Chẳng ai thich nhạc BEATLES nhi?

Let it be nghe thì dễ mà làm thì khó!
A,cuối cùng thì bạn Chu Lê Cường đã viết đúng chính tả từ s-t-r-a-w-b-e-r-r-y rồi kìa! :)
Beat thì em vẫn thích Yesterday nhất,một phần vì bài đấy hay,một phần vì khi yêu nhau chàng chơi bản đấy bằng Guitar cho nàng nghe thì thật lãng mạn ,mà khi xa nhau chàng nào hát bài đấy chia tay không chừng nàng không ra đi được mất!Hi`hi`.
 
Khi toi thay toi trong kho khan, Duc me den ben toi va noi: Ke me no... bai nay thich hop khi gap wa nhieu rac roi, ma hinh nhu nhung chuyen ko may no cu dat day voi nhau thi fai, cai khong may nay xay ra chua dut thi cai khac da den, nhung... all things must pass!
2 Cat: anh thay bai do(SF F) mang nhieu tinh triet ly hon la tinh yeu, VD: Living is easy with eye closed...
 
Dung day a. Em thay bai S F F no' hay vi no' mang y' nghia chu ko phai vi` no' nang mui tinh cam dau...
2 Minh Hang : Let it be la` : De moi viec nhu the. Dung dich Ke me no' lam cho nhung fan cua Beatles dau long ma`...
 
hehe, tớ chỉ có 7,9 anh, kém CLC nhiều lắm, không dịch được văn vẻ như bạn đâu...chỉ biết dịch thế thui...kệ mẹ nó...let it be...::D:D:D:
 
UH . Nhung lan sau ban dong gop y' kien ve^` cac bai ban nghe roi nhe'. Dung chat nua...
Em thay bai And I love her hay qua'
I give her all my love...Troi oi. Chang biet all la` bao nhieu cho no' du? day...
 
Dich la "ke me no" hay day chu? Cac fan cua Beat ko dau kho dau! Co gi thac mac ha CLC?
 
tớ thích bài Let It Be chỉ vì một câu duy nhất: there'll be an answer-LET IT BE. Đấy là câu trả lời cho tất cả những việc mà mình ko tìm được lối thoát.
 
Thì em cũng có nói là em không thích bài SFF đâu anh!Nhưng mà có lẽ em chưa phải nếm trải cái mà anh gọi là"living is easy with closed eyes..",hơn nữa em cũng thích những bản tình ca hơn.
Này CLC,nếu cậu thấy khổ sở như thế thì chi bằng nói thẳng với người ta đi,nếu mình chân thành và thẳng thắn thì chẳng có gì là không thể cả!G'luck anyway!:)
 
Cảm ơn bạn Mai B nhé. Nhưng thực tế chứng minh mình lại muốn như thế này cơ. Khổ nhưng lại sướng. Đó cũng là điều mình muốn nói đó : I give her all my love... Bài này mỗi khi nghe mình lại liên tưởng đến bài " Tôi yêu em " của Puskin . Âm thầm ko hi vọng....
 
Xem ra gia thiet cua anh Tong Tuan cung co co so day nhi? "Living is easy with eyes closed... chua bao gio trai wa ha em? Bon tre bay gio suong that!"
 
Mình "già" thật rồi! Các em 00-03 đã gọi các em 01-04 là " bọn trẻ"! Theo ý kiến mọi người, sự thành công của Beatles có yếu tố " anh hùng gặp thời " không?
 
2 CLC:Tôi nói thật nhé cậu yêu ai thì yêu chứ nếu mà cậu đối xử với người ta theo cái kiểu gây ức chế như với tôi thì cậu knock out ngay từ vòng đầu đấy!
2 anh Thành:Ah,xét cho cùng thì em cũng đang có chuyện buồn đây.Hình như em nói với anh rôi mà ?
Bây giờ nghe While My Guitar Gently Weeps là hợp nhất đấy anh,vì anh nói đừng cầu toàn quá mà :)
 
Bài đi nhặt được đấy...

