là một thi sĩ bản tính rất lặng lẽ, cả đời sống trong sầu muộn, bất hạnh và bệnh tật triền miên. Không có được hạnh phúc trong tình yêu, Juhász Gyula sống cùng sự nhạy cảm vô chừng với những mối tình trong tâm tưởng, khiến nhiều người cho rằng ông sinh ra không phải để sống ở thế giới trần thế này!

Sárvári Anna, người đem lại mối tình vô vọng cho nhà thơ, thực ra không phải người phụ nữ xứng đáng với tình yêu lớn mà Juhász Gyula ca tụng. Họ quen biết nhau cũng không lâu, nhưng khoảng thời gian ấy đủ để Anna trở thành hình tượng Người Phụ Nữ viết hoa đối với nhà thơ. Tuy nhiên, hình bóng Anna trong "Những vần thơ Anna" không mấy giống Anna thực ngoài đời: trong hình bóng ấy, có vóc dáng của những người đàn bà khác (Zöldi Vilma, Tamás Anna, Hajnal Finike, v.v...) mà Juhász Gyula vương vấn, nhưng về căn bản, trong xúc cảm của nhà thơ, Anna là hình ảnh của người phụ nữ xa xăm mà nhà thơ cô độc vĩnh viễn không bao giờ có thể đạt được. Và, cho dù chàng thi sĩ cả đời nhút nhát, bị căn bệnh tâm thần rất nặng hành hạ - trong thực tế - không thể có hạnh phúc trong tình yêu thực sự, nhưng đã trở thành người ca nhân cho nỗi mong mỏi thường trực của người đàn ông với phái yếu.

Nổi tiếng nhất của loạt "Những vần thơ Anna" là thi phẩm "Thế nào..." (Milyen volt...) man mác buồn nhưng nóng bỏng vì sức mạnh của ký ức. Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp người kiều nữ tóc vàng, không còn bên nhà thơ và đã phân nửa rơi vào quên lãng, với cụm "... thế nào, tôi không còn biết nữa" được lặp lại nhiều lần. Nhưng rồi, mọi vẻ đẹp của thế gian đều khiến Anna trở lại với nhà thơ: Juhász Gyula không nhớ về mái tóc, cặp mắt và giọng nói của cô, mà hoài tưởng về tình yêu, về sự cảm nhận với Anna. Bài thơ là một thi phẩm tâm trạng: những hình ảnh của thiên nhiên gợi nhớ trong tác giả hình ảnh người tình trong tâm tưởng.

"Anna, mãi mãi" (Anna örök) ra đời sau đó nhiều năm, khi tuổi thanh xuân và những khao khát không còn khiến Juhász Gyula xáo trộn trong tâm hồn. Nhưng, mọi ký ức về Anna vẫn đọng lại trong từng cử chỉ, từng bước đường đời lầm lạc của nhà thơ. Bài thơ là lời tỏ tình ngày càng mãnh liệt với một mối tình cuồng si trong quá khứ và kết thúc bằng lời "Amen" như một lời nguyện cầu. "Anna, mãi mãi" là một thi phẩm suy tưởng của những hồi ức tình yêu đẹp nhất và dài lâu nhất.

Suốt đời, Juhász Gyula chỉ làm bạn và được an ủi với những vần thơ mà ông tìm thấy ở đó sự mơ mộng không có trong đời thực. Tiền bạc và sự thừa nhận của văn giới đối với ông là vô nghĩa: từ thời trẻ, đã nhiều lần ông tự vẫn mà không thành. Nhà thơ của nỗi buồn sống được đến năm 54 tuổi, khi đó, lâm trọng bệnh, không còn ai ngăn được ông tự sát...

Nhưng, "Những vần thơ Anna" trong sáng và đẹp vào bậc nhất của trường phái Ấn tượng Hungary đầu thế kỷ XX, thì còn lại mãi mãi...

Hai bản dịch ý:

THẾ NÀO...

Tóc nàng vàng thế nào, tôi không còn biết nữa,
Nhưng tôi biết rằng, đồng lúa nhuộm màu vàng,
Và khi hè vàng rực đến, với bông lúa trĩu cành,
Tôi lại cảm thấy nàng trong màu vàng ấy.

Mắt nàng xanh thế nào, tôi không còn biết nữa,
Nhưng mùa thu tới, khi bầu trời hé mở,
Bên lời tạ từ mệt nhoài một ngày tháng Chín,
Tôi lại mơ màng nhớ lại màu mắt nàng.

Giọng nàng nhung lụa thế nào, tôi không còn biết nữa,
Nhưng lúc xuân về, đồng cỏ cất tiếng thở than,
Tôi cảm thấy, lời ấm áp của Anna tràn về,
Từ một mùa xuân xưa, xa xăm tự phương trời nào (*).

