Cốm... mùa thu... buồn

Trần Minh Anh
(macon)

Thành viên (sai email)
Nhìn những gánh xốm cô bán ngoài đường, lòng lại thấy buồn... mùa thu với tôi là một mùa buồn... lá rơi ngòai đường.. những cơn gió hun hút đi qua những con phố nhỏ nhà tôi ... Dường như mọi ngày buồn đều xảy ra vào màu thu...

Gánh cốm cô gánh.. xanh mướt.. tôi khoái ăn côm.. lúc đầu ko ngon.. nhưng khi cảm nhận cốm bằng đầu lưỡi dường như vị ngọt thơm thanh tao mới được tỏa ra...
Tôi yêu cốm là vì vậy... Tôi thử cốm bốc một nắm lên lòng bàn tay.. ăn từ từ cô hỏi tôi sao không ăn nhiều.. tôi chỉ muốn ăn vài ba hạt cốm... ko phải vì tôi muốn tiết kiệm cho cô... tôi chỉ muốn thử thôi cô ạ..Đối với tôi.. tôi chỉ cần có thế...

Cốm - mùa thu - buồn

Bánh cốm Hàng Than


Nhắc đến phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm. Mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách. Với những bí quyết riêng, món đặc sản này không thể thiếu trong gói quà gửi người xa xứ, cưới hỏi, giỗ chạp.

Người Hà Nội xưa đã nghĩ ra nhiều cách để thưởng thức cốm, cốm luyện với thịt nạc, giã ra, rán lên làm chả ăn với cơm gạo tám thơm. Cốm xào với đường kính trắng, giữ được lâu đến hàng tuần. Lọc bột đao pha đường trắng rồi thả hạt cốm vào, đun lửa sôi lên thành ra món chè cốm để ăn tráng miệng vừa ngọt lại vừa thanh… Cuối cùng, ông tổ dòng họ Nguyễn Duy ở phố Hàng Than mới nghĩ thêm ra cách đem sấy khô hạt cốm, chế ra món bánh cốm.

Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị bánh cốm thì lại khác với bất kỳ loại bánh nào. Cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn.

Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm, quy trình không kém công phu. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như quy trình sản xuất cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại, hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo.

Thường cứ 1 kg cốm đong khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm.

Thứ nữa là khâu làm nhân bánh, muốn bánh ngon, dứt khoát phải chọn thứ đỗ vàng lòng, xanh vỏ. Đậu xanh được chọn là đậu ngon của vùng Thái Bình, Hà Bắc, Sơn La, còn các loại khác có thể dùng được nhưng chất lượng bánh không ngon và để lâu sẽ bị thiu. Có đỗ rồi, ta đem xay, ngâm, đãi vỏ để nấu tựa nấu cơm, cơm đỗ phải vừa chín tới, không nát không sượng, thật thơm và tơi, người làm bánh thường gọi là “xuê”. Đỗ đã “xuê” được cho vào cối giã mịn, rồi lại ngào đường với nước, cứ một kg đỗ thêm 1,2 kg đường kính, đun nhỏ lửa cho đến khi đỗ đạt độ khô dẻo thì cho thêm các thứ phụ gia, như mứt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi… đảo đều rồi đem gói.

Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng thứ cốm đã nấu bọc ra ngoài. Dùng lá chuối non, hoặc giấy ni-lông gói lót để giữ thành bánh cho vuông. Tiếp đến gói vỏ ngoài cũng bằng lá chuối xanh, bẻ cho góc cạnh đều nhau, đặt nhãn hiệu ngoài cùng, rồi lấy lạt giang đã nhuộm đỏ buộc thành hình chữ thập, sau đó lại buộc 5 chiếc một cho tiện việc mua bán, chuyên chở.

Hiện nay, cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm, đều dùng chữ “Ninh”. Nhưng Nguyên Ninh là hiệu bánh cốm gia truyền, được nhiều người ưa chuộng.