The Beatles,một sản phẩm của âm nhạc trong thập kỷ 60, có lẽ đã là nhóm nhạc Rock quan trọng nhất trong mọi thời đại. Âm nhạc của họ phát triển qua ba thời kỳ khi mà xã hội lúc đó luôn đặt họ ở vị trí đứng đầu. Không chỉ bởi âm nhạc, sự đột phá, quan điểm rất quan trọng về nhạc Rock mà lối sống của họ cũng đã ảnh hưởng đến rất nhiều người. Sự quan trọng của nhạc Rock, xét trên khía cạnh âm nhạc lẫn xã hội đã được phát triển trong xã hội đầy biến động suốt thập kỷ 60, và The Beatles đã được coi như người cưỡi những con sóng biến động để mang đến cho mọi người niềm say mê bất tận của nhạc Rock.
Bắt đầu sự nghiệp với tư cách là những người ở tầng lớp lao động ), The Beatles đã dần dần trở thànhtrung bình thấp ở thành phố Liverpool, Anh( một tiêu điểm của cả thế giới. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của nhạc Pop ở Anh, nhạc skiffle(ND-nhạc dân gian, phối hợp giữa Jazz và nhạc dân gian, thường sử dụng các nhạc cụ tuỳ hứng và một ca sỹ chơi guitar hay banjo), giới trẻ ở Anh cũng rất thích các loại nhạc phổ thông ở Mỹ. Các nghệ sỹ Mỹ như Bill Haley hay Little Richard đã thu hút một số lượng lớn đám đông cuồng nhiệt trong các chuyến lưu diễn của mình ở Anh. The Beatles, sống ở một thành phố cảng nhỏ, như mọi người khác cũng đã được nghe nhiều những bản thu âm của các nghệ sỹ Mỹ như Buddy Holly, Gene Vincent, Elvis Presley, và Jerry Lee Lewis. Những teenager ở Anh bắt đầu cảm thấy không bằng lòng bởi sự thua kém của họ khi so sánh với các nghệ sỹ ở Mỹ.
John Lennon lúc đầu thành lập một ban nhạc có tên là QuarryMen, sau khi qua rất nhiều lần thay đổi tên gọi và nhân sự(cùng việc thêm những người mới như Paul McCartney, George Harrison và Pete Best), The Beatles đã ra đời. Trong những ngày đầu tiên của mình, The Beatles thường biểu diễn ở khắp mọi nơi giữa Đức và Liverpool để trau dồi vốn liếng âm nhạc và kinh nghiệm biểu diễn của mình. The Beatles thường biểu diễn ở câu lạc bộ Indra ở Hamburg, Đức và không khí vây quanh câu lạc bộ cùng ban nhạc chỉ thường là không khí của một quán bar. Paul nói :
“Câu lạc bộ là nơi mà khách du lịch thường ghé qua. Khi mà họ dừng chân ở cửa, bạn cũng biết rằng điều đầu tiên họ quan tâm tới là giá bia, xem có rẻ không thì họ mới vào uống và nghe chúng tôi hát. Khi chúng tôi thấy họ ở cửa, chúng tôi thường cố gắng hát sao cho đạt để hấp dẫn họ. Vai trò của chúng tôi lúc đó là làm mọi người mua thật nhiều bia.“
Vào năm 1961, với việc mời Brian Epstein làm nhà quản lý, George Martin làm nhà sản xuất, cộng với việc Ringo Starr(Richard Starkey) thay thế Pete Best để đảm nhiệm bộ gõ, The Beatles đã bắt đầu bước vào kỷ nguyên của mình.
The Beatles yêu thích nhạc Rock ‘n’ Roll của Mỹ và thời kỳ đầu tiên của họ(1960-1964) và đã kết hợp chất liệu đó với những sáng tác riêng của mình. George Martin nói “Chúng tôi đã tái nhập khẩu lại âm nhạc của Mỹ vào Mỹ. Rất nhiều những gì mà John và Paul đã làm được được sao chép nhiều từ những gì họ được nghe. Cách mà Paul hát giọng cao cùng với cách họ lắc đầu khi hát chẳng khác gì Little Richard. Nếu như George Harrison có thể đánh được một đoạn riff của Chuck Berry thành thạo, anh ấy sẽ rất tự hào và đánh đi đánh lại khiến chúng tôi phát ngán ra.”
Khi The Beatles(ND-cho phép được gọi là Beat) đã bắt đầu được biết tới nhiều hơn ở Anh, họ đã bắt đầu kết hợp thêm những thành tố cơ bản của âm nhạc phổ thông đương thời. Những nét tiêu biểu đơn giản ban đầu được kết hợp thêm với những dòng bass đơn giản, một vài mẫu nhịp điệu, những ca từ đơn giản và trong sáng, trữ tình giống như Rock ‘n’ Roll ở Mỹ vào những năm 1950. Có thể nói là Beat lúc này có phong cách hoàn toàn giống với nhạc thập kỷ 50, nhưng chơi chuyên nghiệp và mang phong cách riêng hơn hẳn.
Ngay cả khi Beat đã trở thành nỗi ám ảnh khó dứt của người Anh vào năm 1963, họ vẫn hầu như không được biết tới ở Mỹ. Nhưng vào năm 1964, họ đã bắt đầu đổ bộ lên Mỹ với những âm thanh mới mẻ, chất hài hước trên tất cả các phương tiện truyền thông lúc đó. Trong 6 tháng nửa đầu năm 1964, Beat đã chiếm trên 60% thị phần của các đĩa đơn 45s cũng với 6 single đứng trong Top 10 của Mỹ; đó là một hiện tượng phi thường mà có lẽ khó lặp lại được. Paul nói rằng “Có lẽ lời nói giả dối nhất của chúng tôi khi nói với ông bầu, Brian Epstein, là chúng tôi không muốn sang Mỹ cho tới khi chúng tôi đứng đầu thế giới.” Paul đã nói đúng và vào năm 1964,nước Mỹ và cả thế giới đã sôi lên trước một cơn sóng Rock chưa từng có.
Thời kỳ đầu của Beat có thể đánh dấu bằng các hit như “Love Me Do”, “Please, Please Me” và “She Loves You”.
Vào cuối năm 1964, Beat đã đặt chân vào thời kỳ thứ hai của mình, thời kỳ thử nghiệm(1965-1966). Trong thời kỳ này, nhạc folk-rock đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới Beat. Âm nhạc của họ được dần dần thêm vào phần nhạc đệm phức tạp hơn, thêm nhiều các nhạc cụ và kỹ thuật điện tử hơn;giảm bộ gõ đi và gần với nhạc folk hơn, những ca từ như những bài thơ song song với ngữ nghĩa ẩn dấu, cùng với nhiều thử nghiệm khác về hoà âm, phối âm. Beat bắt đầu thử nghiệm với các dòng nhạc không thuộc Rock, đặc biệt âm nhạc Đông Ấn, dàn nhạc giao hưởng, nhạc cụ của jazz, đồng thời là giai đoạn kết hợp chặt chẽ các nhạc cụ điện tử với nhau để thành một thể thống nhất. Thời kỳ này là thời kỳ hoạt động cả cho âm nhạc lẫn xã hội, Beat nhanh chóng trở thành một người phát ngôn cho cả một thế hệ.