(1912)

(*) Bài thơ được đăng lần đầu trên tờ "Tuần lễ" (A Hét), với tựa đề "Di sản" (Örökség).

MILYEN VOLT...

Milyen volt szőkesége, nem tudom már,
De azt tudom, hogy szőkék a mezők,
Ha dús kalásszal jő a sárguló nyár
S e szőkeségben újra érzem őt.

Milyen volt szeme kékje, nem tudom már,
De ha kinyílnak ősszel az egek,
A szeptemberi bágyadt búcsuzónál
Szeme színére visszarévedek.

Milyen volt hangja selyme, sem tudom már,
De tavaszodván, ha sóhajt a rét,
Úgy érzem, Anna meleg szava szól át
Egy tavaszból, mely messze, mint az ég.


*

ANNA, MÃI MÃI

Năm tháng đến rồi đi, em còn vương vấn
rồi cất bước ra đi, trong tâm tưởng anh; mờ phai
gương mặt em trong tim anh; nhạt nhòa
bờ vai em; xa xăm
giọng nói em, và anh không còn rượt theo em nữa
trong cuộc đời, ngày càng rậm rạp như cánh rừng
Giờ đây anh có thể bình tâm gọi tên em
giờ đây anh không còn run rẩy trước ánh mắt em
giờ đây anh đã biết em chỉ là một trong vô vàn
rằng tuổi thanh niên cuồng điên - Nhưng em ạ
chớ nghĩ, em yêu, rằng tất cả đều vô nghĩa
và rằng tất cả đã trôi qua - Em, chớ nghĩ!
Vì em sống trong anh, trong mỗi
chiếc cà-vạt đeo lệch và mỗi lời nói sai lầm
và trong mỗi lời chào hỏi sai địa chỉ
và trong mỗi lá thư bị xé toạc
và trong cả cuộc đời lầm lạc của anh
Em sống và ngự trị mãi mãi,
Amen! (*)

(1926)

(*) Khi đăng tải lần đầu trên tờ "Nhật ký Pest" (Pesti Napló, ngày 11-7-1926), trong câu cuối của bài thơ, thay vì buông lời cầu nguyện "Amen", Juhász Gyula đã gọi tên Anna: "Em sống và ngự trị mãi mãi, Anna!"

ANNA ÖRÖK

Az évek jöttek, mentek, elmaradtál
emlékeimből lassan, elfakult
arcképed a szívemben, elmosódott
a vállaidnak íve, elsuhant
a hangod és én nem mentem utánad
az élet egyre mélyebb erdejében.
Ma már nyugodtan ejtem a neved ki,
ma már nem reszketek tekintetedre,
ma már tudom, hogy egy voltál a sokból,
hogy ifjúság bolondság, ó de mégis
ne hidd szivem, hogy ez hiába volt
és hogy egészen elmúlt, ó ne hidd!
Mert benne élsz te minden félrecsúszott
nyakkendőmben és elvétett szavamban
és minden eltévesztett köszönésben
és minden összetépett levelemben
és egész elhibázott életemben
élsz és uralkodol örökkön. Amen.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cuộc vận động dịch thơ Hungary (2): THƠ JÓZSEF ATTILA
[27.06.2007 23:39 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Thơ đề tài tình yêu là một mảng quan trọng trong thi nghiệp của thi hào József Attila (1905-1937) và thường gắn liền với những mối tình thực trong đời của nhà thơ.

Năm 1927, nhà thơ 22 tuổi làm quen với Vágó Márta, một thiếu nữ gia đình khá giả. hai người đã dự dịnh thành hôn, song rốt cục Márta khước từ vì ngại ngùng trước gia cảnh nghèo khổ của thi sĩ. Dầu sao đi nữa, mối tình đầu này cũng đã khiến József Attila để lại một số bài thơ tình, như thi phẩm "Ru" sau đây:

RINGATÓ

Holott náddal ringat,
holott csobogással,
kékellő derűvel,
tavi csókolással.

Lehet, hogy szerelme
földerül majd mással,
de az is ringassa
ilyen ringatással.