(Theo Hà Nội Mới)
 
Mùa thu nhớ bánh cốm Hà Nội thật... :)
Ngày xưa bánh cốm gói trong lá chuối, bánh thì to mà nhiều lá, mở hết lớp này đến lớp khác mới đc miếng bánh mỏng, mềm và thơm nức mũi... Ngày nay bánh đc để trong hộp giấy sơn phết xanh đỏ theo kiểu lá chuối và lạt đỏ :| theo đúng truyền thống trông thì to mà bánh thì nhỏ, nên hộp giấy cũng phải thật to... lắc lắc thấy miếng bánh bên trong, cảm giác... cứ thế nào :| Bánh thì thơm nhưng thơm mùi nước chuối nhân tạo, vị cũng ngọt mà hình như ngọt đg hóa học, màu xanh xem chừng cũng chưa chắc đã là xanh cốm già... Ăn 1 cái để lấy vị mùa thu thì còn ăn hết đc 1 cái :|
Nhớ bánh cốm ngày xưa...
 
Đúng rồi chị ạ..
Bánh cốm ngày nay mang đậm tính CN nó không còn như cái hồi bánh cốm thơm dẻo ngày xưa.. thủa em còn bé xíu...

ỦA có ai giứoi thiệu vài món về cốm luôn đi ạ;)
 
Ôi em ko thích bánh cốm tẹo nào, chắc tại ko có cơ hội được nếm thử bánh cốm ngày xưa như chị Vân, mà bây giờ cũng chỉ khi nào có đám cưới đám hỏi mới thấy ng` ta dùng bánh cốm chứ bt có thấy đâu :|

Còn đây là 1 món liên quan đến cốm nè:

Tôm lăn cốm chiên giòn


Dịp cuối tuần, bạn có thể trổ tài với món tôm lăn cốm chiên giòn. Món ăn có vị ngọt của tôm, vị béo và thơm ngậy của hạt cốm chiên.

Nguyên liệu:

- 500g tôm loại lớn
- 250g cốm dẹp
- 250ml dầu
- 1 muỗng cà phê muối tiêu
- Đầu hành lá chẻ sợi dùng trang trí.

Thực hiện:

1. Tôm rửa, thấm khô, bóc vỏ + bỏ đầu + chỉ đen trên lưng, chừa đuôi. Dùng mũi dao xẻ dọc dưới bụng tôm từ đầu đến đuôi (đến phần vỏ của đuôi thì dừng lại). Uớp muối tiêu, để ngấm 30 phút.

2. Cho một ít cốm trong lòng đĩa.

3. Nấu sôi dầu, lăn tôm qua cốm, cho vào chiên ngập trong dầụ Chiên vàng tôm và cốm trên lửa vừa, không chiên quá lâu tôm và cốm sẽ cứng lại, không ngon.

4. Bày tôm lăn cốm chiên giòn ra đĩa, trang trí đầu hành lá, dọn dùng nóng với tương ớt

(nguồn:VnExpress)
 
Nào tranh thủ post... sắp vào năm học rồi chị ko lang thang đc nhiều nữa :)
Chè cốm
Pha bột sắn với nước và đường (tỉ lệ chả nhớ bao nhiêu, hình như 3 thìa bột sắn, 3-4 thìa đường với nửa lít nước, nếu thiếu ngọt thì thêm đường, đun lên mà thấy loãng thì thêm bột :p) Quậy đều, đổ vào nồi đun đến khi bột chín, tắt bếp rồi thả cốm vào nguấy đều, thế là xong. Chị thường làm theo cách này thì hạt cốm vẫn còn nguyên và ko bị phai ra nước bột sắn, hương vị cốm vì thế mà còn rõ rệt. Nếu cho cốm vào ngay từ đầu rồi mới đun thì cốm phai màu ra nước bột sắn thành ra hơi xanh xanh, hạt cốm lại bị đun lâu nên mềm quá, nở bung ra mà lại ko còn dẻo và còn rõ vị cốm lắm. Nhưng cũng có thể có bí quyết nào khác mà chị chưa biết, ví dụ như xào sơ cốm rồi mới cho vào bột sắn hay là gì đó (đoán mò thôi)... Ai biết thì chia sẻ nhé
 
(Chè) cốm kho (hay là xào)

