Cảm nhận của bạn về các album yêu thích!!- Phần 1: Progressive metal

Bùi Lê Chi
(metalrocker)

Ban quản lý diễn đàn<br><a href="http://www.hn-ams
Đây là một chủ đề hết sức nghiêm túc và hứa hẹn nhiều bài viết hay. Mong các bạn hưởng ứng nhiệt tình. Chúng ta sẽ đưa ra nhiều topic cảm nhận về từng album của các ban nhạc thuộc các dòng nhạc khác nhau mà ta yêu thích. Ở topic này là Progressive metal. Các bạn thích teenpop, hay nhạc việt nam, nhạc cổ điển, cũng có thể lập các topic riêng. Yêu cầu tôn trọng các bài viết, tuyệt đối không chat chit.


Sau đây là một bài viết , nguồn từ www.runroundrock.com, của một người bạn tôi mới học lớp 9 viết về album Scenes From A Memory-Dream Theater. Đây cũng là ban nhạc mà tôi thích nhất, nên đưa lên đây để mọi người cùng xem.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dream Theater là một trong những ban nhạc mà KPh3 yêu thích nhất. Trái với Pink Floyd, nhạc của Dream không quá nặng nề về lý tưởng, và lời các bài hát cũng không được rõ ràng như các concept album của Pain of Salvation. Album của Dream với nhiều hình ảnh ẩn dụ thực sự đã gây khó khăn cho người nghe, nhất là với những người còn non kém như tôi. Đây là lần đầu tiên tôi thử phân tích một concept album, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, hy vọng được chỉ giáo thêm...



Scenes from a Memory
Dream Theater




Progressive metal cùng với Brutal death được coi là hai dòng metal khó nghe nhất . Trái với brutal khó nghe vì mức độ "trâu chó" quá cao , progressive metal là thể loại metal bác học nhất ,khó chơi nhất , là dòng metal mà những metalhead hoàn toàn có thể tự hào . Mặc dù không phải là quê hương của Progressive metal nhưng nước Mỹ lại đi đầu trong việc phổ biến loại Metal đầy kĩ thuật này, điển hình phải kể đến ban nhạc Dream Theater-một tên tuổi khi vừa xuất hiện đã trở thành một ngôi sao sáng.

Các thành viên Dream Theater gồm: Jordan Rudess(keyboard), John Petrucci (guitar), Mike Portnoy (Drums), John Myung (Bass) và James LaBrie (vocal). Ban nhạc đã đạt tới đỉnh cao vinh quang khi phát hành những album với chất metal đầy kỹ thuật, những concept album sâu sắc. Cả ba album:A change of Season, Scenes from a Memory và Images and Words đều được đánh giá là những tuyệt tác Progressive.

Đối với các Progressive-ians, chắc hẳn không thể bỏ qua album Scenes from a Memory, một đĩa nhạc tuyệt hay mà tôi vừa nghe xong đã muốn viết ngay về nó. Đây là đĩa nhạc với phong cách trữ tình, và nội dung ít nhiều khó nắm bắt hơn cả. Tôi cho rằng điều đó cũng dễ hiểu vì đĩa nhạc này là một câu chuyện thực sự buồn về tình yêu. Hoàn toàn không phải là một nỗi buồn lãng mạn như Forever Autumn của Lake of Tears, đây là một vở bi kịch với những nỗi đau khủng khiếp của tâm hồn. Từng lời hát là những bước chân đi sâu vào trong ý thức với sự chiêm nghiệm đầy triết lí và nhân bản. Album này độc đáo ngay từ cái tên Scenes From A Memory, từng bài hát được tái hiện theo từng Scene (cảnh) của một vở bi kịch, khiến người nghe có cảm giác như đang xem những nhân vật thực biểu diễn trên sân khấu. Tôi đã phải cố gắng hết sức để nắm bắt được câu chuyện này, nghe đi nghe lại đến nát bét cả đĩa, tra từ điển mòn cả tay nhưng vẫn còn ít nhiều chỗ chưa được rõ ràng lắm. Prog là dòng nhạc của tâm hồn và ai cũng có thể hiểu theo cách của mình, mong được các bạn góp ý thêm...

