Chào cờ và quốc ca

Nói như anh Hoài đúng đấy, bây giờ yêu nước là yêu bản thân mình thôi. Mấy cái em Sơn nói nên quy vào tội cư xử thiếu văn hóa nơi công cộng hơn là tội kô yêu nước.
 
Phạm Vũ Lộc đã viết:
Theo em biết thì năm 50, Cộng hoà XHCN Moldavia là 1 nước thuộc LX mà.:-/
Làm gì có quốc ca riêng.:-?

Chuyện xảy ra cách đây 6 năm, vào năm 2000 mà. Năm 50 nào đâu???

L.
 
--Nói mãi cũng mỏi mồm, bây giờ anh chị em Việt Nam ta đang sống học tập và làm việc ở nước ngoài thử treo cờ (vải hoặc giấy) trong nhà và chào cờ vào mỗi sáng thứ 2 xem. :D

--Em có in màu 1 cái cờ đỏ sao vàng dán lên tường, mỗi sáng thứ 2 chào cờ cho nó đỡ nhớ nhà. Đúng là xa nhà rồi thì mới biết thế nào là nhớ nhà. :D
 
Đinh Hồng Hạnh đã viết:
Em hỏi thật, ở đây có ai thuộc lời bài Quốc ca, đọc thuộc lòng trôi chảy ko vấp 1 tí nào ko? :-/
Từ lớp 1 đến h, sáng thứ 2 nào cũng hát Quốc ca, hơn 9 năm roài í nhỉ, thế mà, chưa 1 lần nào được dạy bài Quốc ca 1 cách chính thức, nghiêm túc cả. Nhớ lại cái hồi mới vào lớp 1, thấy các anh chị hát, mình cũng hát theo, chả hiểu hát đúng/sai thế nào 8-}. Nhiều đứa kêu thuộc mà đến khi bảo đọc thuộc lòng cả bài thì ít nhất cũng sai 1-2 chỗ 8-}
Đến bây h, hát QC, nhiều lúc vẫn ko biết mình có hát sai từ nào hay ko 8-}
Muốn học sinh yêu QC và thik hát QC thì cũng phải dạy chúng nó (à, chúng em) hát cho thuộc, cho chính xác đã chứ!
(Trường cấp 1 của em nó như thế nên là em mới vào bon chen 1 phát để kể vs mọi ng`, ko biết các trường khác thế nào. Em có nói sai j` xin mọi ng` lượng thứ :-s)
Đọc câu hỏi đầu tiên của em mà anh giật mình, sững người luôn.
Anh chẳng nhớ nổi là được học bài Quốc ca vào năm lớp mấy của cấp 1, chỉ biết là được học từ lúc bé xíu, khi ý thức được cái gì mình hát chứ không phải là thuộc vẹt. Ở trong lớp, giờ học nhạc cô còn cho cả lớp hát đi hát lại nhiều lần để chắc chắn ai cũng thuộc.
Lớn hơn một chút, thày nói thêm về Quốc ca, với việc câu "thề phanh thây uống máu quân thù" được đổi thành "vì nhân dân chiến đấu không ngừng"...
Có cần khẳng định lại với Hạnh là có rất nhiều người thuộc Quốc ca tới mức có thể hát khi mơ ngủ không? /:)

Nếu em không chắc vào lời bài hát đã học, thì có thể đọc lại, nhẩm và nhớ cho rõ nhé:
(Xin lỗi mọi người trước, cho em viết bằng chữ đỏ)

[Lời 1]

Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền.

[Lời 2]

Đoàn quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới,
Đứng đều lên gông xích ta đập tan.
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn,
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền.


