CLB Linux

TRong Linux làm sao đọc được 512 bytes của MBR (Master Boot Record) cũng như header của các partition?
 
Đoạn sau chưa được test, cứ thử rùi thông báo kết quả:
Mã:
dd if=/dev/hda of=~/mbr bs=512 count=1
cat ~/mbr
Sau khi thực hiện dd thì 512 bytes đầu tiên của MBR sẽ được ghi vào file ~/mbr. Thay /dev/hda = tên device của partition tương ứng.
 
Phần Mềm Cho Linux
1. Games:
Đứng đầu là Battle for Wesnoth (http://www.wesnoth.org). Đây là game theo thể loại turn-based stategy. Version hiện tại là 0.8.8 phát hành ngày 5-12-2004 (Development Release), bản stable hiện tại đang ở version 0.8. Trên website của Battle for Wesnoth có thể download version cho Windows. Game sử dụng GPL version 2, có thể download source code trên website.

Đứng thứ 2 là Neverwinter Nights. (http://nwn.bioware.com). Đây là 1 game khá nổi tiếng trên nền Windows theo thể loại RPG nên có lẽ nhiều người cũng đã nghe nói đến. Game sử dụng cốt truyện của Dungeons and Dragons nổi tiếng. Game này ko miễn phí vì vậy ko thể download trên website của Bioware.​
2. Editors:
Editor tốt nhất là NEdit. (http://www.nedit.org). Version hiện tại là version 5.5. NEdit là 1 editor rất dễ sử dụng được phát triển trên LessTif Widget Set do vậy ko yêu cầu quá nhiều dependancies và rất nhanh. NEdit còn hỗ trợ syntax highlighting hầu hết các ngôn ngữ lập trình thông dụng, chỉ có điều NEdit ko hỗ trợ PHP. Tuy nhiên đó là mặc định, có thể vào http://www.nedit.org/ftp/contrib/highlighting/ để download các patch cho NEdit hỗ trợ thêm các ngôn ngữ lập trình khác. (Bao gồm cả Visual Basic 8-| )

Đứng thứ 2 là Vim. (http://www.vim.org) Đây là 1 editor rất nổi tiếng mà đối với cả *nix users lẫn Windows users có lẽ ko xa lạ rì. Vim là viết tắt của Vi Improved. Version stable hiện tại là version 6.3. Vim là 1 editor rất mạnh, hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình (trên thực tế, bất cứ ngôn ngữ lập trình nèo mà 1 người có thể nghĩ đến), Vim rất nhanh & hỗ trợ mở & edit các file lớn rất tốt. (Đối với những file trên 10MB, lựa chọn tối ưu có lẽ là Vim). Nhược điểm duy nhất là khó sử dụng, ngay cả với hardcore *nix users, sử dụng hjkl để thay cho các phím di chuyển hay i hoặc a để insert text nhiều lúc rất bất tiện. Mặc dù Vim có Visual Mode nhưng trên thực tế vẫn ko thể dễ sử dụng như NEdit.​
3. Distrobutions:
Có khá nhiều Linux distros khác nhau nhưng tốt nhất có lẽ là Slackware. Phiên bản hiện tại là Slackware 10.0. (http://www.slackware.com). Mặc dù Slackware luôn bị cho là khó sử dụng hơn các mainstream distros khác như Fedora Core, Mandrake do ko có các công cụ config = GUI. Tuy nhiên đây là nhược điểm nhưng cũng lại là ưu điểm cho Slackware vì tuy sẽ gây khó khăn hơn cho người mới dùng nhưng lại dễ dàng hơn cho người dùng lâu năm vì Slackware là distros giống Unix nhất. Thêm vào đó Slackware chỉ gói gọn trong 2 CD nhưng lại bao gồm hầu hết các package quan trọng. So với 4 CD của Mandrake 10.1 & Fedora Core 3 hay 7 CD của Debian Linux 3.0r3. Theo kinh nghiệm cá nhân, Slackware chạy nhanh hơn nhiều distros khác. 1 lý do có lẽ là do Slackware được optimised for i486 trong khi phần lớn các mainstream distros khác (như Debian, Fedora Core, Mandrake) được optimised for i386. 1 ưu điểm nữa của Slackware là release cycle 1 năm giúp các version của Slackware ko quá outdate trong khi vẫn đạt được sự ổn định cần thiết. Mandrake có release cycle khoảng 6 tháng, trong khi Fedora Core có release cycle khoảng 4 tháng, Debian có release cycle khoảng 3 năm!!