(1928)

"Ru" bề ngoài tưởng chừng đơn giản, nhưng kỳ thực rất cô đọng và hàm chứa những nét bí ẩn. Ngay trong câu thơ đầu, József Attila đã dùng một từ mà ngữ nghĩa của nó, đến nay vẫn là đề tài tranh luận của các nhà phê bình: holott, dùng theo nghĩa ngày này là "cho dù", "mặc dù", nhưng rất có thể thi sĩ đã sử dụng một nghĩa cổ xưa của nó, nghĩa là "ở nơi". Cũng không rõ là trong hai khổ thơ, là lời ai nói với ai. Nhà phê bình Török Gábor cho rằng trong khổ thơ đầu là lời hát của người được ru (một cô gái), và khổ thứ hai là khúc ca của ao hồ đang đưa cô gái vào giấc nồng:

(Lời cô gái)
Tôi được ru
bằng khóm lau
bằng dòng nước róc rách
bằng bầu trời tươi sáng trong xanh
bằng nụ hôn của hồ ao


(Lời hồ ao)
Có thể tình yêu nàng
sau sẽ dành cho kẻ khác
những người ấy cũng hãy ru nàng
như tôi đang ru nàng


Nhưng theo một cách lý giải khác thì đoạn thơ đầu là của một chàng trai, và đoạn sau là lời một cô gái:

(Chàng trai)
Nàng ru tôi
bằng khóm lau
bằng dòng nước róc rách
bằng bầu trời tươi sáng trong xanh
bằng nụ hôn của hồ ao


(Cô gái)
Có thể tình yêu của anh
sau sẽ dành cho kẻ khác
những người ấy cũng hãy ru anh
như em đã từng ru anh


Có thể thấy József Attila đã "chơi đùa" một cách có ý thức với chữ nghĩa, để tạo ra một "khoảng không" cho người đọc tự hình dung. Xin được đưa thêm một bản dịch nghĩa "trung dung" như sau (như lời của chàng trai được cô gái ru):

Bản dịch ý:

Nàng ru tôi
bằng khóm lau
bằng dòng nước róc rách
bằng bầu trời tươi sáng trong xanh
bằng nụ hôn của hồ ao

Có thể tình yêu nàng
sau sẽ dành cho kẻ khác
những người ấy cũng hãy ru nàng
như nàng đã từng ru tôi


Tám năm sau, József Attila đã trải qua nhiều mối tình đau khổ. Nhà thơ bị căn bệnh tâm thần hành hạ, cùng vô số ưu phiền và xung đột của đời sống thường nhật; cho dù đã gắng sức và tập trung thời gian làm chủ bút tờ "Lời đẹp" (Szép szó), nhưng chỉ trong thời gian ngắn, ông đã lâm trọng bệnh. Trong thời gian điều trị bệnh tật, ông đã phải lòng Gyömrői Edit, một nhà phân tâm học. Thi phẩm sau được nhà thơ sáng tác vào mùa hè - thu năm 1936, là một nỗi nhớ thương khắc khoải, sự hoài niệm về một kỷ niệm, một tình yêu thời trai trẻ:

AZ A SZÉP, RÉGI ASSZONY

Azt a szép, régi asszonyt szeretném látni ismét,
akiben elzárkózott a tünde, lágy kedvesség,
aki a mezők mellett, ha sétálgattunk hárman,
vidáman s komolyan lépett a könnyü sárban,
aki ha rám tekintett, nem tudtam nem remegni,
azt a szép, régi asszonyt szeretném nem szeretni.

Csak látni szeretném őt, nincs vele semmi tervem,
napozva, álmodozva amint ott ül a kertben
s mint ő maga, becsukva egy könyv van a kezében
s körül nagy, tömött lombok zúgnak az őszi szélben.

Elnézném, amint egyszer csak tétovázva, lassan,
mint aki gondol egyet a susogó lugasban,
föláll és szertepillant és hirtelen megindul
és nekivág az útnak, mely a kert bokrain túl
ott lappang, elvezetni a távolokon által,
két oldalán a búcsút integető fákkal.

Csak úgy szeretném látni, mint holt anyját a gyermek,
azt a szép, régi asszonyt, amint a fényben elmegy.

(1936. július - október)

Dịch nghĩa:

NGƯỜI KIỀU NỮ XA XƯA ẤY

Tôi muốn thấy lại người kiều nữ xa xưa,
ẩn chứa bao nỗi dịu hiền tiên nữ,
mỗi khi chúng tôi dạo chơi ngoài đồng nội,
tươi vui và nghiêm nghị, nàng lội dưới lớp bùn mỏng,
nàng nhìn tôi, khiến tôi đâu thể không run rẩy,
ước sao chẳng yêu nàng, người kiều nữ xa xưa.

Tôi chỉ muốn thấy nàng, vậy thôi, chẳng gì khác,
phơi trong nắng, mộng mơ ngoài vườn,
hay trong tay, một cuốn sách khép kín,
và quanh nàng, dày đặc những nhành cây mới nhú
dào dạt trong gió thu.