Đi nước ngoài học, được quen với nhiều bạn bè du học ở nhiều nước trên thế giới, không ngờ được "giác ngộ" cả những bạn/anh/chị không nhớ nổi lời bài Quốc ca, hay có lần mình ngồi trong room cùng mấy anh chị ấy, mở nhạc cho nhau nghe, rồi mình và 1 anh bạn (cũng người Hà Nội) mở Quốc ca, mỗi người 1 version, nghe để thể hiện lòng yêu nước 1 chút vì lâu quá không nghe Quốc ca rồi (à, em Đào Huy Kiên nói đúng quá: "Chào cờ không chắc đã yêu nước nhưng đã yêu nước thì nhất định phải nghiêm túc khi chào cờ", đối với việc hát Quốc ca cũng thế thôi). Tới khi bắt đầu mở nhạc lên nghe, thì có mấy người lập tức phàn nàn đủ kiểu. Thất vọng kinh khủng!!

Nói tóm lại, người Việt Nam mà không thuộc Quốc ca VN thì không thể chấp nhận được.

Gửi mọi người file nhạc này, để nghe lại khi mọi người muốn nhé: Quốc ca.
 
Anh thực ra toàn học lớp Toán với Lý, toàn các lớp chúa trốn chào cờ, bị nhắc vì trốn chào cờ phải nói là đếm chả hết nhưng mà cũng chả tới nỗi quên quốc ca. Làm sao mà quên được Quốc Ca nhỉ, số lần anh hát bài đó thực sự chú tâm và nghiêm túc có lẽ đếm trên đầu 2 bàn tay là hết, vẫn chả quên nổi 1 từ.

Ở Mỹ trong trường trung học thì bọn nó chào cờ mọi ngày trong tuần. Học sinh ở trong lớp đứng lên đặt tay lên tim chào cờ, không hát hò gì, chỉ ngửng nhìn cái cờ độ 1 phút gì đó. Mình thì ngồi trong lớp Mỹ cũng phải đứng lên để bày tỏ sự tôn trọng cần có. Nói chung là học sinh Mỹ không có cảm giác chán khi chào cờ lắm. Còn đến đại học thì sinh viên Mỹ chả bao giờ chào cờ nữa cả, chỉ trừ những dịp rất đặc biệt. Cũng tương tự, công dân Mỹ cũng chả bao giờ chào cờ cả, chủ yếu hát trong những hoạt động thể thao hoặc là quốc khánh hay là dịp gì đó long trọng. Một công dân Mỹ (trừ trong trường lớp và hoạt động thể thao) thì có lẽ hát quốc ca hay chào cờ 2 lần/năm. Chỉ có cái là những ngày lễ quốc gia thì các nhà treo cờ thôi (như vụ Tháp Đôi). Dù thế nào đi chăng nữa thì cũng không thấy ai kêu ca về tình trạng yêu nước cả.

Còn thời nay, không rõ hiện tại ra sao, chứ hồi mình còn học ở Ams thì chào cờ sáng T2 hàng tuần, hồi đầu là bật quốc thiều nhưng chẳng ai hát cả, sau đó là chuyển sang cái băng cát xét, rè rè hát liền tù tì 2 lời, nghe vừa thấy buồn cười vừa thấy chán. Ở dưới học sinh vẫn tán phét ầm ầm. Tổ chức kiểu đó vô nghĩa quá.

Quay lại với VN, đòi hỏi chào cờ 1 tuần một lần chẳng phải là nhiều, có lẽ học sinh VN chán không thích chào cờ là do mình làm nó hình thức quá. Ai cũng biết là tất cả những thứ mang tính chất hình thức quá thì mọi người đều không muốn làm/làm cho có. Đó là chuyện bình thường, không nhất thiết có ý nghĩa là không biết yêu nước hay là kém nhận thức, tiến sĩ hay học sinh đều thế, người Việt, Lào, Pháp đều vậy.

Khi mình ra nước ngoài rồi thì việc chào cờ, hát quốc ca không còn là việc làm mang tính chất ép buộc hay hình thức nữa thì mọi người sẽ có cảm giác khác nhiều, cảm nhận được ý nghĩa thật sự của việc chào cờ.
 
