Cần có chính sách cho người kém tài
Trong dân gian có câu “Người làm không biết, người biết lại không được làm” để nói lên tình trạng khá phổ biến của những người thiếu kiến thức và kỹ năng tối thiểu để hoàn thành nhiệm vụ và điều này đang diễn ra ở mọi cấp. Do đó, theo tôi, “nhân tài” nên được hiểu rộng ra để bao gồm người được đào tạo bài bản để thực hiện tốt công việc chuyên môn được giao phó. Khái niệm này được áp dụng từ cấp cơ sở đến cấp chuyên gia. Hơn nữa khi bàn về bồi dưỡng nhân tài dường như người ta chỉ nghĩ đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ cao…mà quên đi lĩnh vực khoa học xã hội. Cũng vì thế ta đứng trước một xã hội ngổn ngang những rối loạn (ví dụ rối loạn giao thông) không kiềm chế nổi và nạn xã hội đủ loại ngày càng trầm trọng.
Trong lúc đó trên thế giới ngày nay từ trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ, gia đình tới an sinh xã hội đều là nội dung của khoa học xã hội, từ nghiên cứu đến quản lý. Ta thì cứ mày mò làm theo kinh nghiệm chủ nghĩa. Và một xã hội được quản lý tốt chính là môi trường cho sự phát triển kinh tế và phát huy nhân tài. Và trong lĩnh vực khoa học xã hội, xác định thế nào là nhân tài không phải dễ vì chưa có những thước đo chung.
Vấn đề là làm sao bộ máy dung nạp được nhân tài (theo nghĩa rộng) để hoạt động hiệu quả hơn. Lần đầu tiên tôi nghe một người gọi sự việc bằng tên thật của chúng. Đó là GS TSKH Đào Trọng Thi (Tuổi trẻ 2/8/2004) khi ông nêu lên ba loại người đề kháng với nhân tài. Đó là những người không đủ tầm để nhận ra giá trị của nhân tài, những người sợ rằng nhân tài sẽ thay thế họ và những người nghĩ rằng mình đủ tài nên không tạo điều kiện cho thế hệ kế tiếp.
Những người này chiếm tỉ lệ nào trong bộ máy? Chắc không ít với những người có công mà không có tài (đáng lẽ phải đãi ngộ kiểu khác), người được gửi gắm, con ông cháu cha, tay chân bộ hạ của lãnh đạo kém tài… Bao giờ còn họ thì bộ máy không thể dung nạp được nhân tài. Chờ một quá trình “tự nhiên” để họ lần lượt về hưu chắc còn lâu lắm. Nhân dân sẽ đau khổ nhiều.
Vì vậy cần một chính sách giảm biên chế mạnh mẽ nhưng nhân đạo. Ví dụ như cho về hưu sớm với đầy đủ chế độ, cho nghỉ việc với một số tiền đền bù để ra ngoài làm ăn và đặc biệt là quan tâm đến mặt tâm lý, bởi không dễ chấp nhận rằng mình là người bất tài hay chịu mất quyền lực. Thiết nghĩ số tiền bỏ dù có lớn cũng là tiết kiệm so với chi phí nuôi bộ máy nặng nề và bất lực năm này qua năm kia. Số ít cán bộ còn lại dù được tăng lương cũng đem lại hiệu quả lớn tính về mặt xã hội lẫn kinh tế.Công việc gạn lọc này rất khó và phải áp dụng cho mọi cấp nhưng đây là nhiệm vụ của dự án. Tuy nhiên nếu có sự tham gia dân chủ ở cơ sở việc đánh giá sẽ chính xác hơn.
Đề cập đến nhân tài mà bàn về một chính sách cho người không có tài giống như một nghịch lý, nhưng đó là cách duy nhất để dung nạp nhân tài. Nhân tài sẽ xuất hiện đông đảo khi sức đề kháng mãnh liệt trên giảm đi.