Tôi muốn thấy nàng, một bận ngập ngừng, chậm rãi,
như thể đang suy tư trong bóng râm xào xạc,
rồi nhỏm dậy, nhìn quanh rồi đột ngột cất bước,
theo con đường qua bụi rậm trong vườn.
Nàng ẩn tại đó, giữa hàng cây xa xa,
chìa lá vẫy nàng, ở hai bên đường.

Tôi chỉ muốn thấy nàng, người kiều nữ xa xưa,
rảo bước trong ánh nắng tràn,
như đứa con muốn thấy bà mẹ đã qua đời.
 
Cuộc vận động dịch thơ Hungary (3): THƠ PETŐFI SÁNDOR
[28.06.2007 16:39 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Petőfi Sándor (1823-1849) đã dành những thi phẩm, đẹp nhất để tặng mối tình lớn của ông, Szendrey Júlia.

Ngày 8-9-1846, tại một dạ hội ở vùng Nagykároly, nhà thơ làm quen với Szendrey Júlia, một cô gái học thức, gia cảnh khá giả. Trong nhiều tháng trời, Szendrey lưỡng lự trước tình yêu bất ngờ và say đắm của nhà thơ: do đôi bên không được "môn đăng hộ đối" nên thân phụ Júlia còn cấm cô gặp gỡ hoặc thư từ với Petőfi. Một phần vì vậy, cô gái 18 tuổi không có quyết định dứt khoát và đã chối từ lời cầu hôn của thi sĩ. Dầu vậy, Petőfi vẫn cảm thấy người thiếu nữ đã mang lại mùa xuân trong ông, như qua thi phẩm tươi tắn "Em yêu mùa xuân" (Te a tavaszt szereted...), với ước vọng có nhau trong đời:

TE A TAVASZT SZERETED…

Te a tavaszt szereted,
Én az őszt szeretem.
Tavasz a te életed,
Ősz az én életem.

Piros arcod a tavasz
Virító rózsája,
Bágyadt szemem az ősznek
Lankadt napsugára.

Egy lépést kell tennem még,
Egy lépést előre,
S akkor rájutok a tél
Fagyos küszöbére.

Lépnél egyet előre,
Lépnék egyet hátra,
S benne volnánk közösen
A szép meleg nyárba.

(Szatmár, 1846. október 7 – 10)

Dịch nghĩa:

EM YÊU MÙA XUÂN...

Em yêu mùa xuân
Anh yêu mùa thu
Mùa xuân là đời em
Mùa thu là đời anh

Gương mặt em ửng hồng
Là nụ hồng hé nở mùa xuân
Ánh mắt anh mệt nhoài
Là tia nắng héo hắt mùa thu

Anh cần phải đi thêm một bước
Một bước về phía trước
Và khi ấy anh đến
Ngưỡng cửa mùa đông lạnh lẽo

Giá em bước tới một bước
Giá anh lùi lại một bước
Thì chúng ta sẽ cùng nhau
Trong mùa hè ấm, đẹp


Cuối tháng Mười một năm ấy, Petőfi viết thêm "Bụi cây run rẩy, vì..." mang âm hưởng và hình thức một bản dân ca, như lời tỏ tình mới với người yêu với câu hỏi ở cuối bài như một lời cầu xin: "Còn yêu anh nữa không?"

RESZKET A BOKOR, MERT...

Reszket a bokor, mert
Madárka szállott rá.
Reszket a lelkem, mert
Eszembe jutottál,
Eszembe jutottál,
Kicsiny kis leányka,
Te a nagy világnak
Legnagyobb gyémántja!

Teli van a Duna,
Tán még ki is szalad.
Szivemben is alig
Fér meg az indulat.
Szeretsz, rózsaszálam?
Én ugyan szeretlek,
Apád-anyád nálam
Jobban nem szerethet.

Mikor együtt voltunk,
Tudom, hogy szerettél.
Akkor meleg nyár volt,
Most tél van, hideg tél.
Hogyha már nem szeretsz,
Az isten áldjon meg,
De ha még szeretsz, úgy
Ezerszer áldjon meg!

(Pest, 1846. november 20. után.)

Dịch nghĩa:

BỤI CÂY RUN RẨY, VÌ...

Bụi cây run rẩy, vì
Con chim nhỏ đậu xuống
Hồn anh run rẩy, vì
Anh nghĩ đến em yêu
Anh nghĩ đến em yêu
Người con gái nhỏ
Viên kim cương lớn nhất
Của thế gian này.

Sông Danube dâng tràn
Có khi nước ngập bờ
Trái tim anh cũng khó
Giữ được nỗi lòng mình
Yêu anh không, nhành hồng của anh?
Vì anh yêu em
Nhiều hơn hết thảy
Người trên đời này.