Đỗ Việt đã viết:
Đọc câu hỏi đầu tiên của em mà anh giật mình, sững người luôn.
Anh Việt làm j` mà giật mình thế, em chỉ hỏi thôi mà, chắc chắn là vẫn có ng` thuộc chứ :)
Nhưng bây h, bọn trẻ con có được dạy hát QC đâu, em gái em học lớp 1, hỏi nó bài QC, chưa học thì hát thế nào được, nó bảo có ai dạy đâu, thấy các anh chị hát thì hát bừa theo thôi. Có lẽ là tùy trường thôi :(
 
Đinh Hồng Hạnh đã viết:
Anh Việt làm j` mà giật mình thế, em chỉ hỏi thôi mà, chắc chắn là vẫn có ng` thuộc chứ :)
Nhưng bây h, bọn trẻ con có được dạy hát QC đâu, em gái em học lớp 1, hỏi nó bài QC, chưa học thì hát thế nào được, nó bảo có ai dạy đâu, thấy các anh chị hát thì hát bừa theo thôi. Có lẽ là tùy trường thôi :(
Anh giật mình vì câu hỏi của em giống như một câu khẳng định ý mà :)
Thôi thế tiện ở trên anh viết cái lời Quốc ca rồi, em học cho thuộc đi vậy nhé ;)

Nam Anh đã viết:
Bài Tiến quân ca có mấy dị bản, khó có thể nói cái nào là sai hay đúng. Mỗi bản ứng với một thời kì khác nhau. Còn bản chính thức được dùng làm quốc ca có dạy như mấy bạn ở trên nói rồi đấy :p Nhưng nhiều chỗ người ta cũng hát thành bản khác lắm.
Từ bé tới lớn, anh chưa nghe bài Quốc ca được người ta hát khác với cái anh được học bao giờ, nếu em thấy ở đâu có thì ghi lại lời cho anh tham khảo nhé! (tìm trên net, anh chưa thấy ở đâu nói tới dị bản nào cả)
 
Quay lại với VN, đòi hỏi chào cờ 1 tuần một lần chẳng phải là nhiều, có lẽ học sinh VN chán không thích chào cờ là do mình làm nó hình thức quá. Ai cũng biết là tất cả những thứ mang tính chất hình thức quá thì mọi người đều không muốn làm/làm cho có. Đó là chuyện bình thường, không nhất thiết có ý nghĩa là không biết yêu nước hay là kém nhận thức, tiến sĩ hay học sinh đều thế, người Việt, Lào, Pháp đều vậy.

Vậy theo bác Tâm, ở trường học nên tổ chức theo kiểu nào thì hợp lý (em giữ quan điểm là vẫn phải tổ chức, ít ra là để giáo dục cách cư xử có văn hóa nơi công cộng).
 
chào cờ ở VN chẳng có gì là hình thức cả , em thấy chào cờ ở VN hay ở Mỹ thì cũng chỉ như thế thôi , hình thức là thế nào ?

Chả lẽ việc cả trường đứng nghiêm trang dưới lá cờ mỗi sáng thứ 2 độ 2 -3 phút gì đó , cũng gọi là hình thức ?

Việc chào cờ không chỉ là ý thức và văn hóa ứng xử nơi công cộng mà còn là thể hiện lòng yêu nước . Đấy là điều quan trọng nhất . Nếu ở Mỹ , trường trung học tổ chức chào cờ mỗi sáng thứ 2 và khi lên đại học thì thôi , chỉ chào cờ vào những dịp quan trọng , thì ở các trường trung học và đại học VN cũng thế thôi , chẳng khác gì cả , đó là những điều em đang thấy tận mắt mình .
Nếu ai đó nói rằng " tốt nhất yêu nước thì phải phấn đấu học tập , làm giàu..." thì cái ý đó chả có gì là sai hết , nhưng nó cũng chẳng liên quan gì đến ý thức của mỗi người khi đứng trước lá cờ . Không thể nói một người phấn đấu học tập , làm giàu ... nhưng không có ý thức mỗi lần đứng dưới lá cờ là yêu nước được . Em thấy anh Phạm Đức Hoài phải xem lại quan điểm của mình .