Đó như một câu truyện cổ tích, được dẫn dắt bởi một hypnoterapist (nhà thần học, chuyên nghiên cứu về giấc ngủ ) đưa ta vào làn sương mù dày đặc và như bị nhấn chìm trong thế giới thần tiên:

Close your eyes and begin to relax.
Take a deep breath, and let it out slowly.
Concentrate on your breathing.
With each breath you become more relaxed.
Imagine a brilliant white light above you,
focusing on this light as it flows through your body

Giọng nói đều đều của nhà thần học kết hợp với tiếng đồng hồ tíc tắc liên hồi khiến người nghe như quên đi sự tồn tại của thời gian, dẫn dắt ta vào quá khứ, trở về thời điểm đã xảy ra tấn bi kịch kinh hoàng...

If at any time you need to came back,
all you must do is open your eyes.

Trong vở kịch này, chúng ta sẽ đóng vai Nicholas-người tham gia vào chuyến du lịch xuyên thời gian để tìm hiểu sự bí ẩn trong cái chết của bạn mình:Victoria Page-nhân vật nữ chính. Hai nhân vật nam của vở bi kịch này là anh em: Senator Edward Baynes-chồng của Victoria và Julian Baynes-tình nhân của cô.
Nicholas sau khi nhắm mắt, tất cả những hình ảnh trong quá khứ hiện về, trong đó có cô bạn thân Victoria...

Nothing seems real
I’m starting to feel
Lost in the haze of a dream

And as I draw near
The scene becomes clear
Like watching my life on a screen

Hello Victoria so glad to see you
My friend

Nicholas ngắm nhìn những cảnh vật đã xa vắng lâu nay. Bầu trời đầy ánh nắng chói chang, vẫn con đường ấy, vẫn ngôi nhà ấy...không có gì thay đổi... Anh từ từ tiến lên căn gác nhỏ, và hình bóng một cô gái dần hiện lên, mỗi lúc một rõ hơn. Không ai khác đó chính là Victoria. Đôi mắt cô giấu kín một câu chuyện chưa bao giờ được kể và như có gì đó cào xé trong tâm hồn cô. Hình ảnh ẩn dụ bầu trời đang nắng chói chang bỗng hiện lên một đám sương mù như báo trước một điều xấu sắp xảy ra.

There’s a house I’m drawn into
Familiar settings, nothing new
There’s a pathway leading there
With a haunting chill in the air

There’s room at the top of the stairs
Every night I’m drawn up there
There’s a girl in the mirror
Her face is getting clearer
Young child won’t you tell me why I’m here?

In her eyes -I sense a story never told
Behinde the disguise – There’s something tearing
At her soul

Qua những gì Victoria nói, ta có thể hiểu được cô đang bị níu giữ, ràng buộc bởi một sợi dây vô hình:

Tonight I’ve been searching for it
A feeling that’s deep inside me
Tonight I’ve been searching for
The one that nobody knows
Trying to break free

I just can’t help myself
I’m feeling like I’m going out of my head
Tears my heart into two
I’m not the one the sleeper thought he knew

Rồi Victoria bị giết chết, ra đi vĩnh viễn, chỉ có những kỉ niệm về cô là còn ở lại. Nicholas muốn tìm hiểu những bí ẩn sau cái chết bất ngờ của bạn anh.

I just can’t help myself
I’m feeling like I’m going out of my head
Uncanny, strange Deja Vu
But I don’t mind - I hope to find the truth

Những câu hát cứ được lặp đi lặp lại, vang vọng như lời trân trối cuối cùng của con người đã thất bại trong tình yêu. Cảm giác đau đớn tột cùng, một sự giằng xé nội tâm sâu sắc được thể hiện xuất sắc qua ngôn từ và giai điệu trong bài hát này: “Fatal Tragedy”-bài hát tôi thích nhất trong album

Without love
Without truth
There can be nothing back

Without faith
Without hope
There can be no peace of mind

Có lẽ Victoria đã có một cuộc sống gia đình không được như ý. Dường như đã có quá nhiều sức ép, hoặc Victoria nhận ra rằng chồng cô không phải là người thích hợp với cô. Họ cãi nhau luôn luôn...

Feeling as cold as outside
The walls disappear
To some woman who’s screaming
A man pleads forgiveness
His words I cannot hear
....
She wanted love forever
But he had another plan
He fell into an evil way
She had to let him down
She said "I can’t love a wayward man"

Cô không hoà hợp với chồng và đã tìm đến em trai của chồng mình như một nơi để an ủi, một tình nhân. Ở trong live show Scenes From A Memory, chúng ta có thể dễ dàng thấy được mối quan hệ của họ đã nghiêm trọng đến mức nào. Những tấm hình cũ hiện lên đầy ma quái, quay cuồng như nhắc nhở họ đã từng có một quá khứ rất hạnh phúc. Nhưng tất cả đã kết thúc chỉ với một cái gạt tay của Victoria-Tất cả đã chấm dứt! Nhưng chồng của cô-Senator Edward Baynes- lại thực sự rất yêu cô.

