Chu dịch - Kinh dịch

Mai Thanh Hà đã viết:
ps. đề nghị Hưng viết chữ font bình thường thôi, đâu cần phải "lên giọng" to thế, mọi người đều đọc và hiểu mà?
Lê Thu Quỳnh đã viết:
Sao anh Nguyễn Quang Hưng ăn nói khó chịu thế ? Ở đây cũng toàn người không biết, muốn tìm hiểu, nên mới vào hỏi. Anh nói bằng cái giọng kẻ cả, để cái font chứ to đùng (cứ như ai ở đây cũng toét mắt hết cả ý), anh không thấy gây khó chịu cho người đọc à ? Em nghĩ đây là vấn đề khá khó và phức tạp. Người đọc hết nó rồi cũng chưa chắc đã thật sự hiểu hết. Thế nên nếu mà mọi người ở đây nói có gì sai thì có thể sửa và góp ý nhẹ nhàng cho nhau cũng được chứ sao ạ ? Diễn đàn là nơi để trao đổi thông tin mà. Mà những người anh nói lại đều hơn tuổi anh. Chưa nói cả đến những người như bọn em, muốn học hỏi và biết thêm thông tin thôi. Anh làm gì mà phải nói bằng cái giọng đấy ?
P/s : thầy giáo em cũng đọc là Chu dịch - Kinh dịch, và giải thích tên gọi này hoàn toàn khác anh. Anyway em không nói là ai đúng ai sai, vì em không biết và cũng chưa đủ trình độ. Nhưng xét về học hàm học vị, thầy em hơn anh là cái chắc. Nên em không hiểu, nếu mà thầy em cũng dùng cái giọng điệu của anh để nói anh thì sẽ như thế nào

Dạ, thưa cả nhà, tui chẳng có ý "lên giọng", "kẻ cả" hay nhiều "học hàm, học vị" hơn người nên viết như thế đâu. Tính tui vốn bốp chát, thô lỗ nên ăn nói hơi khó nghe, biết cái xấu của mình, tui đã xin lỗi trước rồi đấy ạ.

Tui cũng chẳng giỏi giang gì đâu mà dám dạy mọi người. Tui chỉ dám đưa ra "ngu ý" thôi (xin mọi người làm ơn "liếc qua" lại bài viết của tui, mọi người sẽ thấy ạ, xin cảm ơn).

Nhưng dù sao tui cũng rất cảm ơn cả nhà đã quan tâm, nhắc nhở tui.
 
Em có nghe một anh bạn nói rằng: " cố giáo sư vật lý Hoàng Phương,từ lâu rồi thì phải, đã xuất bản 1 quyển sách, trong đó dùng lý thuyết của toán dời rạc (em ko nhớ chính xác tên của lý thuyết toán đó) để diễn giải KINH DỊCH và cũng nhờ Kinh Dịch để phát triển lý thuyết toán này.....giỏi vật.....

Bác nào có quyển này thì cho xin cái titre và địa chỉ nơi bán nó với ah :)


:) :) :) ttl2t :) :) :)
 
Thế tóm lại anh Hưng nghĩ gì về những điểu em nói ạ ? Em cũng là đưa ra ý kiến và những hiểu biết của mình để mọi người góp ý mà ? :)

(hic, cái bàn phím mới type khó chịu quá, chẳng quen tay tý nào :p)
 
Lê Thu Quỳnh đã viết:
Hic, em đang phải làm một bài Tiểu luận về cái ĐẸP trong NGŨ LUÂN. Mọi người có tài liệu gì hay hoặc biết những trang web của VN nào có đề cập đến vấn đề này có thể chỉ cho em được không ạ ? Cần gấp lắm lắm. Em cảm ơn rất nhiều
:x

Lê Thu Quỳnh đã viết:
Thôi được rồi, thế các anh các chị có thể chỉ cho em những trang web về Ngũ luân thôi cũng được. Thuyết Ngũ luân nằm trong Chu dịch - Kinh dịch mà. Hic, cần gấp lắm rồi

Khi nghe cô nói: “Thuyết Ngũ luân nằm trong Chu dịch - Kinh dịch”, tui đã đọc lại KINH DỊCH, nhưng tui chẳng tìm thấy NGŨ LUÂN trong đó, cô ạ (không biết có phải tại mắt tui “toét” như cô nói không nhỉ???)

