Chỉ thị của thủ tướng Khải - đề nghị các cấp, bộ ban ngành liên quan làm theo

Hoàng Mạnh Khải
(Prime Minister)

New Member
Giảm 50% lượng đèn chiếu sáng tại các phố Hà Nội


Sử dụng điện tăng có thể gây sự cố đường dây. Ảnh: Anh Tuấn
Ngày 19/5, Thủ tướng Phan Văn Khải có chỉ thị 621 yêu cầu các tỉnh từ Nghệ An trở ra và các bộ, ngành nghiêm chỉnh thực hiện tiết kiệm điện, nhằm khắc phục tình trạng hạn hán khiến các hồ thủy điện cạn kiện. Đồng thời UBND TP Hà Nội cũng có văn bản chỉ đạo tiết kiệm điện.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công nghiệp thực hiện các biện pháp cắt giảm điện không làm ảnh hưởng các ngành sản xuất thiết yếu, đảm bảo an ninh quốc phòng. Các tỉnh, thành, bộ ngành chỉ đạo thực hiện tiết kiệm điện một cách nghiêm ngặt, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất thiết yếu.

Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress sáng nay, Thứ trưởng Bùi Xuân Khu cho hay, Bộ Công nghiệp mới chỉ tuyên truyền chứ chưa có văn bản nào yêu cầu doanh nghiệp trong ngành tiết kiệm điện. Bộ cũng chưa có kế hoạch phân bổ điện cho các ngành sản xuất thiết yếu trong trường hợp xảy ra thiếu điện.

UBND thành phố Hà Nội cũng đã ra chỉ đạo tiết kiệm điện trên địa bàn thành phố, bởi Hà Nội cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu điện, khi sản lượng tiêu thụ tăng tới 20% so với cùng kỳ năm ngoài.

Thành phố sẽ giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng tại các tuyến phố, quảng trường, công viên, vườn hoa công cộng. Theo ông Phạm Hồng Thạch, Giám đốc Xí nghiệp quản lý điện chiếu sáng Hà Nội, sẽ đóng đèn chiếu sáng công cộng từ 18h30 đến 24h tại nhiều khu vực. Địa bàn ngoài vành đai 2 sẽ giảm 1/3 đèn chiếu sáng.

Đối với cơ quan, văn phòng, phải tắt hết thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc, không để thiết bị ở trạng thái chờ (máy tính, máy in...); tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong phòng giảm; hạn chế sử dụng điều hoà khi thời tiết không quá nóng. Thành phố cũng yêu cầu các hộ sinh hoạt hạn chế sử dụng thiết bị tiêu thụ điện trong thời gian cao điểm, từ 18h đến 22h. Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ cắt giảm việc dùng điện để quảng cáo, biển hiệu.

Đối với cơ sở sản xuất, chấp hành đúng việc sử dụng điện theo mục đích và biểu đồ công suất đã ký kết, tắt bớt đèn chiếu sáng vào giờ nghỉ giữa ca. Sở Công nghiệp sẽ phối hợp với Công ty Điện lực Hà Nội tổ chức kiểm tra, kịp thời xử lý các vi phạm sử dụng điện.

P.Lan- Đ.Loan
 
thế này thì lại thêm nhiều người cận.. khu vực công cộng "tối" và 'mờ ảo" đi 1 nửa thì lại có nhiều việc mờ ám đây.. B-)

Thành phố sẽ giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng tại các tuyến phố, quảng trường, công viên, vườn hoa công cộng.
thôi rồi... [-x :-s
cái Vườn Bách Thảo gần nhà mình lúc đi qua chỉ thấy 2-3 cái đèn.. cắt 50% thì chẳng biết thế nào.. tha hồ mà tệ với nạn.. [-x [-x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế này thì thủ tướng với người yêu buổi tối ra đường tẹt ga nhé :D
 
Cứ phải tiết kiệm điện như trong avatar của em Minh Hà kia kìa :D.

