Chuyện báo chí VN

Nguyễn Quang Hưng
(sonnet)

New Member
Hi các bạn trẻ,

Tại sao nhiều báo lớn tại VN lại cho đăng nhiều bài chất lượng thấp (như nhiều bạn thấy) ?
1 phần là do trình độ hiểu biết của người làm báo, nhưng lý do chính là do cơ cấu tổ chức. Bọn làm báo ngoại quốc cũng nhiều tên dốt, nhưng chất lượng bài được đăng của họ hơn hẳn. Cơ bản là các tờ báo lớn ở các nước phát triển có nhiều cộng tác viên là các chuyên gia có hiểu biết sâu nhất định ở mỗi chuyên ngành (dù nhỏ), còn ở VN thì số lượng những ng này rất hạn chế. Nhiều bài viết đựơc đăng trên newspapers về khoa học, công nghệ, kinh tế, y học, arts, etc. củ chuối là do những ng viết thiếu khả năng và basic knowledges để viết về nó. Nhiều khi đơn giản là nó được dịch bừa từ các báo lá cải nước ngoài ra, ng dịch không hiểu nội dung.
Báo VN ta được kiểm duyệt nội dung chính trị, nhưng rất coi thường chất lượng thông tin "phi chính trị".

1 điểm đáng nói nữa là khối lượng thông tin trong daily foreign newspapers lớn gấp nhiều lần trong báo VN. Báo VN thông thường vẻn vẹn vài trang (5-10), của ngoại bang cỡ 30-60 trang.

Cheers,
Hưng
 
1 phần là như vậy, 1 phần khác em nghĩ là vì tất cả các tờ báo của ta là state-running trong khi ở nước ngoài thì các tờ báo lớn thường thuộc về một tập đoàn truyền thông nào đó, nhất là ở Mỹ, kể cả các tờ địa phương .

Cho nên nguồn tài chính cho các tờ báo này là khá dồi dào, ngoài ra về nguồn cung cấp tin ( phuong tien ,đoi ngu) đeu dua vào the đe đuoc phat trien thanh he thong mạnh cả. Ngoài ra, bao chi nuoc ngoai rat biet tim nguon tai chinh cho minh (va thuc te tu rat nhieu nguon) ,
nen mac du tap chi hang ngay kha' day va` noi dung phong phu nhung giá lai ko vi the ma` cao.

Có lẽ vì báo chí bên ngoài cạnh tranh để sống còn và có lơi nhuan nen có rat nhieu chuyen muc,và tờ dành cho nhieu doi tuong và thị hieu. -----> Phong phu' hon chăng?

---
To:anh Hưng, topic nay hay. but cheers ???:rolleyes:
 
Nguyễn Q Hưng đã viết:
Nhiều khi đơn giản là nó được dịch bừa từ các báo lá cải nước ngoài ra, ng dịch không hiểu nội dung.

Nhiều khi sources cực tốt mà dịch ngu thì vẫn thành củ chuối thôi. Hà hà, nếu tôi nhớ không nhầm, có cô học ở NG cũng học đòi dịch một article về khoa học (thiên văn thì phải, mà dịch chuối không chịu được), thế mà hình như vẫn được đăng!!! Nói chung vấn đề dịch thuật thì cần để cho dân professionnel, chứ dân amateur chỉ biết ngoại ngữ thì chỉ nên dịch những bài về kế hoạch hóa gia đình thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em công nhận các anh nói đúng.
Người làm báo ở Việt Nam trình độ chuyên môn kém mà thích chuyện gì cũng nói vào. Nhiều khi một vấn đề nào đó được gọi là nóng hổi, nhiều báo đăng chẳng qua là vì người viết báo viết theo phong trào thôi [thấy người ta ca thì mình cũng ca, thấy người ta chửi thì mình cũng chửi] chứ chẳng hiểu cái mô tê gì cả. Cái đó là do chính cái thói quen lạc hậu của người VN trong ngôn luận mà ra cả. Những ví dụ điển hình là báo chí thể thao và báo chí về GD. Nhiều người viết tầm bậy tầm bạ mà cũng được đưa lên. Những ngành như TDTT và GD còn nhiều bất cập và tiêu cực cũng có một phần lí do là dư luận có trình độ quá thấp nhưng luôn luôn rêu rao đòi ý kiến của mình phải được lắng nghe, nếu không thì vi phạm quyền tự do ngôn luận !!!
Đúng là nhiều bài báo liên quan đến chuyên môn trên các báo sai nhiều khi ngốc nghếch, những lỗi sai học sinh cũng phải phì cười, nhưng vì trình độ của người duyệt bài cũng không khá hơn nên vẫn cứ chềnh ềnh trên mặt báo. Còn tại sao các báo chí bị kiểm duyệt về chính trị, còn không bị kiểm duyệt về từ ngữ chuyên môn là vì các vị lãnh đạo cũng có trình độ chuyên môn hạn chế thôi, nên cũng chẳng quan tâm đến giá trị nội dung của các bài được đăng. Hiển nhiên không có chủ trương thì không có thực hiện mà thôi. Luật báo chí cũng chẳng biết đã đưa vào thực thi chưa, mà nếu có thì hợp lí đến đâu em cũng chưa tìm hiểu, và có được thực thi chặt chẽ hay không cũng không biết. Có lẽ rằng trong đó không có điều qui định các bài viết liên quan đến chuyên môn phải chính xác về thuật ngữ và nội dung chuyên môn.
Theo em biết chỉ có các tạp chí khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật chuyên môn [các tạp chí cho người trong ngành] là không sai sót nhiều về mặt kiến thức mà thôi. Những tạp chí đó xuất bản ít và số lượng cũng hạn chế, vả lại trình độ dân trí hầu như chả mấy khi đủ để tiếp nhận cả. Thế nên sinh ra tình trạng báo có chất lượng,trình độ thì không mấy ai đọc, còn báo giả học thức, 'Thùng rỗng kêu to', 'Ếch ngồi đáy giếng' thì nhan nhản.
Em có định kiến rất xấu đối với những người viết báo. Ở Việt Nam phần lớn họ hầu như không có trình độ chuyên môn và một số không có cả tư cách tốt nữa. Nói chung họ mới chỉ là người đưa tin chứ chưa phải là nhà báo thực thụ. Đặc biệt phần lớn họ không có một đức tính là nhún nhường khiêm tốn, luôn học hỏi và biết cần phải nói cho đúng trình độ hiểu biết của mình. 'Không hiểu thì đừng nói' là điều rất cần cho giới báo chí VN.
Dư luận có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy báo chí tiến bộ. Ở Vn trình độ dân trí đúng là một vấn đề cần phải nói. Đây không phải chỉ đơn giản là xóa mù chữ, mà còn là vấn đề kiến thức cơ bản về tất cả các mặt trong cuộc sống mà mỗi người nên có, và ý thức văn minh, lịch sự, có văn hóa trong giao tiếp trên báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác. Vì thiếu kiến thức rất cơ bản đó mà người đọc báo không phân biệt được đâu là bài báo có giá trị và đâu là 'nói láo', đôi khi còn hùa theo những bài viết 'láo'. Cũng vì thế mà những người có trình độ không còn hứng thú viết tiếp bài nữa. Em chưa tiếp xúc nhiều với báo chí nước ngoài nên cũng chưa thể biết hết những mặt hơn của họ về cơ chế tổ chức và hoạt động và những vấn đề khác. Tuy vậy ít ra là có thể thấy được vài khuyết điểm như vậy.
Tất nhiên bao giờ vẫn có những nhà báo có đạo đức nghề nghiệp đáng kính trọng. Họ luôn là người biết người biết ta, không ngại ngần tìm hiểu và viết về những vấn đề mà không ai quan tâm hoặc dám quan tâm. Khi viết họ xác định cho mình một lập trường đúng đắn và có lí. Vì vậy bài viết của họ rất đúng mực và xác đáng. Đáng tiếc là sức của họ có lẽ không lại nổi những tiêu cực trong báo chí.
Thật thú vị, báo chí luôn đi tìm và phơi bày cái tiêu cực trong những hoạt động, tính chất của xã hội, vậy thì tiêu cực trong giới báo chí thì ai là người tìm và phơi bày?
To các mod và admin: Theo thiển ý của em, những vấn đề của báo chí cũng có ý nghĩa rất thời sự đối với việc quản lí các forum trên mạng, nơi mà sự tự do ngôn luận còn hơn cả báo chí.
 
