Đặng Vân Hà
(vanhapooh)
New Member
hay "8 bước dẫn đến thành công"
By GiaoHoang (blog)
Chắc chắn ai mà chả có lúc nào đó muốn được nổi tiếng để được báo chí truyền hình nhắc đến tên mình thường xuyên. Có một cách đấy, rất dễ, đó là sáng tác bài hát và làm ca sĩ. Xin trân trọng giới thiệu Cẩm nang sáng tác bài hát và trở thành ca sĩ hay 8 bước dẫn đến thành công, bản quyền thuộc về ông Giáo Hoàng, cóp py rai tựt 2007.
1. Xác định nhóm đối tượng bạn sẽ nhắm vào
Đây là một bước hết sức quan trọng để xác định xem bạn sẽ bán sản phẩm của mình cho ai. Chọn sai khách hàng thì sẽ rất nguy hiểm như người ta vẫn nói là “không ai bán lược cho sư” cả.
1. Trên 70 tuổi: nhóm này chủ yếu nghe tuồng chèo cải lương và Ký ức thời gian trên VTV là đã quá đủ. Đây là một phân khúc khá khoai của thị trường mà bạn không nên gặm.
2. Từ 55 đến 70 tuổi: nhóm này hiện đang bận chăm sóc cháu do con của mình đẻ ra, vì vậy không có thời gian đâu mà nghe nhạc.
3. Từ 40 đến 55 tuổi: tầng lớp này còn mải mê đi sắm dàn, loa và đổi, lên đời dàn loa hơn là nghe nhạc và thưởng thức nhạc trên dàn loa đó. Nhóm này nhiều tiền, nhưng nghe nhạc chỉ là cái cớ để họ mua sắm loa đài. Không cần quan tâm.
4. Từ 25 đến 40 tuổi: tầm tuổi này đã định hình về gu nhạc, chọn ra cho mình một hoặc một vài loại nhạc yêu thích. Nhóm này cũng phân biệt được rõ ràng các thể loại nhạc và nhìn chung gu nghe nhạc cũng khá nên tóm lại là không nên “they” vào “day”.
5. Từ 20 đến 25 tuổi: bọn này nó nghe nhạc ngoại, nghe quái gì nhạc VN. Bỏ qua.
6. Dưới 20 tuổi: đây mới chính là nhóm đối tượng mà bạn cần nhắm vào. Hội U20 này không hiểu rõ lắm về nhạc, thích những thứ khác liên quan đến nhạc hơn là thích bản thân âm nhạc, vì vậy nhất thiết cần phải sáng tác nhạc cho nhóm này. Đây chính là nhóm bạn có thể khai thác được nhiều lợi nhuận nhất, vì bọn nó tiêu tiền của bố mẹ hơn là tiền tụi nó kiếm được.
2. Chọn nghệ danh cho mình
Mặc dù ai cũng có tên riêng nhưng nhiều khi không nhất thiết là sử dụng tên đó. Nghệ danh là cái tên sử dụng cho hoạt động nghệ thuật, vì là Nghệ nên nghe nó càng vàng vọt sến sến càng tốt.
1. Nếu bạn ở TP HCM: Nhất thiết tên của bạn phải có chữ Trường (Trường gì cũng được, Trường Trung Cấp dạy nghề cơ khí cũng được miễn là không phải Nhuận Trường(!)) hoặc cái tên gì thật lâm ly bi đát kiểu Trung Hoa Hàn Xẻng. Phan Đình Đình, Phạm Đồ Đồ, Phí Văn Văn là những cái tên tuyệt hảo để bạn học tập.
2. Nếu bạn ở Hà Nội: Chớ có dại mà học tập theo kiểu ở TP HCM vì khán thính giả ở đây có trình độ, khá là khắt khe và cộng đồng người Hoa ở đây cũng không nhiều để hưởng ứng những cái tên kiểu như vậy. Dù bạn sáng tác nhạc hay bạn hát, bạn cứ bệ nguyên tên của mình lên như Hồ Ngọc Hà, Hồ Quỳnh Hương là được. Nếu tên của bạn không hay lắm nhưng lại có nguyên âm, hãy viết tắt lại kiểu HAT. Còn không, cách lựa chọn tối ưu nhất là chỉ lấy tên đệm và tên chính kiểu Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam…vv. Theo cách này, bạn sẽ có nhiều cơ hội được phong tặng là Diva VN nhất (nếu bạn là con gái). Nếu bạn họ Nguyễn, họ Trần hay họ Lê thì xem ra nếu đọc lên tên bạn chả khác gì người thường. Khi này bạn phải làm trội hơn một tí bằng cách đảo tên lên trước họ cho nó giống Việt kiều và Hà Trần là một ví dụ rõ nét.