I remember the first time she came to me
Poured her soul out all night and cried
......

Living their other life
Is getting them nowhere
I’ll make her my wife
Her sweet temptations calls me home
Home it’s what I long for
My home where she belongs

Her ecstasy - means so much to me
Even decieving my own blood
Victoria watches and thoughtfully smiles
She’s taking me to my home

Help – he’s my brother, but I love her
I can’t keep away from her touch
Deception, dishonor
It’s calling me back to my home

Vai trò của Nicholas như một người dẫn truyện, nêu lên hình ảnh, cảm xúc của nhân vật qua mỗi bước chân anh đi. Nỗi khổ đau, khó xử của Victoria, có lẽ Nicholas là hiểu sâu sắc nhất...

It doesn’t make any sense
This tragic ending
In spite of the evidence
There’s something still missing

Heard some of the rumours told
A taste of one’s wealth
Did Victoria wound his soul?
Did she bid him farewell?
 
Lời hát cuối được Victoria lặp đi lặp lại trong bài “One Last Time” như báo trước rằng mọi thứ đã hết. Tình cảm ngày nào đã hoàn toàn nhạt phai, tất cả đã mất.

One last time
We’ll lay down today
One last time
Until we fade away
One last time
We’ll lay down today
One last time
We slowly fade away

Album kết thúc bằng bài hát “Finally Free”. Theo một số người thì đây là bài hát nói lên tâm trạng của Victoria. Hàng tuần cô đều trốn đi gặp tình nhân-em trai chồng cô và sau những gì cô nói trong “One Last time”, cô đã hoàn toàn là một người tự do. Nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ đây là tâm trạng của Senator Edward Baynes-chồng Victoria Page. Anh biết đã mất đi tình yêu của người vợ vào tay cậu em trai, nhưng anh cũng đã mãn nguyện được sống những ngày hạnh phúc bên cô và đã đến lúc để kết thúc tất cả, trái tim của anh sẽ không tan nát thêm nữa. Từ “Free” ở đây có lẽ không phải là cảm giác tự do khi xa rời người mình không còn yêu mà là sự giải thoát khỏi những đau đớn, dằn vặt khi Senator quyết định sẽ kết liễu cuộc đời em trai và vợ mình vào tối thứ sáu định mệnh đó.

[Miracle]
Friday evening
The blood still on my hands
To think that she would leave me now
For that greatful man

Sole survivor
No witness to the crime
I must act fast to over up
I think that there’s still time

Senator để lại những lời cuối cùng anh viết vội lên một tờ giấy, hy vọng về tình yêu có thể được níu giữ đã hết, anh biết anh sắp mất Victoria vĩnh viến...

" This feeling inside me
Finally found my love, I’ve finally broke free
No longer torn in two
I’d take my own life before loosing you"

Trong trái tim Victoria cũng đã không còn hình bóng Senator, cô chỉ nhanh nhanh chóng chóng tìm đến với Julian.

[Victoria]
Feeling good this friday afternoon
I ran into Julian
Said we’d get together soon
He’s always had my heart
He needs to know
I’ll break free of the Miracle
It’s time for him to go on

Trong liveshow, đoạn này được miêu tả bằng hình ảnh, như một đoạn phim khắc hoạ chân thực một tấn bi kịch kinh hoàng về tình yêu, nhưng cũng không kém phần tội lỗi: Victoria trên đường đến chỗ hẹn với Julian. Senator đã theo dõi tất cả và xuất hiện trước sự ngạc nhiên của hai người. Hai anh em đánh nhau. Julian rút con dao găm trong túi, chĩa về phía Senator để tự vệ. Nhưng người anh trai này đã dùng súng kết liễu cuộc đời của cậu em trai và người vợ bội bạc. Tất cả chỉ có máu và tiếng gào thét khiếp đảm của Victoria...

