CLB Toán học, Vật lý, Thiên Văn

Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)

Điều hành viên
Thử mở hàng cho cái thread này cái nhỉ
Đố các bác biết vì sao lại có đ.êm (đừng trả lời đơn giản vì ban đ êm không có mặt trời nhé, ban đ.êm cũng có nhiều sao chiếu lắm mà)
 
Bác Tuấn có tham gia TTVN không ạ ? CLB vật lý bên ấy cũng có 1 câu hỏi như thế này :)
Giải thích nôm na (nhưng sai bét về mặt khoa học) là tại vì lúc đó không có ánh sáng từ mặt trời đến và ánh sáng từ các vì sao khác đến thì yếu quá :)

Giải thích khoa học thì dựa vào hiệu ứng Doppler (spelling ?) nhưng em không rành về món này, xin nhường các bác cao thủ ạ :) Em chỉ biết một ứng dụng của hiệu ứng doppler trong đời thường là để làm camera đo tốc độ :)
 
Thực ra thì câu hỏi này nó được đưa ra và được quyết hoàn toàn trong cuốn "những bài thi HSG Vật lý toàn Liên Xô", anh không nhớ rõ là tập 1 hay tập 2 nữa.
Anh đã vào xem TTVN và thấy là họ cãi nhau cũng đông vui quá, nhưng mà trong đó chỉ có một nguời trả lời đúng thôi, còn mọi nguời còn lại phần là vì không hiểu hết câu hỏi, phần thì lại màu mè quá đem những cái gì cao siêu vãi lúa ra nhưng thực ra lại sai bét bè be cả (trong đó có cả cái ý kiến là do hiệu ứng doppler kia)
Về câu hỏi trên có nguời bảo sao vô lý, gần mặt trời thì là đúng là phải sáng hơn rồi. Nhưng thực ra vấn đề là độ sáng có phụ thuộc vào khoảng cách của các ngôi sao không. Nếu giả sử các ngôi sao phân bố trong vũ trụ là có mật độ như nhau, rồi sau đó ngưòi ta bóc tách thành nhiều lớp cầu (giả sử 1 lớp thì khoảng cách đ.ến trái đất là bằng nhau) thì nguời ta có quyền lập luận rằng số ngôi sao có trong lớp đó tỉ lệ với bình phương của khoảng cách R lớp đó đến trái đất. Do cường độ sáng giảm tỉ lệ bình phương khoảng cách nên cường độ sáng là không đổi khi chiếu vào mặt đất, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào khoảng cách R của lớp, rằng mọi lớp đều chiếu sáng đến trái đất như nhau, và như vậy trái đất sẽ luôn đựoc chiếu sáng như ban ngày và sẽ không có đ.êm, nhưng sự thật thì lại không phải vậy.
Câu trả lời về hiện tuợng Dopler gì đó thực ra là màu mè, ngừoi giải thích cho rằng các sao đang giãn nở di chuyển càng ngày càng ra xa nhau nên gây nên hiệu ứng này (vũ trụ đang dịch chuyển về quầng đỏ). Thực ra thì tác dụng của nó cực nhỏ và gần như không nhận biết đựoc. Vấn đề ngày và đ. êm cũng vẫn xảy ra ngay cả khi vũ trụ không giãn nở, các ngôi sao là đứng im. Bởi vì thật ra nguời ta nhầm cái là ngừoi ta mới chỉ lập luận về cuờng độ sáng, thực ra vấn đề ngày và đ.êm nó liên quan đến độ rọi. Nói ra ở đây thì lằng nhằng nhưng theo quyển Vật lý Nga đó đã chứng minh thì độ rọi lên trái đất lại phụ thuộc vào khoảng cách của trái đất đến ngôi sao, thành ra mới có ngày và đ.êm như vậy
 
