CLB Toán học, Vật lý, Thiên Văn

Em lại xin lỗi người ngoại đạo nhảy vào đây...thế dưng mà...chẳng nhẽ Toán học, ông vua của các môn Tự nhiên, cơ bản đến nỗi cụ Nobel cũng không dám trao giải (sợ đắc tội!) + Vật lý, môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng thực tế như thế + Thiên văn, bộ môn khoa học mà nhiều cụ khen là cực hay, nhưng chẳng bao giờ được học ơ Việt nam....3 ông lớn mà cùng phải share 1 cái góc bé tẹo này trong HAO à? vô lý quá thể đáng! Vô lý không chịu đuợc. Đề nghị bác nào lập hẳn CLB Toán học, CLB Vật Lý+ Thiên Văn cho nó nghiêm chỉnh chức....hay học sinh bây giờ (như em)...khinh ko thèm học mấy môn này!@_@

Câu bác Tuấn hỏi đầu tiên tại sao trái đất có đêm, bác trả lời khoa học cao cấp quá, em không hiểu hết!!! Thế thì mình cũng dựa vào những lý thuyết ấy để giải thích hiện tượng đêm ở các hành tinh khác à? thế còn chú Mặt trăng thì chỉ trả lời gọn lỏn vì nó không có không khí thôi sao???

Mấy câu Vật lý này, lại cho em ti toe 1 tí, em thấy cứ quen quen là...hình như chỉ có mấy quyển kinh điển toàn những câu hỏi kiểu này dân tình suốt ngày đem ra đố nhau đúng không nhẩy? Cái câu Cực của trái đất, với cả trái đất hình gì, chứng minh...hehehe....em thấy ở quyển nào cũng có hay sao ấy! Dưng mà cái câu 2 cực điều hòa gì đấy...chịu!

Cho em bình luận ngoài lệ tí: anh Nguyen Xuan Son có cái signature hơi bị lạm phát diện tích đấy nhỉ..dài quá, khiếp!@@
Mà "And have I told you lately that I love you
Have I told you there's no one else above you"
Thật ko ngờ ông anh có cô người iu cao đến thế đấy? Thế ông anh tha hồ mỏi cổ nhẩy? khổ thân! :D
 
Nguyễn Mạnh Hải đã viết:
:roflmao:

Em chả hiểu bác Tuấn nói tốt hơn thế nào chứ? Điều hòa thì bên trong nóng bên ngoài cũng nóng, bên trong lạnh, bên ngoài vẫn nóng .. ;-) lợi cái gì ạ? Em thấy cây để sau điều hòa chết ngóm. Hơn nữa điều hòa ồn bỏ xừ :D Em thấy điều hòa chỉ tiết kiệm nếu yêu cầu sử dụng nhiều thôi, chứ 1 phòng nhỏ thì máy sưởi lò xo vẫn tốt chán!

Chưa thấy ai trả lời kiểu cùn và ái như chú mày cả :D. Không nói là chú mày có yêu thích Vật lý không chứ cái kiểu người yêu chú bảo hôm nay trời đẹp, rồi bắt dẫn đi chơi, chú mày vẫn cứ cãi là là thời tiết xấu thì có ngày hỏng hết cả bánh kẹo đấy:d