A witness heard a horrifying sound
He ran to find a woman dead and
Lying on the ground

Standing by her was a man
Nervous, shaking, gun in hand
Witness says he tried to help
But he’d turned the weapon on himself

His body fell across that poor young girl
After shooting out in vain
The witness ran to call for assistance
A sad close to a broken love affair

Senator sau đó cũng tự sát bên cạnh xác em và vợ mình, tất cả chỉ vì tình yêu...
"Murder, young girl killed
Desperate shooting at Echoe’s hill
Dreadful ending, killer died
Evidently suicide"

Album kết thúc bằng lời của nhà thần học:"Open your eyes, Nicholas" như đánh thức tất cả khỏi hiện tại kinh hoàng, thoát khỏi kí ức nghiệt ngã của quá khứ...
AAAAAAAAAAAAA.....Đó chỉ là một cơn ác mộng....

Dream đã đem lại một sự thảnh thơi, yên bình đến bất ngờ cho người nghe khi biến tấn bi kịch này thành một cơn ác mộng, không phải là một sự thật phũ phàng trong hiện tại. Khi mở mắt ra, tất cả sẽ biến mất, sẽ không còn máu, nước mắt, súng đạn và những nỗi đau. Đó là tính nhân đạo và triết lý sâu sắc được thể hiện qua sự sáng tạo tuyệt vời của các thành viên trong ban nhạc. Tính nhân văn của album còn được thể hiện rất rõ trong bài hát “The Spirit Carries On” để nhấn mạnh “cái chết không phải là kết thúc, mà chỉ là một sự chuyển tiếp” (Remember that death is not the end but
only a transition-Fatal Tragedy).

They say " Life is too short"
"The here and the now"
And " You’re only given one shot"
But could there be more
Have I lived before
Or could this be all that we’ve got?

If I die tomorrow
I’d be allright
Because I believe
That after we’re gone
The spirit carries on

I used to be frightened of dying
I used to think death was the end
But that was before
I’m not scared anymore
I know that my soul will transcend

Về âm nhạc, Scenes From A Memory quá tuyệt vời, không có một chỗ nào để có thể chê cả. Cả album là sự kết hợp hoàn hảo của tất cả các nhạc cụ, guitar, trống, keyboard, bass và giọng ca đầy truyền cảm của James LaBrie. Anh đã đưa người nghe đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với giọng ca lúc trầm lúc bổng, lúc cao vút, dịu dàng, lúc lại mạnh mẽ, dữ dội. John Petrucci quả là một người hùng guitar với những cú solo thần sầu, đầy kĩ thuật.Trong liveshow, với phong cách có lửa và cực máu, những câu giằng giật nhanh như điện chạy xuyên suốt từ đầu bài tới cuối bài của anh đã tạo nên được 1 mãnh lực đậm chất Metal trong âm nhạc của Dream. Mike Portnoy với tiếng Kessle và chân bass chắc khoẻ đã đem đến sức sống mãnh liệt cho album, và có lẽ điểm sáng nhất chính là Jordan Rudess, linh hồn của album với cách chơi keyboard đầy trí tuệ. Tôi thật sự bị tiếng piano trong “One Last Time” chinh phục và phê đứ đử khi nghe những câu chạy ngón tốc độ trong “Fatal tragedy” và “The Dance of Enternity”.

Trong 12 bài, thật khó có thể chỉ ra bài nào hay nhất trong album, nhưng tôi thích nhất 4 bài: Fatal Tragedy, Home, One Last Time và Finally Free. “Fatal Tragedy” được chơi khoảng 7 phút với 3 phút intrusmental.Tôi xin chịu không thể diễn tả bằng ngôn từ rằng progressive là thế nào nhưng chỉ cần nghe 3 phút đáng giá ấy là có thể hiểu được bản chất của progressive , các nhạc cụ đã cùng diễn tấu một bản nhạc đầy nghệ thuật , dường như mỗi thứ đi theo một hướng nhưng thực ra lại hoà hợp trong một thể thống nhất hoàn hảo. Home với những đoạn chạy keyboard huyền ảo, tạo ra một cảm giác phấn khích mơ hồ, Mike đập trống quá đỉnh (Cái này các bác xem trong Liquid Drum của Mike, phê cực!!!). One Last Time-một bản ballad hay hiếm có mà lâu lắm tôi mới lại được nghe. Còn Finally Free, bài hát kết thúc album với phần nhạc nền trên khung cảnh một cơn mưa, tiếng mưa rơi tầm tã, tiếng súng, tiếng ô tô, tiếng người kêu thét và tiếng guitar lùng bùng tạo ra một thứ âm thanh khó có thể quên.