Hôm nay rỗi rách việc nên hỏi mấy câu hỏi đời thường sau đây:
- Đố biết 2 bánh xe đằng sau của ôto có quay cùng với vận tốc bằng nhau hay không?
- Khi đi tàu hay đi oto khi nó phanh nguời hay bị chúi về phía trước, nhưng khi nó dừng hẳn thì lại bị giật mạnh về đằng sau. Hỏi tại sao lại bị giật mạnh về đằng sau, lực nào?
- Suởi ấm bằng 2 cách:Cách một: bật điều hòa 2 cục 2 chiều, chọn heat
Cách 2: dùng máy suởi bằng lò xo
Giả sử 2 cách đều cho ra phòng ấm như nhau, hỏi cách nào tiết kiệm điện hơn?

Trả lời xong câu 3 sẽ có câu nữa thú vị hơn?
 
Hehe con trai thì toàn đi tán gái, con gái thì suôt ngày mơ với chả mộng. Rốt cuộc là chả có chú nào chịu học hành cả, hic hic.:(
 
hehehe em vừa mới thi xong :)

2 bánh sau xe ô tô quay cùng vận tốc nếu xe đi thẳng tuột còn nếu quành thì tất nhiên là vận tốc phải khác nhau rồi.

Câu thứ 2 thì em đoán mò hehe, lúc xe đang giảm tốc thì người bị kéo về phía trước, đến lúc dừng lại thì người thẳng lại thui :D , em thấy nếu để chai nước lúc xe dừng thì nó đổ uỵch luôn, chả có giật lại gì cả :D nên chắc là giật lại là do người mình (giống như chở hàng khó hơn chở người ý :))

Câu cuối có thì em tịt vì chả biết cái máy điều hòa 1 cục, 2 cục nó hoạt động thế nào cả :)
 
hai banh sau quay con phu thuoc la lop mon the nao nua co, roi la cai nao nam ngoai cai nao nam gan tim duong hon
chuyen giat nguoi ve sau thi la do cai oto thoi ma, doan la do bien dang cua xe ôt o
lo suoi 2 cuc co hieu xuat lon hon 100 nen co loi qua y chu, nhung may bac nong dan nha ngheo thi tha dot cui con kinh te hon.

The do cac bac biet nhe, thuong thi kim loai ha nhiet do thi dien tro giam, cac bac co biet loai nao ha nhiet do ma dien tro lai tang len khong ? Dieu nay co the xay ra khi nao ?
Son
 
Hehe thằng Sơn tao đang câu khách mày vào trả lời thế để tao hết vốn à:D
Hehe cái câu đầu tiên hai bánh sau của oto mình đặt ra câu hỏi sau khi xem bản vẽ kĩ thuật về bộ vi sai của trục giữa của nó. hehe trước đây có nguời vẫn lầm tửong rằng 2 bánh đó có chung một trục, nên truyền động thì phải quay với vận tốc bằng nhau, nhung thực ra không phải. Nhìn bộ vi sai này thấy nó hay quá, có thể trao cho thằng phát minh ra nó giải noben được. Các bác đều biết nếu nhìn xuống gầm oto thấy một thanh quay quay rồi nối với trục đàng sau của oto tại một cái ụ, trong cái ụ đó chính là kết cấu bộ bánh răng vi sai. Bộ này làm cho tổng vận tốc 2 bánh sau sẽ là không đổi nếu trục quay dẫn xuống quay không đổi. Giả sử nếu 2 bánh đang quay bạn giữ một bánh không cho quay thì bánh kia sẽ quay nhanh lên gấp đôi.
Còn câu thú 2 thì đúng như Sơn nói, khi phanh thì lò xo và các kết cấu mềm của oto hay tàu hỏa bị nén lại cân bằng với lực quán tính. Khi dừng lại rồi thì lực quán tính mất lực đàn hồi lò xo này sẽ giật chúngta ra sau. Rõ ràng nhận thấy nhất khi bạn đi tùa hỏa Vn bây giờ.
Câu thứ ba là dùng máy điêu hòa 2 cục sẽ lợi hơn, vì nó còn hút thêm nhiệt ở bên ngoài vào nưa (bạn thấy là cục ở ngoài luôn lạnh khi cục trong nóng)
 
Câu hỏi siêu dễ dành cho các bác ... chưa biết ;)

- Trái đất hình gì? vuông hay tròn? :)

- Đứng ở chính tiêu điểm của bán cầu bắc, sẽ thấy kim nam châm chỉ thế nào?