Hehe cái hiện tượng về cái điều hòa này cũng khá hay đấy, cái này thì mình chưa thấy sách vui vui nào nói cả, mà giáo trình dạy thì cũng khô khan khó hiểu, học sinh chỉ thuộc các công thức rồi quên. Đã là máy nhiệt (thuận hay nghịch) (động cơ, điều hòa, tủ lanh) thì bao giờ cũng có một cục nóng và một cục lạnh. Thực ra nguyên lý làm lạnh chả có gì, nhưng trên đời không có cái gì tự dưng lạnh cả. Nói một cách dễ hiểu hơn sách giáo khoa thì bất kỳ một vật nào cũng có các phân tử nóng và lạnh, cái máy chỉ là để tách 2 phần đó ra khỏi nhau mà thôi. Đó là nguyên lý cơ bản nhất và dễ hiểu nhất của một cái máy lạnh, đó là tách ra một bên nóng, một bên lạnh, còn bình thường 2 cái đó hợp với nhau thì trung hòa, ở trạng thái thường. Thế nên tủ lạnh phải có dàn sắt tỏa nhiệt ở đằng sau, máy điều hòa kiểu gì cũng phải có một cái thò ra đằng sau (2 cục thì một cục ở bên ngoài, 1 cục thì phải đục tường để có phần thò đít ra ngoài:D). Cái ý mà cu Hải nói bên trong nóng, bên ngoài cũng nóng là sai rồi, không tin tối nay bật lại xem thử.
Ý tưởng sưởi nhiệt kiểu trên có lợi gì, đúng là nó tiết kiệm về điện thực sự. Nếu bạn dùng sưởi bằng dây mai so nung nóng đỏ (máy sưởi điện trở thuần), thì toàn bộ điện năng sẽ bằng nhiệt năng tỏa trong phòng, có nghĩa là bạn nhận được 100 hơi nhiệt thì bạn cũng phải bỏ ra 100 điện năng.
Nhưng nếu dùng máy điều hòa, thì khác, do điện chỉ tốn vào để chạy máy nén để tách 2 cái phân tử nóng và lạnh kia ra (công A), cái phần nóng thì ta sưởi (gọi là Q), còn cái phần lạnh (cục bỏ bên ngoài) thì có quạt gió xoay tít mù để cho không khí bên ngoài môi trường truyền nhiệt cho nó, làm cho nó ấm trở lại (gọi là Q1). Ai học vật lý đều biết: Q=A+Q1, có nghĩa là nhiệt tỏa ra Q mà ta được sưởi bao giờ cũng lớn hơn công điện năng (A). Thành ra nếu ta thu được nhiệt sưởi là 100, thì thực chất ta chỉ bỏ ra khoảng đến 60 điện năng là cùng, còn 40 thì là do cái cục lạnh ở bên ngoài kia đã thu nhiệt thêm ở không khí bên ngoài mất rồi (cái này phải làm có tiếp xúc với môi trường bên ngoài tốt, gồm nhiều lá gió, có cánh quạt quay). Trong trường hợp ta bật lạnh thì nó lại nóng hơn môi trường và tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài
Kết luận chung lại là nó tiết kiệm điện hơn so với máy sấy mai so vì cơ bản là nó còn hút thêm được nhiệt ở ngoài môi trường nữa. Mà tiết kiệm khá nhiều đấy, ai không tin thì cứ thử dùng 1 tháng cái này rồi một tháng cái kia xem tiền điện có khác nhau không hehe:D

Trả lời đến đây nảy sinh câu hỏi, như vậy là ta có thể chỉ bỏ ít điện hơn, mà lại thu nhiệt lớn hơn (Q>A) chỉ bằng cách cho làm lạnh một cái gì đó (ở trên là môi trường bên ngoài), nếu dùng nhiệt kia chuyển hoàn toàn thành điện năng, rồi chỉ dùng một phần của điện năng ấy để chạy máy trở lại thì có khi ta sẽ được một cái máy động cơ vĩnh cửu, ngoài ra còn có thêm một chút năng lượng nữa. Như vậy là có người sẽ nảy ra ý tưởng sẽ làm ra một động cơ vĩnh cửu chỉ bằng cách làm lạnh đại dương (chọn đại dương vì nó có nhiệt dung lớn, trong trường hợp này bỏ cục lạnh ngâm trong đại dương, ý tưởng này tốt vì nó sẽ làm trái đất bớt nóng hơn:D) với nguyên lý như trên. Vậy theo các bạn, có thể có một động cơ như vậy không? Tại sao có và tại sao không?:D

Rất ủng hộ ý kiến có một CLB riêng cho Toán học, Vật lý, Thiên Văn, để bình đằng với các CLB khác
 
Điện năng của bác làm sao đủ để chạy máy :p Với lại giả dụ có đủ đi nữa thì bác cũng chả hạ nhiệt độ xuống quá 0K được cho nên cuối cũng cũng hết ;)
 
Chú Tuấn giải thích lằng nhằng lại ko rõ ràng, đợi anh vẽ cái hình rồi giải thích lại xem sao nhé. Cứ phải trực quan sinh động mới xong :D
 
