Có phải nền giáo dục nước ta bây giờ quá tệ không?

hẹ hẹ, đang chán đời :D vào đây trao đổi với anh em cái nhể. Em thì không biết nền giáo dục đại học ở VN nó thế nào có điều theo ý kiến của em thì khi lên đại học, phần lớn kiến thức là do mình tự tiếp thu, tự học, tự tìm tòi trong sách vở hoặc các phương tiện thông tin khác còn thầy giáo với trường lớp nói chung chỉ là phụ. Em nghĩ cũng có lý của nó khi mà lên đại học người ta không gọi thầy giáo là thầy giáo (teacher) nữa mà người ta gọi là giảng viên (instructor) thực chất nhiệm vụ của người giảng viên không phải là dạy kiến thức cho sinh viên mà là hỗ trợ sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức trong sách vở và trong thực tế còn phương pháp học, tiếp thu kiến thức thế nào phần lớn phụ thuộc vào bản thân sinh viên. hẹ hẹ nói thật với các anh là học ở bên này em cũng bùng học như điên vì thật sự là nó tốn thời gian, trong khi đấy ngồi nhà hoặc lên thư viện đọc sách thì có khi thơi gian chỉ bằng nửa nhưng số lượng kiến thức tiếp thu được hơn rất nhiều lần. Em nghĩ lý do cũng đơn giản vì học ở lớp là tiếp thu kiến thức một cách thụ động do vậy rất khó tạo được hứng thú cũng như nhiều lúc phương pháp truyền đạt của giảng viên không thích hợp với cách tiếp thu của mình. Em nghĩ vấn đề quyết định là mình có hứng thú với bộ môn mà mình đã chọn hay không còn thực chất thì ko cần giảng viên cũng được vì với công nghệ biên tập sách giáo khoa (textbook) bây giờ thì có khi đọc nó còn xúc tích dễ hiểu hơn ngồi nghe các bác giảng viên phán nhiều.

Em nghĩ cái yếu tố thuận lợi nhất mà người đi học nước ngoài có trong khi những người ở trong nước không có đấy là có một môi trường khiến mình có khả năng tập trung học tập, thực chất nó cũng giống như một hình ảnh rất phổ biến ở VN đấy là các đồng chí vùng sâu vùng xa khăn gói lên thành phố học bao giờ cũng chuyên tâm cần cù hơn là các đồng chí ở thành phố, đi học nước ngoài cũng vậy, ngoại trừ một số đồng chí đua đòi đú đởn ra thì đa số có điều kiện tập trung vào học tập hơn. Nhiều khi cũng chỉ vì một lý do đơn giản là không có tiền để mà chơi :).

Còn nói về sự trì trệ của nền giáo dục thì thực chất cũng chẳng chỉ riêng gì giáo dục, còn thế nào thì lại đi vào chủ đề cấm của diễn đàn.

Duy có một điều em thấy thì học ở đâu cũng vậy thôi, cho dù là tốt hay không tốt thì mình cũng phải cố mà vươn lên vì vấn đề ở đây là mình chịu bó tay chết theo cái nền giáo dục (giả sử là nó đang chết) hay là nó chết nhưng mà mình vẫn phải cố mà thoi thóp, có thể là nó khó khăn vất vả gian nan thật đấy nhưng biết làm sao được, hoặc là chết hoặc là chiến đấu đến cùng.

