Chào cờ và quốc ca

Phan Trường Sơn
(PTS)

New Member
Hôm trước đọc cái này, thấy cũng đáng để suy nghĩ :
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?TopicID=643

Hồi chiến tranh biên giới có câu chuyện có thật : 1 đơn vị trong 3 ngày liền đã phải đổ rất nhiều máu mới treo được quốc kỳ lên ngọn cây trước cửa đồn biên phòng Hữu Nghị, và sau đó là hát quốc ca, trong khi đạn từ TQ vẫn đang bắn sang.

Còn thời nay, không rõ hiện tại ra sao, chứ hồi mình còn học ở Ams thì chào cờ sáng T2 hàng tuần, hồi đầu là bật quốc thiều nhưng chẳng ai hát cả, sau đó là chuyển sang cái băng cát xét, rè rè hát liền tù tì 2 lời, nghe vừa thấy buồn cười vừa thấy chán. Ở dưới học sinh vẫn tán phét ầm ầm. Tổ chức kiểu đó vô nghĩa quá.

Bây giờ nói chuyện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc... vân vân... thì to tát quá. Nhưng dám chắc rằng chẳng có ai khi thấy quốc kì VN được kéo lên, quốc thiều VN được bật lên trong các cuộc thi đấu mà không tự hào cả. Nhất là nếu trực tiếp có mặt ở đó, thì cảm giác phải nói là tuyệt vời.
Vậy mà đôi lúc thấy buồn vì nhiều người VN (không phải tất cả) vô tâm quá. Sáng chào cờ ở quảng trường Ba Đình, ai cũng nghiêm túc, nhưng có nhiều bà thản nhiên ngồi xổm quay lưng lại mà buôn chuyện với nhau, rất phản cảm.
Hồi SG22 lúc VN thua, cờ và băngrôn vứt đầy đường.....
Trong loạt bài trên Tuổi Trẻ Online thấy có người đề nghị chào cờ vào 1 giờ thống nhất trên cả nước vào sáng T2. Chắc sẽ có ai đó cho là rỗi hơi, còn nhiều cách biểu thị lòng yêu nước hay hơn là chào cờ.... nhưng thiết nghĩ, cứ lấy trường hợp yêu làm ví dụ, các anh quan tâm chăm sóc bạn gái chu đáo lắm rồi, nhưng thỉnh thoảng nói "Anh yêu em" thì cũng chẳng thừa đâu, nhỉ:D

Ý kiến mọi người thế nào.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh từ khi rời trường Ams đến giờ tính ra chào cờ và hát quốc ca được vài lần khi ra sân vận động cổ vũ cho đội tuyển bóng đá.

Cái kiểu chào cờ mỗi buổi sáng thứ 2 tại các trường Trung học như Sơn nhắc đến chuối nhỉ? nhưng mà xét thấy mấy anh trên bộ Giáo dục như anh Hiển làm ăn có ra gì đâu, nền giáo dục mãi mà vẫn yếu kém chẳng có mấy tiến bộ, chả trách việc học sinh chào cờ như lấy lệ chứ chả có thực tâm gì cả. Các anh ở trên chỉ yêu tiền thì các cháu ở dưới nó chỉ nghe nhạc UHF thôi, chứ quốc ca quốc kỳ cái gì
 
nói thế có vẻ hơi tiêu cực quá , việc hs không có ý thức , tinh thần gì cả trong khi chào cờ là do lỗi không chịu tu dưỡng của các cháu ấy chứ không thể đem chuyện các bác như bác Hiển béo yêu tiền ... ra để bào chữa được .
Em thấy 2 cái này không liên quan đến nhau mấy .
Nếu giới trẻ cứ nhìn tấm gương của bác Hiển mà noi theo như thế thì bao giờ tiến lên đây , phải không anh ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói chung là học sinh sinh viên bây giờ phải yêu nước theo cái cách học thật giỏi để được học bổng đi du học Anh quốc như bác Hiển, hoặc làm giàu, thật giàu như bác Nghiên để có tiền mua biệt thự trên phố mà khoe với thiên hạ, chứ hát quốc ca quốc kỳ mà đói rách sạch thơm thì để làm gì :D
 