(Báo Tuổi trẻ)
Trong dân gian có câu “Người làm không biết, người biết lại không được làm” để nói lên tình trạng khá phổ biến của những người thiếu kiến thức và kỹ năng tối thiểu để hoàn thành nhiệm vụ và điều này đang diễn ra ở mọi cấp. Do đó, theo tôi, “nhân tài” nên được hiểu rộng ra để bao gồm người được đào tạo bài bản để thực hiện tốt công việc chuyên môn được giao phó. Khái niệm này được áp dụng từ cấp cơ sở đến cấp chuyên gia. Hơn nữa khi bàn về bồi dưỡng nhân tài dường như người ta chỉ nghĩ đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ cao…mà quên đi lĩnh vực khoa học xã hội. Cũng vì thế ta đứng trước một xã hội ngổn ngang những rối loạn (ví dụ rối loạn giao thông) không kiềm chế nổi và nạn xã hội đủ loại ngày càng trầm trọng.
Trong lúc đó trên thế giới ngày nay từ trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ, gia đình tới an sinh xã hội đều là nội dung của khoa học xã hội, từ nghiên cứu đến quản lý. Ta thì cứ mày mò làm theo kinh nghiệm chủ nghĩa. Và một xã hội được quản lý tốt chính là môi trường cho sự phát triển kinh tế và phát huy nhân tài. Và trong lĩnh vực khoa học xã hội, xác định thế nào là nhân tài không phải dễ vì chưa có những thước đo chung.
Vấn đề là làm sao bộ máy dung nạp được nhân tài (theo nghĩa rộng) để hoạt động hiệu quả hơn. Lần đầu tiên tôi nghe một người gọi sự việc bằng tên thật của chúng. Đó là GS TSKH Đào Trọng Thi (Tuổi trẻ 2/8/2004) khi ông nêu lên ba loại người đề kháng với nhân tài. Đó là những người không đủ tầm để nhận ra giá trị của nhân tài, những người sợ rằng nhân tài sẽ thay thế họ và những người nghĩ rằng mình đủ tài nên không tạo điều kiện cho thế hệ kế tiếp.
Những người này chiếm tỉ lệ nào trong bộ máy? Chắc không ít với những người có công mà không có tài (đáng lẽ phải đãi ngộ kiểu khác), người được gửi gắm, con ông cháu cha, tay chân bộ hạ của lãnh đạo kém tài… Bao giờ còn họ thì bộ máy không thể dung nạp được nhân tài. Chờ một quá trình “tự nhiên” để họ lần lượt về hưu chắc còn lâu lắm. Nhân dân sẽ đau khổ nhiều.
Vì vậy cần một chính sách giảm biên chế mạnh mẽ nhưng nhân đạo. Ví dụ như cho về hưu sớm với đầy đủ chế độ, cho nghỉ việc với một số tiền đền bù để ra ngoài làm ăn và đặc biệt là quan tâm đến mặt tâm lý, bởi không dễ chấp nhận rằng mình là người bất tài hay chịu mất quyền lực. Thiết nghĩ số tiền bỏ dù có lớn cũng là tiết kiệm so với chi phí nuôi bộ máy nặng nề và bất lực năm này qua năm kia. Số ít cán bộ còn lại dù được tăng lương cũng đem lại hiệu quả lớn tính về mặt xã hội lẫn kinh tế.Công việc gạn lọc này rất khó và phải áp dụng cho mọi cấp nhưng đây là nhiệm vụ của dự án. Tuy nhiên nếu có sự tham gia dân chủ ở cơ sở việc đánh giá sẽ chính xác hơn.
Đề cập đến nhân tài mà bàn về một chính sách cho người không có tài giống như một nghịch lý, nhưng đó là cách duy nhất để dung nạp nhân tài. Nhân tài sẽ xuất hiện đông đảo khi sức đề kháng mãnh liệt trên giảm đi.
(Báo Tuổi trẻ)