Nhiều người mới chỉ biết đôi chút,nhìn thấy cái sai,cái dở của những thứ xung quanh mình,mà chỉ biết than thở,khá hơn là tìm cách chọc vào những kẽ hở,loại bỏ nó thì làm sao dám nói "VN đã khá hơn nhiều"? rồi tự nhận mình là trí tuệ hơn người,nhưng ko gặp thời nên đành đành bắt chước,nhìn thấy ai cố gắng đóng góp là nói người ta kém hiểu biết,là thùng rỗng kêu to,nếu ngẫm lại thì mình cũng chẳng hơn con ếch ngồi đáy giếng,than thở mình có tài mà không được dụng.
Ừm, đoạn này thú thực là anh thấy hơi bị khó hiểu. Khuyên chú lần sau nên ngắt thành nhiều câu ngắn, sẽ làm nổi rõ ý phê phán hơn.
Bây giờ anh xin trả lời chú nhé.
Thứ nhất, xin đính chính là anh không hề và chưa hề "than thở mình có tài mà không được dụng" ở đây hay ở đâu, vì nói chung anh thuộc diện không có tài.
Thứ hai, về chủ đề chính. Chú Nam đã đặt ra 3 câu hỏi, đáng chú ý nhất là "VN đang ở giai đoạn nào trong chuỗi PK-TB-XHCN-CS".
Đây là câu không thể giải thích 1 cách quá đơn giản theo kiểu "tên nước ta là CHXHCNVN nên..." hay "đảng và NN bảo..." được. Vì thế anh đã phải trích 1 câu của Engel với ý nghĩa rằng không nên vội vàng tra từ điển xem nó là gì, TB hay XHCN hay quá độ gì gì, mà nên xem xem bản chất, đặc điểm của nó là gì trước.
Một ví dụ : ở lớp 9 anh và các chú được SGK dạy rằng kiềm làm quỳ tím thành xanh. Nhưng Na2CO3 chẳng hạn, cũng có tính chất ấy. Vậy khi nhìn thấy 1 chất làm quỳ tím chuyển thành xanh, có nên kết luận nó là kiềm không. Hiển nhiên là không.
Vấn đề thứ hai, đó là sau khi đánh giá bản chất, và đặc điểm thì kết luận VN ở giai đoạn nào. Ở đây có một vấn đề rất quan trọng, định nghĩa
thế nào là XHCN và thế nào là TBCN ?
"XHCN" hay "TBCN" chỉ là các khái niệm, và đã là khái niệm thì nó không bất biến mà nó được phát triển, bổ sung, hoàn thiện. Như thế có nghĩa là "TBCN" ở thời điểm này có thể có đặc điểm khác mà ở thời điểm khác lại có đặc điểm khác.
Các khái niệm trên, cũng như lý thuyết PK-TB-XHCN-CS do Marx và Engel đưa ra từ cuối TK19, tất nhiên nó có thể phù hợp với thời kì đó, nhưng 2 ông không thể tính được đến những thay đổi của XH ngày nay. Dễ thấy nhất là các chế độ mà NLĐ được hưởng ở những nước
được cho là TB hiện nay khác rất nhiều thời Marx. Như vậy rõ ràng khái niệm "XHCN", "TBCN" thời kì đầu không còn phù hợp nữa. Và cũng không còn nhất thiết là phải chính xác thứ tự PK-TB-XHCN-CS nữa.
Lấy một ví dụ : thời WW2 người ta dùng khái niệm "tiêm kích" (fighter) và "cường kích" (attacker) để phân biệt 2 loại máy bay chuyên về không chiến đánh chặn máy bay địch và chuyên về tấn công mặt đất bằng bổ nhào. Nhưng thời nay mấy thể loại như Su-30 hay F-16 thì chỉ cần gắn vũ khí thích hợp là đánh cái gì cũng được tuốt. Vậy là phải có một khái niệm mới : "tiêm kích bom" (fighter ground attack), hoặc vẫn dùng từ "tiêm kích" (fighter) nhưng theo cách hiểu mới là nó đảm nhiệm được cả 2 nhiệm vụ.
Thêm một ví dụ khác : PK và TBCN. Thế quân chủ lập hiến có phải quân chủ PK hay TBCN không ? Vậy là phải có thêm một khái niệm mới.
Hoặc như trong bài của chú An, xã hội của các QG Bắc Âu tiến bộ hơn các QG
được coi là XHCN hay TBCN rất nhiều. Vậy họ có phải XHCN không, nếu có thì buộc phải hiểu khái niệm "XHCN" theo cách mới, và nếu không thì là với khái niệm "TBCN".
Tóm lại, SGK nói "XHCN" hay "TBCN", nhưng phải xem cách hiểu của nó có còn như nguyên thủy không.
Vấn đề thứ ba, có đ/c đã đưa ra ý kiến, tên nước ta là CHXHCNVN nên nước ta là XHCN. Câu hỏi ban đầu của chú Nam còn một câu nữa : năm 54 VN vẫn còn địa chủ thì VN có phải là nước PK không ?
Thứ nhất, cái vỏ không phải lúc nào cũng phản ánh đúng bản chất. Ví dụ, CHND Trung Hoa hay CHDCND Triều Tiên, được coi là XHCN nhưng quốc hiệu của họ không có từ XHCN. Hay lại 1 ví dụ khác, "đảng công nhân quốc gia
xã hội chủ nghĩa".
Tương tự với câu hỏi ban đầu của chú Nam, có thể đặt vấn đề khác đi : ở Anh có vua thì Anh có phải PK không, hay ở Mĩ có công nhân thì Mĩ có phải XHCN không, vân vân. Vấn đề không phải là trong XH có những giai cấp nào, mà là đường lối của nó phục vụ cho giai cấp nào là chính.
Chốt lại, VN có phải theo XHCN không ? Có thể là có. Hồi trước trên Vietnamnet có vị từng nêu ý kiến, trong mục tiêu phát triển nên bỏ cụm từ "tiến lên CNXH...." vì bản thân cụm "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đã là tất cả những gì tiến bộ mà con người theo đuổi (trong đó có cả những người theo CNXH).
-----------------------
Nói thêm về nhận xét của anh đối với chú An. Anh đã từng để ý các bài viết của chú ta từ khá lâu, và thực sự bất ngờ khi thấy 1 h/s lớp 11 có vốn hiểu biết và cách thảo luận rất chín chắn như vậy. Rất tiếc là không gặp nhiều người như vậy. Đó là lí do vì sao anh nói VN sẽ khá hơn rất nhiều nếu tất cả giới trẻ (trong đó có anh) được như chú ta.