Để tỏ lòng yêu nước, từ bây giờ mình sẽ chat trong bóng tối :D :p

:x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Thu Quỳnh đã viết:
Cứ phải tiết kiệm điện như trong avatar của em Minh Hà kia kìa :D.

Để tỏ lòng yêu nước, từ bây giờ mình sẽ chat trong bóng tối :D :p

:x

hị hị.. ;;) ;;) avatar em giản dị "cô bé bán diêm" mà ;;) ;;)

hic.. tuần trước em online đêm trộm toàn chat trong bóng tối.. b-) thật tiết kiệm.. nhưng mà mắt thì lồi ra nửa cm :(( :-s


à, lúc đầu đọc cái tên topic, em lại tưởng chỉ thị nào mới của anh Khải b-) (như kiểu cái về tội phạm HVu í /:) ) hóa ra..

quay lai topic: em nghĩ là giảm máy lạnh các kiểu thì chắc cũng có lý, nhưng mà giảm đèn thế thì thứ nhất các bác kéo nhau ra mà ôm ấp ngay giữa đường mất (đèn tối, ai biết đấy là đâu /:) ) , các cháu thì vốn đã cận nay lại càng cận.. chẳng biết thế nào.. hic..
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chỉ thị của thủ tướng Khải :)) Cố tình không viết cả tên họ ra này.
 
vui rồi kiểu này đường Thanh Niên đông lên 1 nửa :p
 
"đông lên 1 nửa" ?? chẹp chẹp đúng là cần phải cải cách hệ thống dạy văn trong trường học
 
Prime Minister Khải(HMK) có khác,tiết kiệm điện,đến nỗi post bài ngắn để còn tắt máy sớm:))
 
Hehe em Hà cũng ở gần Bách Thảo à :D Tình hình là điện ở Bách Thảo mà ko bật thì anh em lập hội đi soi đèn pin đê :biggrin: >:) B-)
 
Bạn Hà bi khi nào lập hội đi thì gọi tớ 1 tiếng nhé ;). Từ nhà tớ ra Bách Thảo với cái đường Thanh Niên là cũng ko xa lắm đâu :p.

:x
 
Nóng quá.. hic hic :(

Huhu 2 hôm nay bị cắt điện rồi :((
Phải ngồi chờ đến tối có điện mới online được :(
Hic hic ... :(



Bắt đầu cắt điện trên diện rộng



Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực VN Đào Văn Hưng chiều nay cho hay, hệ thống điện miền Bắc (từ tỉnh Nghệ An trở ra) thực sự đang ở tình trạng báo động. EVN đã thực hiện cắt khoảng 6-7 triệu kWh/ngày tại các tỉnh thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương...


dien.jpg

Thực hiện cắt điện đến tháng 6.

Ông Hưng cho hay, do tình hình cung cấp điện cực kỳ căng thẳng nên từ ngày 17/5, EVN đã yêu cầu các trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc thực hiện san tải, trước mắt sẽ cắt điện phục vụ ánh sáng sinh hoạt và các ngành dịch vụ, trong đó có cả một số doanh nghiệp thuộc các ngành không thiết yếu.

Theo số liệu của EVN, trong 16 ngày đầu tháng 5 phụ tải hệ thống tăng đột biến, đặc biệt phụ tải của hệ thống điện miền Bắc. Hiện phụ tải miền Bắc giữ ở mức 65-66 triệu kWh/ngày và còn có thể lên đến 68-70 triệu kWh hoặc cao hơn trong các ngày làm việc (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần), tăng 28% so với sản lượng trung bình cùng kỳ năm ngoái.

Công suất hệ thống điện miền Bắc đạt khoảng 3.600 MW vào ngày 16/5, như vậy hệ thống điện miền Bắc sẽ không đáp ứng nổi phụ tải vào giờ cao điểm (khả năng hệ thống điện miền Bắc có thể đáp ứng được tối đa khoảng 3.500 MW. Nguyên nhân chính của sự gia tăng đột biến là do thời tiết nắng nóng trên khắp cả nước, chênh lệch sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc giữa ngày nắng nóng và ngày mát trời lên tới 10 triệu kWh/ngày .