Hê hê bác Hoài, em không có ý định cổ vũ cho phong trào đói rách sạch thơm ạ. Nói chung là các cháu hs thích học tập bác Hiển hay bác Nghiên thì tuỳ, nhưng khi người ta đang chào cờ thì các cháu cũng nên có thái độ nghiêm túc hơn một tí - cái này có thể mở rộng ra thêm cho tất cả các buổi lễ.
Ý kiến của em chỉ có thế thôi ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phạm Đức Hoài đã viết:
Nói chung là học sinh sinh viên bây giờ phải yêu nước theo cái cách học thật giỏi để được học bổng đi du học Anh quốc như bác Hiển, hoặc làm giàu, thật giàu như bác Nghiên để có tiền mua biệt thự trên phố mà khoe với thiên hạ, chứ hát quốc ca quốc kỳ mà đói rách sạch thơm thì để làm gì :D
Này anh thế nếu học giỏi được học bổng du học, kiếm tiền mua biệt thự rồi đến khi chào cờ nói cười bi bô thì là yêu nước à.
Chào cờ không chắc đã yêu nước nhưng đã yêu nước thì nhất định phải nghiêm túc khi chào cờ. Nói thật mấy ông quan chức có tham nhũng hay không cũng chẳng liên quan gì đến lòng yêu nước của mình cả, mà nước nào chả có tham nhũng, đấy TQ vừa bắt được thằng thị trưởng Bắc Kinh đấy, anh bảo 1 tỉ 3 dân bên ấy cũng ko thèm chào cờ nữa à.
 
Chào cờ là 1 biểu hiện văn hoá đấy chứ!
Thật tự hào mỗi giờ chào cờ đầu tuần!
Có phải mấy khi đc đứng dưới cờ mà nghe quốc ca đâu.
(Giọng hát thì ko tả nổi đc rồi, nhưng hát thầm thì vẫn hơn mà :p)
Bây h cứ đi xe đạp qua lăng Bác mình lại bất giác bỏ mũ dưới lá cờ.
Thầy Phức trc là đặc công kể là thầy mà đi qua trg` nào đang chào cờ, cũng dừng xe mà đứg nghiêm chào, ko qua thì thôi, qua thì phải dừng.:-?
 
Cả 12 năm học PT .năm nào nhà trường cũng nhắc đi nhắc lại bài ca " Đề nghị các em hát quốc ca khi chào cờ" vậy mà có ma nào hát đâu? Khi học ĐH ,năm 1 hầu như khóa mình không hát , năm 2 khóa mình quyết tâm làm gương , 500 HỌc viên của khóa đã & đang khơi động được phong trào hát cho 5 khóa của hệ chuẩn , bây giờ chào cờ hát quốc ca hùng hồn lắm rồi .
Ý mình muốn nói ở đây là muốn tạo được thói quen cho mọi người , trước hết phải từ chính mình , dù chỉ có 1 mình mình hát , dù lần đầu có bị chửi là hâm , nhưng bạn không " hâm " lâu đâu , chỉ sau 1 thời gian thì mọi người cũng " hâm " theo bạn thôi mà :)
 
Hát quốc ca, tôn trọng việc chào cờ hay không nó là về ý thức của mỗi người thôi, chẳng liên quan đến ai khác cả.

Khi một người cảm thấy quốc ca, hay chào cờ chẳng liên quan gì đến người đó cả, thì họ không cảm thấy cần phải yêu quý, trân trọng cái đó. Việc hát không quan trọng, việc chào không quan trọng, cái quan trọng là thái độ của người đó tại thời điểm đó. Có thể trong lúc đó, họ sống trong cái cộng đồng ấy, mà quên đi mình chính là người của cộng đồng ấy, mình là "người Việt Nam". Nếu họ không tôn trọng cái điều đó, thì cũng như họ không tôn trọng chính bản thân mình, chính cái mà mình là một phần của nó.

... đôi khi, người ta phải đặt mình vào một số vị trí, hoàn cảnh nào đó, mới biết, hiểu, và trân trọng cái mình đang có ...
 
Nhân chuyện quốc ca, có vụ này khá buồn cười, đối với anh.