Chị nhớ tỉ lệ 1-1 nghĩa là 1kg cốm thì trộn 1kg đường, nhưng ko chắc lắm, cái này ai làm nhiều có kinh nghiệm sẽ tự rút ra tỉ lệ như ý, nếu cốm tươi thì chắc ko cần cho thêm nước, cốm khô thì phải trộn thêm nước cho cốm mềm ra. Hỗn hợp trên với 1 thìa dầu ăn cho lên bếp đảo đều tay, đến khi các hạt cốm vừa chín tới, đạt độ mềm dẻo dính đều với nhau là đc, nếu còn hơi nhão thì xào thêm một tí nhưng đừng để cháy nhé :p Có thể cho thêm 1 tí vani hoặc dầu chuối cho thơm. Cốm đã xào chín cho ra đĩa tròn đắp thành hình khum khum, rắc chút dừa nạo lên trên, để nguội, khi ăn cắt miếng vào giữa tâm. Món này để lâu đc nhưng phải quấn nilon bọc thức ăn chằng chịt :)) nếu ko thì cốm bị khô và cứng ngay
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chả cốm

Món này chị đã thấy nhà chị và nhà đứa bạn làm khác nhau rồi, cứ post 1 cách lên rồi chúng ta cùng thảo luận nhé :D

Nguyên liệu:
- Giò sống
- Mỡ miếng thái hạt lựu thật nhỏ
- Cốm
Cách làm:
- Trộn giò sống với mỡ và cốm thật đều rồi nặn thành viên dẹt dẹt. Khi nặn nhớ chuẩn bị bát dầu ăn bên cạnh để thoa tay vì giò sống rất dính. Xếp các miếng chả lên đĩa rồi cho vào lò nướng sơ cho hơi hơi chín (hoặc hấp cách thủy - độ 5min) Sau đó cho ra chảo rán vàng 2 mặt. Ăn với xôi hoặc cơm đều ngon. Măm măm ôi thèm quá :((
Nhà bạn chị thì lại làm với thịt băm hoặc là một phần giò sống, 1 phần thịt băm, nên ăn như chả thịt - chị thích làm với giò hơn, ăn giòn giòn giống như chả.
 
Ối, em cũng thích ăn chả cốm lắm, nhg mà thích nhất là chả mực ;;) , chả quế cũng được :)

Cháo cốm hải sản

Nguyên liệu:

500gr mực, 500gr phi lê cá lóc, 50gr tôm, 50gr thịt nghêu, 1/2 chén cốm xanh, 250gr xương heo, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê đường, dầu ăn, tỏi xay, hành, ngò, tiêu.

Thực hiện:

- Xương heo rửa sạch, hầm với 4 chén nước (khoảng 30 phút) để lấy nước dùng. Lọc bỏ cặn. Tôm lột vỏ. Mực, cá rửa sạch, thái hạt lựu to.

- Đun nóng dầu, phi thơm tỏi. Cho mực, tôm, nghêu vào xào, đảo đều tay. Nêm bột nêm, đường vừa ăn. Đổ nước dùng vào nấu vừa sôi, cho cốm xanh vào, khuấy nhẹ. Nếu thêm khoảng 10 phút.

- Khi cháo cốm nở đều, cho cá vào. Múc ra tô, Rắc tiêu, hành và ngò. Món này dùng nóng.

(theo TT&GĐ)
 
Chị Vân post rồi nhg em post lại CT ở trên mạng để mọi người so sánh nhá :)

--> Chả cốm

1. Nguyên liệu :
200g giò sóng
200g cá thát lát
Đầu hành trắng băm nhuyễn
1 bát cốm xanh

1 chai tương sốt xí muội
Gia vị : nước mắm, tiêu, dầu ăn
Xà lách búp.