Những khi ở bên nhau
Anh biết em đã yêu
Khi ấy, mùa hè nóng
Giờ, mùa đông lạnh lẽo
Dẫu không còn yêu anh nữa
Cầu Chúa ban phước lành cho em
Nhưng nếu vẫn còn yêu
Hãy ban phước cho em ngàn lần hơn thế!


Bài thơ là một đỉnh cao của thơ tình Petőfi năm 1846, trong đó, có sự hòa hợp giữa hy vọng và nỗi nghi ngờ, nói đúng hơn, sự nghi ngờ xuất hiện rất nên thơ trong niềm hy vọng. Trong thi phẩm này, nhà thơ đã sử dụng những phép tu từ, so sánh của thi ca dân gian một cách nhuần nhuyễn, đạt hiệu quả cao. "Bụi cây run rẩy, vì..." được đăng lần đầu vào trung tuần tháng Giêng 1847 trên tạp chí "Những hình ảnh cuộc sống" (Életképek). Đọc báo, Júlia biết rằng những tình cảm mà nhà thơ dành cho cô vẫn còn nguyên vẹn sau nhiều tháng xa nhau. Cô đã trả lời ngắn gọn Petőfi: "Ngàn lần, Júlia".

Rốt cục, gia đình Júlia phải chấp thuận mối tình của hai người và họ đã làm lễ cưới ngày 8-9-1847, đúng dịp kỷ niệm 1 năm ngày quen nhau. Tuy nhiên, cặp vợ chồng trẻ không được nhận bất cứ sự giúp đỡ gì về phía gia đình và phải tự lo liệu cho cuộc sống. Đầu năm 1948, Szendrey có thai, nhưng Petőfi không chờ được đến khi cậu con trai Zoltán tròn tuổi tôi (ngày 15-12-1949): ngày 31-7, nhà thơ đã mất tích trong trận chiến bảo vệ độc lập dân tộc ở vùng Segesvár (có nhiều khả năng ông hy sinh tại đó).

Szendrey Júlia là nguồn cảm hứng để Petőfi sáng tác những thi phẩm lãng mạn nhất, như "Không lạ, nếu anh lại sống" (Nem csoda, ha újra élek), "Gọi tên em là gì?" (Minek nevezzelek?), "Mùa thu tới, thu lại tới" (Itt van az ősz, itt van újra) và nhất là "Cuối tháng Chín" (Szeptember végén), một thi phẩm chứa chất những hồ nghi chính yếu của nhà thơ về cuộc sống, tình yêu và cái chết. Bài thơ được sáng tác tháng 9-1847, trong tuần trăng mật của cặp vợ chồng Petőfi - Júlia ở vùng Koltó, tại lâu đài của bá tước Teleki Sándor (người bạn quý tộc duy nhất của nhà thơ nghèo). Trong "Cuối tháng Chín", nhà thơ trẻ vừa kết hôn, với tâm trạng buồn man mác của mùa Thu, đã có dự cảm bi thảm về sự ra đi của mình, để lại người vợ trẻ và mối tình dang dở...

Dự cảm mang tính tiên tri ấy đã trở thành sự thật: chưa đầy một năm sau khi không tìm ra tung tích của Petőfi, Júlia kết hôn với người khác (ông Horvát Árpád, một giáo sư, sử gia, viện sĩ thông tấn) và không hề để tâm đến người con chung với nhà thơ, khiến công luận Hungary đương thời rất bất bình. Thời gian sau, Szendrey Júlia cũng chia tay người chồng thứ hai và khi qua đời, bà được yên nghỉ trong ngôi mộ chung của gia đình Petőfi. Đời sau có những đánh giá khác nhau về mối tình của bà với nhà thơ, cũng như về lần kết hôn thứ nhì; tuy nhiên, trên bia mộ của bà ở nghĩa trang Kerepesi, người ta vẫn khắc hàng chữ sau: "Bà Petőfi Sándor, Szendrey Júlia, hưởng dương 39 tuổi".
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cuộc vận động dịch thơ Hungary (4): PETŐFI SÁNDOR VÀ MỐI TÌNH BI THƯƠNG 12 NGÀY
[21.07.2007 17:31 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]

(NCTG) Đầu năm 1845, giới trí thức, văn nghệ sĩ Pest (*) xôn xao chuẩn bị cho một tang lễ đặc biệt: ngày 7-1, Csapó Etelke, cô thiếu nữ xinh xắn chưa đầy 15 tuổi đột ngột qua đời. Tên tuổi Etelke được ghi vào văn học sử Hungary vì những ngày cuối đời, số phận đã đưa đẩy cô đến với một chàng trai 22 tuổi, Petőfi Sándor, người về sau được tôn vinh như một anh hùng dân tộc, thi hào bậc nhất của nước Hung thế kỷ XIX (**).