Sáu năm trước, có trận Hung đá với Moldavia. Tuyển Hung hôm đó cực đuội, chịu thủ hòa 1-1 với Moldavia là xứ mà hồi xưa, khi Liên Xô còn tồn tại, hình như không có câu lạc bộ nào được tham gia giải ngoại hạng? Thật là muối mặt cho mấy vị Puskás, Hidegkúti... của đội "túc cầu vàng" của Hung thập niên 50, từng làm mưa làm gió trên thế giới (Huidegkúti đã mất, còn Puskás, "cây ghi bàn vĩ đại nhất của mọi thời đại", thì lâu nay vẫn phải nằm ở phòng cấp cứu hồi sức vì sức khỏe quá yếu, 79 tuổi rồi).

Nhưng cái hay không phải ở đấy. Mà ở chuyện khi hai đội xếp hàng chào cờ, bọn Moldavia đã sửng sốt và ngơ ngác vì thay bằng quốc thiều xứ này, người ta đã cử quốc thiều... Romania! :)

Trận đấu kết thúc, sau khi đã cáo lỗi phái đoàn Moldavia, các vị chức trách cho các phóng viên báo chí nội địa hay: không ai trong số họ biết mặt mũi quốc ca Moldavia ra làm sao; khi lục được một cái đĩa hát cũ rích trong kho, vỏ đề chữ "Moldavia", thì họ đã cho bừa lên mà không cần kiểm tra (vì có kiểm tra cũng chẳng biết được!). Chẳng biết tay thủ kho nào tắc trách đã cất nhầm vỏ đĩa...

Chuyện rõ là bậy! May là Moldavia là xứ yếu (ít ra là yếu hơn Hung) và bây giờ thế giới đang sống ở thời "hòa dịu". Thử tưởng tượng một trường hợp tương tự, với "ông anh cả" Liên Xô chẳng hạn, vào thập niên 50, xem sao? Chắc Hung không còn trên bản đồ thế giới rồi...

L.
 
Theo em biết thì năm 50, Cộng hoà XHCN Moldavia là 1 nước thuộc LX mà.:-/
Làm gì có quốc ca riêng.:-?
 
Um , nhiều khi hs đứng chào cờ thấy nhàm chán và mongnos qua bởi vì đây là bắt buộc . Số ít hs chào cờ trong tâm trạng yêu nước lắm :D. Nhưng mừ được cái số đông lúc chào cờ đứng im nhìn cờ ko nói chuyện --> thế là tốt lắm rùi :D
 
Đào Huy Kiên đã viết:
Này anh thế nếu học giỏi được học bổng du học, kiếm tiền mua biệt thự rồi đến khi chào cờ nói cười bi bô thì là yêu nước à.
Chào cờ không chắc đã yêu nước nhưng đã yêu nước thì nhất định phải nghiêm túc khi chào cờ. Nói thật mấy ông quan chức có tham nhũng hay không cũng chẳng liên quan gì đến lòng yêu nước của mình cả, mà nước nào chả có tham nhũng, đấy TQ vừa bắt được thằng thị trưởng Bắc Kinh đấy, anh bảo 1 tỉ 3 dân bên ấy cũng ko thèm chào cờ nữa à.

chú em làm gì mà vặn vẹo anh thế, ý anh là thanh niên ngày nay cần phải yêu nước một cách thiết thực hơn, phải phấn đấu làm cho tổ quốc nở mày nở mặt, phải noi gương bác Hiển ở MOET, 5-6 chục tuổi rồi vẫn còn gắng sức học hành kiếm suất học bổng đi Anh quốc học cho bớt hạn chế về nhận thức;đặng về dựng xây nước nhà, đừng có đua đòi "Xẻ dọc Trường Chinh đi cứu nét ... " như mấy anh Bùi Dũng, Ngọc Tâm ...