can than

minh xin luu y moi nguoi la cach giai thich cua anh Tuan tuy co ve don gian nhung rat de dan den hieu sai ban chat van de. Cai nay cung la cai nguy hiem cua cac sach pho bien kien thuc duoc viet boi nhung tay viet cau tha . Nhieu nguoi cu nghi la dien ta nom na tuy tien mot van de la nguoi khong chuyen mon co the hieu duoc, nhung no nguy hiem boi cho do la mam mong cho cac tro phan khoa hoc hay tuyen truyen bip bop.
Chang han cai y tuong lam dong co vinh cuu cua anh Tuan thu nhat la sai nguyen tac. Tai sao sai tu nguyen tac, vi anh Tuan ngo nhan khong phan biet duoc khac biet co ban ve mat ban chat vat ly giua nhiet va dien. Noi mot cach ro rang hon la Nhiet mang tinh chat hon loan va co entropy lon hon, dien thi co tinh dinh huong va entropy thap hon. Tuy cung lien quan den nang luong nhung qua trinh chuyen hoa giua hai cai la khong thuan nghich (cai nay co the phat bieu duoi nguyen tac 2 cua nhiet dong luc hoc).
Hien nhien , neu cac ban muon de cap den cac vi pham o muc vmicroscopic cua phat bieu nay thi cac ban hoan toan co ly vi co the kiem tra bang thuc nghiem (bao gom mo phong may tinh chinh xac). Tuy nhien viec sang xuat dien va lam nong nha la chuyen macroscopic mat roi.
-------------------------------------------
Tra loi em Do Thi Thuy Hang, dung la chi ay cao hon tat ca cac co gai khac that em a, chinh vi the anh co dip tap nhay cao cho gan cot duoc tot. Anh nhay khoe va ben nhat HAO la nho quen chi nha anh day :) (nghiem tuc nhe:above o day nghia ve mat truu tuong, trong con mat anh chang si tinh thi co nguoi yeu la number one ma, lam sao ma chang above cac co khac)
Xuan Son
 
hehe giải thích dân dã thế mà kêu lằng nhằng à:D
To Sơn: Thứ 1, tao không ngộ nhận, thế tao mới post câu này lên để dân tình thử xem cái nghịch lý, ngụy biện trong lập luận trên là ở đâu, cái đó bổ ích chứ. Thứ 2, mày tránh viết cái kiểu dùng từ chuyên môn như thế, viết làm sao mọi dân tự nhiên đều hiểu đuợc và hứng thú thảo luận, thực ra cơ bản cách giải thích mày đúng nhưng mày lại đi lan man quá, thực tế câu trả lời hay và dễ diễn giải hơn nhiều
To Vũ: Lưu ý rằng trên đời này không có động cơ vĩnh cửu. Vũ hiểu rằng nếu có thể chế tạo được động cơ bằng vĩnh cửu bằng cách cứ làm lạnh mãi một vật như đại dương thì con nguời đã làm từ lâu rồi. Vì như thế thay cho việc khai thác dầu nguời ta cứ ra biển là có năng lượng, vửa ngăn chặn sự nóng lên của trái đất vừa sạch sẽ:D
Anh Trung định vẽ cái gì đấy, vẽ nghệ thuật khỏa thân để mọi người xem cho nó rõ ràng à:D
 
Nguyên lý HD máy điều hòa

Xong rồi, hi vọng có cái hình nói rõ hơn 1 tý:

attachment.php

(Cái hình này đẹp hơn tranh khỏa thân đấy chứ):D

Phần chính cái máy điều hòa, loại thường dùng cho gia đình(bất chấp 1,2 cục, 1,2 chiều), gồm có dàn ngưng - dàn nóng(a), giàn bay hơi - dàn lạnh(b), bơm (c) và van (d). Tùy vào mục đích sử dung sưởi ấm hay làm mát mà các cục trong, cục ngoài đóng vai trò dàn (a), dàn (b) và ngược lại. Giả sử trong TH trên, cục trong đóng vai trò dàn ngưng (a), cục ngoài đóng vai trò dàn bay hơi (b).Chất tải lạnh được dùng là chất có thể bay hơi trong đk bình thường

Nguyên lý hoạt động của nó thế này:
(dựa vào kiến thức nhiệt cấp 3:trong hệ kín, giảm thể tích (tăng áp suất) thì nhiệt độ tăng và ngược lại.Cụ thể ở dòng nào trong SGK thì chịu)

Quá trình trao đổi nhiệt 1:
Chất tải nhiệt(ở dạng khí) khi qua bơm(c) nén xảy ra hiện tượng: áp suất tăng -> nhiệt độ tăng (tất nhiên tới nhiệt độ cao hơn nhiệt trong phòng) -> chất tải lạnh ở nhiệt độ cao -> tới dàn ngưng, trao đổi nhiệt với ko khí trong phòng -> tỏa nhiệt-> ngưng tụ thành dạng lỏng(vẫn ở áp suất cao)

Quá trình trao đổi nhiệt 2:
Chất tải nhiệt (ở dạng lỏng) qua van (d) xả -> áp suất giảm -> nhiệt độ giảm ->chất tải lạnh hạ nhiệt (cũng tất nhiên tới nhiệt độ thấp hơn nhiệt bên ngoài) -> tới dàn bay hơi trao đổi nhiệt vói ko khí bên ngoài -> thu nhiệt -> bay hơi thành dạng khí (ở áp suẩt thấp)
(Chú Tống Tuấn mô tả là "hút thêm nhiệt ở bên ngoài ")


KL: Như vậy, hệ máy điều hòa+ko khí trong phòng là hệ hở có thu nhiệt của bên ngoài. Còn hệ lò sưởi+ko khí trong phòng là hệ kín.