- Một ngày có bao nhiêu giờ? :)
 
Hỏi các bác: mình vẫn tin là trái đất hình cầu, nhưng mà chắc 99.99% đều là do người khác nói lại. Bây giờ đố các bác giỏi lý có cách nào chứng minh được trái đất hình cầu mà bất cứ người bình thường nào cũng có thể kiểm nghiệm tận mắt, không càn dụng cụ phức tạp hay lý thuyết cao siêu gì hết (vì với người thường, chắc gì lý thuyết của các ông ấy đã đúng - kết quả thí nghiệm để kiểm chứng thì cũng toàn các nhà vật lý công bố chứ người ngoài có ai kiểm tra tận mắt được đâu ;) ).
 
Khó xế

Có phải là đi vòng quanh thế giới rồi về đúng vị trí cũ không Vũ :D
 
- Trái đất hình tròn nhưng vì chuyển động quay quanh trục nên nó bị dẹt lại thành hình ellipse :)

- Cực bắc địa lý và cực bắc của từ trường không trùng nhau. Em đọc ở đâu đó thì người ta còn bảo là các cực từ trường còn lượn lờ vòng quanh trái đất cơ mà :D Lâu lâu cực nọ lại thành cực kia :) Thế cho nên ở tiêu điểm (chính giữa ?) của bắc bán cầu thì la bàn vẫn chỉ về cực bắc/nam của từ trường thôi.

- Câu cuối thì em không hiểu ý bác Hà là gì :) 1 ngày có 24 giờ thôi :)
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Khó xế

Có phải là đi vòng quanh thế giới rồi về đúng vị trí cũ không Vũ :D

Cũng được, nhưng em nghĩ là không khả thi lắm vì có mấy người có điều kiện đi vòng quanh thế giới ;) Hơn nữa anh làm sao chứng minh được là suốt cả quãng đường dài như thế mình không bị lệch hướng tí nào (chỉ cần lệch khỏi đường thẳng một tí là cuối cùng có thể thành ra đi vòng tròn :rolleyes: )

Cái này em cũng chưa có câu trả lời, viết lên đây để xem ai có ý gì hay không thôi :D
 
Cái vụ đi vòng quanh trái đất là Magienlang đi nhỉ, các anh nhỉ. Cái thủa xa xưa còn đi được ko chệch đường, nữa là bây giờ bạn Vũ nhỉ, máy tính bộ đàm nhoay nhoáy. Có điều xiền ở đâu ra mà đi thôi.

Anh Linh, bây giờ nếu cho anh đuổi kịp cực từ của Trái đất( thực ra nó không phải chạy vòng quanh mà là vị trí nó thay đổi theo năm tháng ạ, mới đây nhất bức ảnh chụp cực từ của Trái Đất choáng lắm, có khi nó chạy gần xuống Trung Hoa dân quốc rồi chứ chẳng đùa ạ ).:rolleyes:. Nếu nhá, bác đuổi kịp thì liệu cái kim của la bàn có quay tít mù như chong chóng không ạ? Hay nó đứng yên? Hay ...hỏng béng cái la bàn ạ?

Anh Sơn, điện trở là gì ạ, tính cản trở dòng điện ạ? Khi nhiệt độ giảm mà điện trở lại tăng, tức càng cách điện thì có semiconductor. Vì khi đó band gap của nó không thay đổi lắm, mà động năng của electron lại giảm vì vận tốc chuyển động của nó giảm :D. Nó chả nhảy lên femi level được, nên chả dẫn điện tốt :rolleyes:

Sốc! :shock: Cũng trả lời xong !