Nhân nói đến bọn Trung Quốc, hôm nay là quốc khánh của Tàu, thế mà hỏi mấy đứa Tàu đại lục mới sang học ở Paris mà chúng nó chẳng nhớ quốc khánh Tàu là ngày nào, xem ra tình hình tệ hơn VN mình nhiều
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hic! Năm nào cũng có lễ thượng cờ ở Quảng trường Thiên An Môn, rất trang nghiêm, tự hào. Thế mà VN thì 5 năm mới có 1 buổi đi diễu.....hành./:)
Hỏi thế thì mấy cái mạng tép của Tàu ở nước ngoài ko nhớ quốc khánh có bớt tệ hơn cả nghìn mạng dân Việt biết quốc khánh nước mình mà ko làm gì ko.:|
 
Em hỏi thật, ở đây có ai thuộc lời bài Quốc ca, đọc thuộc lòng trôi chảy ko vấp 1 tí nào ko? :-/
Từ lớp 1 đến h, sáng thứ 2 nào cũng hát Quốc ca, hơn 9 năm roài í nhỉ, thế mà, chưa 1 lần nào được dạy bài Quốc ca 1 cách chính thức, nghiêm túc cả. Nhớ lại cái hồi mới vào lớp 1, thấy các anh chị hát, mình cũng hát theo, chả hiểu hát đúng/sai thế nào 8-}. Nhiều đứa kêu thuộc mà đến khi bảo đọc thuộc lòng cả bài thì ít nhất cũng sai 1-2 chỗ 8-}
Đến bây h, hát QC, nhiều lúc vẫn ko biết mình có hát sai từ nào hay ko 8-}
Muốn học sinh yêu QC và thik hát QC thì cũng phải dạy chúng nó (à, chúng em) hát cho thuộc, cho chính xác đã chứ!
(Trường cấp 1 của em nó như thế nên là em mới vào bon chen 1 phát để kể vs mọi ng`, ko biết các trường khác thế nào. Em có nói sai j` xin mọi ng` lượng thứ :-s)
 
Thì sách âm nhạc lớp 4 có bài QC là bài số 1 mà. Nhưng học đâu, chỉ hát cho có thôi. Coi như ai cũng biết rồi./:)
 
Phạm Vũ Lộc đã viết:
Thì sách âm nhạc lớp 4 có bài QC là bài số 1 mà. Nhưng học đâu, chỉ hát cho có thôi. Coi như ai cũng biết rồi./:)
Không được học là may đấy :)) Hồi lớp 4 vào đội anh phải học đi học lại bài đấy. Có hay đến mấy thì cũng đến phát ngấy thôi:))
 
Đinh Hồng Hạnh đã viết:
Em hỏi thật, ở đây có ai thuộc lời bài Quốc ca, đọc thuộc lòng trôi chảy ko vấp 1 tí nào ko? :-/
Từ lớp 1 đến h, sáng thứ 2 nào cũng hát Quốc ca, hơn 9 năm roài í nhỉ, thế mà, chưa 1 lần nào được dạy bài Quốc ca 1 cách chính thức, nghiêm túc cả. Nhớ lại cái hồi mới vào lớp 1, thấy các anh chị hát, mình cũng hát theo, chả hiểu hát đúng/sai thế nào 8-}. Nhiều đứa kêu thuộc mà đến khi bảo đọc thuộc lòng cả bài thì ít nhất cũng sai 1-2 chỗ 8-}
Đến bây h, hát QC, nhiều lúc vẫn ko biết mình có hát sai từ nào hay ko 8-}
Muốn học sinh yêu QC và thik hát QC thì cũng phải dạy chúng nó (à, chúng em) hát cho thuộc, cho chính xác đã chứ!
(Trường cấp 1 của em nó như thế nên là em mới vào bon chen 1 phát để kể vs mọi ng`, ko biết các trường khác thế nào. Em có nói sai j` xin mọi ng` lượng thứ :-s)
Anh này,chẳng lẽ lại type ra thì cũng bảo là copy, nhưng anh nghĩ không ít đâu, chả có gì khó cả.
Bài Tiến quân ca có mấy dị bản, khó có thể nói cái nào là sai hay đúng. Mỗi bản ứng với một thời kì khác nhau. Còn bản chính thức được dùng làm quốc ca có dạy như mấy bạn ở trên nói rồi đấy :p Nhưng nhiều chỗ người ta cũng hát thành bản khác lắm.
 
Back
Bên trên