Anyway chia sẻ với anh em một tẹo đã vậy
Peace
 
các bác thân mến, mặt các bác như những cây nến, hihi j/k.....
quả thật, cái này ngày xửa ngày xưa cũng cãi nhau chán rồi, em hơi bị bạo gan nên còn bị đeo cho cái mác "chính trị" lận. Ờ, xin lỗi các bác 1 tí, em khóa 99-00 chứ không phải 99-02 đâu, em té đi nước ngoài học, nên bây giờ đang học 2nd year. em chả biết học đại học ở nhà như thế nào vì em chưa học bao giờ, nhưng mà hờ hờ, bà chị em cũng chui từ cái lò ĐH ra nên em cũng có biết tí chút về giáo trình. Kể ra thì chương trình của ta cũng tạm được, nhưng cách đào tạo thì................dạ em không dám lạm bàn ạ! Em đi học CS hả? tuần có 3 môn, cả 3 môn em ngủ, assignment thì để về nhà cày book, hoặc là lên mạng kiếm thông tin rồi viết. Thi thì ra sức nhồi, vẫn xông xênh đứng đầu khóa. Các bác chê..... em cũng chả dám nói. Có điều ở nhà tiêu cực quá, mất cả ý nghĩa tấm bằng đại học. Kể ra thì tây cũng có tiêu cực đấy, nhưng mà không tiêu cực đại trà như ta, nên trông nó cũng sáng sủa hơn. Nhưng ít nhất em vào đại học không phải lò nướng thịt như lũ đồng đội của em ở nhà. Tội nghiệp AMS hay ÁM gì thì cũng lò ráo! Thế thì nói làm cái nỗi gì??? Nói thật các bác chứ..............em chán nên em chạy, nhưng mà em muốn về nhà làm việc, tiền ít, còn hơn là sống kiểu 2nd class citizen. Hi vọng, thế hệ anh em ta làm thay đổi cái bộ mặt thúi nát hiện giờ của nền giáo dục. Vì sớm hay muộn, chúng ta cũng sẽ thay thế cái thế hệ đang kìm kẹp đồng đội em ở nhà. Tương lai là do anh em ta quyết định, chắc con cái em không phải cà lượn ra nước ngoài như em nữa.
 
To chú Chi: mấy cái tao nói là thật lòng đấy chứ ko phải nói cho vui đâu, hồi trước tao thấy hơi bi quan, thất vọng khi mà cùng học trong 1 thời gian như nhau mà mấy chú ở nước ngoài có 1 lượng học vấn vượt trội mình nhưng bây giờ thì hết rồi, mày có biết để học được khối lượng kiến thức như thế chúng nó đã phải thức trâu bò và học bài dã man đến thế nào ko. Bk mang tiếng là học nặng cũng chỉ là cái đinh thôi. Chỉ cần có niềm vui trong công việc thì sẽ hết chán ngay thôi. Dạo này bọn tao bài vở dã man lắm nhưng than thở cũng chẳng để làm gì vì chết đến đít rồi....:smoking: :smoking: :smoking: :smoking: :smoking:
 
Thấy Giang ** dạy toán bảo Hà anh toàn đội sổ , lại hay mơi ông ý , không ngờ cũng vào đây nhận xét về giáo dục
Chị thấy em nên học lại cách làm sao để biết người ta khinh mình thì có ích hơn
Em Nhật Minh không may yêu đc em Lan , bây giờ cũng õng ẹo như thế .
:D



(modified by mth - ban chu y khong nen su dung tu ngu thieu lich su khi nhac den cac thay co)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Em xin có mấy dòng gửi chị Hà Anh. Em nghĩ nhìn vấn đề cũng nên nhìn từ nhiều phía, không nên theo ý kiến của mình mà phát biểu 1 các tổng quát theo kiểu: "Những người đi nước ngoài học đã có tư tưởng "bám trụ" là những người thiếu hiểu biết." Mỗi người có lí do khác nhau để bám trụ. Có người thì vì hoàn cảnh kinh tế, có người vì bất mãn với thời cuộc,v.v... , đâu hẳn vì người ta thèm cái phồn hoa ở xứ người đâu. Đồng ý rằng điều kiện sống ở nước ngoài (các nước phát triển) có hơn ở nhà, nhưng người xa nhà có nhiều cái khổ lắm chứ, mà họ đều cảm nhận được chứ không phải mỗi chị nhận ra đâu. Thế mà họ vẫn phải hi sinh, vì cái gì? Mình phải biết mở lòng 1 tí. Chưa chắc bỏ đất nước ra đi đã là không yêu nước. Sống trong nước mà không đóng góp được gì, suốt ngày chỉ lo cái thân, mặc thế nào cho đẹp, cho sexy, cho chăn được nhiều anh thì thà rằng đi chỗ khác sống cho đỡ tốn diện tích.
Chị nói :"Cũng chỉ muốn "thoát" khỏi cảnh làm ruộng. Nhưng nước mình nhờ vào nông nghiệp, ai cung đòi đi học đại học thì lấy ai làm." ---> thì học đại học nông nghiệp. Mà nói thế chứ, chị nghĩ là nước mình định đi làm nông nghiệp mãi sao? Các đồng chí lãnh đạo Đảng nói ra rả mãi mà xem ra nhiều công dân trên 18 tuổi vẫn chưa ý thức được định hướng phát trêỉn của đất nước nhỉ...
Thôi em chỉ ngứa mồm mạn phép phát biểu vài câu. Có gì sai xin được lượng thứ ạ.
PS: Gửi chị Anh Thi: Chị ơi em thấy chị phát biếu cứ nên từ tốn, làm gì mà máu thế, mọi người họ không phục...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
he he có 1 điêù mà có lẽ anh phải ân hận suốt cuộc đời này ... là vào Bách khoa.... con gái cứ nườm nượp ... đếm hông xuể ...:(

