Đùa, càng đọc bài của các bác em lại càng ko hiểu 8-}
Theo em thì "chữ Hán" ở đây mà anh Bình đề cập là cái thứ tiếng loằng ngoằng mà chúng ta vẫn thường thấy phải ko, và nếu em nhớ ko lầm thì ở TQ hiện nay, cũng cái loại loằng ngoằng ấy mà chia ra thành những 2 thứ là tiếng phổ thông (ko chắc là nó có phải được gọi như thế này hay ko
) và tiếng Quảng Đông (Cantonese) ở miền Nam TQ và Hồng Kông. Cái này em được biết khi chat với 1 thằng người Quảng Châu, sau khi nghe nó giải thích loằng ngoằng một hồi 8-}
---> 8-} 8-} 8-}
Còn nếu "chữ Hán" là từ Hán Việt
Học hẳn chữ Hán hay không thì em không có ý kiến gì cả. Nhưng mà nếu được thì nên tăng cường một chút về tiếng Hán-Việt ở trường phổ thông. Vì không hiểu rõ bản chất gốc Hán của nhiều từ tiếng Việt, có không ít trường hợp dùng từ tiếng Việt sai ngữ cảnh, rất đáng thất vọng
À, đối với anh thì cái khái niệm "biết" ở đây bao gồm là:
1. Biết đọc: đọc theo cách phiên âm tiếng Việt ấy, chứ không phải học tiếng Trung
2. Biết viết
3. Hiểu được ngữ nghĩa của từ, học được cách ghép với các từ khác và hiểu được nghĩa của nó nếu ghép với các từ khác
4. Được học một số câu thơ, câu đối có dùng từ đó - những thứ đã trở thành kinh điển rồi ấy
Em chưa hiểu, nếu đã là những từ Hán Việt nằm trong kho tàng tiếng Việt (vd: từ "ngôn ngữ") coi như cũng đã được phiên âm rồi còn gì (thử tìm từ Hán Việt nào chưa phiên âm xem
) Và nếu đã là từ Hán Việt, phiên âm đàng hoàng bằng chữ quốc ngữ thì tại sao lại ko thể đọc được ngay nếu đã đi học abc rồi
, nên em thấy phần "Biết đọc" hơi thừa
Còn nếu nói về vấn đề
hiểu được nghĩa của các từ Hán Việt đó, thì trong chương trình phổ thông (chưa cải cách, còn cải cách thì em ko rõ
), nó đã được đưa vào giảng dạy năm lớp 6 và 7 , trong phần "từ ngữ" rồi mà
>- )hồi đó em còn phải đi mượn quyển từ điển từ Hán Việt phô thông của bà chị )
---> ko thể nói là chưa dạy được, những người dùng sai từ thì chỉ có thể là "học trước quên sau" thôi :>
Còn vấn đề học các câu thơ, câu đối: về câu đối thì đúng là chưa thấy, nhưng về thơ thì rất nhiều các tp văn học Việt Nam đều có từ Hán-Việt, và thậm chí có những từ mà chúng ta phải chú ý phân tích rất kĩ nữa. Văn học cổ có thơ Nôm ko có đầy từ Hán Việt cho các bác học văn học phân tích mệt nghỉ thì có gì.
Vd: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy
chí nhân để thay cường bạo"
(Nguyễn Trãi)
Trong mấy đề thi cũng hay hỏi về ý nghĩa từ "chí nhân", đòi hỏi phải hiểu rõ nghĩa của từ Hán Việt này
Vậy sao chúng ta lại chưa học từ Hán Việt để phải "đưa vào giảng dạy" chứ b-)