Chapter 3: Sinh vật-một thứ
Ánh nắng rực rõ chan hoà trong mùi máu tanh nồng. Màu sữa trắng quyện vào màu đỏ tươi tạo cảm giác thật ấm áp, và cũng thật mát mẻ. Cái cảm giác có mùi mật ong hoà tan trong thữ dung dịch đặc sệt vô hình ấy đã đánh thức nó dậy.
Mắt mở he hé để quen dần vớI màu chói chang qua khung cửa hình chữ nhật to sụ ngay bên cạnh. Qua cái làn ranh nhỏ xíu, loè xoè những tóc và lông mi, nó chẳng thấy được cái gì rõ ràng cả. Một cái cột mờ mờ ảo ảo, cũng có thể không phảI là cái cột, ở trước mặt. Một cái đống bầy nhầy, không rõ là ngườI hay thịt cũng ở ngay trước mặt. RồI cả đến một cái màu loang lổ chỉ đen và trắng cũng ở đó, cách mũi nó vài centimet. Nó còn thấy nhiều thứ lắm: một cái, hình như là súng, ở xa xa trên đầu nó, mấy cái nhoà nhoà hình như là cây xương rồng, nó nghĩ sa mạc này cũng giống ở New Mexico, rồI mấy con kênh hẹp, cũng đủ nhoè để nó biết là hẹp, vài…Nó nhắm mắt lạI, rồI cố mở căng lần nữa để nhìn cho kỹ hơn. Một khung cảnh khác trước mặt nó, vẫncứ nhoè như thế, nhưng những thứ trước kia bây giờ không còn là như thế nữa, mà là thế này. Nó cũng chẳng biết cắt nghĩa cái như thế là cái gì, mà thế này là cía gì…Màu mật ong thiếu máu đã vắt kiệt những giọt thuỷ dịch trong hai cái được bọn nhà văn gọI là “vết đạn tình yêu”…
Nhưng nó vẫn nhớ cái gì đã gọI nó dậy. Chính cái đó đã kéo nó khỏI cái hiện thực nó đang mắc phải. Cái đó ở rất gần đây…Dâu? Nó vẫn biết là ở đây, nhưng mà ỏ đây là đâu? Cũng có thể là mơ, mà cũng có thể là tưởng tượng…không có khái niệm về hai cái đó…chỉ biết là: không hiện hữu thì không là thật…Hình thể ư? Nó nghĩ đó mớI là tồn tạI, chứ gì mà “Cognito ergo sum”, gì mà “To be or not to be” ? Những cái đó mà cũng được lưu lạI để bọn nó phảI nhồI vào đầu ư ? Nhảm !
Nó lè lưỡi. SợI dây leo đã bắt đầu khô cằn quanh mép nó. Nó cảm thấy nó đói. Nó cảm thấy nó khát. Nó cảm thấy nó đang thèm được sống. Nghĩa là nó đang muốn nó,chứ không phảI ai khác, được nuốt ừng ực cái dòng ngọt ngào quý giá kia vào thẳng dạ dày. Nó thèm lắm…
Nó cảm thấy tay chân rã rừi. Cơ bắp giật lên từng cơn. Khuôn mặt nó mỏI nhừ. Hai mép như bạnh ra, nhão nhoét. Hai má nó, nếu nó còn có má, lạI co cứng lạI, đến mức nó cảm thấy như tất cả trọng lượng cơ thể đều dồn về hai cái khốI thịt cứng như đá đó. Mặt nó đau nhức, da nhăn nhúm lạI, co kéo nhau như một miếng vảI bị con chó hoang gặm xé nhừ ra. Cái lưỡI mềm oặt của nó cũng co, cũng kéo, cũng đơ ra giữa hai hàm răng đang mở rộng, không thể nào khép chặt lạI được. Tay chân co quắp như cái bào thai ngâm nước táo ở trường ĐạI học Tổng hợp Kensington, nó cảm thấy được nỗI khốn khổ của con ếch, con khỉ hồI nó làm thực nghiệm Galvani. Nó thấy mình còn thấp hèn, nhục nhã hơn bọn chúng. Nhưng nó vẫn thấy vui, cho cái bản thân của nó. Nó ngộ ra, giữa dòng điện 10000 volt, một điều cốt yếu: không có gì quý hơn chính sự sống, không sự sống nào quý hơn sự sống nào, và sinh vật hoàn hảo nhất là sinh vật phi sinh vật!