Mình chỉ muốn học nhũng nơi ít con gái như Ngoại thuơng ... ngoại giáo thôi hehe .... ngoại ngữ nữa .... xùi ùi ... :lol:
 
Địa phương nào cũng muốn thi đua để đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao. Tôi được biết hai năm trước có một trường bán công chỉ có 6% học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông (đúng thực chất) trường phải chịu khiển trách, nhưng lại có học sinh đỗ vào đại học. Năm sau tỷ lệ tốt nghiệp lên hơn 60%, được khen ngợi biết phấn đấu, nhưng không có học sinh nào đỗ đại học.

Theo tôi, đã đến lúc cần phải nâng giá trị của tấm bằng tốt nghiệp phổ thông trung học để học sinh vừa có khả năng đỗ đại học vừa có thể đi xin việc làm, chứ không nên có một kỳ thi tú tài "dởm". Còn học sinh không tốt nghiệp Trung học phổ thông được cấp một chứng chỉ học trình đã học ba năm trung học để xin học nghề phù hợp với sức học.

Hoàng đương (Vĩnh Long)



Nhiều trường tiểu học được phòng giáo dục giao cho thành lập hội đồng thi, giáo viên tại chỗ coi thi chỉ hoán đổi rất ít. Con mình ai nỡ bỏ rơi, vả lại nếu bỏ rơi thì thi đua thua trường bạn. Vậy là tất cả học sinh 100 tuần và 165 tuần đều đỗ tốt nghiệp và đỗ với tỷ lệ khá giỏi gần 100%. Đặc biệt ở bậc tiểu học bây giờ rất ít, thậm chí không có khái niệm "ở lại lớp". Học sinh học thế nào cũng lên lớp!

Ở giai đoạn phổ cập Trung học cơ sở, thi đua giữa các trường là mục tiêu rất quan trọng. Các sở giáo dục có phần khống chế tỷ lệ yếu kém nhất định tạo điều kiện tốt cho các trường có những con số ma để báo cáo. Vì không một trường nào lại để việc trong tầm tay mà bị cắt thi đua ảnh hưởng đến "uy tín ảo" của trường. Xét trong cấp Trung học cơ sở có bốn khối lớp thì 6, 7 phải lên lớp 100%, 8 - 9 xét yếu kém để lại cho đủ tỷ lệ khống chế. Nhưng số khống chế ấy rất nhỏ nên vàng thau vẫn còn lẫn lộn nhiều. Vì mất căn bản từ lớp dưới nên lớp 9 muốn đỗ tốt nghiệp phải học sáng, học chiều, học tối, học luôn cả ngày lễ và chủ nhật. Do yếu từ cấp dưới nên các em tiếp tục yếu ở cấp Trung học phổ thông, và do thi đua khống chế tỷ lệ nên không thể để ở lại lớp nhiều được. Vậy là đến lớp 12 buộc nhà trường phải tìm đủ cách để các em đậu tốt nghiệp. Cũng giống như lớp 9, học khép kín sáng, chiều, tối để nhồi nhét kiến thức. Và rồi nhiều trường nông thôn có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp bằng hoặc cao hơn các trường thành thị, nhưng có trường mấy trăm học sinh đỗ tốt nghiệp mà không có em nào đỗ đại học hoặc cao đẳng. Nguyên nhân chính vẫn là do cách dạy và cách học không bình thường ở Trung học phổ thông, tức là cách dạy chạy theo thành tích nhất thời và lối học vẹt suông của học sinh.