Csapó Etelke là em vợ Vachott Sándor, một nhà ngôn ngữ, nhà thơ và chính khách đương thời. Mùa đông năm 1843, Vachott Sándor gặp gỡ Petőfi (kém ông 5 tuổi) tại Quốc hội Pozsony (nay là Bratislava), khi đó nhà thơ trẻ đang phải bôn ba kiếm sống, thử sức trên cương vị đưa tin, viết phóng sự cho báo. Lâm vào cảnh thiếu thốn trầm trọng, Petőfi đã được Vachott hào hiệp giúp đỡ.

Vachott Sándor có người anh trai là Vahot Imre, chủ tạp chí "Thời trang Pest" (Pesti Divatlap); thông qua mối quan hệ quen biết này, chàng trai Petőfi Sándor được nhận vào làm trợ lý biên tập tại tờ báo. Ở đây, Petőfi đã sáng tác trường ca lớn “Hiệp sĩ János” (János vitéz) trong vòng 6 ngày!

Cuối năm 1844, Petőfi trở thành một thi sĩ có tiếng. Mùa Giáng sinh năm đó, chàng trai được gia đình Vachott mời đến bữa tối: các đồng nghiệp muốn an ủi Petőfi vì trước đó 3 ngày, anh bị đả kích vì những vần thơ bị coi là quá dân dã, và vì anh hay nhắc đến mình trong đó. Không chịu lùi bước, Petőfi “trả đũa” với bài “Thế giới và tôi” (A világ és én), nhưng hẳn nhà thơ trẻ đã trút hết bực tức và sầu muộn khi được gặp Csapó Etelke, cô em gái dễ thương của gia đình chủ nhà, tại bàn tiệc.

Theo đúng những “thủ tục” thịnh hành đương thời, bà chủ nhà Vahot Sándorné và cô em gái Csapó Etelke đã xin thi sĩ “lưu bút” trong cuốn sổ lưu niệm của họ. Với Vahot Sándorné, Petőfi có một nhận xét vui: anh trách bà chủ nhà đã khiến ông chồng quá hạnh phúc và viên mãn, khiến ông không còn làm được thơ nữa, thậm chí, còn phải vò đầu bứt tai để có cảm hứng cho những bài thơ “mùi mẫn”. Còn trong sổ lưu niệm của cô thiếu nữ Etelke, nhà thơ để lại những dòng lạ lùng, như thể một linh cảm không giải thích nổi: “Nếu những dòng chữ đen tối mà anh ghi lại sau đây, / Lại trở thành phận hẩm mà em phải chịu: / Anh sẽ cất bút, không viết, dù nếu như vậy / Mỗi nét chữ của anh, có giá là một quốc gia.

Định mệnh thật khắc nghiệt: chỉ 12 ngày sau, Etelke đột ngột qua đời sau một cơn cảm lạnh (có lẽ cô còn bị quá sức vì những chuẩn bị cho ngày vui lớn và linh đinh, dự tính sẽ được tổ chức nhân sinh nhật cô sau đó ít ngày). Thi thể Etelke được người anh rể Vachott Sándor và Petőfi đặt vào quan tài. Nhiều năm sau, bà Vachott Sándorné cho in một số hồi tưởng, ghi lại những tư liệu rất quý cho hậu thế về câu chuyện tình 12 ngày giữa Petőfi và Etelke, cũng như về tình bạn của nhà thơ với gia đình Vachott. Qua đó, chúng ta được biết rằng, hai tuần sau cái chết của Etelke, Petőfi dọn đến ở phòng của cô trong căn nhà gia đình Vachott; tại đây, và tại nghĩa trang ở đường Váci - nơi nhà thơ thường đến trầm tư bên mộ phần của Etelke, bất kể ngày hay đêm -, xúc cảm trước sự ra đi quá sớm của cô gái bạc mệnh, Petőfi đã cho ra đời chùm thơ khóc thương với tựa đề “Những chiếc lá bách từ mộ phần Etelke” (Cipruslombok Etelke sírjáról), gồm 34 bài.

Giới nghiên cứu về cuộc đời và thi nghiệp của Petőfi, cho đến nay, vẫn đặt câu hỏi: có thể có một cuộc tình thực sự trong vòng chưa đầy 2 tuần, giữa nhà thơ và một thiếu nữ 15 tuổi, mà Petőfi có lúc gọi bằng “đứa trẻ dễ thương với những lọn tóc quăn vàng ánh”? Hay đây là một “mộng ước yêu đương bị dồn nén”, theo thi hào Illyés Gyula, người từng tìm tòi và viết sách về Petőfi? Sự nghi ngờ ấy là có cơ sở vì khi làm quen với Etelke, Petőfi đã là một người đàn ông “trưởng thành” 22 tuổi (theo cách đánh giá đương thời), đã trải qua nhiều mối tình “chợt đến, chợt đi” với những Klári, Amália, Emilia, Róza, Matild, Annikó, Zsuzsika (thậm chí, cả tình cảm vô vọng với nữ bá tước Dessewffy), mà mối tình nào cũng để lại những thi phẩm bất hủ.