3. Nếu bạn ở vùng khác: xin vui lòng đến HN hoặc TP HCM rồi xem lại 2 điều trên.
3. Sáng tác bài hát: Phần lời
Sau khi chọn được cái tên rồi thì bây giờ bắt đầu đến những việc mà bạn sẽ làm để “xứng đáng với cái tên của mình”.
Ngôn từ trong các bài hát (gọi sang hơn thì là ca khúc hoặc nhạc phẩm) thì giới hạn thôi, không cần thiết phải lôi đến từ điển ra để tra hay là lôi văn thơ ra để dọa. Sau một năm khảo sát, nhóm các nhà ngôn ngữ học dẫn đầu bởi ông GH đưa đến kết luận rằng quanh đi quẩn lại có mấy từ dạng keyword này là quan trọng nhất:
Yêu - Nhớ - Thương - Giận - Hờn - Hứa - Ghen - Hy vọng - Mong - Chờ - Quên
Anh - Em - Người
Buồn đau - Nhói đau - Đớn đau
Lẻ loi - Cô đơn
Làn môi - Bờ mi - Bờ vai - Mái tóc
Dối gian - Gian dối
Sầu
Sóng gió
Dại khờ
Trái tim
Một lần
Chia ly - Biệt ly - Chia lìa - Rời xa - Đi mãi
Giọt
Kỷ niệm - Giấc mơ - Lệ - Nước mắt - Tình
Chỉ cần hòa trộn mấy từ đấy với nhau, lật đi lật lại là bạn đã có một khung lời bài hát. Còn sau đó bạn có cho magi Trung Thành hay tương ớt Chinsu thì mặc kệ.
Hiện nay, có một xu thế viết lời bài hát rất giản dị trong đó càng ít giống hát, càng giống nói thì càng tốt. Một ví dụ:
“Em ơi nói đi, em ơi nói đi, em nói cái gì, em nói cái gì, sóng ở đây yếu quá, chả có vạch nào cả.”
Hát lại 3 lần câu này là bạn có một phần điệp khúc. Nên nhớ, hát mà càng giống nói bao nhiêu thì bạn càng có nguy cơ nhận giải Bài hát Việt bấy nhiêu. Bây giờ ta sang tiếp bước 4.
By GiaoHoang (blog)
Chắc chắn ai mà chả có lúc nào đó muốn được nổi tiếng để được báo chí truyền hình nhắc đến tên mình thường xuyên. Có một cách đấy, rất dễ, đó là sáng tác bài hát và làm ca sĩ. Xin trân trọng giới thiệu Cẩm nang sáng tác bài hát và trở thành ca sĩ hay 8 bước dẫn đến thành công, bản quyền thuộc về ông Giáo Hoàng, cóp py rai tựt 2007.
1. Xác định nhóm đối tượng bạn sẽ nhắm vào
Đây là một bước hết sức quan trọng để xác định xem bạn sẽ bán sản phẩm của mình cho ai. Chọn sai khách hàng thì sẽ rất nguy hiểm như người ta vẫn nói là “không ai bán lược cho sư” cả.
1. Trên 70 tuổi: nhóm này chủ yếu nghe tuồng chèo cải lương và Ký ức thời gian trên VTV là đã quá đủ. Đây là một phân khúc khá khoai của thị trường mà bạn không nên gặm.
2. Từ 55 đến 70 tuổi: nhóm này hiện đang bận chăm sóc cháu do con của mình đẻ ra, vì vậy không có thời gian đâu mà nghe nhạc.
3. Từ 40 đến 55 tuổi: tầng lớp này còn mải mê đi sắm dàn, loa và đổi, lên đời dàn loa hơn là nghe nhạc và thưởng thức nhạc trên dàn loa đó. Nhóm này nhiều tiền, nhưng nghe nhạc chỉ là cái cớ để họ mua sắm loa đài. Không cần quan tâm.
4. Từ 25 đến 40 tuổi: tầm tuổi này đã định hình về gu nhạc, chọn ra cho mình một hoặc một vài loại nhạc yêu thích. Nhóm này cũng phân biệt được rõ ràng các thể loại nhạc và nhìn chung gu nghe nhạc cũng khá nên tóm lại là không nên “they” vào “day”.