Nội dung của album vẫn còn rất nhiều điều sâu sắc và thú vị, nhưng tôi sẽ không nói thêm nữa, tôi không muốn áp đặt những suy nghĩ và cảm xúc của tôi cho các bạn. Mỗi người đều có một cách hiểu riêng của mình, và khi tìm ra được điều bí ẩn trong từng lời hát, bạn sẽ cảm thấy thực sự tự hào và ý nghĩa...
 
Bìa album:

sfam.jpg


Tên và thứ tụ các bài hát
Act 1​
  1. Scene one (2:06"): Regression
  2. Scene two (8:49"): I. Overture 1928
  3. Scene two (8:49"): II. Strange Deja Vu
  4. Scene three (7:51"): I. Through My Words
  5. Scene three (7:51"): II. Fatal Tragedy
  6. Scene four (11:22"): Beyond This Life
  7. Scene five (5:29'"): Through Her Eyes

    Act 2

  8. Scene six (12:53"): Home
  9. Scene seven (10:00"): I. The Dance Of Eternity
  10. Scene seven (10:00"): II. One Last Time
  11. Scene eight (6:38"): The Spirit Carries On
  12. Scene nine (12:00"): Finally Free
Hỏi nhỏ Lê Chi, KPh3 nghĩa là gì thế? :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây là bài cảm nhận về DT của một em gái mới học lớp 9, bài này được em đấy viết ở www.runroundrock.com, user của em ý bên đó là KPH3. Còn ý nghĩa của cái nick này thì có lẽ anh nên hỏi em ý :)) Mà anh Tùng vào post mấy cái tên bài thế à :))
 
Lê Chi: Anh đã cố gắng sửa lại danh sách tên các bài hát, có lẽ không thể làm tốt hơn được vì cái bọn DreamTheater nhà chú nó đặt tên bài phức tạp quá. Album này công nhận nghe khá hay, nhưng phảng phất một chất Pink Floyd - "the wall" và "a final cut" không lẫn vào đâu được. Còn KPH3 quả là một em gái rất đáng khâm phục và cũng rất đáng lân la làm quen để tìm hiểu kỹ hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
"Còn ý nghĩa của cái nick này thì có lẽ anh nên hỏi em ý Mà anh Tùng vào post mấy cái tên bài thế à "

"Lê Chi: Anh đã cố gắng sửa lại danh sách tên các bài hát, có lẽ không thể làm tốt hơn được vì cái bọn DreamTheater nhà chú nó đặt tên bài phức tạp quá. Album này công nhận nghe khá hay, nhưng phảng phất một chất Pink Floyd - "the wall" và "a final cut" không lẫn vào đâu được. Còn KPH3 quả là một em gái rất đáng khâm phục và cũng rất đáng lân la làm quen để tìm hiểu kỹ hơn."


Cái này có gọi là chatchit không ạ?
 
bài viết chwua phải xuất sắc nhưng lớp 9 mà viết được vậy là giỏi rồi nhưng tui thấy em dịch theo dịch thuật hơn là cảm nhận
 
Ơ này, em biết KPH3 đấy, có ai cần tìm hiểu ko? Cơ mà dạo này em ko gặp nó. Chán chuyện.
 
Nhắc đến nhóm Dream Theater thì em lại thích Album Images And Words hơn. Thú thật, em ít nghe Prog, trước đây thì gần như là không nghe vì kham không nổi. Nhưng sau này, cô bạn thân đầu độc, thấy cũng khoái khoái. Nghe bài Another Day, bài số 2 trong album dễ cảm hơn. Em chỉ nghe bài đó với bài số 5 (thậm chí ko nhớ nổi tên) thế thì không thể viết cảm nhận hết cả album được. Thế viết cảm nhận cho riêng một bài có được không ạ? :)
Còn Prog thì nghe Pain Of Salvation đỉnh hơn, chất Prog nghe sâu hơn và lắng đọng hơn nhiều. Cả kĩ thuật cũng vượt trội hơn (sorry anh Lê Chi vì đem band nhạc anh thích ra so sánh), và tiếng nhạc cũng "chắc" hơn. ke ke... b-). Trong mấy cái Album của POS thì em cũng mê cái Album Entropia, bài Second Love (hình như là bài số 10 trong Album). Vì có một lần đọc được cảm nhận bài đó, siêu hay. Của một thèng con giai viết tặng... em. Hì hì :">
Nhưng túm lại, là để lần nào em đủ sức nghe hết cả một cái Album của mí nhóm chơi Prog, em sẽ viết cảm nhận. Chứ giờ thì em chịu. Nghe hết cả Album thì ôi thôi, trời ơi lun. Xin thưa là... buồn ngủ và em "nuốt" hỏng trôi. Lần nghe cái Album của POS cũng nghe được 3 bài, bài số 3, số 8 và Second Love. Hết! Nếu có thể bon chen bằng một bài cảm nhận chỉ về một bài trong Album, thì em... sẽ xin một ít đất ạ! :D
 