George Martin đôi khi được coi như thành viên thứ 5 của Beat bởi những đóng góp âm nhạc rộng rãi và quan trọng của ông trong sự nghiệp phát triển âm nhạc của Beat. Là một nhạc công được đào tạo về âm nhạc cổ điển chính quy, Martin hiểu được hầu hết các khái niệm âm nhạc trong khi Beat chỉ có một số hiểu biết cơ bản ít ỏi về âm nhạc . Beat giờ đây đã có một người đưa lối dẫn đường để có thể tìm hiểu sâu hơn về kho tàng âm nhạc. Martin đặc biệt quan trọng trong thời kỳ thứ hai này, lúc mà Beat đang thử nghiệm những nét nhạc mới. George Martin đã nói về sự cộng tác giữa ông và Beat như sau :
“Tôi lúc đó có trách nhiệm dậy cho họ hầu hết những gì họ cần biết. Họ mang tới chỗ tôi một bài hát còn thô và tôi sửa cho họ .
Tôi sửa cho họ cấu trúc của bài hát “hai hợp âm ở đây, hợp âm thứ hai cần một đoạn guitar solo. Chúng ta cũng cần có một đoạn Intro và ending chứ”.
…Tất nhiên, những bài hát sẽ trở nên thú vị hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều thời gian ở studio hơn.“
Thời kỳ thứ hai của Beat có thể được đánh dấu bởi các hit như “A Hard Days Night”, “Eleanor Rigby” và “Yesterday”. Paul nói về Yesterday như sau :
“Khi tôi viết Yesterday, tôi đã nhắm tới những người hiểu biết âm nhạc hơn là những teenager cuồng nhiệt…Chúng tôi đã thuyết phục được bọn trẻ, và giờ đây chúng tôi cần thuyết phục cả bố mẹ của bọn trẻ nữa …”
Thời kỳ thứ ba và cuối cùng , thời kỳ trưởng thành (1967-1970) , bao gồm những kỹ thuật cao hơn về âm nhạc, Beat đã có những kỹ thuật và xúc cảm của một giàn giao hưởng. Với việc cho ra đời kiệt tác của mình vào năm 1967, Sgt. Pepper, Beat đã đánh dấu được mình bằng cả một album “khái niệm” chứ không còn là một album đơn thuần nữa. “Concept” album chứa trong nó một suy nghĩ về âm nhạc hoặc một mục đích được chia thành nhiều bài hát hoặc phần (giống như một symphony). Cả thế giới đã choáng váng bơi những gì mà âm nhạc mang tới trong Sgt.Pepper. Trước đó không lâu, Rock chỉ là một thứ âm nhạc vui vẻ mang lại cho người ta vài điệu nhảy, nhưng bây giờ, nhờ có Beat, Rock đã có giá trị nghệ thuật xứng đáng và tiếp tục phát triển thành một trào lưu nghệ thuật.
Thời kỳ này được đánh dấu bằng những bài hát như “Hey Jude”, “Let It Be” và “The Long and Winding Road”.
Sgt.Pepper
Chưa từng có trong lịch sử nhạc Rock lại có một album gây nên một ấn tượng và sự đột biến như Sgt.Pepper. Được tung ra thị trường vào ngày 1 tháng 6 năm 1967 ở Anh và ngày 2 tháng 6 năm 1967 ở Mỹ, album này đã tiêu tốn mất hơn 700 giờ trong phòng thu của Beat(album đầu tiên chỉ mất có 12h đồng hồ và tốn bằng một phần 20 tổng chi phí). Sgt.Pepper đã bán được 2.5 triệu bản trong vòng 3 tháng và đứng trong bảng xếp hạng 113 tuần. Cho đến cuối năm 1967, Sgt.Pepper đã bán được trên 15 triệu bản. Có lẽ bởi vì Sgt.Pepper đã chứng mình được Rock thực sự là một phần không thể chối cãi tạo nên nghệ thuật ngày nay.
Trước Sgt.Pepper, đĩa LP(long-playing) chỉ như một tập hợp các single nhưng với một concept album, đĩa LP đã được coi như nhiều phần của một câu chuyện, giống như các bản symphony. Sgt.Pepper đã trộn lẫn được các bản nhạc với nhau tuyệt vời đến nỗi đôi khi người nghe không còn cảm thấy chỗ nối của các bản nhạc đó.
Trong vài tuần đầu tiên ở phòng thu âm, Beat thu "When I'm Sixty-four," "Strawberry Fields Forever," và "Penny Lane." George Martin nói “Tôi thật sự cảm thấy bị choáng váng với "Strawberry Fields Forever," và "Penny Lane,” tôi biết rằng Beat đã bắt đầu thổi một cơn bão mới vào nhạc Rock. Họ đã lột xác và trưởng thành lên rất nhiều “
Vào giữa tháng 1 năm 1967, EMI bắt đầu than phiền vi mãi không thấy Beat ra đĩa đơn và Beat đã đưa cho họ "Strawberry Fields " và "Penny Lane." Đến cuối tháng 3, Beat đã đưa tiếp "When I'm Sixty-Four" , "Meter Rita," "A Day in the Life," "Good Morning, Good Morning, Good Morning," "She's Leaving Home," và "Sgt. Pepper's Blues."
Alan Livingston, nhà quản lý của Capitol Records được mời tới studio Abbey Road để nghe thử lần cuối. Khi nghe lại “A Day in the Life”, Alan đã thốt lên ” Cái quái gì đây cơ chứ ? Tôi không thể nào tin nổi. Đôi chân tôi dường như đã rời khỏi sàn nhà mất rồi”.
Phép màu của những rãnh đĩa đã xảy ra dưới một phòng thu đơn sơ so với kỹ thuật ngày nay. Ở đó không có một dụng cụ điện tử nào như ngày nay từ máy tạo nhịp (sampling machines) đến âm thanh tổng hợp. Những bài hát đã được thu với kỹ thuật tương đương với kỹ thuật thu thanh tại gia ngày nay.
George Martin nhớ lại lúc thu âm “ Chúng tôi đã cố gắng sáng tạo trên những đồ nghề của mình cứ như đang ở thời đồ đá vậy. ” Một ví dụ của việc ngẫu hứng là trong “Love Rita”, để có thể đạt được những tiếng piano run rẩy mà về sau đã được công nhận là những âm thanh ảo giác, Martin đã gắn một ít keo vào trục quay băng để tạo ra tiếng động méo mó của băng, sau đó mix lại với tiếng piano thật để tạo ra hiệu ứng mới.
