Hoàng Mạnh Khải
(Prime Minister)
New Member
Các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng
Hồ Hòa Bình cạn nước. Ảnh: Lao Động.
Mấy ngày qua, nhiều địa phương có mưa dông lớn, song không cải thiện được mực nước vốn đang rất thấp của các hồ thủy điện. Nước ít, trong khi nhu cầu điện mùa hè tăng cao, đã buộc các nhà máy thủy điện phải hoạt động cầm chừng.
Tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nơi đóng góp 43,7% sản lượng điện cho miền Bắc, sáng nay mực nước hồ chỉ còn 86,51 m, thấp hơn hôm qua 0,6 m. Lưu lượng nước về 270 m3/s, trong khi mức xả phát điện là 500-700 m3/s. "Trung bình mỗi ngày hồ mất 0,5 m nước. Với đà này chỉ 10 ngày nữa là hồ tới mực nước chết", bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết. Theo bà Châu, một số tỉnh miền núi phía Bắc có dông lớn, nhưng do mưa cục bộ, không kéo dài nên chỉ thấm đất, chưa tạo thành dòng chảy, chưa bổ sung cho các hồ.
Theo bà Nguyễn Lan Châu, vào ngày 20-24/5 sẽ xuất hiện lũ tiểu mãn ở cả 3 miền. Lũ tuy nhỏ, kéo dài trong 2-3 ngày, song cũng bổ sung một lượng nước khá lớn cho các hồ thủy điện. Riêng hồ Hòa Bình dự kiến lưu lượng về sẽ là 1.700-2.000 m3/s, gấp 7-8 lần so với hiện nay và đạt chỉ số này trong khoảng 10 ngày.
Ông Đặng Huy Cường, Phó giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, đã xác nhận điều này: mấy trận mưa vừa qua không "thấm tháp" gì, không giúp các hồ qua cơn khát. Trung bình mất đi một mét nước thì Nhà máy thủy điện Hòa Bình sẽ mất đi 20-40 triệu kWh. Do chỉ còn cách mực nước chết có 6,51 m nước nên Nhà máy thủy điện Hòa Bình phải phát điện cầm chừng với sản lượng 8-9 triệu kWh/ngày, bằng 20% so với mức trung bình.
Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (cung ứng điện cho khu vực miền Trung, chủ yếu là Bình Định, Phú Yên) cũng đang cầm cự. Trao đổi với VnExpress sáng nay, Giám đốc Nguyễn Đức Đối cho hay, lưu lượng nước về chỉ bằng 50% so với bình thường (Sông Hinh là 10 m3/s, Vĩnh Sơn là 2 m3/s) nên nếu chạy hết công suất thì chỉ 20 ngày nữa các hồ sẽ đến mực nước chết.
Hiện Nhà máy Vĩnh Sơn - Sông Hinh chỉ phát 200.000-300.000 kwh/ngày vào 5 tiếng buổi tối (từ 18 đến 22h) và 2 tiếng buổi trưa (11-12h), giảm một nửa so với ngày thường. Tuy sản lượng phát điện của 4 tổ máy giảm, nhưng ông Đối vẫn cho rằng chưa phải tính đến việc cắt điện ở Bình Định và Phú Yên do công suất của nhà máy vẫn ổn định.
Theo tính toán của EVN, nếu như mọi năm, các nhà máy thủy điện cung cấp 35-40% tổng sản lượng điện, thì từ đầu năm đến nay, do thiếu nước, chỉ đạt 21%. Trong khi đó, những ngày đầu tháng 5, do nắng nóng gay gắt ở miền Bắc, tốc độ tăng phụ tải so với cùng kỳ năm 2004 đã vượt 16%, sản lượng ngày cao nhất đạt khoảng 157 triệu kWh. EVN dự báo, tiêu thụ sẽ tăng mạnh do nhiệt độ miền Bắc tiếp tục cao, đồng thời miền Nam đang vào thời kỳ nóng nhất trong năm.
Nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt từ các nhà máy thủy điện, lãnh đạo EVN vừa trình Bộ Công nghiệp phương án mua thêm 200 MW, đưa tổng lượng điện mua của Trung Quốc lên 400 MW (tương đương 400 triệu kWh). Lý do là giá điện mua từ Trung Quốc rẻ hơn một số nhà máy trong nước như Hiệp Phước, Amata và thấp hơn sử dụng dầu DO chạy nhiệt điện. Như vậy, cộng cả nguồn Trung Quốc, EVN đã mua điện của các nhà máy ngoài khoảng 3 tỷ kWh điện, cao nhất từ trước đến nay.
EVN cũng trình phương án đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể đóng mạch đường dây 500 KV thứ hai, đoạn từ Đà Nẵng đến Hà Tĩnh vào giữa tháng 5 nhằm cấp cứu cho đường dây 500 KV mạch 1. Hiện công suất đường dây mạch 1 luôn bị đầy tải, giờ cao điểm quá tải tới 30%, ảnh hưởng lớn tới độ an toàn khi vận hành hệ thống lưới điện.
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho hay, Bộ đã chỉ đạo Tổng công ty dầu khí tăng sản lượng khai thác cung cấp đủ lượng khí cho các nhà máy miền Nam. Tháng 7 tới, Cục điều tiết điện khí sẽ được thành lập trực tiếp giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà máy điện, khí hoạt động. "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào ngành điện vẫn phải đảm bảo cho cả nước không bị thiếu điện. Phương án cuối cùng là chấp nhận bù lỗ tăng công suất các nhà máy nhiệt điện", Thứ trưởng Khu khẳng định.