Ngô Văn Sáng đã viết:
Nhiều khi sources cực tốt mà dịch ngu thì vẫn thành củ chuối thôi. Hà hà, nếu tôi nhớ không nhầm, có cô học ở NG cũng học đòi dịch một article về khoa học (thiên văn thì phải, mà dịch chuối không chịu được), thế mà hình như vẫn được đăng!!! Nói chung vấn đề dịch thuật thì cần để cho dân professionnel, chứ dân amateur chỉ biết ngoại ngữ thì chỉ nên dịch những bài về kế hoạch hóa gia đình thôi.

Cho câu này 8 điểm thôi vì không chịu châm chước cho sự nhiiệt tình của người dịch. Tuy nhiên, nhiệt tình không đúng chỗ thì có nguy hiểm hơn, phải không em Sáng? ;)
 
Ôi giời ơi là giời ơi, đọc bài của em Tú thấy kinh khủng quá. Ai mà cũng nghĩ như em thì chắc sau này ra trường mình ở nhà lấy chồng nuôi con khỏi đi làm quá, hic.
Công nhận là nền Báo chí VN vẫn còn kém phát triển quá. Lí do thì có nhiều. Nhưng một phần là người đi làm báo hiến nay còn quá thiếu chuyên nghiệp. Dân học Văn, học Ngoại ngữ đi làm báo là chuyện bình thường. Đi làm báo rồi mới lại quay trở lại học làm báo. Tình trạng này phổ biến lắm đấy ạ.
Còn vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực mình phụ trách thì cũng có lắm vấn đề. Dễ hiểu thôi ạ. Ví dụ nhé, em mới ra trường, vượt qua bao khó khăn, thử thách :p, xin được về làm cho một tờ báo địa phương. Phần em rất giỏi, phù hợp với em nhất là về Văn học chẳng hạn. Nhưng ông Tổng biên tập cứ nhất quyết bắt em theo phần thể thao, vì đang thiếu ngươi. Lẽ tất nhiên là em phải nghe theo rồi, và em còn phải đi tìm hiểu đủ thứ về cái ngành thể thao đấy nữa. Nhưng mà làm sao có đủ kiến thức và kinh nghiệm được. Sai sót là rất khó tránh. Mọi người đừng nghĩ là em nói quá nhé, có chuyện như thế này đấy, rất nhiều là đằng khác.

Vài ý của người sinh viên khoa Báo ạ. Em cũng chưa có kinh nghiệm gì trong việc viết báo (tội lỗi, em định theo Báo hình ạ). Nhưng cũng rất mong có nhiều Topic về báo chí thế này được đưa ra thảo luận :)
 
Khiếp, chửi ghê quá ta...
Mỗ góp một câu như sau: Dân ta có thói làm giả lấy tiền thật. Đúng trên mọi lĩnh vực :)). Tất nhiên là không chừa báo chí ra. Ngoài ra cũng phải cảm ơn công tác kiểm duyệt của chúng ta, cảm ơn luật pháp của chúng ta nữa.
Ủa, mà cho hỏi, có bác nào trong này là nhà báo hoặc sắp thành nhà báo không?
 
Lê Thu Quỳnh đã viết:
Công nhận là nền Báo chí VN vẫn còn kém phát triển quá. Lí do thì có nhiều. Nhưng một phần là người đi làm báo hiến nay còn quá thiếu chuyên nghiệp. Dân học Văn, học Ngoại ngữ đi làm báo là chuyện bình thường. Đi làm báo rồi mới lại quay trở lại học làm báo. Tình trạng này phổ biến lắm đấy ạ.

Ngược lại, mình nghĩ là việc học qua trường lớp chính quy không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc nhà báo có viết tốt hay không. Cái chính là vốn sống và hiểu biết của nhà báo, mà cái này thì bồi đắp ở trong trường không đủ. Các trường báo của nước ngoài khi tuyển cũng rất ưu tiên những người đã có kinh nghiệm làm báo, dù là amateur. Có lẽ vì ngành báo không phải là 1 ngành academic và quá lý thuyết.
Dân ngoại ngữ làm báo tốt chứ, vì access đến thông tin dễ hơn và by default (không biết có thiên vị không), dân ngoại ngữ cũng chịu khó đọc và tìm hiểu hơn.