Một ví dụ khác minh chứng cho tính sáng tạo của Beat là trong bài “A Day in the Life”. Thực ra bài này có thể được coi như bao gồm hai bài, một của Lennon, và đoạn giữa là của McCartney. Theo như Martin nói “ Ý của Paul muốn có cả một dàn giao hưởng chơi phần mở đầu. Anh ta tự nhiên có vẻ khờ khạo bởi vì anh ta nói rằng hãy bảo dàn nhạc đến đây và chúng ta sẽ bảo họ chơi tuỳ ý. Tôi phản đối Paul vì bảo 90 người chơi tuỳ ý thì quả thật là hỗn loạn. Tuy vậy tôi đã nghĩ ra một cái gì đó thật mới mẻ và hay ho. Thực tế, khi bài hát ra khỏi đoạn điệp khúc với tiếng piano đan xen tắt dần, rồi giọng John lại cất lên “I said the new today oh boy…” , tôi đã lạnh cả xương sống.” Phần kết của bài hát, cả 4 thành viên và Martin ngồi tại 3 chiếc đàn piano khác nhau và cùng đánh một hợp âm cuối.
Sau khi tất cả phần âm nhạc đã được hoàn thành, bây giờ đến phần làm bìa đĩa. Beat mặc đồng phục như họ vừa từ một buổi hoà nhạc đi ra, đằng sau là cả một đám đông. Có một vài danh sách đám đông đứng đằng sau đã được dựng lên, trong đó có danh sách dài ngoằng từ John và Paul;danh sách của George thì chỉ toàn chứa những bậc phụ lão trong cộng đồng người Hindu(guru); danh sách của Ringo chỉ có một câu "Whatever the other chaps say is fine."
Cuối cùng, một danh sách chính thức đã được thống nhất, trong đó có Bob Dyland, Karl Max, M.M, một bức tượng nhỏ của Bạch Tuyết, và ngay cả những con búp bê lớn mặc áo có in biểu tượng của Rolling Stone. Sau khi mọi thứ được sắp đặt, bìa của album đã được ra đời.
Mỗi một track của album là độc lập với nhau nhưng đều hoà quyện vào ý tưởng thống nhất của cả album. Track đầu tiên “Sgt.Pepper” là một lời giới thiệu trực tiếp được thu mono, sau đó là âm thanh stereo tràn ngập album.
Ringo hát chính trong bài hát cuối cùng, “A Little Help From My Friends” có tên nguyên gốc là “Bad Finger Boogie”. Phó chủ tịch Spiro Agnew đã thử cấm lưu hành bài hát này vì có chữ “High.” ---???
“Lucy in the Sky with Diamonds” đã bị cấm bởi BBC bởi có nhắc tới ma tuý. Theo như John, bài hát này được dựa trên ý nghĩa của một bức tranh do con trai anh, Julian vẽ.
Một trong những bài hát ồn ào nhất là “Getting Better”. Bài hát này chứa đầy những chuỗi guitar sắc lạnh cùng cảm xúc R&B.
Paul đã đánh đàn hạc(harpsichord) trong bài “Fixing a Hole”, một bài hát khác bị BBC cấm phát. George đã chơi một đoạn guitar solo rất tuyệt vời trong bài này.
Theo như cảm xúc của ai đã từng nghe “She is Leaving Home”, đây là một vở kịch melô với những tiếng đàn dây buồn bã. Chỉ có Paul và John là hát trong bài này.
Một âm thanh ồn ào như tiếng của lễ hội carnavan với tiếng hát như từ một đám đông đứng ngoài rạp xiếc đã được kết hợp để tạo ra “Being for the Benefit of Mr.Kite”. George Martin đã thêm vào những âm thanh organ tuỳ ý để tạo ra hiệu ứng âm thanh whirling.
“Within U, Without U” là do George Harrison hát chính. Bài ca này giúp chúng ta có thể thấy rõ sự thấm nhuần triết học Đông Ấn trong con người của Harrison. Không có ai trong Beat hát cùng với Harrison.
Paul viết “When I’m Sixty-Four” cho cha của ông. Ringo đã để cho khoảng trống tràn ngập thay vì những tiếng trống của anh để oà lên lời ca chơi vơi đầy giai điệu. Ringo đã tạo ra một chuẩn mực mới đối với bộ gõ của trống trong album này.
“Love Rita” chứa những tiếng bass rất hay của Paul, và George Martin đã chơi honky-tonk piano trong bài này. Đoạn bridge của bài hát là đoạn trio rượt đuổi của Harrison, Lennon và McCartney.
“Good Morning, Good Morning” là một tác phẩm của John. Bài hát đầy những tiếng của trang trại chăn nuôi gà vịt, trong đó George Martin đã thay tiếng gà cục cục bằng tiếng guitar lick.
“Sgt.Pepper”, một điệp khúc càng ngày càng nhanh và sử dụng các hợp âm khác nhau so với track đầu tiên, là một lời nhắc lại của ý tưởng âm nhạc xuyên suốt trong cả đĩa.
Track cuối cùng, “A Day in the Life”, đã khép lại một album với những âm thanh đầy sức sống.
Phần thu âm
Phần thu âm là một trong những phần quan trọng và có ảnh hưởng nhất đến nghệ thuật của Beat. Sau năm 1966, Beat đã dừng các tour lưu diễn bởi những khó khăn xung quanh nó và chính những sự cản trở này đã làm cho Beat có thêm nhiều kinh nghiệm trong âm nhạc. Không giống như những ban nhạc sau khi đã diễn tập chán chê rồi đến phòng thu âm để thu, Beat đã coi phòng thu như một phòng thí nghiệm âm nhạc của mình.
Mark Lewisohn đã mô tả về quá trình thu âm của Beat(1962-1970) trong cuốn sách của ông The Beatles: Recording Sessions . Chúng ta có thể trích dẫn một số đoạn trong tác phẩm của ông :
26-11-1962: …Cả nhóm đến Studio vào lúc 6h chiều sau một tiếng tập dượt. Sau đó, khi bắt đầu thu âm, nhóm quyết định rằng “Please Please Me” cần thu âm mà không cần tiếng vọng rền rĩ của cây kèn harmonica. Sau đó nó lại được sửa đổi với việc ghi âm từng phần vì John khó mà vừa hát, vừa thổi harmonica lại vừa chơi guitar cùng một lúc. Việc thu tiếng harmonica đã mất đến 18 lần và sau đó George Martin đã nói “OK, chúng ta đã tạo ra Number One đầu tiên của mình”. Ông đã không nói sai…