Ở ngưỡng 20, chàng thi sĩ trẻ giàu cảm xúc Petőfi, ngay sau khi bị “hút hồn” bởi một cô gái dễ mến, đã có thể cho ra đời những vần thơ tình đầu tiên vào buổi tối, như ở trường hợp các thi phẩm “Gửi Zsuzsika” (Zsuzsikához), “Gửi Matild” (Matildhoz), “Biển tình anh thét gầm” (Szerelmem zúgó tenger), v.v... Xuất phát từ nhu cầu nội tại ấy của nhà thơ, GS Horváth János - tác giả cuốn chuyên khảo “Petőfi Sándor” (Budapest, 1926) - đã diễn đạt như sau về mối tình với Etelke: Petőfi phải lòng một cô gái đã qua đời! Nhà nghiên cứu Gyulai Pál (em đồng hao của Petőfi), trong một công trình về Petőfi (năm 1854), thì “nhẹ tay” hơn: „Anh tôi phải lòng Etelke đúng vào lúc cô ấy vừa mất”. GS Horváth János cho rằng nhà thơ chưa đủ thời gian để có một mối tình thực sự, nên tập thơ “Những chiếc lá bách…” thật ra là sự tự kỷ ám thị, là sự mộng tưởng của người thi sĩ, tóm lại, là một tình cảm mang thi vị văn chương thì đúng hơn.

Điều đáng nói ở đây là, nhiều thi phẩm trong số 34 bài thơ đượm màu tang tóc và bi thương của Petőfi, mặc dù bị văn giới đánh giá và nhìn nhận nghiêm ngặt như thế, vẫn chứng tỏ thiên tài của một thi sĩ ngay từ khi ông còn trẻ. GS Horváth János đã chọn ra 4 câu thơ sau trong tập “Những chiếc lá bách…” - được coi là những viên ngọc - để chứng tỏ điều đó:

Có gì đẹp, có gì hay trên chiếc giường tử thần ấy?
Như rạng sáng ban mai, khi cánh thiên nga chói lọi bay lên
Như màn tuyết phủ tinh khôi trên cánh hồng đông giá
Lay động phía bên trên là tử thần trắng.

(“Nếu trong đời em...”, Pest, tháng 1/2-1845)

Ghi chú:

(*) Khi đó Buda và Pest còn là hai thành phố riêng rẽ hai bên bờ sông Duna (Danube), và chỉ được hợp nhất thành Budapest (vùng Óbuda) vào năm 1873.

(**) Các nhà phê bình văn học cho rằng trong trường phái Lãng mạn thế kỷ XIX, Petőfi thuộc hàng những tên tuổi sáng lạn nhất, cùng Byron, Shelley, Heine, Puskin, Miekiewicz và Victor Hugo. Grimm còn đi xa hơn nữa, khi khẳng định nền văn học thế giới có 5 thiên tài, là Homer, Shakespeare, Goethe, Mistral và Petőfi.


HULL A LEVÉL A VIRÁGRÓL...

Hull a levél a virágról,
Elválok én a babámtól.
Isten hozzád, édes,
Isten hozzád, kedves
Galambocskám!

Sárgul a hold az ég alján,
Mind a kettőnk oly halovány.
Isten hozzád, édes,
Isten hozzád, kedves
Galambocskám!

Harmat hull a száraz ágra,
Könnyek hullanak orcánkra.
Isten hozzád, édes,
Isten hozzád, kedves
Galambocskám!

Lesz még virág a rózsafán,
Egymást még mi is látjuk tán.
Isten hozzád, édes,
Isten hozzád, kedves
Galambocskám!

(Pest, 1845. január 7.)

Dịch ý:

LÁ RỤNG KHỎI NHÀNH HOA...

Lá lìa khỏi nhành hoa
Anh từ giã em anh
Vĩnh biệt, em yêu
Vĩnh biệt, em thương
Em yêu thương của anh!

Trăng vàng trên nền trời
Hai ta sao nhợt nhạt?
Vĩnh biệt, em yêu
Vĩnh biệt, em thương
Em yêu thương của anh!

Sương rơi xuống cành khô
Lệ tràn xuống má anh
Vĩnh biệt, em yêu
Vĩnh biệt, em thương
Em yêu thương của anh!