Thêm một điều nữa là chất lượng bài báo thế nào phản ánh rất rõ thái độ làm việc của người viết. Một điều rất đáng buồn là có vẻ như một số nhà báo trong nước đầu tư rất ít thời gian tìm hiểu về bài viết. Cho dù không có background knowledge mà chịu khó tìm hiểu thì đâu đến nỗi viết bài thành ra lố bịch, mà thời buổi google sẵn như thế. Lấy ví dụ đơn giản là 1 nhà báo báo SV đi phỏng vấn 1 sv du học về đề tài du học. Điều rất khó chịu trong cách phỏng vấn là nhà báo hình như không hề có chuẩn bị trước các kiến thức tối thiểu về đề tài phỏng vấn mà cứ expect người được phỏng vấn sẽ cung cấp hết cho mình, tác phong làm việc rất ăn xổi ở thì. Cái này thì không trường lớp nào dạy được mà chỉ là tinh thần trách nhiệm của nhà báo thôi.
Nhưng tất nhiên bên cạnh đó cũng phải nói 1 số tờ báo đã có phong cách nghiêm túc hơn nhiều, ví dụ như báo Tuổi Trẻ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Chị Quỳnh: Ấy chị đừng giận em nhé, cái đó khó thay đổi lắm. Em vẫn mong chị sẽ thành một nhà báo giỏi, để còn góp phần thay đổi và cải thiện nền báo chí VN chứ. Không sợ phải lấy chồng bế con đâu chị ạ! ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngô Văn Sáng đã viết:
Nguyễn Q Hưng đã viết:
Nhiều khi đơn giản là nó được dịch bừa từ các báo lá cải nước ngoài ra, ng dịch không hiểu nội dung.

Nhiều khi sources cực tốt mà dịch ngu thì vẫn thành củ chuối thôi. Hà hà, nếu tôi nhớ không nhầm, có cô học ở NG cũng học đòi dịch một article về khoa học (thiên văn thì phải, mà dịch chuối không chịu được), thế mà hình như vẫn được đăng!!! Nói chung vấn đề dịch thuật thì cần để cho dân professionnel, chứ dân amateur chỉ biết ngoại ngữ thì chỉ nên dịch những bài về kế hoạch hóa gia đình thôi.

Ai bảo kế hoạch hóa gia đình thì chỉ cần biết ngoại ngữ là được, không cần professional, thử không có chuyên ngành mà dịch xem, có khi lại tắc từ chữ cái đầu tiên ấy chứ
 
báo Vn thường nhiều khi đá cả sang những phạm vi thuộc về pháp luật nữa. Nhiều nhà báo đã vì lợi lộc bản thân mà viết bài thuê vì một mục đích cá nhân. Nhiều báo chuyện nhỏ chẳng có gì cứ cố bới ầm lên
 
All of you should know about the Lan Anh case =;
------------------------------------------------------------
Deutsche Presse-Agentur

January 7, 2005, Friday
05:57:33 Central European Time


HEADLINE: Vietnamese reporter prosecuted for publishing confidential document

DATELINE: Hanoi

BODY:
A Vietnamese journalist who wrote about a pharmaceutical price fixing scam has been placed under house arrest, local media reported Friday.

Nguyen Thi Lan Anh, a reporter with the Tuoi Tre (Youth) newspaper, was prosecuted on Thursday for "appropriating, trading and destroying national confident documents", local newspaper Sai Gon Giai Phong (Liberated Saigon) reported.

Last May, Anh reported on a document in which the minister of health requested the prime minister to assign the Ministry of Planning and Investment to inspect and examine the activities of Zuelling Pharma Vietnam.

Zuelling Pharma Vietnam, a subsidiary of Zuelling Pharma Singapore, was the monopoly distributor of certain imported medicines to Vietnam between 2001 and September 2004. The company, which held a 26 per cent market share, had increased the price of its medicines by between 12 and 60 percent each year.

Two other newspapers, Nhan Dan (People) and Lao Dong (Labor), also reported the news on the same day but their reporters were not prosecuted.

Police are also investigating the official with the health ministry who gave Tuoi Tre a copy of the document, a source, who asked not to be named, told Deutsche Presse-Agentur dpa.

Tuoi Tre is one of the leading daily newspapers in Vietnam with the largest circulation. Vietnam has no independent media and freedom of the press is limited.

The newspaper is owned by the Ho Chi Minh City Youth Union, a socio-political organization under the management of the State and Communist Party.
 
Không biết có ai đọc bài này chưa nhỉ.

[Viet Nam Net]
Nữ thương binh "huyền thoại" và chặng vượt Trường Sơn mới
http://vietnamnet.vn/psks/nhanvat/2005/07/472695/

Về nội dung bài viết thì không có gì. Nhưng có đoạn này:

Lần đánh Ty thông tin Gia Định, đặt xong chất nổ, sợ thương vong cho người quét dọn vô tội, chị la lớn để người đó chạy. Nào ngờ, vì chậm lại mấy giây và bị phát giác sớm, chị bị bắt. Những cuộc tra tấn tàn khốc của nhà tù chế độ cũ đã tạo ra khối u trên ngực chị. Năm 1970, nhà tù chế độ cũ phải đưa chị đi giải phẫu để tiếp tục khai thác.

Hehe, đọc xong đoạn này (đặc biệt là câu cuối) thì thấy... mắc cười.
 
Bài dịch mang nặng quan điểm, ý đồ chủ quan của Người dịch!?
Độc giả phản ứng: Sai so với nguyên bản.
Còn các Bạn cho ý kiến?