1-7-1963:…”She Loves You” là một ca khúc vừa mới sáng tác. John và Paul đã sáng tác nó tại khách sạn Newcastle-upon-Tyne vào ngày 26-6…
…”Tôi ngồi trên chiếc ghế quen thuộc của mình ở tại phòng thu trong khi John và Paul đang dạo những nốt nhạc đầu tiên trên cây guitar thùng, George tham gia một vài hợp âm “, George Martin kể lại, “ Tôi nghĩ nó thật là tuyệt nhưng thật ngạc nhiên với hợp âm cuối cùng, một sự xếp đặt cọc cạch của hợp âm VI trưởng, trong khi George đánh hợp âm VI thì John và Paul lại đánh hợp âm V và VII giống như cách mà Glenn Miller đã làm. Họ đã thốt lên ”Quá tuyệt, chưa có ai được nghe bao giờ đâu !!!”. Tất nhiên tôi biết điều đó không hoàn toàn đúng…
“Tôi chỉnh lại mic một lần nữa và ngó qua lời bài hát trước mic”, Norman Smith nói, “Tôi thấy “She Loves You Yeah Yeah Yeah, She Loves You Yeah Yeah Yeah, She Loves You Yeah Yeah Yeah”. Tôi nghĩ lạy Chúa cái quái gì thế này, tôi chẳng thích tẹo nào. Thế nhưng khi họ bắt đầu hát, dường như tôi đã bay lên xung quanh bàn mix”.
9-12-1966 :…Có lẽ có quá nhiều lần ghi âm bài hát “Strawberry Fields forever”. Sau khi đã ghi âm đến 24 lần, lần thứ 25 được trộn của lần thứ 15 và 24, Beat vẫn còn muốn thu âm thêm. Ringo đã thêm vào một số nhịp bộ gõ bao gồm một vài tiếng trống khá heavy, và George đã thêm vào âm thanh của swordmandel( một nhạc cụ của người Ấn) và cả âm thanh của chũm choẹ.
15-12-1966:…Bốn cây trumpet và ba cây cello đã được tập hợp do George Martin đã để lại một âm thanh thật đặc biệt của bộ kèn gỗ (brass) và đàn dây khi ông và John quyết định cần phải sửa lại “Strawberry Fields” một lần nữa…
Vào cuối buổi chiều mọi người đã bắt đầu cảm thấy ngán đến tận cổ khi sửa đi sửa lại bài này. Với những âm thanh của đàn dây cuồng nộ, tiếng trumpet om sòm, trống rất nặng cùng với giọng của John lúc vui lúc buồn khiến bản nhạc khác xa so với nguyên bản được thu âm vào hôm 24-11-1966. Không biết John đã thoả mãn chưa?
22-12-1966:…”John bảo tôi rằng anh ấy thích cả hai version của bài “Strawberry Fields”, bản gốc và bản đã được hoà âm với đủ các nhạc cụ khác”, George Martin nhớ lại, “Anh ấy nói “Tại sao anh không kết hợp đoạn đầu tiên của version đầu tiên với đoạn cuối của version thứ hai nhỉ?” Tôi đã nói rằng điều này rất khó vì các hợp âm của hai đoạn này khác hẳn nhau, tempo cũng khác nhau. John bảo, “Không sao, anh có thể làm được mà…”
George Martin và Geoff Emerick bắt đầu xem xét cẩn thận cả hai version và nhận thấy nếu họ làm nhanh version đầu và làm chậm version sau đi thì sẽ ghép được với nhau và nó chỉ còn cách nhau có nửa cung. Thật may mắn cho họ!!! Sau hơn một tháng cuối cùng họ cũng làm được điều mà John muốn và làm cừ đến nỗi ngày nay có rất ít người nhận ra điều này(bạn có thể tìm khi nghe sau dòng “let me take you down”).
Những ngày cuối của Beat vẫn còn là một đề tài tranh luận đối với mọi người. Những bài viết về Beat còn rất nhiều và ngay cả chương này cũng chưa chấm dứt, tuy vậy người dịch muốn nó kết thúc ở đây để có thể trở lại trong một bài viết khác viết về Beat.
Một số câu hỏi về Beat :
Q:Beat đã bán được nhiều đĩa nhất so với các ban nhạc trước và cùng thời. Vậy thì cụ thể là bao nhiêu?
A:Hơn 200 triệu single và đĩa trên toàn thế giới.
Q:Bài nào của Beat là hit đứng lâu nhất trong bảng xếp hạng?
A:”Hey Jude”-9 tuần trong bảng xếp hạng Pop và sau đó là “I Want To Hold Your Hand”-7 tuần.
Q:Vào ngày 31-3-1964, Beat đã đạt được kỷ lục gì mà chưa band nào lập được???
A:Họ có single đứng vị trí 1,2,3,4,5 trong bảng xếp hạng Pop là các bài "Can't Buy Me Love," "Twist and Shout," "She Loves You," "I Want to Hold Your Hand," và "Please Please Me." Họ có 5 single khác đứng trong Top 100 cùng tuần. Họ chiếm 60% thị phần đĩa 45s ở Mỹ từ tháng 1 tới tháng 6 năm 1964.
Q:Trong hai tuần Beat đến Mỹ vào tháng Hai năm 1964, có bao nhiêu bài báo về họ???
A:13882 bài khác nhau trong hai tuần.
Q:Ai là Bonnie Jo Mason, và cô có ràng buộc gì với Beat???
A:Cô ấy đã thu một bài hát mới lạ “I love You, Ringo”. Bài hát này nhanh chóng bị quên lãng nhưng Bonnie thì không. Cô ấy chính là Cher.
Q:Ai đã đưa Beat tới với cần sa ???
A:Bob Dyland. Khi Beat tới New York , Dyland cũng ở đó. Ông tới khách sạn mời Beat hút vài điếu nhưng bị trả lời là họ không hút loại đó. Dyland ngạc nhiên vô cùng vì ông nghĩ Beat viết một bài hát về cần sa(“I want to hold your hand”). Ông hỏi về câu "And which I touch you, I get high, I get high, I get high." John bảo thật ra là "When I touch you, I can't hide, I cant' hide, I can't hide." Sau đó Beat đã đồng ý hút thử và …
Q:Ai nói câu :"I don't mean to belittle the Beatles when I say they weren't this, they weren't that. I'm just trying not to overblow their importance as separate from society. And I don't think they were more important than Glenn Miller or Woody Herman or Bessie Smith?"
A:John Lennon
 