tui cũng nghe nói album Entropia của POS hay lắm nhưng tìm mãi không thấy mua ở đâu vậy
 
Anh cũng rất tò mò muốn đọc bài cảm nhận của em Uyên để xem em chứng minh POS đỉnh hơn DT thế nào;) Em viết trước đi rồi sẽ có bài phản hồi nhé..:D
 
tui cũng nghe nói album Entropia của POS hay lắm nhưng tìm mãi không thấy mua ở đâu vậy
ah uhm, tớ được bạn tớ tặng. He he.. tớ siêu lười về cái vụ ra tiệm để vác dĩa về lắm vì cũng mù mờ, mù mịt mà... Bạn tớ thì hắn mua ở tiệm TMP (SG) é. Hì hì... do thấy hắn ca quá trời nên tớ mới tò mò. Nếu bạn thích, cho tôi địa chỉ, tôi sẽ tặng bạn. Tất nhiên, coi như ra mắt làm quen vì người cùng sở thích với cậu bạn của tôi. :p
Bùi Lê Chi đã viết:
Anh cũng rất tò mò muốn đọc bài cảm nhận của em Uyên để xem em chứng minh POS đỉnh hơn DT thế nào Em viết trước đi rồi sẽ có bài phản hồi nhé..
anh nói thế này lại quá giống Bush nói với Saddam rằng :"nếu mày có vũ lực chống trả, tao sẽ dùng bomb nguyên tử bùm một phát!".. hehe.. Giống cảm giác như chiến tranh sắp nổ ra, làm em.. tịt hết cả cảm xúc lẫn tịt cả tinh thần. :-&... Em cảm nhận được điều đó, ít ra thì... với em là như thế. Nếu anh muốn, em sẽ có bài để đáp lễ anh. Có điều, not now... ke ke... Để về luyện lại giọng văn ngọt ngào lẫn cảm xúc đã anh ạ. ;) Chứ 2 hôm nay toàn chiến tranh với Death và Black, hứng thú đâu mà viết?... Mí lị, bạn em ai cũng bảo đều đó. Và đến lúc em nghe em cũng thấy là thế. Tất nhiên ko phải đua đòi a dua theo nhá! :p
 
Bùi Thu Uyên đã viết:
Nhưng túm lại, là để lần nào em đủ sức nghe hết cả một cái Album của mí nhóm chơi Prog, em sẽ viết cảm nhận. Chứ giờ thì em chịu. Nghe hết cả Album thì ôi thôi, trời ơi lun. Xin thưa là... buồn ngủ và em "nuốt" hỏng trôi. Lần nghe cái Album của POS cũng nghe được 3 bài, bài số 3, số 8 và Second Love. Hết! Nếu có thể bon chen bằng một bài cảm nhận chỉ về một bài trong Album, thì em... sẽ xin một ít đất ạ! :D

Híc, em Bùi Uyên đi kiếm ly cà phê rồi chịu khó nghe cả 1 album đi nào. Ai lại nghe progressive mà nghe từng bài một thì còn gì là "progressive" ở đây nữa.
 
Chị cũng muốn em Uyên phân tích về POS:) Chị cũng giống Chi, thích Dream Theater hơn, có lẽ Dream là đại diện tiêu biểu nhất cho thứ nhạc bác học này. Sau đó có thể là SymphonyX chăng? Michael Romeo là một guitarist tuyệt vời.
 
SymphonyX chỉ có Michael Romeo là kinh thôi còn các thành viên còn lại thì thường thôi nhạc của SymphonyX không đặc sắc cho lắm, nếu xét về phương diện power metal thì còn thua cả RHAPSODY
 
Thực ra Dream Theater chỉ có John Petrucci là hay thôi !
 