2. Thực hiện :
Quết giò sống với cá thát lát, dầu hành. Cho nước mắm, tiêu vào quết chung cho đến khi hỗn hợp dẻo và dai. Ép chả thành miếng vuông (ảnh 1)
Lăn chả qua cốm (ảnh 2)
Dầu nóng, thả chả vào chiên, vớt ra, để ráo dầu (ảnh 3)

3. Thưởng thức :
Bày chả cốm ra đĩa xà lách, dùng kèm với tương sốt xí muội.

4. Mách bạn
Để chả không bị dính khi ép miếng, trong lúc quết chả, bạn cho thêm vào 2 thìa dầu ăn.
Muốn ép chả thành miếng vuông dễ dàng, bạn cho chả đã quết vào bao nilon, ép dẹp, rồi dùng dao cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.
Cho dầu ngập chảo và đợi dầu thật sôi mới thả chả vào rán. Như vậy, chả vừa chín vừa giữ được màu xanh của cốm.
 
nhà em làm chả cốm khác cơ..
trồn thịt xay , trứng , cốm dẹt (non cũng ok :x )
trộn đều (course là có gia vị ^^) rồi nặn thành khoanh lớn nhỏ tùy mình...
rán...
Sau đó thì ... chẹp chẹp...
nhắc lại thấy thèm ;;)
 
Chim câu hầm cốm

172.jpg


Món này tuy cầu kỳ và tốn thời gian một chút nhưng bù lại nó rất ngon và là món ăn sang trọng. Yêu cầu thành phẩm chim phải mềm không nát, nhân không lộ ra ngoài.

Nguyên liệu:

- Chim câu non: 1,2 kg

- Thịt nạc: 02 kg

- Cốm non: 0,1 kg

- Hạt sen, mộc nhĩ, nấm hương, măng khô, hành củ tươi, rau mùi, muối, tiêu.

Thực hiện:

Chim làm sạch, mổ bỏ nội tạng, rút xương, lọc lấy một ít thịt băm nhỏ cùng thịt lợn, ướp muối, tiêu.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch. Hạt sen luộc chín. Miến ngâm mềm, cắt khúc.

Trộn thịt, miến, mộc nhĩ, nấm hương, hạt sen, cốm, hành khô băm nhỏ, muối, tiêu thật kỹ rồi nhồi vào bụng chim, khâu kín.

Măng khô ngâm kỹ, luộc nhiều lần, cắt miếng hơi dày. Cho măng vào nước dùng hầm nhừ, nêm vừa ăn. Cho chim vào hầm cho tới khi thịt chim chín mềm, cho thêm vài sợi miến vào. Bày chim ra bát sâu lòng, kèm với hành hoa trần miến, rau mùi. Ăn nóng.
 
Xôi cốm

152.jpg


Đây là món quà đặc biệt của người Hà Nội dành cho người phương xa. Xôi cốm mang hương thơm đặc trưng của lúa non, của sen mùa thu. Xôi làm bằng cốm và hạt sen - một thứ đặc sản mà chỉ mùa thu mới có.

Muốn có xôi cốm ngon, phải chọn đúng loại cốm hơi già cánh mà chỉ có làng Vòng hay làng Lủ, mới làm nên đĩa xôi thơm ngon, dẻo ngọt.

Để có được những hạt cốm dẻo, mềm, người trong nghề phải gặt từ lúc lúa nếp đơm bông còn ngậm sữa, đem về tuốt hạt, sàng sẩy bỏ hạt lép, hạt kẹ, rồi đem đãi sau đó hong khô. Cầu kỳ và khó nhất là kỹ thuật rang cốm, đây là bí quyết của nghề làm cốm, lửa rang cốm để nhỏ liu riu, rang từng mẻ nhỏ, giữ lửa cháy thật đều trong vòng 30 phút, thóc từ mầu xanh non chuyển dần sang mầu mỡ gà vàng óng, mới cho vào cối giã. Qua bảy, tám lần giã, hạt cốm mới đủ độ mềm, dẻo, thanh mảnh lại, và giã tới khi hạt cốm chuyển sang mầu xanh non là được. Mẻ cốm hơi già lửa, lại giã non chầy thì đó là cốm già cánh.