Bài này quá hay và tóm tắt khá đầy đủ, mong bạn viết tiếp
 
Chị V.N Hà Anh nói thế là ko hay đâu. Beat thành công nhờ tài năng thực . Chị xem bao nhiêu band bây giờ đây này. Như Backstreet Boys, Five có tồn tại lâu được ko? Các bài hát họ phát hành chỉ được nghe như trào lưu thôi.
Còn em rất cảm ơn anh Bình Sơn đã cho em biết thêm nhiều về Beat . Ví dụ như em nghĩ bài I want to hold your hand là viết để thể hiện tâm trạng đang yêu cơ...
 
Ơ, đấy là đặt topic để mọi người debate chứ có phải ý kiến chủ quan đâu. Fan Beatles chưa chi đã phản đối như thế rồi ;)
Mà ai bảo anh Tuấn là em chưa nghe nhạc "Bít"?? Khi nào đến so đĩa,băng, báo chí tài liệu về "Bít" của các anh với em đi! Mẹ em collect từ ngày xửa ngày xưa, chất hơn các anh là chắc!!:lol: ha ha
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band

Khì .. mọi người chú ý nhá ... bài đi nhặt được thui
beatlegeorge2.gif
beatlepaul2.gif
beatleringo2.gif
beatlejohn2.gif

Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band ban đầu không được xem như là một “concept album” dù với ý nghĩa là mang một chủ đề nhất định. Đó chỉ là một tổng hợp các bài single mà chính John Lennon nói, “Sgt. Peppers” không có một “concept” nào cả mà chỉ là một khám phá mới trong lĩnh vực sọan nhạc của anh và các bạn. 2 bài “Penny Lane” và “Strawberry Fields Forever” trong album này đã được phát hành trước đó.
Đọc lại trong các bài tường trình, lý do hình thành album này là vì The Beatles muốn nghỉ ngơi sau một thời gian dài chuyên đi lưu diễn! Lúc đó đã có 2 albums “Rubber Soul” và “Revolver” ra đời mà người ta nhận thấy đã có sự chuyển biến mới trong phong cách dàn dựng âm nhạc. Nhiều âm thanh mới lạ xuất hiện chẳng hạn như lọai nhạc dân tộc Ấn, lời nhạc viết theo kiểu Bob Dylan, tiếng đàn điện tử giống như The Byrds và nhất là cái ảo giác lạ kỳ… Sự thành công của 2 albums này đã tạo cảm hứng cho The Beach Boys hình thành dĩa “Pet Sounds” tuyệt hay. Paul McCartney nhân đó đã quyết định, trong thời gian không đi lưu diễn sẽ thâu âm một tập dĩa để đời, và trong vòng hơn 130 ngày làm việc với hơn 50 nhạc công và chuyên viên kỹ thuật, album “Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band” được phát hành khỏang đầu năm 1967.