Ví dụ:
"Vietnam Goes Global
The government embraces capitalism, but so far only for small businesses" =
“Việt Nam đi vào toàn cầu hoá, nhưng chính phủ chỉ mới cho phép tư bản nhỏ phát triển”.
Nhật Vy - Vietnam Net dịch: “Chính phủ đang nỗ lực thực hiện hội nhập kinh tế”

Bài gốc: Trên Yale Global Online

Although Vietnam had hoped to join the WTO before that body’s December ministerial meeting, an accession deal is not likely to finalized before mid-2006. Still, Vietnam’s eagerness to join the global trading system marks a noteworthy ideological shift for the ruling Communist Party, writes Jordan Ryan, the United Nations Development Program Representative in Hanoi. Vietnam’s Communist leaders once rejected capitalism, fearing that it would allow imperialist powers to maintain their hold over the country. Now the party has made trade and foreign investment a central part of its economic strategy. Vietnam’s re-integration into the world economy has proceeded at a breakneck pace, with exports of almost US$30 billion last year. Yet in its rush towards prosperity, concludes Ryan, the country must take care not to neglect its poorest citizens. - YaleGlobal

Vietnam Goes Global
The government embraces capitalism, but so far only for small businesses

Jordan Ryan
YaleGlobal, 15 December 2005

HANOI: Nearly two decades after launching economic reforms, Vietnam is well on its way to achieving Ho Chi Minh’s nationalist dream of independence and prosperity. But the nation’s first president would not have envisioned the process: Instead of opposing the march of international capitalism, the new Vietnam has embraced it. If the country is to make the most of globalization, the government will have to give free rein to local as well as foreign businesses.Although Hanoi had hoped that negotiations would be completed in time for this month’s WTO ministerial meeting in Hong Kong, Trade Minister Truong Dinh Tuyen conceded recently that the country is unlikely to join WTO before mid-2006. Hanoi has inked 21 bilateral deals including those with the European Union, Japan and China, but must still finalize agreements with five countries including the United States and Australia.Whenever it occurs, accession to WTO will stand as the crowning achievement of Vietnam's reform program launched in 1986. The reforms, known locally as doi moi or renovation, set in motion Vietnam's transition from a centrally planned to a market economy, and opened the way for liberalization of trade and inward investment policies.
The nation’s reintegration into the world economy has proceeded at a rapid pace. Export values neared US$30 billion last year, a thirty-fold increase from 1988. The United States ended its embargo of Vietnam in 1993 and signed a bilateral trade agreement with Vietnam in 2000. The deal transformed trade relations between the two countries. The US is now Vietnam's largest export market, with textiles, seafood, footwear and wood products ranked among the top earners.Liberalizing international trade and investment policies required a historic shift in ideology within the ruling Communist Party. Once fearful of international links outside of the Communist bloc, the party has made trade and foreign investment central planks of the country’s economic strategy. And as in China, reformers within the party aim to use international commitments like those encoded in WTO to lock in policy changes.Embracing globalization was traumatic for the Vietnamese Communist Party, the founding principles of which were based on the Leninist thesis that imperialism and capitalism were one and the same. Watching the imperial powers divvy up China and Southeast Asia, Ho Chi Minh and his fellow revolutionaries decided that the international Communist movement offered the best hopes of realizing their dream of an independent Vietnamese nation-state.
Like most western Marxists at the time, and indeed for many years afterwards, they believed that the development of an indigenous, autonomous capitalism was impossible in the former colonies. Even once formal independence had been achieved, they assumed that indigenous capitalists would remain pawns of the imperial powers intent on draining the wealth and natural resources of developing countries through unequal trade and control over finance capital.
Early Vietnamese nationalists like Phan Boi Chau saw Japan as a model of autonomous Asian capitalism. Japan’s rapid industrialization and victory in the Russo-Japanese war reinforced the idea that Asian countries were doomed to subordinate status in the world order. But Japan’s own imperial ambitions, and its alliance with Vichy France, confirmed for many nationalists that the independence and anti-imperialist struggles were synonymous. France’s ill-advised and ultimately futile attempt to re-establish colonial control of Vietnam after the war and its replacement in the southern half of the country by the Americans during the 1960s reinforced this view.But history has been unkind to Lenin’s theory of imperialism, not least in Asia. Political independence, it turns out, was not a facade behind which foreign powers maintained economic domination. The nation-state has proven to be an essential building block of economic development. As Liah Greenfeld eloquently shows in her book the Spirit of Capitalism, nationalism has been the origins, not the consequence, of economic development in the modern era.Japan eventually did emerge as a regional leader, devising new ways to alloy the power of the state to market incentives as a means of accelerating industrialization and growth. Former Japanese colonies Taiwan and South Korea emulated the leader, along with the city-states of Singapore and Hong Kong. A ‘second tier’ of industrializing East Asian countries including Thailand and Malaysia followed in quick succession. China emerged from its Maoist misadventures in the 1980s to develop its own brand of rapid capitalist development under Deng Xiao Ping.Although the development trajectories of these countries differ in important respects, all have relied heavily on export surpluses to finance investment. They found ways systematically to favor domestic firms to develop local capacity, and they compelled foreign investors to contribute to nationally determined goals such as export growth and technology transfer.
Since 1989, Vietnam's economy has grown faster than any other country in the world except for China and the African oil enclave of Equatorial Guinea. But the speed of globalization’s arrival to Vietnam has created problems as well as opportunities. For the first time in the history of independent Vietnam, severe poverty stands alongside pockets of phenomenal wealth.Another challenge presented by the incredible speed of Vietnam's integration is the learning curve faced by the nation’s policymakers. Impressed by the huge benefits to be gained through expanded trade and investment ties, they are at times too anxious to make commitments before the long-term implications are well understood. The example of WTO-plus commitments on intellectual property rights that will hamper Vietnam's ability to provide affordable, lifesaving medication to people living with HIV/AIDS is a well-known example.But the most imposing obstacles to continued success are home grown. In contrast to China, Vietnam's ruling Communist Party is still wary of the accumulation of economic power beyond the control of the state. The party’s new appetite for globalization has not yet brought about full acceptance of domestic capitalism.Managers of state-owned find influential allies in the military and security apparatus, which see growing economic power in private hands as a threat to the authority of the Communist Party and hence political stability. The party’s preference for a ‘socialist-oriented market economy’ reflects an attempt to resolve the internal tension between the goals of political stability and economic growth.Foreigners in Ha Noi are encouraged by the leadership’s repeated praise for the private sector’s contribution to the national economy. Some expect the party to embrace the private sector more formally at its next Party Congress in 2006. New business laws widen the de jure scope for private activity. But Prime Minister Phan Van Khai made clear in a recent speech that private business means small businesses. The commanding heights of the economy should remain firmly in the state sector.Despite subsidies and other state favors, most public enterprises have performed poorly even under doi moi. Although state-owned enterprises are common in East Asia, governments have forced them to compete internationally and against technologically and commercially dynamic domestic conglomerates. It remains to be seen whether Vietnam can move up from raw materials and garments to more sophisticated exports without having home-grown equivalents of Mitsubishi, Samsung or Acer.
Foreign companies can help fill the gap left by the missing large domestic private firms. But one of the great lessons from East Asia, in contrast to Latin America, is that national ownership and capabilities do matter. If the party insists on capitalism without domestic capitalists, Vietnam could, ironically, suffer a dependence on foreign capitalists that so worried Ho Chi Minh.
Jordan Ryan (Yale 1974) is the United Nations Resident Coordinator and United Nations Development Programme Representative living in Hanoi, Vietnam. He served for the United Nations in Vietnam from 1993-96 and again from 2001 to date.
Rights:
© Yale Center for the Study of Globalization