Muốn đồ xôi cốm, vẩy nhẹ một chút nước ấm để cốm mềm hơn, cho vào chõ, đồ cách thủy, lấy đũa thông nhẹ vài đường từ trên xuống để hơi nhiệt tỏa đều. Khi hơi nước bắt đầu bốc là xôi vừa chín tới, không để quá lâu xôi bị nát, mất hương vị cốm, hạt xôi chín tới, nở đều và mềm, dẻo. Hạt sen đem ninh nhừ, giã nhỏ trộn với xôi cốm vừa đồ, rắc thêm chút đường, có vị ngọt mát, đôi ba thìa mỡ gà vàng óng, béo ngậy, trộn thêm những sợi dừa nạo trắng.

Mầu xanh non của cốm, mầu trắng ngà của hạt sen, điểm xuyết lấp ló mầu trắng sữa của dừa trông thật hấp dẫn, nhìn đã thấy mát mắt, mùi thơm ngan ngát hương lúa đồng quê, thêm vị đậm đà bùi bùi, béo ngọt, khi ăn có chút sậm sựt nhẹ của những sợi dừa...

Sáng sáng, vừa thức dậy chỉ cần nghe giọng rao ngọt lịm, lảnh lót của cô bán hàng xinh xinh: "Ai xôi cốm đây..." đã như thấy hương thơm của cánh đồng lúa đang tỏa trong tiết trời mùa thu man mát...

(Theo Nhân Dân)
 
Vịt cốm

230.jpg


Nguyên liệu:

- 4 đùi vịt, làm sạch để ráo

- 50g cốm, vo sạch

- 20g bún tàu ngâm mềm

- 1/2 lạng hạt sen

- 100g đậu Hòa Lan đã làm chín

- Gừng 1 củ nhỏ giã nát

- Một chén con rượu trắng

- Nước dừa tươi đủ để ngập thịt

- Tỏi băm nhuyễn

- Tương ớt, muối tiêu, đường, dầu ăn

Thực hiện:

Trộn gừng với rượu, thoa vào đùi vịt, để 5 phút, xả sạch. Ướp đùi vịt với tỏi, muối, tiêu, đường, để 30 phút cho ngấm.

Hấp đùi vịt chín, vớt ra. Cho vào chảo dầu nóng chiên vàng để ráo dầu, chặt mỗi đùi làm 3 khúc.

Luộc chín hạt sen.

Đổ nước dừa vào đùi vịt, hầm mềm. Nước cạn sền sệt thì cho hạt sen, đậu Hòa Lan, bún tàu vào, nêm gia vị vừa miệng.

Cốm hấp chín. Xoa một ít dầu ăn vào lòng bàn tay rồi vo cốm thành từng viên cỡ quả táo ta.

Khi ăn, xếp thịt vịt ra đĩa theo hình đùi vịt xen lẫn hạt sen, đậu Hòa Lan, bún tàu rải dọc cho hấp dẫn, cốm xanh xếp chung quanh rồi rưới nước hầm phủ lên trên.

Ăn nóng với tương ớt.
 
Trần Minh Anh đã viết:
nhà em làm chả cốm khác cơ..
trồn thịt xay , trứng , cốm dẹt (non cũng ok :x )
trộn đều (course là có gia vị ^^) rồi nặn thành khoanh lớn nhỏ tùy mình...
rán...
Sau đó thì ... chẹp chẹp...
nhắc lại thấy thèm ;;)
Thế thì chả nhà em ăn giống nhà bạn chị làm, có vị thịt (hơi giống chả viên ăn bún chả?)
Như chị làm thì ăn như chả hoặc giò ý vì làm bằng giò sống mà
Khi nào em thử xem ;)
 
các vị nhớ nhà, nhớ cốm, nhớ bún đậu mắm tôm, mơ tưởng đậu phụ mơ... thế mà vị thì ở Pháp, vị thì ở Đức, thế là sao nhỉ? :-?
 
thế mới thèm, ghét box này quá, càng đọc càng thèm :(( lâu lắm ko được ăn cốm :((
 
Nguyễn Lý Hiền Nga đã viết:
các vị nhớ nhà, nhớ cốm, nhớ bún đậu mắm tôm, mơ tưởng đậu phụ mơ... thế mà vị thì ở Pháp, vị thì ở Đức, thế là sao nhỉ? :-?
?
thật sự là ko hiểu câu hỏi của chị lắm...
Ở nước ngoài thì mới thấy nhớ VN, nhớ món ăn VN chứ? ^^
 
