Thiều Hoàng Yến
(canary)
Thành viên danh dự
gặp ở nhiều nơi, nhiều lần nhưng bây giờ mới thấy 1 bài báo viết đến "mốt" này. rất ngắn gọn, súc tích, và dễ hiểu:
Lại còn có "mốt nói ngọng"
"Thịt dza tui thí điu có dzì điu, seo bạn nì lèm kăng thẻng dzữ dzị choài. Dziễn đàn lè nơi giải trí, lin đọc mí pài của má peck còn thí dzui dzui, liu liu cười điu cả bụng...”. Đây là tiếng Việt "biến thể" đang rất phổ biến trong một vài diễn đàn của giới trẻ VN trên Internet.
Một thành viên trong diễn đàn của một trang web quả quyết: đó chính là phong cách, một cách thể hiện rất riêng không lẫn vào đâu được nên... không nên sửa. Và cách nói chuyện này làm cho những bạn du học sinh xa nhà, xa quê hương cảm thấy ấm lòng vì được nghe những câu nói gần gũi.
Thành viên khác kết luận rằng đây là viết theo tiếng địa phương, không thể sửa được. Nhưng khi hỏi lại “đấy là địa phương nào?” thì thành viên này lại không trả lời.
Khi có ý kiến phản đối, các thành viên của diễn đàn liền cho rằng người này quá già, quá khó tính. Cách viết như trên chỉ là để... mua vui, thể hiện sự... hài hước, hóm hỉnh của giới trẻ hiện nay. Cũng có thành viên cho rằng đây là cách... nói ngọng rất hay, đáng học hỏi.
Một thành viên mới học hết lớp 10 cho rằng đây là xu hướng mới của giới trẻ, ai thích thì theo, không thích thì... đừng xía vào.
Một đại văn hào người Nga từng phát biểu: “Thói quen xấu ban đầu là một người khách qua đường, sau đó là bạn thân ở cùng nhà và cuối cùng là một ông chủ khó tính”. Thực tế thì một vài thành viên của diễn đàn nói trên thú nhận là mình đã “nghiện”, không thể bỏ.
Theo Tuổi Trẻ
http://www4.tintucvietnam.com/Xem-An-Choi/2004/8/65349.ttvn
Lại còn có "mốt nói ngọng"
"Thịt dza tui thí điu có dzì điu, seo bạn nì lèm kăng thẻng dzữ dzị choài. Dziễn đàn lè nơi giải trí, lin đọc mí pài của má peck còn thí dzui dzui, liu liu cười điu cả bụng...”. Đây là tiếng Việt "biến thể" đang rất phổ biến trong một vài diễn đàn của giới trẻ VN trên Internet.
Một thành viên trong diễn đàn của một trang web quả quyết: đó chính là phong cách, một cách thể hiện rất riêng không lẫn vào đâu được nên... không nên sửa. Và cách nói chuyện này làm cho những bạn du học sinh xa nhà, xa quê hương cảm thấy ấm lòng vì được nghe những câu nói gần gũi.
Thành viên khác kết luận rằng đây là viết theo tiếng địa phương, không thể sửa được. Nhưng khi hỏi lại “đấy là địa phương nào?” thì thành viên này lại không trả lời.
Khi có ý kiến phản đối, các thành viên của diễn đàn liền cho rằng người này quá già, quá khó tính. Cách viết như trên chỉ là để... mua vui, thể hiện sự... hài hước, hóm hỉnh của giới trẻ hiện nay. Cũng có thành viên cho rằng đây là cách... nói ngọng rất hay, đáng học hỏi.
Một thành viên mới học hết lớp 10 cho rằng đây là xu hướng mới của giới trẻ, ai thích thì theo, không thích thì... đừng xía vào.
Một đại văn hào người Nga từng phát biểu: “Thói quen xấu ban đầu là một người khách qua đường, sau đó là bạn thân ở cùng nhà và cuối cùng là một ông chủ khó tính”. Thực tế thì một vài thành viên của diễn đàn nói trên thú nhận là mình đã “nghiện”, không thể bỏ.
Theo Tuổi Trẻ
http://www4.tintucvietnam.com/Xem-An-Choi/2004/8/65349.ttvn