5. Từ 20 đến 25 tuổi: bọn này nó nghe nhạc ngoại, nghe quái gì nhạc VN. Bỏ qua.
6. Dưới 20 tuổi: đây mới chính là nhóm đối tượng mà bạn cần nhắm vào. Hội U20 này không hiểu rõ lắm về nhạc, thích những thứ khác liên quan đến nhạc hơn là thích bản thân âm nhạc, vì vậy nhất thiết cần phải sáng tác nhạc cho nhóm này. Đây chính là nhóm bạn có thể khai thác được nhiều lợi nhuận nhất, vì bọn nó tiêu tiền của bố mẹ hơn là tiền tụi nó kiếm được.
2. Chọn nghệ danh cho mình
Mặc dù ai cũng có tên riêng nhưng nhiều khi không nhất thiết là sử dụng tên đó. Nghệ danh là cái tên sử dụng cho hoạt động nghệ thuật, vì là Nghệ nên nghe nó càng vàng vọt sến sến càng tốt.
1. Nếu bạn ở TP HCM: Nhất thiết tên của bạn phải có chữ Trường (Trường gì cũng được, Trường Trung Cấp dạy nghề cơ khí cũng được miễn là không phải Nhuận Trường(!)) hoặc cái tên gì thật lâm ly bi đát kiểu Trung Hoa Hàn Xẻng. Phan Đình Đình, Phạm Đồ Đồ, Phí Văn Văn là những cái tên tuyệt hảo để bạn học tập.
2. Nếu bạn ở Hà Nội: Chớ có dại mà học tập theo kiểu ở TP HCM vì khán thính giả ở đây có trình độ, khá là khắt khe và cộng đồng người Hoa ở đây cũng không nhiều để hưởng ứng những cái tên kiểu như vậy. Dù bạn sáng tác nhạc hay bạn hát, bạn cứ bệ nguyên tên của mình lên như Hồ Ngọc Hà, Hồ Quỳnh Hương là được. Nếu tên của bạn không hay lắm nhưng lại có nguyên âm, hãy viết tắt lại kiểu HAT. Còn không, cách lựa chọn tối ưu nhất là chỉ lấy tên đệm và tên chính kiểu Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam…vv. Theo cách này, bạn sẽ có nhiều cơ hội được phong tặng là Diva VN nhất (nếu bạn là con gái). Nếu bạn họ Nguyễn, họ Trần hay họ Lê thì xem ra nếu đọc lên tên bạn chả khác gì người thường. Khi này bạn phải làm trội hơn một tí bằng cách đảo tên lên trước họ cho nó giống Việt kiều và Hà Trần là một ví dụ rõ nét.
3. Nếu bạn ở vùng khác: xin vui lòng đến HN hoặc TP HCM rồi xem lại 2 điều trên.
3. Sáng tác bài hát: Phần lời
Sau khi chọn được cái tên rồi thì bây giờ bắt đầu đến những việc mà bạn sẽ làm để “xứng đáng với cái tên của mình”.
Ngôn từ trong các bài hát (gọi sang hơn thì là ca khúc hoặc nhạc phẩm) thì giới hạn thôi, không cần thiết phải lôi đến từ điển ra để tra hay là lôi văn thơ ra để dọa. Sau một năm khảo sát, nhóm các nhà ngôn ngữ học dẫn đầu bởi ông GH đưa đến kết luận rằng quanh đi quẩn lại có mấy từ dạng keyword này là quan trọng nhất:
Yêu - Nhớ - Thương - Giận - Hờn - Hứa - Ghen - Hy vọng - Mong - Chờ - Quên
Anh - Em - Người
Buồn đau - Nhói đau - Đớn đau
Lẻ loi - Cô đơn
Làn môi - Bờ mi - Bờ vai - Mái tóc
Dối gian - Gian dối
Sầu
Sóng gió
Dại khờ
Trái tim
Một lần
Chia ly - Biệt ly - Chia lìa - Rời xa - Đi mãi
Giọt
Kỷ niệm - Giấc mơ - Lệ - Nước mắt - Tình
Chỉ cần hòa trộn mấy từ đấy với nhau, lật đi lật lại là bạn đã có một khung lời bài hát. Còn sau đó bạn có cho magi Trung Thành hay tương ớt Chinsu thì mặc kệ.
Hiện nay, có một xu thế viết lời bài hát rất giản dị trong đó càng ít giống hát, càng giống nói thì càng tốt. Một ví dụ:
“Em ơi nói đi, em ơi nói đi, em nói cái gì, em nói cái gì, sóng ở đây yếu quá, chả có vạch nào cả.”
Hát lại 3 lần câu này là bạn có một phần điệp khúc. Nên nhớ, hát mà càng giống nói bao nhiêu thì bạn càng có nguy cơ nhận giải Bài hát Việt bấy nhiêu. Bây giờ ta sang tiếp bước 4.