Distros về nhì là Debian Linux, phiên bản stable hiện tại là 3.0r3 (http://www.debian.org). Đáng lẽ ra Debian đã có thể là distros số 1 tuy nhiên release cycle của Debian lại là dài nhất trong số các Linux distros: 3 năm. Release cycle dài giúp distros ổn định hơn nhưng cũng vì thế mà Debian trở nên outdate hơn rất nhiều so với các distros khác. 1 ưu điểm khác của Debian là aptitude giúp update & install các package mới 1 cách dễ dàng càng làm Debian trở nên ổn định và bảo mật tốt hơn. Release cycle dài có lẽ là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm duy nhất của Debian.​
4. Window Managers:
Trong các Linux distro, có lẽ KDE (KWin)GNOME (Metacity) là 2 Window Managers phổ dụng nhất và từ lâu cũng được ngầm hiểu là tốt nhất. Tuy nhiên Window Managers tốt nhất lại là Fluxbox (http://www.fluxbox.org), version hiện tại là 0.9.11 (Development Release), stable version hiện tại là 0.1.14. Ưu điểm lớn nhất của Fluxbox là tốc độ và kích cỡ, Fluxbox là 1 trong những WM nhanh nhất hiện nay, kích cỡ của file source code sau khi nén tgz chỉ là 832KB (0.9.11), với kích cỡ nhỏ như vậy nhưng Fluxbox vẫn có những tính năng đặc biệt như anti aliasing. Vì Fluxbox được phát triển từ Blackbox nên về giao diện, ko khác nhiều so với Blackbox, đơn giản nhưng rất hiệu quả và trong 1 số trường hợp cũng khá đẹp.

Đứng thứ 2 là 2 WM KWinMetacity (http://www.kde.orghttp://www.gnome.org). Ưu điểm lớn nhất của 2 WM nì là ở khả năng tùy biến giao diện. Đây là 2 WM có khả năng tùy biến tốt nhất hiện nay. 1 ưu điểm lớn khác của 2 WM nì là được hỗ trợ rất tốt do có nhiều người sử dụng, tìm support cho 2 WM nì là ko khó. Tuy nhiên, sở dĩ 2 WM nì phải đứng ở vị trí thứ 2 là vì nó lớn hơn & chậm hơn Fluxbox rất nhìu. Nếu có ý định sử dụng Linux là OS chính thì có lẽ 2 WM nì ko tốt bằng Fluxbox
5. Browsers:
Khó có browsers nèo có thể cạnh tranh được với Mozilla Firefox, version mới nhất là 1.0 (http://www.mozilla.org) ở vị trí số 1 trong thị trường Linux browsers. Ưu điểm của Firefox là tốc độ, hỗ trợ & tính năng. Ko có rì phải bàn cãi về tốc độ của Firefox, ít nhất là so với IE của Windows. Cả FirefoxMozilla đều được phát triển bởi Mozilla nên cả 2 đều sử dụng rendering engine của Mozilla, điều nì đồng nghĩa với việc Firefox có khả năng render rất tốt hầu hết các website khác nhau và hỗ trợ hầu hết các function chuẩn của Javascript và thêm 1 số function chỉ có thể sử dụng với Mozilla. Ngoài ra, Firefox còn có thêm tính năng PopUp Blocker giúp block PopUp 1 cách hiệu quả và chính xác. Lâu nay, Firefox vẫn nổi tiếng vì an toàn hơn IE, khó có thể chống lại điều này, 1 lý do khiến Firefox an toàn hơn IE là vì Firefox ko sử dụng ActiveX.