Bài dịch của Nhật Vy Báo Vietnamnet
Việt Nam ra biển lớn: cần tin tưởng doanh nghiệp tư nhân
17:31' 19/12/2005 (GMT+7)
Ông Jordan D. Ryan - Đại diện thường trú UNDP, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (LHQ) - đã chính thức kết thúc nhiệm kỳ làm việc của mình tại Việt Nam kể từ hôm 14/12. Như một lời chia tay với Việt Nam, ông Jordan D. Ryan đã có bài báo viết cho trang thông tin YaleGlobal của Đại học Yale, nơi ông từng học tập.

Xin lược dịch bài viết này của ông Jordan D. Ryan. Bài viết phản ảnh quan điểm riêng của tác giả sau những tháng năm làm việc tại Việt Nam, có một số chi tiết "nhạy cảm" nên chúng tôi mạn phép lược bớt các chi tiết đó.

Chính phủ đang nỗ lực hội nhập kinh tế

Ông Jordan D. Ryan là điều phối viên thường trú LHQ và Đại diện Thường trú Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam.

Ryan thường tham gia đối thoại chính sách với các nhà lãnh đạo Việt Nam để thúc đẩy các mối quan tâm của LHQ, trong đó chú trọng vào việc giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, tăng cường các quyền con người và đối phó với thách thức về bệnh dịch HIV/AIDS đang nảy sinh.

Ryan là người góp phần vào chương trình nâng cao hiệu quả viện trợ, hỗ trợ cho các chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Gần hai thập kỷ sau ngày bắt đầu cải tổ, Việt Nam đang đi đúng trên con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn là độc lập dân tộc và dân giàu nước mạnh và Việt Nam đang nỗ lực hội nhập quốc tế để phát triển.

Hà Nội đã từng hy vọng sẽ kết thúc tất cả quá trình đàm phán kịp cho cuộc họp Bộ trưởng Thương mại WTO tháng 12/05 ở Hồng Kông, song theo như ý Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển thừa nhận gần đây, họ khó có thể gia nhập tổ chức này trước tháng 6/2005. Hà Nội đã ký xong 21 thoả thuận song phương, trong đó có những đối tác quan trọng như Liên minh châu Âu (EU), Nhật hay Trung Quốc, song họ vẫn còn 5 thoả thuận quan trọng khác, trong đó có hai nước là Mỹ và Australia.

Cho dù là vào thời điểm nào đi nữa thì việc gia nhập WTO sẽ luôn là vòng nguyệt quế tôn vinh những nỗ lực, những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới bắt đầu từ 1986. Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, mở lối cho các chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư sau này.

Quả thật, tiến trình tái hoà nhập vào nền kinh tế thế giới của nước này đã chứng kiến những bước đi nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu năm ngoái đạt gần 30 tỷ USD, tăng gấp 30 lần so với con số của năm 1988. Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận với Việt Nam năm 1993 và ký một hiệp định thương mại song phương với nước này vào năm 2000. Hiệp định ấy cũng đủ để phản ánh mức độ quan hệ thương mại hai nước. Mỹ giờ là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho hàng Việt Nam, trong đó các mặt hàng như dệt may, thuỷ sản, da giày và sản phẩm gỗ xếp vào hàng các nước xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ.

... nhưng chưa phát huy hết tiềm năng của DN tư nhân

Nhật Bản nổi lên như một thế lực đứng đầu trong khu vực. Lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông cũng đã nổi lên và sau đó là những người đi sau chút ít mang tên Thái Lan hay Malaysia. Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình cũng nhanh chóng nổi lên thành một thế lực kinh tế nhờ mở cửa nền kinh tế...

Bước đi ở mỗi nước mỗi thời có khác nhau, song tất cả đều dựa mạnh vào thặng dư thương mại và đầu tư để đi lên từ xuất phát điểm thấp. Họ phải tìm cách giúp doanh nghiệp trong nước phát triển từng bước một để sống được trong phạm vi địa phương đồng thời liên doanh liên kết để tận dụng kỹ thuật - công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến trước khi cạnh tranh ngoài biển lớn. Việt Nam cũng phải, và thực tế đã làm như vậy.

Kể từ năm 1989, Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới trừ Trung Quốc và trường hợp cá biệt ở châu Phi là Guinea xích đạo. Tuy nhiên, toàn cầu hoá đến với Việt Nam mang theo cả cơ hội lẫn thách thức. Lần đầu tiên trong lịch sử, khoảng cách giàu nghèo khá đậm nét và phạm vi rộng đã xuất hiện ở đây.

Nhưng thách thức lớn hơn là liệu Việt Nam có duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững không. Không như Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa tự tin lắm trong việc giao nền kinh tế lại cho tư nhân nên vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhiều nơi làm ăn không hiệu quả. Chính điều này khó cho phép tăng trưởng tiếp tục ổn định ở mức cao hay có những bước tiến nhảy vọt như láng giềng lớn của họ.

Nguyên do là một số quan chức, chủ doanh nghiệp nhà nước... vẫn lo ngại rằng để tư nhân nắm kinh tế chủ chốt sẽ là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị và kinh tế.

Để có thể tận dụng tối đa lợi thế của toàn cầu hoá, Chính phủ Việt Nam phải trao quyền kinh tế lớn hơn cho doanh nghiệp tư nhân địa phương cũng như nước ngoài.