Trong khi đó, các hồ thủy điện đang ngấp nghé mực nước chết. Đến 7h sáng nay, mực nước Hồ Hòa Bình chỉ còn 80,6 m, lưu lượng nước về chỉ đạt 150 m3/s. Để đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc, nhà máy thủy điện được yêu cầu phát trung bình 11,8 triệu kWh/ngày khiến mực nước giảm càng nhanh.

Theo ông Hưng nếu có lũ tiểu mãn vào cuối tháng 5 như dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, lịch cắt điện sẽ kéo dài đến giữa tháng 6. Trong trường hợp, lũ chưa về hoặc ít nước sẽ tiếp tục duy trì kế hoạch san tải.

Tuy nhiên, ở miền Nam và Trung vẫn đủ điện, thậm chí có thể thừa sản lượng để truyền tải ra phía Bắc. Tuy nhiên, hiện ngành điện không đủ hạ tầng cơ sở để làm việc này.


Source: http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/05/3B9DE6DE/
 
@ a Hà: vâng, em ở gần Bách Thảo phết ạ :D mà cái chỗ đấy buổi sáng 6-7h thì các bác các cụ chạy ra tập thể dục, thấy bảo chiều khoảng 4h thi có "xin đểu", đên tầm 6 rưỡi 7h trở đi thì.. chẹp chẹp.. trẻ con không phận sự miễn lai vãng cho các bác tâm sự.. :p

@ chị Quỳnh: chị nói đường TN em nhớ hồi trước chị họ em với em đi đâu đấy về tầm 9h mà lại gần đường đấy thì lại rủ nhau lượn xe máy một vòng để "đếm" :p có hôm cuối tuần đếm được 150 đôi.. hic hic.. mà hồi đấy là tối lắm rồi đấy.. bây giờ giảm điện giảm đèn chắc phải rải chiếu ngồi dưới đất mới đủ chỗ :p (ôi nhớ lại một thời trẻ thơ hồn nhiên, nhưng đếm thế mà vui phết.. :p bây giờ nghĩ lại thấy tội lỗi quá .. hihi..:)) )
 
:)) Cứ tưởng anh HOàng Mạnh Khải chỉ thị chứ ông PHan Văn Khải thì có quyền lực quái gì :))
 
Thứ sáu, 20/5/2005, 18:09 GMT+7

Bắt đầu cắt điện trên diện rộng

Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực VN Đào Văn Hưng chiều nay cho hay, hệ thống điện miền Bắc (từ tỉnh Nghệ An trở ra) thực sự đang ở tình trạng báo động. EVN đã thực hiện cắt khoảng 6-7 triệu kWh/ngày tại các tỉnh thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương...


Thực hiện cắt điện đến tháng 6.
Ông Hưng cho hay, do tình hình cung cấp điện cực kỳ căng thẳng nên từ ngày 17/5, EVN đã yêu cầu các trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc thực hiện san tải, trước mắt sẽ cắt điện phục vụ ánh sáng sinh hoạt và các ngành dịch vụ, trong đó có cả một số doanh nghiệp thuộc các ngành không thiết yếu.

Theo số liệu của EVN, trong 16 ngày đầu tháng 5 phụ tải hệ thống tăng đột biến, đặc biệt phụ tải của hệ thống điện miền Bắc. Hiện phụ tải miền Bắc giữ ở mức 65-66 triệu kWh/ngày và còn có thể lên đến 68-70 triệu kWh hoặc cao hơn trong các ngày làm việc (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần), tăng 28% so với sản lượng trung bình cùng kỳ năm ngoái.