Thưa cô, tui vốn “ít học”, kiến thức “nông cạn” tuy nhiên khi không thấy ai trả lời cô về NGŨ LUÂN, tui xin phép lại được nêu lên “ngu ý” của mình mong cô “chiếu cố” soi xét.

Thưa cô, nếu theo những gì tui từng đọc và nếu tui nhớ không nhầm thì:

Theo học thuyết CHÍNH DANH, KHỔNG TỬ đã chia xã hội thành năm mối quan hệ cơ bản, mỗi mối quan hệ gọi là một LUÂN, năm mối quan hệ được gọi là NGŨ LUÂN. NGŨ LUÂN chính là mối quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè (Nếu tui nhớ không nhầm thì điều này được ghi trong Chương VẤN CHÍNH, Cuốn TRUNG DUNG - một trong bốn cuốn tạo thành TỨ THƯ mà cô cũng đã nhắc tới tại bài viết số 20)

Vậy thì đối với cá nhân tui “cái ĐẸP trong NGŨ LUÂN” “trong CHU DỊCH – KINH DỊCH” “khó hiểu” lắm, “khó viết” lắm ạ.

Mong cô không cười kẻ “ít học” này.

À quên, tui xin phép cô để trình bày thêm về TỨ THƯ như sau:

Trong lịch sử văn hoá, tư tưởng phương Đông, bộ sách TỨ THƯ có một vai trò quan trọng. Hầu hết các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, đã sử dụng TỨ THƯ làm nền tảng phát triển trong một thời gian dài.

TỨ THƯ gồm bốn cuốn: ĐẠI HỌC, TRUNG DUNG, LUẬN NGỮ, MẠNH TỬ. Sự hình thành bộ sách này kéo dài hàng trăm năm, trong đó nổi lên hai tên tuổi lớn của NHO GIÁO: KHỔNG TỬ - người thầy, người khởi xướng và MẠNH TỬ - người kế thừa, phát triển.

TỨ THƯ đề cập đến nhiều lĩnh vực: triết học, chính trị, đạo đức, luật pháp… Một trong những nội dung chủ đạo của TỨ THƯ là xây dựng nhân cách con người xã hội với những vấn đề cơ bản: NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN. Những chuẩn mực mà TỨ THƯ đề ra cho các cá nhân, đặc biệt ở khía cạnh đạo đức đến nay vẫn mang tính thời sự và trình tự: TU THÂN, TỀ GIA, BÌNH THIÊN HẠ xem ra ngày càng chứng tỏ tính ưu việt.

Ở TỨ THƯ, giá trị cá nhân chỉ được đề cao khi nó gắn bó mật thiết với toàn bộ trật tự chung, nói cách khác khi nó hoàn thành triệt để nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội. Có thể nói, cái đích mà TỨ THƯ hướng tới là sự phát triển trong bình ổn với một quy định nghiêm ngặt về đạo đức cho mọi tầng lớp xã hội. Chính giá trị quan trọng này giải thích hiện tượng qua hàng ngàn năm, ảnh hưởng của TỨ THƯ không chỉ dừng ở phương Đông mà ngày càng lan truyền, phổ cập trên thế giới… (st)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Thu Quỳnh đã viết:
Sau khi nghe anh Quang Hưng giảng giải về cái tên Kinh dịch - Chu dịch, em cũng có nhiều thắc mắc nên về có đọc thêm sách (là giáo trình Cơ sở văn hóa VN của Trần Ngọc Thêm, đa phần các trường ĐH ở VN đều học giáo trình này). Trong đó không hề ghi là Kinh dịch ra đời từ thời nào (có thể là đúng như lời anh nói, anw, cái này em đang muốn hỏi thêm anh).

