Dành cho những ai thích logic và khoa học kỹ thuật

To QLing: Nếu mà hôm đó có nhật thực thì chắc là Ok nhỉ .

To Hà: Anh thấy chỉ có nhẫn dỏm mới bị hỏng thôi chứ, mà nhẫn dỏm thì trị giá ko đắt lắm nên nếu có hỏng thì cũng chẳng sao . hơn nữa anh ko đố chuyên gia như em mắt thường đã nhìn thấy nhẫn thật nhẫn dỏm rồi . ng` yêu em thế này chắc là hơi lo nhỉ ;)
với cả em đốt cháy kim cương thì e là hơi khó vì chẳng nhẽ mang cả cái bình ga to tướng đi theo, trong khi mang cái dùi sắt như anh bảo thì chắc là OK, ngoài ra bọn cửa hàng có định đánh mình thì còn có cái mà tự vệ, he he :D
 
Ôi ngại quá mọi người ơi, từ tiếng Đức sang tiếng Anh, lại phải tìm từ cho thuần tiếng Việt, heaven help me :D :D :D
Vì thế, chẳng may có từ nào nghe "buồn cười" thì đừng ...cười tui nhé ;;-) :)

Con thạch thùng có rất nhiều sợi lông rất nhỏ, ở "bàn chân" của nó, những sợ này thẳng tuốt, không có móc. Thực ra nó bám được ở trên tường là vì những sợi lông đó chui vào những khe tường và ôm đúng vào hình nhấp nhô trên tường.
Thạch thùng không đi trên kính được đâu (hồi bé, mình đã thử rùi... :") nó đi trên kính bẩn được thôi, còn kính sạch thì toàn bị rơi :D, bây giờ thì biết là vì trên kính không có khe cho nó bám, nếu có những đoạn kính ngắn thì nó... nhảy qua :D).
Mọi người thử quan sát mà xem (hihi, những người ở VN, còn ở Tây chắc là hiếm hơn :)) )

Còn cái câu 13 thì rắc rối lắm, giải thích cặn kẽ thì dài lắm, vì lĩnh vực này rất rộng và còn đang ở trong giai đoạn nghiên cứu.
Đại loại là tế bào bị oxi hóa, nhưng không hẳn như bình thường, nó tạo ra những Oxi "radikal" (hic, mình quên mất TV rùi, đây là tiếng Đức, mình không rõ tiếng Anh có dùng từ "radical" không..., nhưng ký hiệu Q.Tế là chữ "O" với 1 dấu chấm bên cạnh), cả cái molecule đó người ta gọi là "Ascorbyl-Radikal" (theo tiếng Đức). Oki, chính những radikal đó làm cho tế bào già đi.
Ngoài ra, nồng độ Ca++ trong tế bào cao cũng là 1 yếu tố quan trọng dẫn đến cái chết của tế bào.
Và theo nghiên cứu mới, cái này còn liên quan đến introns và extrons nữa cơ... cái này thì phải đi sâu quá, mình không giải thích nữa đâu :")

À, người ta chia ra thành 2 kiểu chết của tế bào :D Cái kiểu ở trên là "chết định trước" ("programmed apoptose")
 
Nguyen Quang Hung đã viết:
với cả em đốt cháy kim cương thì e là hơi khó vì chẳng nhẽ mang cả cái bình ga to tướng đi theo, trong khi mang cái dùi sắt như anh bảo thì chắc là OK, ngoài ra bọn cửa hàng có định đánh mình thì còn có cái mà tự vệ, he he :D
:)) cái này em trêu thôi ý mà anh :D
mà anh ơi, nếu hôm đó, trời nắng to, anh không cần phải vác cái bình ga đi đâu anh ạ, anh mang cái kính lúp to to một chút, vừa soi được kim cương, lại vừa lấy năng lượng mặt trời mà đốt để "thử" >:) (một ông vua của Áo đã thử nghiệm ... thành công :D) ;)
 
Có 1 mẹo này khi đi tặng nhẫn cho gf xin bày lại cho các bác:

nếu gf/bx hỏi nhẫn thật hay giả, đưa her tới bờ sông nói ném thử xuống sông thì biết, kim cương thật sẽ chìm, đồ giả thì nổi . Mà phải nước sông Hồng mùa lũ thử mới chắc ăn các bác ạ .