Người nước ngoài ở Việt Nam được khuyến khích đóng góp vào các lĩnh vực kinh tế có lợi cho kinh tế quốc gia. Một số đã đáp lời, nhưng vẫn mong muốn nhà cầm quyền áp dụng chính sách cởi mở hơn nữa cho lĩnh vực kinh tế tư nhân sau Đại hội Đảng năm 2006. Tuy nhiên, như lời Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói trong một dịp gần đây, quy mô kinh tế tư nhân là nhỏ. Vị trí chủ chốt trong nền kinh tế vẫn phải do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ để bảo đảm an ninh và quốc phòng.

Có điều, dù được ưu đãi rất nhiều, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang phát triển dưới tiềm năng, ít hiệu quả hơn mong đợi. Nhiều nước vùng Đông Á cũng ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước nhưng vẫn bắt họ phải tự cạnh tranh với các tập đoàn giàu vốn và trang bị tốt về công nghệ của các nước khác.

Trong khi đó ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước có cạnh tranh được với quốc tế hay không vẫn còn là vấn đề chưa có lời đáp. Còn hiện tại, dường như họ vẫn chưa chuyển được từ những nhà sản xuất dựa chủ yếu vào nguyên liệu thô sang những mặt hàng phức tạp tinh xảo hơn giống những người đi trước như Mitsubishi, Samsung hay Acer.

Doanh nghiệp nước ngoài có thể giúp thu hẹp bớt khoảng cách giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Nhưng một trong những bài học lớn nhất ở vùng Đông Á, khác với Mỹ Latin, là sở hữu nhà nước khiến năng lực sản xuất luôn gặp vấn đề. Nếu không chấp nhận các nhà tư bản tư nhân trong nước thay thế dần sở hữu nhà nước, rồi nền kinh tế Việt Nam e cũng sẽ đi tới viễn cảnh phải dựa vào các nền kinh tế khác.

Nhật Vy (Theo YaleGlobal)
 
Bé cái nhầm: Đại úy công an hành hung phóng viên đưa tin về vụ PMU18

Mấy ngày qua nhiều Báo đã đăng ảnh, tin tức về việc hành hung, ... nhiều phóng viên đang tác nghiệp. Ví dụ Báo Thanh Niên (ngày 26/3 và 28/3) chụp hình một người đàn ông mặc áo màu sẫm đang dùng hai tay tỳ vào đầu phóng viên Báo Thanh Niên đẩy ra khi theo dõi vụ bắt giữ hai đồng phạm chạy tiền cho vụ PMU 18 và ông Dũng. Báo chí lên án hành vi tội phạm kiểu Mafia này và kêu gọi người dân nhận dạng....

Dạ thưa, không phải

Người này chính là Đại úy Trần Văn Dung, cảnh sát khu vực thuộc công an phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.Đại uý Dung đang “mật phục” chống cướp giật tại hồ Đống Đa thì được gọi về tham gia phối hợp khám xét trên địa bàn mình quản lý. Lúc này, số người tụ tập xung quanh nhà và nơi làm việc của bị can Nguyễn Mậu Thôn rất đông (ước tính khoảng 40 nhà báo và hàng trăm người dân). Theo lời khai của đại úy Dung thì lúc ấy ông mặc thường phục sẫm màu, chặn ở cửa văn phòng của Nguyễn Mậu Thôn, thấy nhiều phóng viên tràn vào chụp ảnh. Lúc đó, người bên trong vội bấm nút sập cửa cuốn xuống, thấy thế, nên đại úy Dung đã ấn đầu một phóng viên đẩy ra ngoài. Đại úy Dung không mặc cảnh phục, lại bảo vệ ở vòng ngoài nên nhiều người không biết là cảnh sát
 
BÁO VIỆT NAM XIN LỖI DIỄN VIÊN HÀN QUỐC-CHUYỆN CŨ, KINH NGHIỆM MỚI

Vào tháng 8/2005
Bản tin trên tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và hai tờ báo điện tử khác viết cô Song Hye-Kyo đã mua 50 viên thuốc lắc Ecstazy tại một hộp đêm ở Hồng Kông với mục đích làm giảm cân.


Ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc Song Hye-kyo khởi kiện ba tờ báo Việt Nam. Cô là diễn viên chính trong bộ phim "Ngôi Nhà Hạnh Phúc" đang chiếu trên truyền hình Hà Nội.

Trên trang Web của tòa đại sứ Hàn Quốc ở Việt Nam www.hanquocngaynay.com ngày 16 tháng Tám đăng tin "báo chí Việt Nam đưa tin sai lệch về Song Hye-kyo gây xôn xao dư luận".

Công ty Sidus đại diện cho ngôi sao Hàn Quốc cho biết cô Song Hye-kyo chưa từng đặt chân đến Hồng Kông. Các luật sư của cô đã liên hệ với tòa Đại sứ Hàn Quốc ở Hà Nội xin giúp đưa vụ kiện ra Tòa án Việt Nam.

Hiện chỉ mới có tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận bản tin đó là không đúng sự thật và đưa ra lời xin lỗi vào ngày 19 tháng Tám vừa qua.
 
Nhiều Bạn trong nước và hải ngoại rất bất bình và ngay cả Hàn Quốc đang gây xôn xao dư luận, và biểu tình phản đổi khi đọc bài "Các Trinh nữ VN đến Hàn Quốc - đất nước của hi vọng” đăng trên nhật báo Chosun

Xin giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn của ông Ahn Tae Sung, Tuỳ viên báo chí và thông tin Đại sứ quán Hàn Quốc với Báo Lao Động.


Tùy viên báo chí Hàn Quốc xin lỗi độc giả Việt Nam

"Tôi thực sự sốc khi đọc bài báo trên tờ Chosun và lo ngại người dân Việt Nam sẽ có cái nhìn phản cảm về Hàn Quốc vì loạt bài này", ông Ahn Tae Sung, Tuỳ viên báo chí và thông tin Đại sứ quán Hàn Quốc, cho hay.