Anh không nghĩ thế, Dream Theater là một band nhạc đạt tới tầm rất cao về sự hòa hợp giữa tư tưởng và trình độ giữa các thành viên. Thường thì trong một band nhạc, cho dù rất xuất sắc, điểm nổi trội cũng là một vài thành viên trong nhóm. Có lúc thì là ở tay guitar, có lúc là trống, có lúc lại do người hát. Nếu em tìm kiếm một ban nhạc vừa được đánh giá cao cả tổng thể lẫn cá nhân, rất hiếm ban nhạc được như DT. Sự sáng tạo của Rudess, Myung, Portnoy là rất cao và tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng tới band của họ không hề thua kém Petrucci, nếu không muốn nói rằng theo nhận xét đánh giá các mặt khác nhau, họ còn cống hiến lớn hơn, đem lại cho DT nhiều nét riêng hơn. Trong nhiều bảng tổng sắp dành cho bassist, guitarist, drumist và cho keyboard, Portnoy của DT là thành viên được đánh giá cao nhất. Portnoy sáng tạo và làm âm nhạc của DT rất đặc biệt, chuyển tiết tấu nhiều, đảo nhịp và tempo liên tục, về mặt này cá nhân anh thấy không có một band nào sáng tạo và có phong cách nhạc riêng như DT. Phải nói là nhịp của nó rất chuối hehe. Em nghe thử scenes from a memory xem, từ 4/8->3/8->7/8->15/8->3/6->7/9->5/10.. hehe biến hóa lắm :)) Nói chung cũng có thể do anh rất thích DT nên nhận xét khác em, nhưng cứ thử nghe kỹ xem, các thành viên của DT đều rất tuyệt :D

Thôi phải đi ăn tẹo lúc khác viết...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngoài Portnoy, Jordan Rudess cũng là một kbdist rất xuất sắc, ai đã từng nghe mấy bài như Shifting Sand, Quantum Soup hay Revolving door... trong Album solo "Feed the Wheel"(Bơm xe :))) của Rudess thì bao nhiêu căng thẳng Sựt trét sựt triếc cứ gọi là bay hết :D

Tiện đây cũng nói thêm một chút, Jordan Rudess không chỉ là một tay keyboard xuất sắc mà anh còn nổi tiếng khi trở thành học sinh của nhạc viện danh tiếng Julliard khi mới 9 tuổi.

Anh đã đoạt danh hiệu "Best New Talent" sau khi phát hành solo "Listen" năm 1994. Trong sự nghiệp chơi keyboard của mình, ngoài Dream Theater anh đã từng chơi nhạc với Steve Morse và huyền thoại Dixie Dregs, ghi âm và lưu diễn cùng guitarist Vinnie Moore, viết nhạc và ghi âm cho ca sỹ Annie Haslam, thu đĩa cùng David Bowie. Anh đã lưu diễn vòng quanh thế giới cùng "đồng đội" Jam Hammer và tay trống huyền thoại Tony Williams, anh cũng có mặt trong buổi hòa nhạc cùng Enrique Iglesias, và thường xuyên chơi nhạc và ghi âm với những người đoạt giải Grammy.

Album "Feeding the Wheel" nói trên cũng có sự tham gia của các nghệ sỹ danh tiếng đầy kinh nghiệm và kỹ thuật trong làng âm nhạc như John Pettrucci (guitar), Terry Bozzio (trống), và Steve Morse (guitar). Ngoài ra, thành tích của anh còn được biết đến với danh hiệu "International Magican of the Year".....
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trên đây chỉ là vài thông tin để Quang có thể biết thêm về Rudess - một nhân vật khác của Dream Theater, ngoài ra còn Myung và Labrie nữa cũng đều rất giỏi tiếc là anh không có thời gian để nói vào lúc này.

Progressive Metal là một thể loại đòi hỏi kỹ thuật cũng như sự tinh tế rất cao, đấy là còn chưa nói đến nhịp phách thay đổi liên tục... thế nhưng các thành viên của Dream Theater đều có khả năng sáng tác cũng như sáng tạo mạnh đến mức kinh người (họ có thể vừa nghĩ ra ý tưởng là đánh luôn mặc dù đang biểu diễn trên sân khấu!!!...).

Chỉ 1 câu này của Quang
Thực ra Dream Theater chỉ có John Petrucci là hay thôi !
cũng có thể thấy em mới nghe và còn biết quá ít về ban nhạc này.;)
 
Back
Bên trên