Chỉ nói rằng : những cơ sở đầu tiên của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến lượt mình, Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá. Vì lý do này mà Khổng Tử vẫn thường được xem như là người sáng lập ra Nho giáo.

Sách kinh điển của Nho giáo có 2 bộ : Tứ thư và Ngũ kinh
Bộ thứ nhất là Ngũ kinh, phần lớn có từ trước, Khổng Tử đã gia công san, hiệu đính và giải thích, bao gồm :

- Kinh Thi : sưu tập những câu thơ dân gian, trong đó chủ đề tình yêu nam nữ được nhắc đến khá nhiều.

- Kinh Thư : ghi lại những truyền thuyết và biến cố về các đời vua cổ.

- Kinh lễ : ghi chép những lễ nghi thời trước

- Kinh dịch : khởi thủy vốn ghi chép về Âm dương, Bát quái... ở dạng ký hiệu với sự đóng góp của Chu Văn Vương và Chu Công Đán. Từ bộ Chu dịch đó, Khổng Tử đã giảng giải sâu rộng thêm và trình bày thứ tự cho rõ ràng dễ hiểu, dễ dùng hơn.

- Kinh Xuân Thu : nguyên là sử ký của nứơc Lỗ, quê hương của Khổng Tử, được ông dụng công, chọn lọc sự kiện, kèm theo những lời bình, để giáo dục vua chúa.

Đúng ra bộ sách còn một cuốn sách thứ sáu là Kinh lạc, nhưng về sau bị thất lạc (có nơi cho rằng bị Tần Thủy Hoàng tiêu hủy trong lần đốt sách).

Như vậy, dù cho các thông tin có từ trước. Nhưng Kinh dịch thực sự mang tên đấy, và chính thức là một bộ kinh dành cho mọi người đọc và nghiên cứu là từ Khổng Tử, và như thế là có sau Chu dịch, và phát triển dựa trên Chu dịch.


Theo cách nghĩ và lý luận của Quỳnh, Tui có 1 thắc mắc muốn nhờ mọi người chỉ giáo:

Theo Quỳnh: tên KINH DỊCH xuất hiện vào thời kỳ Xuân Thu (722 - 479 trước Công nguyên)

Theo sách cổ: Đến đời Hán mới xuất hiện tên CHU DỊCH (các nhà Dịch học đem Thoán truyện, Tượng truyện, Hệ từ, Văn Ngôn hợp vào KINH DỊCH nguyên thuỷ của Văn Vương và Chu Công gọi là CHU DỊCH).

Nếu biết LƯU BANG sáng lập nên nhà Hán vào năm 206 trước Công nguyên, CHU DỊCH có trước hay KINH DỊCH có trước???
 
Tui xin cảm ơn sự đánh giá và nhận xét của mọi người. Tuy nhiên thực sự tui không dám nhận.

Tui chẳng "siêu việt" hay "cao thủ" gì. Tui chỉ là người chót thích "đọc" KINH DỊCH, ÂM DƯƠNG LUẬN, NGŨ HÀNH LUẬN... và "tò mò" tìm hiểu về mấy môn ứng dụng mấy món trên như: Phong thủy, Nhân tướng, Tử vi... thôi ạ
 
Tran Trung đã viết:
Em có nghe một anh bạn nói rằng: " cố giáo sư vật lý Hoàng Phương,từ lâu rồi thì phải, đã xuất bản 1 quyển sách, trong đó dùng lý thuyết của toán dời rạc (em ko nhớ chính xác tên của lý thuyết toán đó) để diễn giải KINH DỊCH và cũng nhờ Kinh Dịch để phát triển lý thuyết toán này.....giỏi vật.....