Ai 0 tin cứ thử đi thì biết :)
 
LoL bác caspi, bao giờ em sang đức bác chiêu đãi em món tôm hùm cái nhẩy :)

Ttrời thì mặt trời là sáng nhất, thứ 2 là mặt trăng.
Cách đây khoảng 5 hôm, khoảng 11:45am bác nào ở Sydney có thể thấy mặt trăng rõ ràng (khoảng gần half full moon). Nếu buổi sáng mà mặt trăng ở vị trí mình có thể nhìn thấy được (không ở phía bên kia của quả đất) và trời quang mây tạnh thì ngẩng đầu lên là nhìn thấy mặt trăng ngay. Có điều là mọi người ít chịu chú ý thôi :)
 
Ah, đúng rồi, quên không trả lời câu hỏi trăng của a. Minh. Em "trùm" nhìn trăng giữa ban ngày :D

Đã ai được xem nguyệt thực chưa?? Trung bình mỗi năm có 2 lần nguyệt thực đấy. Đẹp lắm mọi người ạ. Do ánh sáng khúc xạ, trăng lúc đó có màu đỏ đồng đến đỏ đậm...

À, hành tinh Venus hôm nào cũng xem được đấy mọi người ạ (nếu trời đẹp), buổi sáng, nó "mọc" hướng đông, buổi tối, nó "mọc" ở hướng Tây, cách mặt trời khoảng 30° về phía tay phải, nó to và vàng hơn những ngôi sao... Mọi người thử nhìn mà xem...

Còn sao chổi nữa chứ...hihi, đêm nào cũng nhiều sao chổi vô kế, mỗi tội không ai đủ kiên nhẫn ngoái cổ lên xem thôi :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hồi học cấp 3 ở VN có nhật thực, ở HN thì hình như gần 80% thì phải . Lúc đấy dân tình bán mấy cái kính để xem thấy cũng vui phết .
có 1 ông ng` Anh ở Cornwall quan sát thấy hiện tượng khá thú vị là khi mặt trời sau khi bị che khuất bắt đầu nhô ra thì mấy chú gà trống cứ tưởng mặt trời mọc thế là cũng gáy ầm ĩ, cái phản xạ về buổi sáng ban mai của mấy chú gà này bị đánh lừa :)
 
Sao Kim (hay còn gọi là Venus, sao Hôm, sao Mai) mà em Hà nhìn thấy thực ra không phải ngày nào cũng nhìn được đâu, nhưng mà trong một năm thì thời gian xem được sao này là khoản nửa năm, hơn nữa nó là ngôi sao sáng nhất chỉ sau mặt trăng và mặt trời, rất dễ phát hiện và nhận biết so với hành tinh vì nó sáng mọng mà không nháy.

Còn hiện nay thì ta chỉ có thể nhìn được chúng vào lúc gần sáng, nó mọc cao dần cho đến khi ta không nhìn được nữa (khi mặt trời mọc) là khoảng 35 độ về hướng Đông (ở bên Đức như em Hà thì nó hơi chếch hướng Đông Nam). Lúc này nó được gọi là sao Mai.

Cứ mỗi buổi sáng quan sát ta sẽ thấy nó cứ tụt độ cao dần (sao Kim quay nhanh hơn trái đất) và cho đến một lúc ta thấy nó mọc rất muộn và dần dần mọc cùng với mặt trời và lúc này ta không trong thấy nó nữa. Rồi sau đó nó còn mọc muộn hơn mặt trời, ta mất liên lạc bằng mắt thường với nó một thời gian:D... Thời gian trôi đi khoảng nửa năm nữa vào mỗi buổi chiều ta lại thấy nó "lặn thấp dần" ở phía đằng Tây, lúc này nó được gọi là sao Hôm, và cứ thế cứ thế ....
Những thời điểm như vậy có một cái kính thiên văn nghiệp dư vung lên trời thật là khoái. Hồi trước có lần anh từng làm kính, lúc sao Kim ở vị trí đẹp, nhưng thường vào 4h30 sáng, thế mà cũng phải chịu khó dậy để bắt nó đấy, mà phải ngẩng kính liên tục vì soi qua kính thấy sao chạy như ngựa từ dưới lên trên do trái đất quay..:D
Sao Kim tuy rất sáng, nhưng quan sát không khoái bằng sao Mộc. Sao Mộc khi quan sát sẽ thấy ánh sáng nó dịu hơn chứ không chói như sao Kim, mà trông lại bí hiểm hơn, hấp dẫn hơn với 4 vệ tinh quay rất nhanh.
Còn nếu chộp sao Hỏa mà xem thì chỉ có qua kính ta mới thấy màu sắc của nó thực sự là màu da cam.