- Xin được hỏi phản ứng của ông về loạt bài về cô dâu VN trên tờ Chosun?-

Cảm giác đầu tiên của tôi là không hiểu động cơ của phóng viên Chae Sung Woo khi viết bài báo đó và chú thích dưới bức hình trong bài là "Những chàng hoàng tử Hàn Quốc hãy đưa em đi". Tôi đã lập tức gọi điện cho nhật báo Chosun và yêu cầu lời giải thích từ chính tác giả. Phóng viên đó giải thích rằng, mục đích của bài báo là muốn phê phán các hình thức môi giới kết hôn không lành mạnh cho các cô dâu Việt muốn lấy chồng Hàn Quốc. Nhưng tôi nghĩ họ muốn quảng cáo cho hoạt động môi giới kết hôn thì đúng hơn.

- Theo ý ông, dư luận Việt Nam và các tổ chức nhân quyền tại Hàn Quốc đã hiểu sai ý đồ bài báo?

- Tôi không có ý như vậy. Tôi chỉ định nói rõ rằng, động cơ của tác giả không hề muốn hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam, nhưng lại gây ra phản ứng trái ngược.

Tôi đã hai lần hoảng sợ vì loạt bài này. Lần đầu tiên là khi tôi đọc bản gốc trên tờ Chosun. Thật bất thường vì một tờ báo như Chosun lại đăng bài viết không khách quan như vậy. Lần thứ hai tôi bị sốc là khi đọc bài lược dịch của nữ ký giả Hàn Quốc Ku Su Jeong trên một tờ báo Việt Nam. Bài báo đã chọn những chi tiết dễ gây phản cảm với độc giả. Hành động của nữ ký giả này còn bất bình thường hơn cả bài báo gốc.

Tôi nghĩ, cả tờ Chosun và tờ báo Việt Nam đăng bài lược dịch của Ku Su Jeong đều phạm sai lầm giống nhau: Cả hai tờ báo đã chọn cách đưa vấn đề không được khách quan.

Theo như tôi được biết, dư luận Việt Nam chỉ thực sự phẫn nộ khi đọc phần bình luận và những ý kiến được đăng trên tờ báo Việt Nam. Hôm nay tôi đã nhận được lời xin lỗi từ báo Chosun.Là Tuỳ viên báo chí của Hàn Quốc, tôi cũng muốn được chuyển lời xin lỗi tới độc giả Việt Nam vì đã để xuất hiện những bài báo có cách nhìn không lành mạnh như vậy tại Hàn Quốc.

- Dư luận lo ngại bài báo trên khiến người Hàn Quốc nhìn quá phiến diện về phụ nữ Việt Nam. Ông có chia sẻ quan điểm đó?

Thực ra người Hàn Quốc biết về Việt Nam rất nhiều. Hầu hết đều nhận định rất tích cực về Việt Nam. Nếu vào trang web của báo Chosun, quý vị có thể thấy rất nhiều ý kiến phản bác bài báo trên. Vì thế, tôi có thể khẳng định người dân Hàn Quốc không bao giờ hạ thấp đánh giá về Việt Nam hay phẩm chất của phụ nữ Việt Nam chỉ vì một bài báo không khách quan này.

"Hàn Quốc phải cảm ơn Việt Nam vì đã cho họ những cô dâu tuyệt vời"

- Cá nhân ông có cảm giác như thế nào sau khi đọc loạt bài trên?

Theo tôi, cách chọn vợ như một món hàng của những người Hàn Quốc sang Việt Nam tìm vợ là do các tổ chức môi giới hôn nhân hoạt động phi pháp. Tôi nghĩ cần hợp thức hoá và lành mạnh hoá các hoạt động này, và nên để nhà nước quản lý cũng như có quy định nghiêm khắc hơn.

Tại Hàn Quốc hiện nay, thanh niên cũng thường thông qua môi giới để kết hôn là chính và hoạt động này được xã hội Hàn Quốc chấp nhận và tồn tại hợp pháp.

- Ông nói sao trước những ý kiến rằng lẽ ra báo chí Hàn Quốc cần hiểu thực trạng "lấy chồng Hàn Quốc" tại Việt Nam?

Như tôi đã nói, để xảy ra sự cố này thực sự là điều đáng tiếc. Việc lấy chồng nước ngoài là bình thường. Hàn Quốc phải cảm ơn Việt Nam vì đã cho chúng tôi những cô dâu ngoan và tuyệt vời.

Một vấn đề xã hội lớn tại Hàn Quốc hiện nay là nhiều người đàn ông, nhất là ở nông thôn, rất khó lập gia đình. Nên đàn ông Hàn Quốc muốn lấy vợ Việt Nam vì họ có thể chia sẻ việc chăm sóc cha mẹ già yếu, và chung sức lo cho gia đình.

- Ông có lời khuyên gì cho những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc?

Tôi nghĩ trước khi có quyết định lấy chồng Hàn Quốc họ nên chuẩn bị cho những cách biệt văn hoá, ngôn ngữ và suy nghĩ.

Hàn Quốc tuy phát triển hơn Việt Nam, nhưng cũng có những người phải sống rất khó khăn. Các cô gái trẻ mang giấc mơ lấy chồng Hàn Quốc để đổi đời cần suy nghĩ chín chắn, vì thực tế cuộc sống không phải lúc nào cũng vậy.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thật ra về Ngoại giao thì tùy viên không thể Đại diện?? để xin lỗi...
Nhưng thôi, nói về ngôn ngữ bóng đá thì đó là 1-1. Qua hai sự việc trên.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Vấn đề tiền nhiệm Thủ tướng Phan Văn Khải rất quan trọng, được mọi người dân quan tâm bởi những cống hiến của Thủ tướng qua 2 nhiệm kỳ, đó cũng là điều thâm cung bí sử. Nhưng sau khi đọc hết bài trả lời phỏng vấn đọc giả có thể đoán được là ai rồi, bởi Thủ tướng có nhắc đến danh tính 1 người trong bài phát biểu. Xin cảm ơn Thủ tướng.

2. Trong bài phát biểu có đoạn: "Còn các nước, phần lớn đầu tư là của tư nhân, tự lo lấy. Còn ta, Nhà nước phải làm "bà đỡ" trong nền kinh tế thị trường."

- Qua rất nhiều cuộc tranh cải về việc bán phá giá (tôm, cá, giày....), rồi gần đây nhất là đàm phán về gia nhập WTO, rất vất vả để chứng minh là Việt Nam có: Nền kinh tế thị trường, không trợ giá, không... thì chữ "bà đỡ" không biết có ảnh hưởng đến việc gia nhập WTO,...?.