(vì anh Tuấn chê là con trai đi tán gái, con gái đi mơ mộng không học hành nên em vào chả lời, chứ thật với các anh em không học tự nhiên từ dạo cấp 2 bắt đầu chuyên chọn ạ :mrgreen: )
 
Chú Vũ, theo quan sát của người Hy Lạp nếu nhìn ra biển thì ta sẽ thấy cánh buồm trước khi thấy thuyền, do đó trái đất phải là hình cầu. Đấy là cách thực nghiệm đơn giản nhất và cũng khá logic.
 
Phạm Quang Linh đã viết:
- Trái đất hình tròn nhưng vì chuyển động quay quanh trục nên nó bị dẹt lại thành hình ellipse :)
;) hehhe, trái đất có dạng oblate:

cirellipse.gif


loxodrome.gif




- Cực bắc địa lý và cực bắc của từ trường không trùng nhau. Em đọc ở đâu đó thì người ta còn bảo là các cực từ trường còn lượn lờ vòng quanh trái đất cơ mà :D

Xem hình
poles.gif




- Câu cuối thì em không hiểu ý bác Hà là gì :) 1 ngày có 24 giờ thôi :)
Thôi đổi thành:
Một ngày có 23 giờ 59 phút 56 giây, thế 4 giây còn lại mất đi đâu :))



Một người bình thường, buổi tối, nhìn lên mặt trăng để thấy shape của trái đất !
 
hehe

thứ nhất là trong quá khứ các cực từ trái đất chạy lung tung, thậm chí còn đảo ngược lại so với hiện tại
trái đất tron: ra biển buổi sáng là thấy ngay ý mà
câu hỏi 24h hình như là do định nghĩa mà thôi, tương lai còn ngắn hơn thì phảu ?
câu hỏi về điện trở là hiện tượng Kondo effect. Cách giải thích của em dựa trên mô hình electron gaz (kể cả có internal interaction, nhưng cái này không thay đổi bức tranh của Fermi liquid , lần Landau phát triển, trong đó electron gần như là tự do). Vấn đề là khi có disorder thì em se có competition giữa các dạng tượng tác và có thể xảy ra trường hợp là tồn tại một parameter mà conductivity là tồi ưu (locally thôi), muốn hiểu thêm, tìm trên google bằng từ khóa Kondo effect.
Son
 
Tống Tuấn đã viết:
Câu thứ ba là dùng máy điêu hòa 2 cục sẽ lợi hơn, vì nó còn hút thêm nhiệt ở bên ngoài vào nưa (bạn thấy là cục ở ngoài luôn lạnh khi cục trong nóng)

Anh thấy Tuấn nhầm hay sao ấy, 1 cục hay 2 cục thì nguyên lý hoạt động cũng giống nhau chứ, hay là chú nhầm sang 1 chiều hay 2 chiều(ở vn 2 chiều thì mới có cả chức năng sưởi ấm và làm mát)
 
Nhầm là nhầm thế nào anh:D
UH đúg là một cục hay hai cục nó chẳng khác nhau gì cả. Ý em muốn nhấn mạnh đến cái khác nhau của máy suởi bằng dây mai so và máy suởi bằng động cơ.
 
:roflmao:

Em chả hiểu bác Tuấn nói tốt hơn thế nào chứ? Điều hòa thì bên trong nóng bên ngoài cũng nóng, bên trong lạnh, bên ngoài vẫn nóng .. ;-) lợi cái gì ạ? Em thấy cây để sau điều hòa chết ngóm. Hơn nữa điều hòa ồn bỏ xừ :D Em thấy điều hòa chỉ tiết kiệm nếu yêu cầu sử dụng nhiều thôi, chứ 1 phòng nhỏ thì máy sưởi lò xo vẫn tốt chán!
 
Back
Bên trên