Huỳnh Anh (Cần Thơ)



Chúng ta dường như đã quen dần với cảm giác tự lừa dối rằng kết quả học tập của con em chúng ta rất đáng tự hào. Những thành tích vượt trội trong các kỳ thi quốc tế làm chúng ta rung động con tim. Những tấm gương vượt khó học giỏi là niềm khích lệ cho thế hệ đã qua của chúng tôi và của bao thế hệ con em chúng ta. Nhưng nền tảng giáo dục của một quốc gia và mặt bằng tri thức của một xã hội không thể được đánh giá dựa trên những yếu tố đơn lẻ đó. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào bảng số liệu thống kê do Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, thậm chí nó còn chính xác hơn cả thống kê dân số. Không thể nói rằng tuyển sinh đại học có những yêu cầu nào đó khác hơn với tốt nghiệp phổ thông. Tiếp tục tìm cách để bào chữa cho những số liệu này chỉ là lừa dối và ngụy biện mà thôi.

Bảng số liệu đã cho thấy toàn bộ phần nổi của vấn đề dạy và học trong cơ chế hiện tại. Hệ thống giáo dục hiện nay rõ ràng đã "vô tình" bộc lộ nhiều vấn đề không thể kiểm soát được: tệ nạn gian dối trong thi cử ngày càng gia tăng, loạn bằng cấp chứng chỉ, thầy cô và nhà trường đối phó với chỉ tiêu, học trò đối phó với thầy cô, cha mẹ và thi cử...

Trường An (TP Hồ Chí Minh)



Với cách đánh giá chạy theo thành tích, xét thi đua, xếp loại giáo viên theo điểm trung bình học tập của học sinh, các trường chỉ chú trọng các lớp cuối cấp và cũng chịu sự đánh giá theo thành tích. Cả một hệ thống như vậy sẽ dẫn đến giáo viên có tư tưởng nương tay, cho học sinh điểm nhiều. Điểm nhiều học sinh phấn khởi, phụ huynh cũng phấn khởi đóng góp cho trường hào phóng, giáo viên đạt chỉ tiêu đầu năm được giao, được lao động giỏi, được khen thưởng, tất cả đều vui vẻ, điểm là kho vô tận. ở cấp tiểu học, tới kỳ thi cô giáo phân công các em giỏi phải chỉ bài, đưa tài liệu cho các em yếu... Vì thế tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học lúc nào cũng 100%, tất cả chống lưu ban, có nơi chỉ đạo thi lại lần ba, thậm chí lần bốn... Kiểm tra chung, cắt phách... cũng đối phó được, giáo viên đánh dấu bài học sinh mình bằng nhiều cách, rồi tình cảm với nhau, nương tay cho học sinh của bạn cũng chỉ vì thành tích của giáo viên. Cứ như vậy cấp I lùa lên cấp II, cấp II lên cấp III, lớp 10 lên lớp 11, tới lớp 12, tích cực tăng tiết, phụ đạo, giáo dục lại... tất cả cho tỷ lệ tốt nghiệp, tốt nghiệp xong: thoát nợ...

Nhưng xin hãy hiểu cho giáo viên chúng tôi, với cách đánh giá như vậy có tâm huyết mấy cũng phải xu theo, làm sao dám "bẻ nạng chống trời"?