Tự thoả mãn vớI những chân lý lạ kỳ của mình, nó vừa tự thưởng cho mình những giọt vang đỏ nồng cháy chảy tràn trên cái sàn thép thiêu đốt đang nước chín dần từng mảng thịt của nó. Hơi đặc, có vẻ như cái gã ngồI cũng xe vớI nó là con nghiện rượu, máu sặc mùi alcolhol, nhưng cũng vẫn còn đủ để nó mở đôi mắt ra nhìn những bình máu cao 2 met đang quất hai cái roi điện mỏng tang như hai sợI gân ngón tay lên lưng nó. Máu cũng túa ra, nhưng ít thôi, bởI nó đã không còn máu nữa, chỉ còn những dòng chất sền sệt mà nó biết chắc chứa đầy những muốI, đất, dầu, mỡ, và hemoglobin. Cái dòng dưỡng chất đó làm nó thấy khó chịu, làm nó tê liệt hai cánh tay, như kim chích. Những khi lên cơn, chí có kiến, không có máu, cơ bắp được những dòng kiến chạy dọc chạy ngng từng thớ thịt, lạnh hơn Omyakonsk…
Cả bọn bị lùa khỏI xe, như những con chó săn được chủ yêu quý nhất. Những vết thương lập tức khép miệng. Không còn một giọt máu-mỡ nào chảy khỏI được “miếng xi” màu nâu đỏ đang sệt dần. Nó vẫn thấy tiếc cái sàn xe nóng bỏng. Nhưng gió đã thay nó liếm sạch những chút gì còn sót lạI. Cánh cửa vẫn mở toang…
Những cái dùi cui điện thi nhau giáng xuống đầu nó, nhẹ thôi, nhung mà buốt. Cơ thể nó nhúng trong bể điện cả ngàn volt. Cơ bắp lạI co, lạI giật. Nó lạI là con ếch. Bốn bề chỉ toàn là thép. Những lá thép nhỏ nhỏ gắn liền vớI nhau. MỗI mảnh rộng không quá bàn tay dứa trẻ con. Những mảnh thép nốI vớI nhau bằng vài chục chiếc đinh tán, nhâp nhô trên cái mặt nhẵn nhụI đó như những cái mụn trứng cá, xám ngoét. Bốn bề chẳng còn gì hơn.
Chính giữa căn phòng. Hay cái lon đồ hộp khổng lồ đây? Liệu có bao giờ ngườI ta làm một lon đồ hộp mà lạI có cái cột dài ngoằng ở gữa không nhỉ? Dễ lắm, nếu như đó là cái bẫy hầm của mấy đứa trẻ con khu ổ chuột, cái từ mà nó học được ở những quyển ký sự mục nát trong thư viện, chứ cứ theo những gì miêu tả trong tập giấy nát toét đó, thì dinh Tổng tư lệnh cũng chỉ như cái lán gỗ ọp ẹp của thằng cha Tom nào đó. Nó nghĩ vậy chứ dù bọn chuột G.I có kê nguyên khẩu cá nhân Pamela AB31-HE vào giữa hai kẽ răng, nó cũng không dám thốt ra. Ngài Tổng tư lệnh là vị thần, là quền lực tốI cao và duy nhất. Nó không dám bôi nhọ ngài. Như một thằng nô lệ…
Mắt nó mở căng. Dòng điện làm giúp nó điều đó. Và nó thấy hết, không chừa một thứ gì. Cái đinh khổng lồ kia chính là cực hồ quang. VớI xe thiết giáp thờI nay, thì đó chả là cái gì, bất quá như khẩu phun lửa ngày xưa, hồI đầu Thế chiến, bọn Mỹ dùng để bắn vào quân Liên bang mà thôi. Nhưng vớI cái mảnh da trần trên ngườI nó, dù đã đen kịt những máu và muốI, nó nếm thử rồI, mặn chát, thì vẫn đủ sức tước đoạt của nó quyền thiêng liêng nhất mà ngài Tổng tư lệnh đã tuyên bố: “Quyền được tự do giết trong khuôn khổ pháp luật”. Nó thì chả giết ai đâu, bất quá thì chỉ mớI có mấy thằng khốn ghẹo nó ở Vườn sinh vật Quốc gia bị đem bỏ nồI ninh nhừ mà thôi. Mà bữa đó nó cũng ăn khoẻ thật, chỉ có hơn chục ngày mà năm cái nồI hầm to như thùng đựng súng đã hết nhẵn. Chắc do lòng căm thù.
Nó cố tưởng tượng lạI cái vị của món hầm hôm đó nhưng vẫn không thể nhớ ra được: mặn, ngọt, hay là cay đây? Những dòng điện quét qua quét lại bộ óc chín nhừ của nó. Chắc quên thật rồi. Nó thở dài. Nhè nhẹ ngồI bệt xuống mặt sàn.
Da thật! Là da thật! Nó định dụI mắt để nhìn kỹ hơn, nhưng hai cái que bằng điện chặn mí mắt không cho sụp xuống. Kệ, dù sao nó cũng nhìn ký là da thật rồi. Ban đầu nó lạI nghĩ là thép cơ đấy. Thế tường thì sao nhỉ ? Hoá ra miếng thép nó tưởng là da trẻ con lạI là thật. Nhưng là da tay ngườI lớn, bị điện đốt nhiều quá nên hoá xám xịt cả lại. Nó nghĩ mình chắc cũng sẽ được dấn lên cái lồng chim khổng lồ này…
Nó thu hết tàn lực, cố kéo sụp hai vành mắt xuống, để rồI dòng điện giữ nó ở đó mãi mãi. Không thể mở ra…mãi mãi…..mãi mãi…
-Mày có đứng dậy không?
Nó thấy lạnh toát đầu. Và cái roi đập thẳng từ gáy qua đôi môi khô nẻ. Mặt trờI vẫn nắng trên cao.
Chỉ là giấc mơ của mặt trời. Nó vẫn còn sống…