Công suất hệ thống điện miền Bắc đạt khoảng 3.600 MW vào ngày 16/5, như vậy hệ thống điện miền Bắc sẽ không đáp ứng nổi phụ tải vào giờ cao điểm (khả năng hệ thống điện miền Bắc có thể đáp ứng được tối đa khoảng 3.500 MW. Nguyên nhân chính của sự gia tăng đột biến là do thời tiết nắng nóng trên khắp cả nước, chênh lệch sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc giữa ngày nắng nóng và ngày mát trời lên tới 10 triệu kWh/ngày .

Trong khi đó, các hồ thủy điện đang ngấp nghé mực nước chết. Đến 7h sáng nay, mực nước Hồ Hòa Bình chỉ còn 80,6 m, lưu lượng nước về chỉ đạt 150 m3/s. Để đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc, nhà máy thủy điện được yêu cầu phát trung bình 11,8 triệu kWh/ngày khiến mực nước giảm càng nhanh.

Theo ông Hưng nếu có lũ tiểu mãn vào cuối tháng 5 như dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, lịch cắt điện sẽ kéo dài đến giữa tháng 6. Trong trường hợp, lũ chưa về hoặc ít nước sẽ tiếp tục duy trì kế hoạch san tải.

Tuy nhiên, ở miền Nam và Trung vẫn đủ điện, thậm chí có thể thừa sản lượng để truyền tải ra phía Bắc. Tuy nhiên, hiện ngành điện không đủ hạ tầng cơ sở để làm việc này.

Phong Lan
 
Miền Bắc thấy rõ nguy cơ thiếu điện trầm trọng

7h hôm nay, mực nước hồ Hòa Bình rút xuống 80,96 m, nhỉnh hơn mực nước chết 0,96 m. Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nơi cung cấp tới 43% sản lượng điện cho miền Bắc, buộc phải giảm lưu lượng nước dành cho phát điện từ 805 còn 232 m3/s.


Trung tâm điều khiển máy Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Theo bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, trung bình mỗi ngày mực nước hồ Hòa Bình giảm 40-50 cm. Như vậy với 96 cm còn lại, nhà máy chỉ có thể phát điện trong hôm nay và ngày mai thì chạm đến mực nước chết.

Kỹ sư Hoàng Văn Lợi, phòng kế hoạch kỹ thuật Nhà máy thủy điện Hòa Bình cho hay, hôm qua do yêu cầu của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, nhà máy vẫn phát khoảng 9 triệu kWh, tuy nhiên chủ yếu vào giờ cao điểm, một số giờ thấp điểm cả 8 tổ máy ngừng hoạt động. Theo ông Lợi, hiện nhà máy lấy nước trong hồ ra để phát điện. Khi xuống mực nước chết, các tổ máy vẫn có thể hoạt động nhưng ảnh hưởng đến độ an toàn. Phải đến khi mực nước hồ Hòa Bình xuống 75m (dưới mực nước chết 5m) mọi hoạt động sẽ ngừng trệ.

Trước tình hình căng thẳng như vậy, Nhà máy thủy điện Hòa Bình vẫn quyết không đóng cửa. Nếu lũ tiểu mãn về chậm, nhà máy sẽ giữ mực nước trên 75m, nước trên thượng nguồn về bao nhiêu sẽ phát điện bấy nhiêu chứ không dùng nước trong hồ. Với lưu lượng nước về xấp xỉ 200 m3/ngày như hiện nay, nhà máy có thể phát khoảng 4 triệu kWh/ngày (công suất phát khi đủ nước là 1.400 triệu kWh).

Không chỉ Hòa Bình, Nhà máy thủy điện Thác Bà từ 3 ngày nay đã phải sử dụng cả "nước chết" để phát điện. 7h sáng nay, mực nước hồ chỉ còn 45,84 m, dưới mực nước chết là 16 cm. Công suất phát điện của mỗi tổ máy giảm từ 40 MW xuống 26 MW, sản lượng giảm từ 2-2,5 xuống 1,2 triệu kwh/ngày. "Hiện chúng tôi vẫn chạy 3 tổ máy, song với mực nước cạn kiệt như thế này thì chỉ duy trì thêm 1 tuần nữa là chạm đến 45 m, tức là mực nước không thể phát điện được", ông Nguyễn Quốc Tri, Phó giám đốc kỹ thuật của nhà máy, nói.