Ngọc Trung (TP Hồ Chí Minh)



Nhiều tỉnh vì "quyền lợi của con em và bài toán xã hội địa phương" bỗng dưng được quyền điều chỉnh tỷ lệ thi đỗ bằng cách tổ chức chấm lại nếu còn thấp, lần một rồi lần hai, sao cho ngang ngửa hoặc vượt đôi chút so với các tỉnh bạn. Vậy là các hội đồng chấm thi được lệnh "mở đáp án", thực chất của công đoạn này là cấy thêm đại trà vào mỗi bài thi từ 0,5 đến 1 hoặc 2 điểm sao cho đạt cái gọi là chỉ tiêu lỡ đề ra. Kết quả là có nhiều học sinh đậu oan, kéo theo sự hiểu lầm về năng lực bản thân.

Trên một bài báo gần đây có tác giả đặt câu hỏi: "Liệu các ông hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông có còn cười được nữa không?". Thật ra chúng tôi đã "mếu" từ lâu rồi, các cấp quản lý hoặc cố tình không biết, hoặc biết mà phải làm ngơ trước bao nỗi đoạn trường của chúng tôi, vì mốt thời thượng hiện nay thích được tâng bốc nhau, vì các mối quan hệ chằng chịt...

Cấp học dưới muốn thực hiện chương trình phổ cập giáo dục của Chính phủ đã phải lùa học sinh đi qua hết cấp để lên cấp học trên, tạo nên biết bao khó khăn chồng chất cho bài toán chất lượng giáo dục về sau! Lối học nhồi nhét kiến thức, sự thúc ép chạy đua bởi các kỳ thi đã làm học sinh mất dần tính chủ động, tự giác, sáng tạo trong học tập. Hoạt động sư phạm trong nhà trường nói chung đang đi dần vào tình trạng đối phó: học sinh đối phó với thầy cô giáo và chế độ thi cử; thầy cô giáo đối phó với cán bộ quản lý và chỉ tiêu thi cử; cán bộ quản lý đối phó với cấp quản lý cao hơn để có được thành tích; ngành giáo dục đối phó với dư luận xã hội để... hòa cả làng!

Tạ Quang Sum (Khánh Hòa)
 
Chú Vũ Xuân Tùng thái độ hơi chán. Chú post bài nêu ý kiến của mình là để cho mọi người "bàn luận". Thế mà người ta bàn trái ý chú bèn bị chú mắng mỏ cho dập đầu :). Thế thì mỗi lần chú post bài xong đề nghị mod khóa luôn topic lại là xong, hì hì hì. Cần gì phải vất vả cãi nhau thế.

Ngày xưa anh cũng học BK, K40 cũng ko thấy có tiêu cực gì hết (ít nhất là ở khoa Công nghệ thông tin). Anh học hẳn 5 năm ở đấy nhé :). Nói chung nhìn điểm mọi người trong lớp thì thấy rất đúng thực lực. Mỗi khi đi muộn cần chép bài chả hạn, mượn tên nào điểm cao là thấy khác hẳn ngay.

Về chuyện chấm điểm thì đúng là khắt khe quá. Cái này ko giải thích nổi (có lẽ do tư tưởng giáo dục kiểu cũ, là phải nghiêm khắc với học sinh thì học sinh sẽ cố gắng hơn???). Tuy nhiên ngày nay trong nền KT thị trường, làm như vậy sinh viên thiệt thòi ko chịu được. Ra kiếm việc khó, mà xin du học cũng rất khó luôn. (Bên này mỗi khi xin học cho bác nào ở nhà mình cũng phải giải thích là cách chấm điểm ở VN rất chặt, cho nên GPA ở VN ko phải luôn thể hiện đúng khả năng :). Hình như ở khoa CNTT trường BK mấy năm nay cho điểm cao hơn rồi thì phải, vì nghe nói có chú được 9.0++, K40 max hình như là khoảng 8.5???

Học ở ĐH (ít nhất là khoa CNTT trường BK) ko phải là lãng phí đâu. Sau khi học xong ở đấy sang đây học Master thấy theo kịp bạn bè cũng khá nhanh.
 
Trần Anh Thi đã viết:
Thấy Giang dê dạy toán bảo Hà anh toàn đội sổ , lại hay mơi ông ý , không ngờ cũng vào đây nhận xét về giáo dục
Chị thấy em nên học lại cách làm sao để biết người ta khinh mình thì có ích hơn
Em Nhật Minh không may yêu đc em Lan , bây giờ cũng õng ẹo như thế .
:D

To Trần Anh Thi: Đề nghị bác kô phát biểu về thầy cô như thế này nữa!!!
 