Nguyễn Mỹ Hạnh đã viết:
thế mới thèm, ghét box này quá, càng đọc càng thèm :(( lâu lắm ko được ăn cốm :((
óe hôm nay e đọc một bài về chả cốm ^^ lại chả cốm..
Giải thích tất cả về mí món chả cốm luôn ^^

Chả cốm

010.jpg


Khi tiết trời chuyển từ hạ sang thu, cũng là lúc người dân thủ đô được thưởng thức hương vị của cốm, món quà quê dân dã, chỉ xuất hiện một lần trong năm, mỗi lần kéo dài 2-3 tháng.

Khoảng vào đầu tháng 8 âm lịch, những người nông dân ở ven đô, lại cho cốm vào hai cái thúng và gánh tỏa đi khắp phố phường Hà Nội với tiếng rao "Cốm ơ...ơ...!". Người dân mua cốm về ăn hoặc chế biến các món ăn như: chè cốm, xôi cốm, kem cốm, kẹo cốm, chả cốm...

Chả cốm là món ăn rất khác so với chè cốm, xôi cốm ở hương vị và cách chế biến. Nguyên liệu để làm món ăn này có cốm, thịt, giò sống. Cốm thô (cốm sống) gồm 3 loại: cốm đầu mùa (cốm lá me), hạt mỏng, mềm, dẻo thích hợp cho ăn chay hoặc ăn kèm chuối. Cốm giữa mùa dùng để làm chả cốm và cốm cuối nia hạt thường to, dầy, ăn hơi cứng, chỉ phù hợp cho việc nấu chè.

Chọn cốm để làm món ăn là thao tác quan trọng, vì nếu chọn loại cốm không thích hợp sẽ làm chả cốm trở nên quá nát hoặc quá cứng. Thịt trộn cốm nên dùng nạc vai vì trong loại thịt này có mỡ giắt đảm bảo cho chả không bị khô hay bị hao khi rán. Nhiều bà nội trợ còn cẩn thận để 10 phút cho gia vị ngấm. Làm như vậy cũng được song nếu để quá lâu sẽ làm cốm nát, mất ngon. Nặn chả thành những miếng to bằng miệng chén uống nước. Đem miếng chả vừa nặn, hấp cách thủy 15- 20 phút.

Sau khi hấp cách thủy cho chả vào chảo mỡ nóng già, vừa rán vừa lật đến khi vàng đều hai mặt gắp, bỏ vào lá sen non, không bỏ vào đĩa. Để giữ nguyên hương vị cốm, món chả không cho gia vị hành tỏi... Nhiều gia đình cho thêm phẩm hoa hiên để có màu sắc. Như vậy cũng được, nhưng để màu xanh của cốm vẫn hấp dẫn hơn.? Ăn lúc nóng sẽ cảm nhận được cái giòn tan của vỏ bên ngoài, cái dẻo đến dính răng của nhân bên trong, đậm đà của gia vị. Người ăn không chỉ ăn chả mà còn thưởng thức cả hương vị cốm, thoang thoảng hương vị sen.
 

BÁNH CỐM

Nguyên liệu:

- Bột bánh: 200 gr cốm dẹp xanh

- 100 gr đường trắng

Nhân bánh:

- 50 gr đậu xanh cà đãi vỏ

- 50 gr đường trắng

- Nước hoa bưởi

- 50 gr mứt bí, cắt nhuyễn

- Khuôn bánh

- Bao nilon

- Dầu ăn

Thực hiện:

- Nhân bánh: đậu xanh nấu chín, xay nhuyễn, sên đường. Trộn đều đậu xanh, mứt bí, nước hoa bưởi. Chia nhân làm 5 phần.

- Bột bánh: Cốm nhặt sạch, nhúng nước rửa nhanh, đem hấp khoảng 10-15 phút. Nấu 100 gr đường với 50 gr nước cho tan đường, cho ngay cốm đã hấp vào sên, để lửa nhỏ cho đến khi hơi se lại. Tắt bếp, cho 01 lít nước có hương hoa bưởi vào trộn đều, chia 10 phần.