=> để đạt tói cùng 1 nhiệt độ, thằng dùng điều hòa có lợi hơn

PS1: Úi trời, loay hoay đến khỏ với cái trò pót ảnh với cái tốc đọ net chó chết này;D

PS2; Hình như còn lằng nhằng hơn cả chú Tuấn :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hehe rồi, bác trả lời rõ ràng đúng quá, nhưng mà..:D hê hê.. đúng là lằng nhằng hơn của em thật. Bác suy nghĩ trả lời tiếp nốt nghịch lý trên đi nhá, thank bác
Để em dùng quuyền admin post lại trực tiếp cái hình của bác
Hình khỏa thân anh Trung post ở trên là đây:
 

Đính kèm

  • 2.jpg
    2.jpg
    8.8 KB · Xem: 152
Cú quá, vừa mất điện ! :(

Giải thích rõ thế còn gì. Cái hệ "máy điều hòa+phòng kín" lấy nhiệt (năng lượng) của ko khí bên ngoài chứ có phải lấy từ cái "ko có gì" đâu.
(Cũng như cối xay gió lấy năng lượng từ gió, nhà máy thủy điện lấy năng lượng từ nước...)

Vì vậy ko phải là động cơ vĩnh cửu (theo nghĩa lấy năng lượng từ chỗ ko có gì cả - phản lại Định luật bảo toàn năng lượng).

Hờ hờ, mà đính chính tẹo, cái kiến thức về nhiệt kia cấp 2 đã học rồi, anh em nhỉ.
 
Hehe đúng là bác giải thích rất rõ, em đùa đấy, nhưng mà cách bác viết dân chuyên ngành dễ hiểu hơn dân ngoại đạo:D. Nhưng mà cái động cơ vĩnh cửu của em không vi phạm bảo toàn năng lượng. Nó không phải là động cơ vĩnh cửu không cần năng lượng, mà là loại động cơ chạy vĩnh cửu từ việc làm lạnh một cái khác (lấy nhiệt từ cái khác), hỏi là có cái đó không?
 
Em đã nói rồi ;) Bác có lấy năng lượng từ cái gì thì tổng nội năng của nó cũng chỉ có hạn thôi chứ, làm sao cho bác chạy vĩnh cửu được?
Em thử giải thích kiểu ngoại đạo thế thôi :cool:
 
À quên, nếu động cơ của anh lấy năng lượng theo kiểu p = exp(-t) thì may ra chạy được vĩnh cửu, nhưng nếu thế thì trên lý thuyết có khác gì cái tụ điện (có đúng không ạ?)
 
Đúng thế, anh không nói động cơ vĩnh cửu mãi mãi, nhưng vì đại dưong có nhiệt dung rất lớn, làm nguội nó thì thu được vô số nhiệt nên có thể coi động cớ đó gần vĩnh cửu. Vấn đề là có dạng động cơ kiểu đó không thôi?:D
 
Thế thì lò sưởi 2 cục của anh có bao giờ đạt hiệu suất 200% không đã? Nếu được thì động cơ "vĩnh cửu" chắc cũng chạy được.
 
:rolleyes:

Dạ thưa anh Tuấn, thế mà em cũng bắt được bác và một loạt các cao thủ Vật lý tranh nhau post bài đấy ạ.

Các bác nói lý thuyết cao siêu quá. nhưng em chỉ không hiểu nhà em chằng hạn nếu xài điều hòa thì care gì cái cục nó ở bên ngoài? Chẳng lẽ em định nướng gà ở đấy hay em tính làm kem? Lý thuyết chứng minh có lợi hơn nhưng áp dụng thực tiễn trong dân dụng em chưa thấy ạ. Em sang Bắc Kinh thấy chỗ nào cũng điều hòa, thằng trong nhà thì sướng quá, còn thằng đi ngoài đường thì chết nóng, rồi có hôm bị khói gì không biết chắc từ điều hòa tạo thành lớp dầy đặc cao hơn đầu có xíu, khỏi thấy mặt trời luôn. Còn việc làm nóng ở trong thì cái nhiệt điều hòa nó tỏa ra có làm nóng được bao nhiều phần thể tích không khí bên ngoài ạ?

Thôi, em không nói nhiều nữa bac Tuấn lại "mắng yêu" :rolleyes:
Các bác cứ tranh luận tiếp nhé!!!
 