Em thì không biết tí gì về vấn đề KINH DỊCH này cả , nhưng hôm trước giờ lí thầy Nghĩa dạy lớp em có kể về 1 ông giáo sư nào đó dùng lí thuyết toán "Tập mờ' để giải thích KINH DỊCH , chắc là ông này

Nhưng mà dù sao cũng không thể mường tượng nổi
 
Trước tiên em vô cùng xin lỗi, em đã không kiểm tra lại thông tin khi làm bài, và cũng chưa gì đã lên đây mà ăn nói linh tinh. Khi giảng bài thầy giáo em đã nói về Ngũ luân và về cả Chu dịch - Kinh dịch nữa, nên em đã hiểu nhầm Ngũ luân nằm trong Kinh dịch. Thực sự em rất xin lỗi vì sự thiếu xót của mình. Cũng cảm ơn anh Hưng đã giải thích rõ hơn về vấn đề này.

Nguyễn Quang Hưng đã viết:
Theo cách nghĩ và lý luận của Quỳnh, Tui có 1 thắc mắc muốn nhờ mọi người chỉ giáo:

Theo Quỳnh: tên KINH DỊCH xuất hiện vào thời kỳ Xuân Thu (722 - 479 trước Công nguyên)

Theo sách cổ: Đến đời Hán mới xuất hiện tên CHU DỊCH (các nhà Dịch học đem Thoán truyện, Tượng truyện, Hệ từ, Văn Ngôn hợp vào KINH DỊCH nguyên thuỷ của Văn Vương và Chu Công gọi là CHU DỊCH).

Nếu biết LƯU BANG sáng lập nên nhà Hán vào năm 206 trước Công nguyên, CHU DỊCH có trước hay KINH DỊCH có trước???
Như em đã nói đấy :
Lê Thu Quỳnh đã viết:
Kinh dịch : khởi thủy vốn ghi chép về Âm dương, Bát quái... ở dạng ký hiệu với sự đóng góp của Chu Văn Vương và Chu Công Đán. Từ bộ Chu dịch đó, Khổng Tử đã giảng giải sâu rộng thêm và trình bày thứ tự cho rõ ràng dễ hiểu, dễ dùng hơn
Đoạn này là em trích nguyên văn phần giới thiệu qua về Ngũ kinh trong sáng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm, trang 257. Em cũng đã nói rồi, em chưa có nhiều hiểu biết về phần này. Là vì được thông tin từ nhiều nguồn, có nhiều điều chưa hiểu và muốn được biết thêm, nên mới đem ra muốn hỏi mọi người, mà nhất là người nghiên cứu nhiều, tinh thông về những vấn đề này như anh Hưng, giải thích cho.
 
Tiếp về vấn đề này, cũng là hơi lạc đề so với ý của anh hà ban đầu, nhưng em vẫn muốn nói là để hiểu biết hơn thôi.

Tư tưởng Nho giáo cơ bản mà Khổng Tử đề ra là khuyên các vị vua chúa cai trị đất nước theo lối nhân trị, tức là bằng tình người, dân chủ. Chính điều này, mà thời gian đầu, Nho giáo hầu như chưa phát triển mạnh. Năm 246 trCN, Tần Thủy Hoàng dùng vũ lực thống nhất thiên hạ, cai trị đất nước bằng chính sách độc đoán, do thế mà đối lập hoàn toàn với tư tưởng của Nho gia. Chính mâu thuẫn này đã dẫn tới việc nhà Tần tiêu diệt Nho giáo với hành động tàn bạo đốt sách, chôn Nho nổi tiếng.

Sau khi nhà Tần sụp đổ,nhà Hán lên thay vào năm 202 trCN. Khi mới lên, Hán Cao tổ Lưu Bang cũng coi thường trí thức, văn hóa. Nhưng sau dần dần cũng biết rút kinh nghiệm hơn. Đến mình, Hán Vũ đế (140-25 trCN), nghe lời khuyên của Đổng Trọng Thư, là người đã đưa Nho giáo lên địa vị quốc giáo.