- Đóng bánh: Trải nilon ra thoa dầu. Cho 1 phần cốm vào nilon ép mỏng cho vào khuôn đã được thoa dầu, ép phần bột bánh tải đều. Sau đó cho 1 phần nhân vào khuôn lại tiếp tục ép. Cuối cùng là 1 phần cốm, tải đều phần bột cốm và ép khuôn cho đều.
 
Chè cám và cốm cháy

bản thân em thấy món này lạ lạ...:eek:

Cốm cháy nhấm nháp cùng (nước) chè cám. Cả hai đều là thứ phẩm của cốm và chè. Tuy đây chẳng phải là món quà của người Hà Nội, nhưng mà ngon, ngon đến phải nhớ kỹ, nhớ lâu.

Thứ nước chè uống khi ăn cốm cháy chính là chè Thái Nguyên nhất hạng, nhưng là thứ cuối chảo, không phải là búp chè khô tự co mình lại như những móc câu nho nhỏ, mà vụn như bột. Đấy là đoạn cuối đời của những búp chè non nhất, nên dễ cháy nhất, được giữ lại dùng trong nhà.

Pha theo cách thông thường, nghĩa là chụm mấy đầu ngón tay mà bốc ang áng, nhưng vì là chè cám, nên cái sự ang áng này càng xa chính xác. Nước chè cám vì thế thường đặc, không được trong, và thoảng khét.

Chát thế thì phải có thứ làm dịu lại. Chè tươi thì đã có kẹo lạc, kẹo vừng. Chè móc câu Thái Nguyên nhấm nháp cùng dăm ba hạt mứt sen trần. Nhưng với chè cám, trấn áp cái chát quánh kia phải là cốm cháy.

Thì cũng là thứ cuối chảo. Những hạt non nhất, mềm nhất thường bị cháy, và trở thành thứ cốm này. Nhà hàng cũng để lại dùng trong nhà. Nguội rồi, cốm cháy trở thành cứng, dai, dẻo, và ngọt sắc, đôi miếng còn hơi đăng đắng. Ăn phải dùng dao mà chặt, và cũng không thể ăn nhanh ăn nhiều được. Thứ cốm cháy ngọt mà dẻo này hòa hợp đặc biệt với nước chè cám.
Chè cám và cốm cháy

Cốm cháy nhấm nháp cùng (nước) chè cám. Cả hai đều là thứ phẩm của cốm và chè. Tuy đây chẳng phải là món quà của người Hà Nội, nhưng mà ngon, ngon đến phải nhớ kỹ, nhớ lâu.

Thứ nước chè uống khi ăn cốm cháy chính là chè Thái Nguyên nhất hạng, nhưng là thứ cuối chảo, không phải là búp chè khô tự co mình lại như những móc câu nho nhỏ, mà vụn như bột. Đấy là đoạn cuối đời của những búp chè non nhất, nên dễ cháy nhất, được giữ lại dùng trong nhà.

Pha theo cách thông thường, nghĩa là chụm mấy đầu ngón tay mà bốc ang áng, nhưng vì là chè cám, nên cái sự ang áng này càng xa chính xác. Nước chè cám vì thế thường đặc, không được trong, và thoảng khét.

Chát thế thì phải có thứ làm dịu lại. Chè tươi thì đã có kẹo lạc, kẹo vừng. Chè móc câu Thái Nguyên nhấm nháp cùng dăm ba hạt mứt sen trần. Nhưng với chè cám, trấn áp cái chát quánh kia phải là cốm cháy.

Thì cũng là thứ cuối chảo. Những hạt non nhất, mềm nhất thường bị cháy, và trở thành thứ cốm này. Nhà hàng cũng để lại dùng trong nhà. Nguội rồi, cốm cháy trở thành cứng, dai, dẻo, và ngọt sắc, đôi miếng còn hơi đăng đắng. Ăn phải dùng dao mà chặt, và cũng không thể ăn nhanh ăn nhiều được. Thứ cốm cháy ngọt mà dẻo này hòa hợp đặc biệt với nước chè cám.
 
Back
Bên trên