Hà Phương Linh đã viết:
Em xin có mấy dòng gửi chị Hà Anh. Em nghĩ nhìn vấn đề cũng nên nhìn từ nhiều phía, không nên theo ý kiến của mình mà phát biểu 1 các tổng quát theo kiểu: "Những người đi nước ngoài học đã có tư tưởng "bám trụ" là những người thiếu hiểu biết." Mỗi người có lí do khác nhau để bám trụ. Có người thì vì hoàn cảnh kinh tế, có người vì bất mãn với thời cuộc,v.v... , đâu hẳn vì người ta thèm cái phồn hoa ở xứ người đâu. Đồng ý rằng điều kiện sống ở nước ngoài (các nước phát triển) có hơn ở nhà, nhưng người xa nhà có nhiều cái khổ lắm chứ, mà họ đều cảm nhận được chứ không phải mỗi chị nhận ra đâu. Thế mà họ vẫn phải hi sinh, vì cái gì? Mình phải biết mở lòng 1 tí. Chưa chắc bỏ đất nước ra đi đã là không yêu nước. Sống trong nước mà không đóng góp được gì, suốt ngày chỉ lo cái thân, mặc thế nào cho đẹp, cho sexy, cho chăn được nhiều anh thì thà rằng đi chỗ khác sống cho đỡ tốn diện tích.
Chị nói :"Cũng chỉ muốn "thoát" khỏi cảnh làm ruộng. Nhưng nước mình nhờ vào nông nghiệp, ai cung đòi đi học đại học thì lấy ai làm." ---> thì học đại học nông nghiệp. Mà nói thế chứ, chị nghĩ là nước mình định đi làm nông nghiệp mãi sao? Các đồng chí lãnh đạo Đảng nói ra rả mãi mà xem ra nhiều công dân trên 18 tuổi vẫn chưa ý thức được định hướng phát trêỉn của đất nước nhỉ...
Thôi em chỉ ngứa mồm mạn phép phát biểu vài câu. Có gì sai xin được lượng thứ ạ.
PS: Gửi chị Anh Thi: Chị ơi em thấy chị phát biếu cứ nên từ tốn, làm gì mà máu thế, mọi người họ không phục...
quả thật, xin lỗi bác chứ lí do kinh tế thì cũng là tiền chứ là cái gì? bất mãn với thời cuộc hả (xin lỗi các bác và các chú mod, em xin phép thêm tí gia vị, mong các bác các chú đừng giận) thế thì làm coup d'etat, thế là xong chứ có gì đâu? Đâu phải cứ bất mãn thời cuộc là ra đi? Như thế chỉ càng chứng tỏ người đó là hạng kém tắm hôi rình, chưa có gan làm đã có gan chạy. Lần sau bác phát biểu, mong bác hãy suy xét mọi mặt của vấn đề đã nhé ;). Bác để '...' thế bác hãy liệt kê nốt những lý do khác ra đây xem có lý do nào đáng để cho thế hệ mới tham khảo không?
 
Trần Anh Thi đã viết:
Thấy Giang ** dạy toán bảo Hà anh toàn đội sổ , lại hay mơi ông ý , không ngờ cũng vào đây nhận xét về giáo dục
Chị thấy em nên học lại cách làm sao để biết người ta khinh mình thì có ích hơn

Chị ơi thế bị coi là đội sổ thì không thể có nhận xét về giáo dục được sao ? Em tưởng bây giờ người ta không đánh giá một người qua thước đo của người khác gắn cho mình chứ,Hơn nữa đây đang bàn là có phải nền GD ... có tệ quá ko cơ mà ..:p,
Ngoài ra em lại càng không hiểu làm sao phải học cách biết người ta khinh mình cả- mỗi người một quan điểm, làm sao mà hài lòng hết mọi người được. Có điều này em thấy đúng, con gái xinh đẹp thì có nhiều người ghen tị.