Tuy nhiên tư tưởng của Nho giáo lúc này đã có nhiều thay đổi so với tư tưởng ban đầu của Khổng Tử. Thay vì nhắc nhiều đến Nhân trị, tư tưởng của Nho giáo lúc này là đề cao Lễ trị và Thiên mệnh. Thay cho Ngũ luân với các quan hệ 2 chiều bình đẳng trước đây là Tam cương với quan hệ 1 chiều duy nhất. vai trò của văn hóa cũng bị thu hẹp. Điển hình như trong Kinh thư (trước đây có đề cập nhiều đến tình yêu trong sáng nam nữ), nay nam nữ phải thụ thụ bất thân...
 
Tiếp về vấn đề này, cũng là hơi lạc đề so với ý của anh hà ban đầu, nhưng em vẫn muốn nói là để hiểu biết hơn thôi.

Tư tưởng Nho giáo cơ bản mà Khổng Tử đề ra là khuyên các vị vua chúa cai trị đất nước theo lối nhân trị, tức là bằng tình người, dân chủ. Chính điều này, mà thời gian đầu, Nho giáo hầu như chưa phát triển mạnh. Năm 246 trCN, Tần Thủy Hoàng dùng vũ lực thống nhất thiên hạ, cai trị đất nước bằng chính sách độc đoán, do thế mà đối lập hoàn toàn với tư tưởng của Nho gia. Chính mâu thuẫn này đã dẫn tới việc nhà Tần tiêu diệt Nho giáo với hành động tàn bạo đốt sách, chôn Nho nổi tiếng.

Sau khi nhà Tần sụp đổ,nhà Hán lên thay vào năm 202 trCN. Khi mới lên, Hán Cao tổ Lưu Bang cũng coi thường trí thức, văn hóa. Nhưng sau dần dần cũng biết rút kinh nghiệm hơn. Đến mình, Hán Vũ đế (140-25 trCN), nghe lời khuyên của Đổng Trọng Thư, là người đã đưa Nho giáo lên địa vị quốc giáo.

Tuy nhiên tư tưởng của Nho giáo lúc này đã có nhiều thay đổi so với tư tưởng ban đầu của Khổng Tử. Thay vì nhắc nhiều đến Nhân trị, tư tưởng của Nho giáo lúc này là đề cao Lễ trị và Thiên mệnh. Thay cho Ngũ luân với các quan hệ 2 chiều bình đẳng trước đây là Tam cương với quan hệ 1 chiều duy nhất. vai trò của văn hóa cũng bị thu hẹp. Điển hình như trong Kinh thư (trước đây có đề cập nhiều đến tình yêu trong sáng nam nữ), nay nam nữ phải thụ thụ bất thân...
 
Xin phép cả nhà được nói thêm về KINH DỊCH ạ:

KINH DỊCH là một pho sách cổ được hàng trăm, hàng ngàn học giả chú giải với hàng trăm, hàng ngàn bộ sách khác nhau. Tuy nhiên, theo đánh giá của các học giả thì bộ CHU DỊCH ĐẠI TOÀN (do Hồ Quảng, Kim Âu Tư vâng lệnh Thành Tổ nhà Minh soạn ra, gom góp hầu hết sự chú giải của Tiên nho mà cơ bản lấy DỊCH TRUYỆN của Trình Di và CHU DỊCH BẢN NGHĨA của Chu Hy làm chính) là đầy đủ hơn cả, nổi tiếng hơn cả.

Cụ Ngô Tất Tố đã chọn dịch bộ CHU DỊCH ĐẠI TOÀN ra tiếng Việt (tên Việt là KINH DỊCH TRỌN BỘ). Đến nay, bản dịch của cụ vẫn là một bản dịch được đánh giá rất cao, được nhiều người Việt Nam nghiên cứu KINH DỊCH tìm đọc...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dạ chào cả nhà ạ,

Dạo này bận chuyện cơm áo gạo tiền nên lâu lâu mới ghé vào đây chào hỏi cả nhà được ạ. Mong cả nhà "đại xá" cho tui.