Nhân nói về chuyện quốc ca , hình như trước đây người ta đã từng có ý định thay đổi quốc ca VN đúng ko nhỉ ? Có ai biết chi tiết về thông tin này thì giải thích cho em với !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào cờ và hát quốc ca thực ra là một hình thức đúng đắn. Theo em nghĩ, nếu mỗi công dân có sự giác ngộ sâu sắc, và thực sự yêu tổ quốc theo đúng nghĩa ( tức là nó làm mình thực sự thấy yêu quí, chứ không phải bố mẹ thầy cô dạy phải yêu tức là phải yêu ) thì việc hát quốc ca cũng chính là một cách thể hiện niềm tự hào dân tộc. Các bạn học sinh Việt Nam đạt giải quốc tế, hay các vận động viên đại diện cho nước nhà khi đạt huy chương, quốc ca cất lên, họ thật sự cảm thấy xúc động, họ yêu nước một cách chân thành, và tự hào họ được sống trên một đất nước tươi đẹp và hào hùng đến thế, khi đó, lời ca vang lên rất chân thành, và dòng máu việt nam chảy trong tim họ, thật tự hào biết bao. Trái lại, các em học sinh việt nam sáng thứ hai nào cũng phải chào cờ, đối với các em vừa đi học, các em cũng có ý thức giác ngộ cao, các em cũng rất thích hát quốc ca, coi đó là sự trưởng thành ít nhiều về nhân cách của mình, từ mẫu giáo lên lớp một (dĩ nhiên các em không thể định nghĩa được như vậy), đối với các em cấp 1 nói chung, ưa chạy nhảy nô nghịch, mỗi lần đứng ở sân các em chỉ mong được chơi đùa, cho nên bắt em đứng một chỗ trời nắng chào cờ làm các em mệt nên không muốn hát, tư tưởng là hát cho xong. Các em cấp lớn hơn thì hết tuần với gặp nhau, các em coi ngày đầu tuần gặp gỡ là dịp để trao đổi, và vì liều lĩnh hơn, các em còn không thèm hát, do đó dễ thấy các trường cấp 3 phải có nhạc quốc ca, nếu không chẳng em nào buồn hát. Em đưa ra nhiều ý kiến như vậy cũng chỉ để rút ra một nhận định chủ quan: việc hát quốc ca là quyền lợi nghĩa vụ của một công dân, cho nên, với tư cách công dân học sinh, nếu như em nào bảo là em yêu nước em tự biết, hát quốc ca hay không chẳng quan trọng gì là sai hoàn toàn, như vậy em vẫn chưa thực sự yêu nước, còn em nào bảo là không thuộc bài quốc ca thì thật là đáng buồn thậm chí là đáng xấu hổ và thất vọng, vì thậm chí em còn không biết em là ai, đừng nên đưa ra những nhận xét như vậy, đừng nên cảm thấy nghiêm túc với quốc gia là bệnh hoạn, chẳng có gì phải thất vọng khi mình thực sự nghiêm túc hát trong giờ chào cờ, 5 phút đầu tuần để biết mình đang học tập, làm việc và cống hiến để xây dựng cái gì, không phải là nhiều phải không
 
học sinh bây giờ chào cớ và hát Quốc ca như người buồn ngủ cầu kinh.
Nhiều người thậm chí kô thuộc hết cả bài.
 
nhiều người bây giờ hễ cứ nhắc đến tinh thần , trách nhiệm với quốc gia là họ cảm thấy như một cái gì bệnh hoạn , rỗi hơi ,kể cả người lớn 40- 50 tuổi đầu ! Đúng là cái này có một phần trách nhiệm không nhỏ của ngành giáo dục .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cứ sợ động chủ đề này thì anh với em bách lại bị kết thành một cặp em hát anh khen hay, ngại quá nhưng đúng là lại phải đồng tình một lần là đấy đúng là một điều đáng thất vọng
 
Hôm nay vừa chào cờ ở trường xong./:)
Vẫn loạn như thường.:(
 
thế em thì thế nào , đọc xong mọt series bài ở đây đã giác ngộ chưa , hay là vẫn như xưa ... (anh hỏi vui tí thôi nhé)
 
Bách với Nam không hiểu, dù bọn em có nói thế nào đi chăng nữa thì một việc mang tính hình thức vẫn chỉ là mang tính hình thức, có chỉ trích mọi người đi chăng nữa thì mọi người vẫn ghét nó.