Phó giám đốc Tri mấy tuần nay luôn trong tâm trạng căng thẳng bởi gần 20 năm nay, Nhà máy thủy điện Thác Bà mới rơi vào tình cảnh bi đát như vậy. Trước đó, năm 1987, do nhà máy thủy điện Hòa Bình đang thi công nên thủy điện Thác Bà buộc phải gồng mình phát điện, dù mực nước chỉ đạt 44,87 m, dưới mực nước chết tới hơn 1 m.

"Nước cạn, bùn nhiều mà buộc phải phát điện sẽ làm máy rung mạnh, bánh xe công tác bị xâm thực, nhiệt độ ổ trục tăng, rất dễ xảy ra sự cố", ông Tri lo lắng. Ông càng lo hơn bởi các tổ máy đã quá già cỗi, tổ số 1 và 3 trong 34 năm nay chưa được đại tu. Tổ số 2 may mắn năm ngoái được nâng cấp. Chưa bao giờ các nhà máy thủy điện mong mưa và gần nhất là lũ tiểu mãn như bây giờ. Nói như ông Nguyễn Quốc Tri "chúng tôi như nắng hạn chờ mưa rào".

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, phải ngày 20-25/5 thì Bắc Bộ mới có lũ tiểu mãn. Điều đáng buồn là lũ năm nay rất nhỏ, dự kiến lưu lượng nước về hồ Hòa Bình chỉ đạt 1.500-2.000 m3/s, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 7.300 m3/s. Cũng theo bà Châu, hồ Hòa Bình và Thác Bà chỉ có thể được "cứu sống" nếu có mưa ở Tây Bắc. Mấy ngày nay khu vực này đã có mưa rải rác, nhưng lượng mưa rất nhỏ như Sìn Hồ (Lai Châu) chỉ 17 mm, Lào Cai 4-14 mm, vùng hồ Hòa Bình 7 mm. Dự báo hôm nay và ngày mai, khu vực này tiếp tục có mưa, song lượng mưa sẽ không thấm tháp gì so với nhu cầu của các hồ. Cũng theo Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, phải đến 15/6, Bắc Bộ mới bước vào mùa mưa lũ, chấm dứt tình trạng khát nước ở các hồ thủy điện.

Hà Nội những ngày này rất nhiều khu vực bị cắt điện từ 7h đến 16-17h. Ông Nguyễn Duy Hùng, trưởng phòng điều độ Công ty điện lực Hà Nội giải thích nguyên nhân là để sửa chữa lưới điện, vào giờ cao điểm, Hà Nội tiêu thụ gần 800 triệu kWh. Tuy vẫn được điều độ đủ điện, thành phố cũng được yêu cầu chuẩn bị khả năng hạn chế sử dụng.

Bộ Công nghiệp mới chỉ đạo EVN huy động tối đa công suất các nhà máy nhiệt điện để bù lượng thiếu hụt từ các nhà máy thủy điện. Trao đổi với VnExpress sáng nay, Thứ trưởng Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho hay, các nhà máy nhiệt điện mới chạy trên 70% công suất. Ngoài cân đối nguồn điện sản xuất trong nước, EVN có thể đề xuất phương án mua thêm điện của Trung Quốc (hiện đã quyết định mua 400 MW).

Phong Lan - Như Trang
 
Thủy điện Hòa Bình chỉ cầm cự thêm vài ngày nữa

Theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (Tổng công ty Điện lực VN), hồ Hòa Bình hiện chỉ cách mực nước chết hơn 2 m (xấp xỉ 83 m). Về kỹ thuật, nếu cách mực nước chết 3 m, nhà máy chỉ có thể hoạt động thêm chưa đầy 24 giờ nữa.