Bởi người nước ngoài hay các tổ chức dựa vào thông tin trên báo chí Việt Nam để đưa ra rất nhiều quyết định, áp đặt ... ảnh hưởng đến Việt Nam.

Không biết báo Thanh niên có trích nguyên văn không?

Chào Thân ái & Quyết thắng!



Xin trích nguyên văn bài phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải trên báo Thanh niên:

Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải: "Tôi chỉ có 1 phiếu giới thiệu người kế nhiệm"
22:44:29, 16/05/2006 Mạnh Quân - Báo Thanh Niên

* Sẽ có một phó thủ tướng chuyên trách về phòng chống tham nhũng

Ngày 16.5, bên hành lang Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã dành cho báo giới gần 10 phút trả lời phỏng vấn. Ông vui vẻ trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Thanh Niên và một số tờ báo khác về nguyện vọng muốn bàn giao cương vị của mình cho người kế nhiệm, những suy nghĩ của ông về cải cách môi trường đầu tư, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí...

* Thưa Thủ tướng, cùng với việc đề nghị Quốc hội cho thôi giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng có giới thiệu ai là người lên kế nhiệm mình ?

- Thủ tướng Phan Văn Khải: Việc này phải do trung ương quyết định. Tôi chỉ có 1 phiếu giới thiệu người kế nhiệm thôi. Còn giới thiệu ai, có lẽ là để dần dần sẽ biết thì hay hơn. Thủ tướng sẽ giới thiệu ra Quốc hội để Quốc hội phê chuẩn. Nếu bây giờ tôi nói thì hơi sớm quá.


* Thưa Thủ tướng, Thủ tướng có hài lòng về những điều mình đã làm trong 2 nhiệm kỳ vừa qua ?

- Thủ tướng Phan Văn Khải: Điều đáng mừng là qua 2 nhiệm kỳ tôi làm Thủ tướng, tôi đã góp phần đưa đất nước đi lên tất cả mọi mặt. Tuy nhiên, không ai có quyền nói mình hoàn thành nhiệm vụ. Bởi vì trong cái được còn nhiều tồn tại, còn nhiều cái dở. Bởi vậy, người ta thường nói, khi nào một chiến sĩ ngã xuống trên chiến trường, người đó mới có thể nói hoàn thành nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với Tổ quốc. Nhưng nói chung, những năm qua, đất nước ta đã đi lên, trong đó có phần đóng góp của tôi. Tất nhiên còn rất nhiều điều mà tôi chưa làm được.

* Thưa Thủ tướng, trong 2 nhiệm kỳ điều hành đất nước, vấn đề Thủ tướng quan tâm là cải cách và thúc đẩy môi trường kinh doanh. Trong thời gian tới, Thủ tướng mong muốn công cuộc này sẽ được đẩy mạnh như thế nào để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn?

- Thủ tướng Phan Văn Khải: Cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ. Sắp tới, yêu cầu này càng cần phải hoàn thiện hơn, nhất là khi chúng ta gia nhập WTO. Cái gì chưa phù hợp thì chúng ta phải cải tiến để cho phù hợp. Dân và doanh nghiệp có điều kiện làm ăn thì đất nước mới giàu được. Hiện nay tổng số cả nước có 200.000 doanh nghiệp. Làm sao phải có 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, như vậy sẽ có thêm nhiều công ăn việc làm cũng như của cải cho đất nước. Hiện nay chúng ta còn rất nghèo. Với 84 triệu dân mà chỉ làm ra có 53 tỉ USD thì còn nhỏ xíu, chia ra mới có 640 USD/người. Còn nhiều điều phải làm vì hiện nay, luật pháp đầy đủ, chính sách đầy đủ nhưng việc thực hiện ở dưới còn nhiều trở ngại, hệ thống hành chính chưa tốt. Công chức còn chưa làm đầy đủ trách nhiệm nên vẫn còn gây khó khăn cho dân và doanh nghiệp. Có những dự án mà làm thủ tục mất 2-3 năm thì với doanh nghiệp không còn kịp thời cơ.

* Không thể phủ nhận những thành quả trong nhiều năm qua. Nhưng hiện nay nhiều người đang rất bức xúc trước việc chúng ta vẫn chưa làm mạnh và quyết liệt trong cuộc chống tham nhũng, lãng phí. Chẳng hạn như vụ PMU 18, thực sự đã đem của cải của dân đổ xuống sông biển ?

- Thủ tướng Phan Văn Khải: Dân bức xúc về tình trạng tham nhũng, thất thoát tài sản là rất chính đáng. Như Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa nói, phòng chống tham nhũng, trước hết phải phòng. Các nước luật lệ của họ đầy đủ, trách nhiệm công chức rất rõ ràng, muốn tham nhũng cũng không được. Còn ở nước ta, phòng vẫn là chủ yếu. Và cứ phát hiện vụ nào thì làm quyết liệt vụ đó thôi, không bao che, bênh vực ai cả. Muốn chống tham nhũng thì mọi việc của cán bộ, công chức Nhà nước phải được công khai, minh bạch để mọi người dân đều biết. Chúng ta đang trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, phần lớn tài sản nằm trong doanh nghiệp Nhà nước. Còn các nước, phần lớn đầu tư là của tư nhân, tự lo lấy. Còn ta, Nhà nước phải làm "bà đỡ" trong nền kinh tế thị trường.


* Thưa Thủ tướng, trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội có nói đến việc thành lập một ban phòng chống tham nhũng ở trung ương. Vậy ban phòng chống tham nhũng này sẽ vận hành như thế nào ?

- Thủ tướng Phan Văn Khải: Theo Luật Phòng chống tham nhũng, Thủ tướng là người chịu trách nhiệm và là Trưởng ban Phòng chống tham nhũng. Nhưng sẽ có một phó thủ tướng chuyên trách về phòng chống tham nhũng và có một Ban chỉ đạo gồm đầy đủ các thành viên của Đảng và Nhà nước. Trong đó, có đại diện của các ban Đảng, Quốc hội và TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ... Tôi hy vọng khi có ban này, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ tốt hơn.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Back
Bên trên