Chú Hải đang viết văn tả cảnh Bắc Kinh à. Thôi không huyên thuyên nữa chú lập cho anh em riêng một cái box CLB này đi. Anh thấy từ hồi tạo ra cái Thread này dân tình học tự nhiên cũng vào đông đấy chứ. Chú tạo cái box mới lấy tên là CLB Khoa học tự nhiên nhé. Nếu chưa có ai làm mod thì anh làm luôn cũng được :D
 
Hehe hôm nay lại có vài câu hỏi tự nghĩ góp vui cho mọi người đây:
- Tại sao mỏ hàn điện (mỏ hàn xung, mỏ hàn súng lục) hiệu điện thế 2 đầu chỉ có khoảng 1v, thế mà làm chảy thiếc. Nhưng nếu chập 2 đầu của cái Pin con thỏ 1,5 V hẳn hoi mà không làm chảy được, hỏi tại sao?
- Tại sao trăng cứ đúng đến 15 rằm thì tròn .Hơn nữa tại sao cứ đúng đúng ngày rằm thì phải 12h đêm trăng sáng nhất và ở trên đỉnh đầu? (ở nước nào cũng vậy)
- Liên quan đến câu trên, xin hỏi tại sao chị em lại bị khó chịu 1 tháng một lần :D(cái này phải trả lời khoa học, thằng nào nghĩ bậy đi chỗ khác chơi), mà không phải là 2 tháng hay 30 ngày, hay đại loại là thế....(tôi muốn vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi.. mà sao vẫn thấy không được an toàn...):D
- Tại sao tàu hỏa rẽ được?
 
Các bác cũng cho em hỏi 2 câu về mấy cái hạt (hay hột gì gì cũng được!)
* Hạt gì nhỏ nhất
* Hạt gì nhẹ nhất
:cool:
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Hehe hôm nay lại có vài câu hỏi tự nghĩ góp vui cho mọi người đây:
- Tại sao mỏ hàn điện (mỏ hàn xung, mỏ hàn súng lục) hiệu điện thế 2 đầu chỉ có khoảng 1v, thế mà làm chảy thiếc. Nhưng nếu chập 2 đầu của cái Pin con thỏ 1,5 V hẳn hoi mà không làm chảy được, hỏi tại sao?
- Tại sao tàu hỏa rẽ được?

Câu đầu tiên em nghĩ là vì năng lượng của cục pin con thỏ không đủ. Ngày xưa em nghịch dại thử đấu ngắn mạch một cục pin tiểu bằng một sợi dây đồng bé, mỗi tay giữ một đầu. Được một tẹo thì nóng bỏng cả tay phải bỏ ra :D nhưng cục pin cũng gần teo luôn.
Năng lượng của cục pin con thỏ thì giới hạn còn mỏ hàn thì nắn dòng từ nguồn AC 220 nên thoải mái :)

Câu cuối (2 câu ở giữa em no idea luôn :D) em đọc trong quyển vật lý vui lâu lắm rồi. Tàu hỏa rẽ được là nhờ đường ray. Ở chỗ rẽ thì bên cao bên thấp, bánh tàu hỏa vát giúp nó tự giữ cân bằng. Nhưng nếu đi nhanh quá thì vào cua vẫn lộn cổ như thường :D
 
Hôm nay rỗi rãi bới xem lại cái này trả lời nốt phát:
- Mỏ hàn gây nóng chảy vì dù có chập lại nó vẫn luôn duy trì được hiệu điện thế = 1v, với hiệu điện thế này đủ làm dòng đủ lớn để gây nóng chảy, còn chập pin vào thì U tụt xuống còn 0 vôn ngay.
- Trăng đến 15 thì tròn vì người ta đặt lịch âm như thế (đặt theo mặt trăng, cứ đến tròn thì cho là ngày 15)
- Liên quan đên câu này là cả một sự thú vị. Từ cổ tới kim chị em nhà ta bị ảnh hưởng bởi mặt trăng :D. Các chú không thấy là ngay từ cái "tên gọi" đã mang dáng dấp thế à :D , "nguyệt" mà :D. Thế mới biết con ngưòi là của đấng tạo hóa, sinh ra và lớn lên trong quy luật của trời đất. May mà anh em không có cái gì bị ảnh hưởng, chứ nếu bị ảnh huởng của mặt trời chẳng hạn thì bị dính chú kỳ "ngày" thì chết :D
- Tàu hỏa rẽ được ở đây có nghĩa là làm sao nó có thể chọn được đường, câu trả lời là có bộ phận má kẹp chuyển đường, do ngưòi điều khiển.
 
Back
Bên trên