Lấy ví dụ thế này, các dịp giỗ ở trong gia đình. Về lý thuyết thì các dịp giỗ là để tưởng niệm người đã mất, bày tỏ lòng tôn kính với những người đã mất. Ý nghĩa phụ của nó là mọi người trong họ họp với nhau lại để tụ tập, chia sẻ, chơi với nhau. Bọn em có thể chỉ trích là tại sao một dịp đáng nhẽ nó là một hoạt động mang tính trầm lắng, tưởng nhớ mà mọi người lại làm thành như một cuộc vui chơi. Dù có chỉ trích vậy cũng không làm cho ý nghĩa thực sự đối với những người còn sống giờ đó chỉ là một dịp để họ hàng tập họp lại với nhau, để trao đổi những chuyện đã xảy ra trong thời gian không gặp mặt. Những người đã chết cả trăm năm rồi, thực sự có lẽ chẳng còn ai biết mấy về người mà mình đang giỗ, nhất là lớp con cháu trong họ.

Dạy dỗ người khác về ý nghĩa thực sự của hoạt động đó không làm cho mọi người thay đổi các nhìn của mình về việc chào cờ, đơn giản là bởi vì trong thâm tâm, ai cũng biết ý nghĩa của nó là vậy. Nhưng một nghi thức vốn để thể hiện lòng yêu nước giờ đã mất đi ý nghĩa của nó trong những người thực hiện bây giờ rồi. Những hoạt động gắn với việc chào cờ cũng không làm người tham gia quan tâm tới vậy: xếp hạng lớp, tuyên dương ai đó, v.v... Về lý thuyết đi đó là những hoạt động yêu nước, phấn đấu đi lên các thứ nhưng trên thực tế nó không có ý nghĩa như vậy đối với người tham gia. Với mọi người đó chỉ là một nghi lễ dài loằng ngoằng dính dáng tới những thứ mà 90% mọi người không quan tâm và có lẽ không bao giờ quan tâm (trong đầu mặc định là "chả giải quyết được vấn đề gì" khi nghe). Khi một hoạt động mà không có ý nghĩa thì nó chỉ mang tính hình thức, tất nhiên là ai cũng ghét.

Lại lần nữa, việc ghét những việc mang tính hình thức chẳng phải là thiếu nhiệt tình hay là kém ý thức, mọi người ai cũng vậy, nước nào cũng vậy, tầng lớp nào cũng vậy. Quy kết là không yêu nước chỉ vì không hát hay là không nghiêm túc lúc chào cờ chỉ là bé xé ra to thôi. Anh có thể làm như vậy với bất kỳ việc nào.

Đi xe không tôn trọng luật lệ giao thông =>
1.làm nguy cho bản thân => không yêu quý bố mẹ, không tôn trọng công ơn dưỡng dục => bất hiếu với tổ tiên => ăn tàn phá hại
2.làm nguy hiểm cho người khác => không tôn trọng, quý trọng cuộc sống của mọi người => không tôn trọng luật lệ do nhà nước và đảng đề ra => không tôn trọng đảng => v.v...

Người ta không muốn làm không phải là vì họ không tôn trọng cái ý nghĩa của việc chào cờ mà là họ không thích cái cách thể hiện cái ý nghĩa đó. Nếu thích bọn em có thể buồn và thất vọng xả láng nhưng anh không nghĩ là việc thất vọng có chút ý nghĩa gì cả.