Hà Phương Linh đã viết:
Em xin có mấy dòng gửi chị Hà Anh. Em nghĩ nhìn vấn đề cũng nên nhìn từ nhiều phía, không nên theo ý kiến của mình mà phát biểu 1 các tổng quát

tớ thấy ý kiến của chị Hà Anh ở đây ko có gì sai cả, thậm chí còn rất straight to the point :) xét trên khía cạnh nào đó.

Với lại ở trên đây nêu ra quan điểm của mình thì ý kiến, nhìn nhận phải là của mình chứ,-(ko thì from whom ? :rolleyes: ) nhưng ý kiến viết ra chưa phải đã thể hiên hết ý nghĩ,cho nên chỉ có thể nói là ý kiến viết ra đó đúng hoac sai chứ ko thể nói là người đó không nhìn nhận từ nhiều phía hay phiến diện được ! Right?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen Lan Anh đã viết:
Trần Anh Thi đã viết:
Thấy Giang ** dạy toán bảo Hà anh toàn đội sổ , lại hay mơi ông ý , không ngờ cũng vào đây nhận xét về giáo dục
Chị thấy em nên học lại cách làm sao để biết người ta khinh mình thì có ích hơn

Chị ơi thế bị coi là đội sổ thì không thể có nhận xét về giáo dục được sao ? Em tưởng bây giờ người ta không đánh giá một người qua thước đo của người khác gắn cho mình chứ,Hơn nữa đây đang bàn là có phải nền GD ... có tệ quá ko cơ mà ..:p,
Ngoài ra em lại càng không hiểu làm sao phải học cách biết người ta khinh mình cả- mỗi người một quan điểm, làm sao mà hài lòng hết mọi người được. Có điều này em thấy đúng, con gái xinh đẹp thì có nhiều người ghen tị.

Hà Phương Linh đã viết:
Em xin có mấy dòng gửi chị Hà Anh. Em nghĩ nhìn vấn đề cũng nên nhìn từ nhiều phía, không nên theo ý kiến của mình mà phát biểu 1 các tổng quát

tớ thấy ý kiến của chị Hà Anh ở đây ko có gì sai cả, thậm chí còn rất straight to the point :) xét trên khía cạnh nào đó.

Với lại ở trên đây nêu ra quan điểm của mình thì ý kiến, nhìn nhận phải là của mình chứ,-(ko thì from whom ? :rolleyes: ) nhưng ý kiến viết ra chưa phải đã thể hiên hết ý nghĩ,cho nên chỉ có thể nói là ý kiến viết ra đó đúng hoac sai chứ ko thể nói là người đó không nhìn nhận từ nhiều phía hay phiến diện được ! Right?
xin góp một câu: bác Hà Phương Linh này có ý tưởng "bám trụ" không đấy ạ? Em thấy bác nói hay lắm, bác có lý do gì để bảo vệ những người "bám trụ" không vậy?
 
Em Lan Anh nói đúng đấy! Thảo luận là nói ra ý kiến cá nhân, theo góc nhìn của mình! Còn em Linh ạ, chị có nói tất cả những ai đi du học mà ở lại nước ngoài là thiếu hiểu biết đâu! Mà là những người có "tư tửơng bám trụ" . Cái này có nghĩa là một ra đi không trở lại, bằng mọi giá
( kết hôn giả sống chui lủi etc..) Còn đối với những người vì hoàn cảnh đưa đẩy ( gặp được người minh yêu nơi xứ người, có cơ hội việc làm tốt v.v... hoặc như "bất mãn với thời cuộc", thích hợp với môi trường nước ngoài hơn thì đó là sự lựa chọn của họ, ai dám nói gì đâu.
Điểm thứ hai, nếu nước mình tất cả những người nông dân đều đi học đại học nông nghiệp hết thì lấy ai làm? Những người như bác Lương Đình của cũng chỉ cần vài bác thôi ;) Cái chính là chú tâm hiện đại hóa công nghiệp chứ nói như em, cứ làm nông nghiệp là phải khổ, phải chuyển sang cái khác à? Mà với hoàn cảnh hiện tại thì VN mình làm cái gì để cạnh tranh được với nước ngoài? Finance chăng?
 