Nhà máy thủy điện không đủ nước sản xuất.
Ông Nguyễn Danh Sơn, Phó giám đốc Trung tâm, cho hay, do thiếu nước trầm trọng, các nhà máy đang gắng hết sức để vận hành, truyền tải và giữ hệ thống ổn định. Nhà máy thủy điện Hòa Bình có 8 tổ máy nhưng chỉ duy trì hoạt động của 1, 2 tổ (khoảng 6 triệu kWh/ngày) hoặc duy trì cả 8 tổ máy vào giờ cao điểm nhưng sản lượng theo năng lực phát chỉ tương đương 2 tổ.

Một chuyên gia của Tổng công ty Điện lực VN cho biết, về mặt kỹ thuật, khi nước hồ Hòa Bình trên mực nước chết 3 m, nhà máy chỉ chạy được khoảng 20 giờ sẽ phải ngừng hoạt động. Nếu cầm cự bằng cách duy trì hoạt động 1 tổ máy, có thể kéo dài thêm vài ngày.

EVN đang hy vọng đợt lũ tiểu mãn đầu tiên của miền Bắc đổ về sẽ phần nào giải quyết tình trạng thiếu nước cho các hồ. Tuy nhiên, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lũ tiểu mãn năm nay sẽ chậm hơn mọi năm. Đến cuối tháng 5 có thể chỉ có mưa nhỏ.

Theo Giám đốc nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh Nguyễn Đức Đối, hồ Vĩnh Sơn cách mực nước chết 9 m, Sông Hinh 5 m. Giờ cao điểm hai nhà máy chỉ chạy bằng 1/3 công suất, tương đương khoảng 1 triệu kWh. Ông Đối dự đoán, với tình hình khô hạn như hiện nay, phải đến tháng 9, miền Nam mới vào mùa mưa, khi ấy nhà máy mới có thể nâng công suất. "Năm ngoái lượng nước về các hồ thủy điện đã ít hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình phát điện cho mùa hè. Cứ đà này, các nhà máy thủy điện sẽ tiếp tục khó khăn trong năm tới", ông Đối nhận định.

Tuy nhiên, EVN cam kết thực hiện mọi biện pháp để không xảy ra khả năng đóng cửa các nhà máy thủy điện. Ông Nguyễn Danh Sơn, cho biết trường hợp cực đoan nhất, khi hệ thống không đủ đáp ứng nhu cầu thì sẽ điều tiết (có thể cắt điện cục bộ) chứ không ngừng sản xuất.

Phong Lan
 
Ngành điện muốn có chỉ thị tiết kiệm điện


Trời sáng, đèn đường vẫn sáng. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực VN Đào Văn Hưng mở đầu cuộc họp về tình hình cung cấp điện chiều 28/4 bằng câu nói "xót xa" khi thấy những con đường vẫn sáng đèn vào buổi sáng. Ông Hưng nói rằng chưa bao giờ nguy cơ thiếu điện cận kề như hè này, nhưng hiện EVN chưa có chủ trương cắt điện.

- Tình hình thiếu điện nghiêm trọng đến mức nào thưa ông?

- Do hạn hán kéo dài, tổng lượng nước thiếu hụt so với kế hoạch là 3.581 triệu m3 (tương đương 976 triệu kWh điện), trong đó miền Bắc gồm hồ Hoà Bình và Thác Bà thiếu hụt 1.840 triệu m3, miền Trung thiếu hụt 445 triệu m3, miền Nam thiếu hụt 1.296 triệu m3. Các hồ thủy điện như Trị An, Thác Mơ và Đa Nhim có lượng nước thấp chưa từng quan trắc được từ năm 1952 đến nay. Hồ lớn nhất là Hoà Bình lưu lượng nước về thấp hơn mức trung bình tới 40%.