Đứng thứ 2 lại là 1 sản phẩm khác của Mozilla, version hiện tại là 1.7.3. Mozilla là 1 browser rất mạnh và cũng là browser mở đường cho sự phát triển của các Mozilla-based browsers. Cả Mozilla lẫn Firefox đều được phát triển bởi Mozilla nên có chung hầu hết các ưu & nhược điểm với Firefox. Điểm khác biệt giữa MozillaFirefox chính là Mozilla có bao gồm Mozilla Mail, IRC,... nên lớn hơn và chậm hơn rất nhiều so với Firefox. Đây cũng là lý do chính khiến Mozilla phải đứng ở vị trí thứ 2 sau Firefox.​
6. Bộ gõ tiếng Việt:
Bộ gõ tiếng Việt cho Linux hiện nay chỉ có xvnkb, version hiện tại là 0.2.8a (http://xvnkb.sf.net) và X-UniKey, version hiện tại là 0.9.2 (http://unikey.sf.net) là còn được phát triển. Phải xin lỗi anh Long trước bởi vì em xếp xvnkb ở vị trí số 1 thay vì X-UniKey của anh. Hẹ hẹ. xvnkb có kích cỡ nhỏ gọn, nhanh & dễ sử dụng hơn X-UniKey rất nhiều. Có lẽ là do X-UniKey nhắm đến 1 đối tượng users khác. Đối với đa phần người dùng Linux thì có lẽ xvnkb có đầy đủ các tính năng cần thiết.

Như đã nói ở trên, ở vị trí thứ 2 là X-UniKey, mặc dù X-UniKey có nhiều tính năng hơn xvnkb nhưng lại có kích cỡ lớn hơn, chậm hơn và khó sử dụng hơn xvnkb. Có thể X-UniKey sẽ vượt mặt xvnkb ở các version tiếp theo khi tác giả đang có dự định phát triển tiếp X-UniKey thêm vào nhiều tính năng quan trọng & độc đáo.

Một bộ gõ đáng phải nhắc tới là GVNKey, version hiện tại là 1.3 (http://www.minhbq.addr.com) được phát triển bởi Bùi Quang Minh & Trần Quốc Long mà có thể tôi sẽ take over trong thời gian sắp tới. So về tính năng thì GVNKey vượt mặt cả X-UniKey lẫn xvnkb, nhưng do GVNKey đã lâu ko được phát triển tiếp nên có khá nhiều bugs cần sửa. Nếu tiếp tục được phát triển thì có lẽ GVNKey sẽ đủ sức vượt mặt cả X-UniKey lẫn xvnkb

**Còn tiếp tục update
 
cho hỏi, chú chắc nhiều kinh nghiệm rồi, bản Linux nào gọn nhất và khởi động nhanh nhất, vì cài cho con laptop ghẻ để nghịch chơi ??

còn bản nào tương thích phần mềm tốt nhất ? để cài thử máy desktop
 
Damn Small Linux (http://www.damnsmalllinux.org) & Feather Linux (quên mất địa chỉ rùi, tự search google nhá) có lẽ là 2 bản gọn nhất mà vẫn đầy đủ tính năng thông thường. Có nhiều bản Linux khác nhỏ hơn nhiều (tầm 1MB, thậm chí nhỏ hơn) nhưng chỉ có 1 tính năng duy nhất, ví dụ như làm firewall, nghe nhạc,... 2 bản trên nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tính năng thông thường. Damn Small Linux nổi hơn.

Còn nếu muốn được hỗ trợ nhiều nhất & tương thích nhất với hầu hết phần mềm thì nên dùng Mandrake Linux. Red Hat Linux (nay là Fedora Core) cũng có nhiều binary hỗ trợ nhưng do đã twist rất nhiều so với các bản Linux khác nên 1 số phần mềm sẽ khó install hơn (phải tự điều chỉnh 1 chút). Tuy nhiên, đã cùng là Linux thì download source code về compile được hết ấy muh.
 
trước anh có cài thử red hat 8 rồi, còn bây h ở trường thấy ở trường trong lab nó có fedora nhưng ko có hứng thú, có lẽ thử mandrake 1 lần xem sao
 
từ khi anh hiếu lên làm mod, linuxx cứ ầm ầm trỗi dậy.

đề nghị anh lập thêm mấy topic về windows.