V.N Hà Anh đã viết:
Điểm thứ hai, nếu nước mình tất cả những người nông dân đều đi học đại học nông nghiệp hết thì lấy ai làm? Những người như bác Lương Đình của cũng chỉ cần vài bác thôi ;) Cái chính là chú tâm hiện đại hóa công nghiệp chứ nói như em, cứ làm nông nghiệp là phải khổ, phải chuyển sang cái khác à? Mà với hoàn cảnh hiện tại thì VN mình làm cái gì để cạnh tranh được với nước ngoài? Finance chăng?
Bác thứ lỗi, em không đồng ý với bác ở điểm này. Các nước tư bản, nông dân không thiếu gì người tốt nghiệp đại học Nông Nghiệp. Người ta đi học là để về làm tại nhà, chứ không phải là thành kỹ sư nông nghiệp hết lượt. Ví thử VN mình mỗi làng có 1 anh cử nhân Nông Nghiệp, thử hỏi bao nhiêu vấn đề như phòng trừ sâu bệnh, thuốc trừ sâu rởm, độc hại... có được giải quyết tốt hơn không?
 
Ừ đúng rồi nhiều phóng sự cũng thấy hơi dở cái là chưa mất bò đã lo làm chuồng, lo có nhiều ĐH quá không có người công nhân, người làm ruộng --> ấu trĩ
VN số lượng vào đại học cũng chưa nhiều, chất luợng thì khỏi phải bàn. Ở Mỹ nó đang có phổ cập mù chữ Đại học, có nghĩa phấn đấu tất cả vào ĐH càng tốt, ông mình thì cứ lo bò trắng răng---> nghiệt quá.
Nói chung cái chính là cần phải nâng cao chất lượng hơn nữa. Hôm qua vừa nghe trên đài một vụ tranh chấp giữa một bên là Bộ giáo dục, một bên là cty đại diện cho giáo dục Ucraina. BGD bảo cty vượt quyền, tuyển sinh trái phép. Chẳng biết đầu cua tai nheo thế nào nhưng phụ huynh cứ đưa các cháu đến nhập học nuờm nượp. Trong khi đó các bác giáo dục cứ vin vào luật nói là không hợp pháp, nào là vượt quyền, đang định thanh tra và đình chỉ. TÔi không muốn nói về luật ai đúng ai sai, nhưng cái cách bẻ luật câu chữ nhau trên TV thế này, trong khi Bộ đã làm đựoc những gì cho Giáo dục VN thì còn phải bàn--->chán, nghiệt quá
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Ừ đúng rồi nhiều phóng sự cũng thấy hơi dở cái là chưa mất bò đã lo làm chuồng, lo có nhiều ĐH quá không có người công nhân, người làm ruộng --> ấu trĩ
VN số lượng vào đại học cũng chưa nhiều, chất luợng thì khỏi phải bàn. Ở Mỹ nó đang có phổ cập mù chữ Đại học, có nghĩa phấn đấu tất cả vào ĐH càng tốt, ông mình thì cứ lo bò trắng răng---> nghiệt quá.
Nói chung cái chính là cần phải nâng cao chất lượng hơn nữa. Hôm qua vừa nghe trên đài một vụ tranh chấp giữa một bên là Bộ giáo dục, một bên là cty đại diện cho giáo dục Ucraina. BGD bảo cty vượt quyền, tuyển sinh trái phép. Chẳng biết đầu cua tai nheo thế nào nhưng phụ huynh cứ đưa các cháu đến nhập học nuờm nượp. Trong khi đó các bác giáo dục cứ vin vào luật nói là không hợp pháp, nào là vượt quyền, đang định thanh tra và đình chỉ. TÔi không muốn nói về luật ai đúng ai sai, nhưng cái cách bẻ luật câu chữ nhau trên TV thế này, trong khi Bộ đã làm đựoc những gì cho Giáo dục VN thì còn phải bàn--->chán, nghiệt quá
bởi vì chưa có phong bao, bác ạ.
 
Back
Bên trên