Khi bạn chỉ nghe tả về một bản nhạc nào đó mà chính tai chưa được nghe thì giống như bạn đang xem một bức tranh vẽ tòan trắng đen, nhưng khi bạn nghe qua rồi thì bức tranh ấy tự dưng đổi sang rực rỡ màu sắc. Album này sẽ cho bạn cái cảm giác đó. Không phải đơn giản vì số lượng thời gian hòan thành nói lên điều này mà là công trình sáng tạo nghệ thuật của The Beatles về dàn dựng từng chi tiết của một bài nhạc, sọan nhạc công phu với nhiều nhạc cụ khác thường đối với nhạc Rock thời đó, lời nhạc đầy ý nghĩa và nhất là phòng thâu âm đã thành công với việc đưa vào tòan album nhiều tiểu xảo âm thanh như trong phim trường.
beatles-7.jpg

Bức hình trên dĩa nhạc cũng là một sáng kiến lạ lùng: 86 hình ảnh những nhân vật nổi tiếng, tượng bằng sáp của Paul, John, George và Ringo và nhiều vật dụng khác như là cái truyền hình, hình bằng đá, cúp danh dự, con búp bê Ấn, đàn tuba.. và cả một con rắn. Nghe nói hình của Adolf Hitler và Leo Gorcey cũng được dự định ghép vào nhưng cuối cùng bị lọai ra. Vì thế ta trông thấy rõ 2 khoảng trống ở những dòng người phía trên cao.
 
Típ bài trước

.. Tiếp bài trước ...

Những bài trong album này đều do John, Paul và George viết. Tất cả đều nói về đời sống hàng ngày được diễn trong một “show” gọi là buổi trình diễn của ban nhạc “Sgt. Pepper's Lonely Heart's Club Band”.

Bài đầu tiên với nhịp điệu vừa phải, tiếng đàn uốn éo của George Harrison và giọng hát khan khan của Paul McCartney trong tiếng kèn thổi (horn) giới thiệu với khán giả chương trình bắt đầu…

…So may I introduce to you, the act you've know for all these years, Sgt. Pepper's Lonely Heart's Club Band
We're Sgt. Pepper's Lonely Heart's Club Band, we hope you will enjoy the show…


Trong bài “A Little Help From My Friends”, Ringo Starr hát giống như Billy Shears xuất hiện trong album này, đó là một giọng ca tuyệt vời của thời 60. Ringo không có giọng hát hay bằng Billy nhưng anh cũng đã để tất cả tâm hồn vào bài hát, nhất là trong đọan:

…Mm, gonna try with a little help from my friends, do you need anybody, I need somebody to love
Could it be anybody, I want somebody to love…


Lucy In The Sky With Diamonds” hay thường được viết tắt là LSD chắc là vì cái ảo giác của bài nhạc hay tiếng đàn gây nên, nhưng đây chỉ là những lời John Lennon kể về cậu con trai Julian của mình. Cậu bé một hôm đưa cho cha một tờ giấy vẽ hình cô bạn gái trong lớp và nói rằng, đấy là Lucy đang ở trên trời với những viên kim cương. John hát bài này với một giọng hay kỳ lạ.

…Picture yourself in a train in a station, with plasticine porters with looking glass ties
Suddenly someone is there at the turnstile, the girl with kaleidoscope eyes
Lucy in the sky with diamonds, ah…


Getting Better” là một bài hát dễ thuơng ngọt ngào với tiếng đàn của Harrison; Paul hát bài này để diễn tả cảm giác thích thú yêu đời trong mùa hội “Summer Of Love 67”. Đơn giản thôi, cái câu “It's Getting Better All The Time” được rút ra từ một câu nói của tay trống Jimmy Nichhol, người đã thay thế cho Ringo khi anh phải nằm viện. Suốt trong thời gian trình diễn với The Beatles, Jimmy hay nói : “It´s getting better.” mỗi khi được hỏi “Sao, thế nào rồi?”. Nhưng Paul chỉ dùng câu đó để diễn giải những chuyện khác, thí dụ như thế này:

…I used to be cruel to my woman I beat her, and kept her apart from the things that she loved
Man, I was mean but I'm changing my scene, and I'm doing the best that I can
I've got to admit it's getting better, a little better all the time …


Fixing A Hole” được mở đầu bằng tiếng keyboard và tiếng đàn của Harrison. Ai cũng nghĩ là một bài nói về ma túy, nhưng Paul kể rằng đó là căn nhà anh mua ở Scotland rộng hơn 400 mẫu trong một tình trạng vô cùng tệ hại. Paul đứng nhìn một cái lỗ hổng trên trần nhà và tưởng tượng cảnh nước mưa nhỏ giọt và thế là cảm hứng viết luôn thành một bản nhạc.