đọc xong bài này xóa nó đi cũng được :D
 
đề nghị anh lập thêm mấy topic về windows.
Chú đã lập rùi còn rì.
trước anh có cài thử red hat 8 rồi, còn bây h ở trường thấy ở trường trong lab nó có fedora nhưng ko có hứng thú, có lẽ thử mandrake 1 lần xem sao
Vấn đề là mục đích sử dụng. Nếu chỉ dùng chơi cho biết thì tất nhiên là sẽ ko hứng thú. Dùng chơi cho biết thì vài lần đầu thấy cái giao diện lạ lạ thì còn thích, sau nì quen với cái giao diện & command của Linux rùi thì lại chán.
 
Trước có đọc 1 cái tip về set lại root pwd trong Redhat khi load grub, giờ vứt cái tutorial đi mất. Hiếu hay ai biết cái này không post lại giùm ?
 
Trịnh Xuân Dũng đã viết:
Trước có đọc 1 cái tip về set lại root pwd trong Redhat khi load grub, giờ vứt cái tutorial đi mất. Hiếu hay ai biết cái này không post lại giùm ?
Hình như là edit cái boot menu của grub rồi modify cho 1 dòng nào thành single mode. Anh đang 0 dùng grub nên 0 thử được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trước có đọc 1 cái tip về set lại root pwd trong Redhat khi load grub, giờ vứt cái tutorial đi mất. Hiếu hay ai biết cái này không post lại giùm ?
Hẹ hẹ, em cũng ko dùng GRUB nên ko thử được. Nhưng trong LILO thì nó thế nì. Khi khởi động, ở LILO prompt, gõ <ten> single. Trong đó <ten> là 1 trong những lựa chọn boot trên menu. Nếu nó vẫn hỏi pass thì <ten> single init=/bin/bash. Sau đó nó sẽ boot và user sẽ được log in làm root. Chỉ việc dùng passwd để đổi root password là xong. GRUB chắc cũng tương tự thui, có điều GRUB có thể edit = cách nhấn e thì phải. Sau đó tìm dòng bắt đầu = kernel và làm tương tự.

Cách nì chỉ hữu dụng nếu file config của LILO hoặc GRUB ko bị password protected. Còn nếu trong trường hợp bị password protected thì chỉ việc boot = 1 trong những Live CD bất kỳ. (recommend Slax) Sau đó edit file /etc/passwd trên ổ cứng. Nếu file nì, dòng có root có dạng:
Mã:
root:x:0:0::/root:/bin/bash
Tức là entry thứ 2 chỉ là 1 ký tự x ---> máy đó đang sử dụng shadow password. Trong trường hợp nì phải edit file /etc/shadow. Tìm dòng root & delete entry thứ 2. Ví dụ:
Mã:
root:khe`khe`khe`:12795:0:::::
Sẽ được edit thành:
Mã:
root::12795:0:::::
Sau đó reboot, lần sau cứ vào bình thường, sử dụng username: root & ko có pass --> sẽ log in được với quyền root. Sau đó dùng passwd để đổi root pass.
 
SuSE thích được mỗi cái giao diện default của nó. Cũng vì lý do như Fedora Core, SuSE thay đổi quá nhiều. Vanilla distros kiểu như Slackware hay hơn, hoặc ko thì chí ít cũng phải đạt được độ ổn định như Debian & bao gồm 1 package manager kiểu như aptitude.
 
Slackware 10.1 đã được release. Phần lớn các mirror chưa kịp synchronize, mới chỉ có scarlet.be đã synchronize.
 
bọn tớ định thuê một chuyên gia về lạp trình xong xong đây, môi trường hetero de tinh toan. Một khó khăn là sẽ phải gửi trạng thái bộ nhơ qua mạng (serialization). Co ai giỏi thì giơ tay lên.
XS
 
La^.p tri`nh song song chu+' ko pha?i xong xong. Ca'i ni` thie^'u ri` ngu+o+`i la`m dd.c, no' cu~ng ko pha?i la` co^ng nghe^. mo+'i dde^'n the^'. Va^'n dde^` la`, cha(?ng bi't ba'c the^' ne`o, co' tin dd.c ko nu+~a. :)) Ho^`i tru+o+'c ca'i vu. thue^ ngu+o+`i da.y .NET framework, tho?a thua^.n xong ru`i cha(?ng tha^'y ma(.t mu~i dda^u.
 
Back
Bên trên