Như Trang - Phong Lan
Hồ Hòa Bình cạn nước. Ảnh: Lao Động.
Mấy ngày qua, nhiều địa phương có mưa dông lớn, song không cải thiện được mực nước vốn đang rất thấp của các hồ thủy điện. Nước ít, trong khi nhu cầu điện mùa hè tăng cao, đã buộc các nhà máy thủy điện phải hoạt động cầm chừng.
Tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nơi đóng góp 43,7% sản lượng điện cho miền Bắc, sáng nay mực nước hồ chỉ còn 86,51 m, thấp hơn hôm qua 0,6 m. Lưu lượng nước về 270 m3/s, trong khi mức xả phát điện là 500-700 m3/s. "Trung bình mỗi ngày hồ mất 0,5 m nước. Với đà này chỉ 10 ngày nữa là hồ tới mực nước chết", bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết. Theo bà Châu, một số tỉnh miền núi phía Bắc có dông lớn, nhưng do mưa cục bộ, không kéo dài nên chỉ thấm đất, chưa tạo thành dòng chảy, chưa bổ sung cho các hồ.
Theo bà Nguyễn Lan Châu, vào ngày 20-24/5 sẽ xuất hiện lũ tiểu mãn ở cả 3 miền. Lũ tuy nhỏ, kéo dài trong 2-3 ngày, song cũng bổ sung một lượng nước khá lớn cho các hồ thủy điện. Riêng hồ Hòa Bình dự kiến lưu lượng về sẽ là 1.700-2.000 m3/s, gấp 7-8 lần so với hiện nay và đạt chỉ số này trong khoảng 10 ngày.
Ông Đặng Huy Cường, Phó giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, đã xác nhận điều này: mấy trận mưa vừa qua không "thấm tháp" gì, không giúp các hồ qua cơn khát. Trung bình mất đi một mét nước thì Nhà máy thủy điện Hòa Bình sẽ mất đi 20-40 triệu kWh. Do chỉ còn cách mực nước chết có 6,51 m nước nên Nhà máy thủy điện Hòa Bình phải phát điện cầm chừng với sản lượng 8-9 triệu kWh/ngày, bằng 20% so với mức trung bình.
Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (cung ứng điện cho khu vực miền Trung, chủ yếu là Bình Định, Phú Yên) cũng đang cầm cự. Trao đổi với VnExpress sáng nay, Giám đốc Nguyễn Đức Đối cho hay, lưu lượng nước về chỉ bằng 50% so với bình thường (Sông Hinh là 10 m3/s, Vĩnh Sơn là 2 m3/s) nên nếu chạy hết công suất thì chỉ 20 ngày nữa các hồ sẽ đến mực nước chết.
Hiện Nhà máy Vĩnh Sơn - Sông Hinh chỉ phát 200.000-300.000 kwh/ngày vào 5 tiếng buổi tối (từ 18 đến 22h) và 2 tiếng buổi trưa (11-12h), giảm một nửa so với ngày thường. Tuy sản lượng phát điện của 4 tổ máy giảm, nhưng ông Đối vẫn cho rằng chưa phải tính đến việc cắt điện ở Bình Định và Phú Yên do công suất của nhà máy vẫn ổn định.
Theo tính toán của EVN, nếu như mọi năm, các nhà máy thủy điện cung cấp 35-40% tổng sản lượng điện, thì từ đầu năm đến nay, do thiếu nước, chỉ đạt 21%. Trong khi đó, những ngày đầu tháng 5, do nắng nóng gay gắt ở miền Bắc, tốc độ tăng phụ tải so với cùng kỳ năm 2004 đã vượt 16%, sản lượng ngày cao nhất đạt khoảng 157 triệu kWh. EVN dự báo, tiêu thụ sẽ tăng mạnh do nhiệt độ miền Bắc tiếp tục cao, đồng thời miền Nam đang vào thời kỳ nóng nhất trong năm.
Nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt từ các nhà máy thủy điện, lãnh đạo EVN vừa trình Bộ Công nghiệp phương án mua thêm 200 MW, đưa tổng lượng điện mua của Trung Quốc lên 400 MW (tương đương 400 triệu kWh). Lý do là giá điện mua từ Trung Quốc rẻ hơn một số nhà máy trong nước như Hiệp Phước, Amata và thấp hơn sử dụng dầu DO chạy nhiệt điện. Như vậy, cộng cả nguồn Trung Quốc, EVN đã mua điện của các nhà máy ngoài khoảng 3 tỷ kWh điện, cao nhất từ trước đến nay.
EVN cũng trình phương án đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể đóng mạch đường dây 500 KV thứ hai, đoạn từ Đà Nẵng đến Hà Tĩnh vào giữa tháng 5 nhằm cấp cứu cho đường dây 500 KV mạch 1. Hiện công suất đường dây mạch 1 luôn bị đầy tải, giờ cao điểm quá tải tới 30%, ảnh hưởng lớn tới độ an toàn khi vận hành hệ thống lưới điện.
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho hay, Bộ đã chỉ đạo Tổng công ty dầu khí tăng sản lượng khai thác cung cấp đủ lượng khí cho các nhà máy miền Nam. Tháng 7 tới, Cục điều tiết điện khí sẽ được thành lập trực tiếp giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà máy điện, khí hoạt động. "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào ngành điện vẫn phải đảm bảo cho cả nước không bị thiếu điện. Phương án cuối cùng là chấp nhận bù lỗ tăng công suất các nhà máy nhiệt điện", Thứ trưởng Khu khẳng định.
Như Trang - Phong Lan