…I'm fixing a hole where the rain gets in, and stops my mind from wandering, where it will go
I'm filling the cracks that ran though the door, and kept my mind from wandering, where it will go
And it really doesn't matter if I'm wrong I'm right, where I belong I'm right, where I belong …


She’s Leaving Home” thật tuyệt vì sự hòa âm phối khí và dĩ nhiên với 2 giọng ca của John và Paul trong đọan chorus, trong khi Paul hát câu chính, John hát theo: She –We gave her most of our lives- is leaving –Sacrified most of our lives- home –We gave her everything money could buy… Câu chuyện này kể về một cô gái 17 tuổi bỗng nhiên mất tích, trên tờ báo, người cha đã đăng tìm con và nói rằng: Tôi không thể hiểu tại sao con gái tôi lại bỏ nhà ra đi, nó có đủ mọi thứ trên đời mà!

…Wednesday morning at five o'clock as the day begins
Silently closing her bedroom door, leaving the note that she hoped would say more
She goes downstairs to the kitchen, clutching her handkerchief,
Quietly turning the back door key, stepping outside she is free …


Being For The Benefit Of Mr. Kite” là một bài có thêm phần thâu âm mà ta nghe như là tiếng đu dây trong gánh xiếc. Cảm hứng này do John viết từ một tờ quảng cáo dán tường trên phố: “Đêm huy hòang nhất với đòan xiệc Pablo Fanque´s Circus Royal!”

…For the benefit of Mr. Kite, there will be a show tonight on trampoline
The Hendersons will all be there, late of Pablo Fanques'fair, what a scene
Over men and horses hoops and garters and lastly through a hogshead of real fire,
In this way Mr. K will challenge the world …


Within You Without You” mà George trình bày mang âm hưởng nhạc dân tộc Ấn với các bộ gõ và cây đàn sitar mang lại cho người nghe một vẻ đẹp huyền bí diệu kỳ, lời nhạc nói về tình yêu và tâm hồn sâu thẳm. Lúc đó cả ban nhạc đều đang theo học Yoga với thầy Maharishi Mahesh và George thích thú được học thêm về sitar mà trước đây anh đã trình tấu trong dĩa “Rubber Soul”.

…We were talking, about the space between us all, and people who hide themselves
behind a wall of illusion, never glimpse the truth, then it's far too late, when they pass away…


When I’m Sixty-Four” đặc biệt có tiếng banjo đi kèm với giọng ca của Paul được chỉnh sửa sao cho nghe như lúc 15 tuổi. Paul đặc biệt tặng thân phụ bài này và có ý hướng về âm nhạc trong thời đại những năm 30.

…Will you still need me, will you still feed me, when I'm sixty-four,
You'll be older too, and if you say the word, I could stay with you …


Trong “Lovely Rita” đố ai có thể phân biệt lúc nào John hay Paul hát vì đó cũng là một thành công về tiểu xảo âm thanh. Bài nhạc nói về người phụ nữ làm nghề bán vé đậu xe mà Paul gọi là Rita, và dĩ nhiên Rita phải dễ thương lắm cho dù trông cũng giống như là một “chiến sĩ” ra trận!

…Standing by a parking meter, when I caught a glimpse of Rita, filling in a ticket in her little white book
In a cap she looked much older, and the bag across her shoulder, made her look a little like a military man …


Good Morning Good Morning” có con gà gáy sáng và tiếng trống dồn dập của Ringo đánh thức John Lennon dậy! Không phải tình cờ đâu, mà đúng là vì John trong thời gian lười biếng không vào phòng thu âm nhiều, anh ta ở nhà và chỉ xem truyền hình hay đọc báo. Sáng nào anh cũng xem quảng cáo bánh Corn Flakes của hãng Kellogg và tự cho rằng “This is a good morning.” Và John nói rằng anh sáng tác bài này là vì Paul thúc dục quá nên viết đại, thực ra thì trong bài này chẳng có gì để nói…

…Nothing to do to save his life, call his wife in, nothing say but what a day, how's your boy been
Nothing to do, it's up to you, I've got nothing to say but it's O.K.
Good morning, good morning, good morning ah, going to work don't want to go, feeling low down …


Sgt Peppers (Reprise)” lập lại đọan đầu nhưng nhanh hơn để bắt đầu cho bài kết thúc album sau đó. Người ta nói trong thời gian thâu âm bài này Paul gặp Linda Eastmann và họ kết hôn năm 1969.

…We're Sgt. Pepper's Lonely Heart's Club Band, we hope you have enjoyed the show
Sgt. Pepper's Lonely Heart's Club Band, we're sorry but it's time to go …


A Day In The Life” được Lennon viết để kể lại những chuyện mà anh đọc trên tờ báo Daily Mail và hãi hùng trước cái tin tai nạn xe hơi của Tara Browne mà anh chết trên đường đến bịnh viện. Đó là một người bạn thân của John.

…I read the news today oh, boy, About a lucky man who made the grade I saw the photograph
He blew his mind out in a car, he didn't notice that the lights had changed …

beatles.JPEG

"The lights had changed" cũng là ánh đèn màu trong nhà hát dần bật sáng, bức màn sân khấu của “Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band” - The Beatles - từ từ khép lại nhưng họ đã để cho nhiều sân khấu tương tự được mở tấm màn nhung đỏ thẫm sau này. Những album “masterpiece” lọai này xuất hiện không ít: “Paul’s Boutique” (Beastie Boys), “Odelay” (Beck), “OK Computer” (Radiohead) và “Kid A” hay là “Dark Side of the Moon” (Pink Floyd)...
 
Back
Bên trên