Trong khi đó, phụ tải hệ thống điện quốc gia vẫn tăng trưởng với tốc độ rất cao, gần 15% so với cùng kỳ, đặc biệt tiêu thụ cuối tháng 4 tăng vọt do nhiệt độ cao.

- Với tình trạng thiếu nước như vậy, EVN có ngừng phát điện nhà máy Hòa Bình không?

- Do nước về không dự đoán được trước với độ chính xác cao, cũng như đề phòng sự cố các tổ máy nhiệt điện than ở miền Bắc, mực nước Hòa Bình sẽ được giữ trong khoảng từ 87 đến 89 mét. Hồ Hòa Bình dự kiến khai thác 8 đến 9 triệu kWh/ngày từ nay đến 10/5. Trong trườg hợp lũ tiểu mãn không về trong nửa cuối tháng 5, có thể giảm khai thác xuống 6 triệu kWh/ngày nhằm giữ tối thiểu một tổ máy Hòa Bình phát cho đến khi có lũ về. EVN không có kế hoạch ngừng phát điện thủy điện Hòa Bình.

Để tích nước các hồ lên mức nước dâng bình thường vào 31/12, các nguồn nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu FO phải chạy tối đa trong các tháng 11, 12 thậm chí phải mua sản lượng điện cao của các nhà máy ngoài ngành với giá cao (hơn 9.200 tỷ đồng). VN sẽ tăng cường mua điện của Trung Quốc thêm 100 MW từ tháng 7 tại các điểm Hà Giang, Móng Cái, Quảng Ninh.

- EVN lấy nguồn tài chính ở đâu khi các ngân hàng đã cho vay vượt quy định?

- Năm nay, chúng tôi dự kiến vay gần 15.000 tỷ đồng. Hiện chỉ có 3 dự án đang thiếu vốn. Để có đủ tiền trang trải, chúng tôi dự kiến phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu, đẩy nhanh cổ phần hóa để huy động thêm 10.000 tỷ nữa, song song thực hiện các biện pháp khác như mua thiết bị trả chậm...

- Thiếu điện, vậy EVN đã chuẩn bị lịch cắt điện như thế nào?

- Tình hình trước mắt có thể cầm cự được nên EVN chưa đưa ra lịch cắt điện, mà thực hiện một số biện pháp cấp bách. Thứ nhất, theo dõi tình hình thủy văn nguồn và phụ tải để bám theo đường điều tiết các hồ. Ưu tiên khai thác trước thủy điện miền Nam do việc giữ nước các hồ miền Nam dễ dàng hơn. Thứ hai, không thực hiện sửa chữa các nguồn nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu FO trong các tháng 4, 5, thậm chí cả tháng 6, trừ trường hợp sự cố. Ngoài ra EVN cũng đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành đường dây 500 kV mạch 2.

Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là tiết kiệm điện. Hiện nay có khoảng 12,4 triệu hộ sử dụng điện, nếu mỗi gia đình tắt một bóng neon 40W thì cả nước giảm gần 500 MW. Hệ thống đèn thiết bị trang trí trong nhà và ngoài trời cũng tiêu thụ công suất rất lớn. EVN đề nghị giảm 50% thiết bị nói trên, sẽ giảm được khoảng 200 MW.

- Vậy EVN sẽ kêu gọi tiết kiệm điện bằng cách nào?

- Chúng tôi đã có văn bản đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ ngành và UBND các tỉnh tăng cường tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện tại các công sở, giảm bớt điện cho chiếu sáng đô thị và biển quảng cáo. Chẳng hạn, thực hiện chế độ đóng muộn tắt sớm hoặc giảm bớt số lượng đèn chiếu sáng trên hệ thống đèn đường.

Chúng tôi cũng đã đề nghị Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng đưa ra chỉ tiêu về tiêu thụ điện cho công nghiệp và xây dựng.

Phong Lan
 
Back
Bên trên