@Sơn: muốn tổ chức ra sao à? Câu hỏi là để làm gì.
-Muốn mọi người tham gia đầy đủ: Mọi người không muốn tham dự một hoạt động là bởi vì hoạt động đó không có những cái mà người ta quan tâm, không có lý do gì thu hút họ cả. Cắt bớt các thứ mang tính họp báo đi, thêm các thứ học sinh quan tâm, hứng thú, vậy thôi.
-Muốn mọi người tham gia nghiêm túc (vì ý nghĩa thực sự của nó): chịu, cả quá trình lâu dài làm mòn đi ý nghĩa thực sự của nó rồi, để cứu lại đúng là vô phương.

Những người đi nước ngoài như anh cảm nhận được ý nghĩa của việc chào cờ rõ hơn vì khi chào cờ, mình nghĩ tới những việc nghiêm túc, nghĩ tới quê nhà, rồi mình là đại diện cho nước mình ở đây, cảm thấy tự hào v.v... kiểu vậy nên nghiêm túc lắm. Để học sinh ở nhà cũng nghĩ như vậy lúc chào cờ là việc không thể. Anh chỉ có thể nói tới vậy thôi.

Trên thực tế, nếu bọn em nhớ bài học GDCD thì sẽ biết là lòng yêu nước hình thành theo quá trình gắn bó của mình với đất nước, hình như là lớp 12, anh không nhớ chắc. Quá trình gắn bó thì ai ép nổi.
 
vậy , theo n~ gì anh đang tận mắt chứng kiến thì tại sao học sinh trung học Mỹ dù chào cờ mọi ngày trong tuần , thế là nhiều hơn hẳn ta rồi mà vẫn không cảm thấy việc này là hình thức và chán ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Những người đi nước ngoài như anh cảm nhận được ý nghĩa của việc chào cờ rõ hơn vì khi chào cờ, mình nghĩ tới những việc nghiêm túc, nghĩ tới quê nhà, rồi mình là đại diện cho nước mình ở đây, cảm thấy tự hào v.v... kiểu vậy nên nghiêm túc lắm. Để học sinh ở nhà cũng nghĩ như vậy lúc chào cờ là việc không thể. Anh chỉ có thể nói tới vậy thôi.

Tại sao anh lại nghĩ là ko thể nhờ :-? Em ko biết với các bạn khác thì như thế nào chứ đối với em thì việc chào cờ quan trọng lắm :) Sáng thứ 2 đầu tuần đc chào cờ, xem 1 anh/chị/bạn nào đấy có thành tích cao lên kéo cờ, hát Quốc ca là một việc khá là thích thú. Nhưng ở trường Ams rất bực là ko cho học sinh hát Quốc ca, mà bật một cái băng cát sét rè rẹt, mà nguy cơ là khi băng hỏng thì sẽ ko hát Quốc ca nữa ah :| Ở trường cấp 2 của em (trường Trưng Vương) thứ 2 đầu tuần nào cũng chào cờ rất nghiêm túc, cả trường hát Quốc ca rất to, có 1 người (thầy, cô hoặc bạn Liên đội trưởng) đứng hát bằng mic trên sân khấu nữa. Nói chung là cả trường hát rất hăng say, chào cờ mà ai nói chuyện thì hết h sẽ bị đưa lên trước trường. Rồi sẽ có rất nhiều người cho là cái việc đấy hình thức, nhưng bản thân em là người trong cuộc, và biết các bạn xung quanh đều thấy đấy là việc đáng làm, nên làm, và thực hiện với một thái độ thoải mái.

Có ai nhắc đến SeaGames 22, thì chính em cũng là người đến SVĐ hôm đấy. Xung quanh mình là hàng ngàn người Việt Nam đứng rào rào lên chào cờ và hát Quốc ca. Có 1 chú đứng gần em hát xong còn rơm rớm nước mắt nói với mọi người xung quanh là: 30 năm nay bây h tôi mới lại hát Quốc ca. Đấy mới thấy là hát quốc ca nhiều khi là ko có điều kiện, chứ ko phải người dân ko muốn làm.