Dưới đây là hình ảnh vị trí các sao ở thời điểm hiện nay. Các sao bằng mắt thường nhìn thấy được ngoài sao Kim là sao Mộc (ngôi sao sáng nhất khoảng 10h tối bắt đầu lặn ở phía Tây), sao Hỏa (ngôi sao sáng nhất lúc 1h sáng bắt đầu mọc ở phí Đông). Phân biệt các ngôi sao này với các mặt trời ở xa khác là rất dễ dàng..
Nhìn vào hình dưới ta dễ dàng thấy hiện nay sao Hỏa, Trái đất và sao Mộc gần như thẳng hàng (tàu vũ trụ chụp ảnh trái đất từ Sao Hỏa cũng thấy như vậy:D). Còn sao Thủy thì vừa đi qua vùng mặt trời mà ta đã xem qua TV cách đây ít lâu (cách đây nửa tháng sao Thủy, Trái đất và mặt trời thẳng hàng)

Có khi ta nên mở một cái thread riêng khác về thiên văn tranh luận cho vui nhỉ:)
 

Đính kèm

  • wspace.jpg
    wspace.jpg
    24.9 KB · Xem: 48
Chỉnh sửa lần cuối:
Vâng, idea hay đấy anh ạ, em thích đọc về thiên văn lắm :D

À, đúng rồi, em quên mất không nói là không phải lúc nào cũng quan sát hành tinh Venus được... Khoảng mùa hè, mùa thu mới nhìn thấy nó rõ :D.
Mà sao tiếng Việt cứ gọi hành tinh là "sao" loạn xị ngậu lên thế này?? Hành tinh với sao khác nhau hoàn toàn mà...

Mà anh Tuấn ơi, em không ở Đức đâu nhá, em ở ÁO :D :D :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đề tài này có vẻ cũ rồi, nhưng vẫn đem ra luộc lại tí vì còn một câu thấy ... ngứa :D.

6./ Đĩa CD xước có đọc được hay ko phụ thuộc vào cả phần mềm nữa chứ ko phải chỉ phần cứng: Dữ liệu trong đĩa CD đuợc mã hóa trước khi lưu trữ. Đại loại là đáng ra một dữ liệu cần n bit thì nó lưu thành n+m bít. Vì thế khi mà đĩa bị xước một ít, có i bit ko đọc được thì phần mềm giải mã sẽ tìm cách khôi phục n bit ban đầu từ n+m-i bit đọc đựợc. Thuật toán sử dụng khác nhau thì thời gian xử lý cũng khác nhau, nếu chậm quá vẫn chưa thể khôi phục được thì "time-out". hoặc là mình sốt ruột quá cancel luôn :D --> đọc được hay ko còn phụ thuộc cả phần mềm nữa.

Thêm nữa đĩa CD xước theo chiều từ tâm đĩa hướng ra ngoài (dọc) thì khả năng đọc được sẽ cao hơn là xước theo cung tròn (tâm là tâm đĩa - tạm gọi là xước ngang), vì nếu xước dọc thì rất có thể là mỗi word dữ liệu sẽ mất khoảng 1 (vài) bit thôi --> khôi phục được. Còn nếu xước ngang thì sẽ bay nguyên một số word --> ko khôi phục được nữa. Vì thể ai lau đĩa CD thì nhớ lau từ trong ra ngoài, đừng lau theo vòng tròn dễ hỏng hơn :).
 
Em chỉ bổ sung câu 1 thôi. Theo em người ta chọn 1,2,5 bởi mọi số nguyên dương bất kì đều có thể phân tích thành các số fibonaci mà 1,2,5 là các số fibonaci và 1,2,5 là tập hợp tối ưu nhất. Tất nhiên khi sử dụng với số tiền lớn ta có thể sử dụng cả các bội 10,20,50 hay 100,200,500...
 
Back
Bên trên