Chắc cả nhà chán chủ đề này rùi hoặc chẳng muốn "dạy bảo" "cái thằng tui" vốn "ít học" nên chẳng thấy ai "mở miệng" cả...

Buồn quá.

À, bác Nguyễn Việt chắc ghét hay giận tui lắm hay sao mà chẳng thấy trả lời tui vậy???

Nếu vậy thì tui xin lỗi bác trăm lần, à quên, vạn lần ạ.

Tui đã, đang và sẽ "rửa tai" để nghe bác giảng giải những điều hay, lẽ "huyền diệu" của khoa học thần bí bốn phương đấy ạ.

Chúc bác mạnh khoẻ, nghiên cứu được nhiều điều hay...
 
Chả hiểu anh Hưng còn đợi mọi người chỉ dạy cho cái gì nữa. Đọc thì anh cũng đọc hết rồi. Ở đây, cũng không có nhiều người đã nghiên cứu về vấn đề này được nhiều và sâu như anh. Em hay mọi người có nói thêm vào cũng là vì chưa rõ chưa hiểu hết nên muốn nghiên cứu sâu thêm thôi. Anh đã nói hết rồi, đúng rồi, chả nhẽ còn đợi mọi người nhày vào tán thưởng vỗ tay, gật gù khen anh giỏi nữa à ? Hơn nữa cái cách giải thích của anh, đúng thì đúng thật đấy, nhưng giống cái kiểu mỉa mai, châm chọc, kẻ cả, dạy đời lắm, nên chả nhiều người muốn hỏi thăm đâu.
Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà em thích, đợi thi xong có thời gian lên nghe anh giảng giải vậy.

:x
 
Dạ thưa cô,

Tui chẳng biết gì đâu ạ. Chính thế mới cần mọi người "chỉ dạy" ạ.

Thưa cô, tui chẳng giỏi nên cũng chẳng dám nhận sự "gật gù" hay mấy cái "vỗ tay" của mọi người ở đây (trong đó có CÔ đấy ạ)

Còn giọng của tui, xưa nay vẫn thế, ai hiểu thế nào cũng được vì: TÔI LÀ TÔI MÀ TÔI CŨNG CHẲNG LÀ TÔI. TÔI THẾ NÀO THÌ TRỜI BIẾT, ĐẤT BIẾT, TÔI BIẾT VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN TÔI, HỌ BIẾT, cô QUỲNH ạ.

A di đà Phật, THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ, DUY NGÃ ĐỘC TÔN

Tiện đây tui xin đính chính chút xíu: tui không mong NHỮNG NGƯỜI KHÔNG HIỂU TUI HỎI THĂM. Chắc tại "đầu óc" cô Quỳnh "nhạy" quá nên đoán vậy ạ.

Tui cũng xin phép không dám nhận lời đề nghị của cô ("đợi thi xong có thời gian lên nghe anh giảng giải vậy"). Tui vốn "ít học" nào có biết "giảng giải" chi đâu.

Dù sao cũng xin chúc cô thi tốt.

À, mà bác MTHà có bực mình vì kiểu nói qua nói lại này trong cái chủ đề mà bác khởi xướng không nhỉ?
 
Nguyễn Quang Hưng đã viết:
À, mà bác MTHà có bực mình vì kiểu nói qua nói lại này trong cái chủ đề mà bác khởi xướng không nhỉ?

da thua anh, em thay chac chan la anh MTHa ko buc minh dau, kieu noi chuyen cua anh de thuong day chu, co khi anh MTHa con vui la dang khac.
nhung co dieu em ko hieu, tai sao anh lai nghi la anh MTHa buc minh duoc nhi :-/ :-/ :-/ , anh chi day cho em cai dc khong ah ???


.....sau trong day mat...em noi gi...doi mat huyen.....

:) :) :) ttl2t :) :) :)
 
Back
Bên trên