Sẽ còn hoa trên cành hồng?
Anh sẽ vẫn còn được thấy em?
Vĩnh biệt, em yêu
Vĩnh biệt, em thương
Em yêu thương của anh!

(Pest, ngày 7-1-1845)

MIT NEM TETTEM VOLNA ÉRTED...

Mit nem tettem volna érted,
Szép kis szőke gyermekem!
De szerelmem bemutatni
Megtiltotta végzetem.

Az egész, mit életemben
Érted tennem lehetett,
Annyi, hogy a koporsóba
Én tevém be tetemed.

(Pest, 1845. január)

Dịch ý:

CÒN GÌ ANH KHÔNG LÀM CHO EM...

Còn gì anh không thể làm cho em?
Em bé bỏng, mái tóc vàng xinh xắn!
Nhưng định mệnh đã không cho anh
Thổ lộ tình yêu của anh.

Cả đời, suốt quãng đời anh
Điều đã có thể làm cho em
Chỉ là, đặt thân thể em
Vào chiếc quan tài...

(Pest, tháng 1-1845)

LE AZ ÉGRŐL HULL A CSILLAG...

Le az égről hull a csillag;
Szemeimből könnyek hullnak.

Nem tudom, mért hull a csillag?
Könnyeim halottért hullnak.

Csak hull, csak hull könny és csillag;
Egyre hullnak, mégsem fogynak.

(Pest, 1845. január)

Dịch ý:

VÌ SAO SA TRÊN BẦU TRỜI...

Vì sao sa trên bầu trời
Giọt lệ sa tràn mắt anh

Anh không biết, vì đâu sao sa
Anh sa lệ vì em đã xa

Lệ cứ sa, và sao cứ sa
Ngày càng sa, chẳng bao giờ cạn.

(Pest, tháng 1-1845)

TE VOLTÁL EGYETLEN VIRÁGOM...

Te voltál egyetlen virágom;
Hervadt vagy: puszta életem.
Te voltál fényes napvilágom;
Lementél: éj van körülem.

Te voltál képzeményim szárnya;
Megtörve vagy: nem szállhatok.
Te voltál vérem forrósága;
Meghűltél: oh, majd megfagyok.

(Pest, 1845. január)

Dịch ý:

EM LÀ NHÀNH HOA DUY NHẤT CỦA ANH...

Em là nhành hoa duy nhất của anh;
Em đã héo; đời anh hoang vu.
Em là tia nắng rực rỡ của đời anh
Em đã xa: quanh anh là màn đêm.

Em chắp cánh cho anh mộng tưởng
Em đã vỡ: anh không còn được bay.
Em hâm cho anh, bầu máu nóng
Em đã lạnh: trời, anh tê cóng.

(Pest, tháng 1-1845)

HA ÉLETÉBEN...

Ha életében nem szerettem volna
A szőke fürtök kedves gyermekét:
Övé leendett életem, szerelmem,
Midőn halotti ágyon feküvék.

Mi szép, mi szép volt a halotti ágyon!
Mint hajnalban ha fényes hattyu száll,
Mint tiszta hó a téli rózsaszálon:
Lengett fölötte a fehér halál.

(Pest, 1845. január-február)

Dịch ý:

NẾU TRONG ĐỜI EM...

Nếu trong đời em, anh chưa yêu
Đứa trẻ dễ thương với những lọn tóc vàng ánh
Thì đời anh, tình anh vẫn sẽ là của em
Khi anh nằm trên giường của tử thần

Có gì đẹp, có gì hay trên chiếc giường tử thần ấy?
Như rạng sáng ban mai, nếu cánh thiên nga chói lọi bay lên
Như màn tuyết phủ tinh khôi trên cánh hồng đông giá
Lay động phía bên trên là tử thần trắng.

(Pest, tháng 1/2-1845)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế là dịch tiếng Hung hả anh? Để em hỏi bố em, bố em học Tiến sĩ ở bển 4 năm cơ.:p
 
cái này phải những người biết tiếng Hung mới dịch được rồi :( em chịu :(
 
cái này phải những người biết tiếng Hung mới dịch được rồi :( em chịu :(

Đâu có, em? Sở dĩ anh post cả bản dịch ý (kỹ và khá chuẩn xác), kèm các info về tác giả và tác phẩm, để bất cứ ai thích dịch cũng có thể dịch được mà... Em thử xem!

Chứ nếu chỉ người thạo tiếng Hung mới dịch được (và được dịch :)), thì đánh đố nhau quá ;)

L.
 
Chị Ánh giỏi thật đấy :p Đọc bài nào cũng thấy hay:)
Chị ánh là nhà thơ chuyên nghiệp hả chị^^?
 
Back
Bên trên