Em vẫn nghĩ là một người ko bao h nghiêm túc trong chào cờ, ko thuộc lời bài Quốc ca thì có lẽ ko thực sự yêu nước :) Kể cả khi có người cho đấy là chuyện hình thức đi, thì tình cảm nào cũng nên bộc lộ bằng 2 mặt nội dung và hình thức chứ nhỉ :)
 
vậy , theo n~ gì anh đang tận mắt chứng kiến thì tại sao học sinh trung học Mỹ dù chào cờ mọi ngày trong tuần , thế là nhiều hơn hẳn ta rồi mà vẫn không cảm thấy việc này là hình thức và chán ?
Bởi vì người ta làm trong lớp, học sinh chỉ đứng lên từ ghế của mình, chỉ làm 1 phút thôi, không làm to như mình. Không thành một dịp "tổng kết thành tích" bất đắc dĩ mà không ai trốn được, không tập hợp cả trường lại 1 chỗ, không phải xếp hàng, điểm danh, không bị ghi sổ đầu bài hay đánh hạnh kiểm.


Em ko biết với các bạn khác thì như thế nào chứ đối với em thì việc chào cờ quan trọng lắm
Anh nghĩ em là của hiếm. Anh học ở VN 12 năm 10 lớp khác nhau, toàn trường ngoan cả anh chưa thấy ai cho rằng chào cờ là quan trọng lắm cả.

Em vẫn nghĩ là một người ko bao h nghiêm túc trong chào cờ, ko thuộc lời bài Quốc ca thì có lẽ ko thực sự yêu nước Kể cả khi có người cho đấy là chuyện hình thức đi, thì tình cảm nào cũng nên bộc lộ bằng 2 mặt nội dung và hình thức chứ nhỉ
Anh nghĩ là em đưa ra kết luận hơi quá sức của mình. Vấn đề là ở chỗ bọn em bé vậy, bọn em còn không hiểu yêu nước là gì ấy chứ, bọn em còn chưa bao giờ trải qua cái cảm giác yêu nước nó thế nào. Bởi thế nên em không đánh giá nổi một người thế nào là một người yêu nước.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Xuân Bách đã viết:
thế em thì thế nào , đọc xong mọt series bài ở đây đã giác ngộ chưa , hay là vẫn như xưa ... (anh hỏi vui tí thôi nhé)
Ủa! Như xưa là thế nào hả anh?
Nhầm ai thế?:-/
Em vẫn nghĩ là một người ko bao h nghiêm túc trong chào cờ, ko thuộc lời bài Quốc ca thì có lẽ ko thực sự yêu nước Kể cả khi có người cho đấy là chuyện hình thức đi, thì tình cảm nào cũng nên bộc lộ bằng 2 mặt nội dung và hình thức chứ nhỉ
Yêu nước ko có nghĩa là phải chào cờ nghiêm túc, cái này có lẽ do tính tình, thái độ mỗi người. Mà tuổi học sinh thì chưa hoàn thành nhân cách, chắc chỉ biết yêu nước là có giặc thì ra trận oánh nhau thôi./:)
Còn người chào cờ nghiêm túc chắc gì đã yêu nước. Đứng nghiêm này, giơ tay chào này, hát này, hô khẩu hiệu này, hết h thì lên lớp này..... 1 chuỗi phản xạ có khi là vô thức./:)
Khi thực sự yêu nước, thì ng` ta sẽ thấy chào cờ là 1 quyền lợi của mình, hơn là 1 nghĩa vụ sáng thứ 2...
Dù sao thì ko thể phủ nhận đây là vấn đề mang đậm tính hình thức. Nhưng ko có 1 buổi chào cờ thì lấy đâu ra dịp thể hiện lòng yêu nước của mình, ít ra là vậy. Nội dung và hình thức là ko thể tách rời.:-?
 
Back
Bên trên