Các câu đố toán học (vật lý) vui ..

Thằng tấn thành dùng cái não một tí đi :D . ANh cho chú thêm một câu nữa, là câu sở cua của cái bài con cá (chú ý hai câu này đều toán lớp 4 thì phải _ anh nhớ thế) . Đại loại bài toán thế này :D Trong giải thi đấu bóng bàn, đấu loại trực tiếp, cứ hai người một cặp, nếu lẻ ai thì người đấy đương nhiên vào vòng trong (coi như may mắn). Mỗi cặp chỉ đấu một trận, người thằng vào vòng trong. Có tất cả 105 người tham gia, hỏi là đến lúc cuối cùng (tức là còn một chú là nhà vô địch) thì đã có tất cả bao nhiêu trận đấu ??

----------

Bùi Quang Hiếu đã viết:
chờ đấy nhé :))
để em tìm được bài con ếch nhảy 1 góc alpha trên cái lá sen của ông thầy em đã;)) :D

Thầy chú vui tính nhỉ ? Rủ thầy vào đây chơi đi :D . Mà cái bài đấy thế nào thế ?
 
Thầy chú vui tính nhỉ ? Rủ thầy vào đây chơi đi . Mà cái bài đấy thế nào thế ?
:(
em chẳng tìm thấy đâu cả
nhớ thì chỉ mang máng là 1 bài toán thực nghiệm chỉ cho toàn chữ chứ ko có số 8-|
-----------------------------------------------------------------------
thôi
chuyển sang cái nì đơn giản hơn :D
Đề bài ngắn gọn:
tìm sự giống nhau giữa cái ô đi trong trời mưa và sự nổi của con nhện nước trên mặt nước :D
 
Hì, chết :p Làm nhiều lý thuyết quá, quên béng mất cái hệ kín :p Như vậy là định luật bảo toàn ko đúng nữa :)) Cái này chẳng có ji` là có thể chính xác được chị ạ :)):)) Còn tùy vào tính chất của nước trên hồ, của cái thuyền và cả thành phần cấu tạo nên viên đá nữa :p:)) Quên, còn tùy xem người ném đá với vận tốc nào nữa ạ :D:p
 
Tấn Thành đã viết:
@Dũng: nếu đồng xu làm bằng chất gì đấy mà nam châm hút được thì ok nhỉ
Đúng rùi anh ạ :)) xu Việt Nam thì nam châm hút cái dính liền :)):)) Đầu tiên, đưa nam châm tới đáy cốc, rồi kéo dần lên (Ghi chú là nam châm phải đủ mạnh ạ :))) Ko thì lấy cái nam châm điện ở nhà máy luyện kim hút cái vọt lên với vận tốc 4m/s ý :))
 
Pham Duy Yen đã viết:
Thằng tấn thành dùng cái não một tí đi :D . ANh cho chú thêm một câu nữa, là câu sở cua của cái bài con cá (chú ý hai câu này đều toán lớp 4 thì phải _ anh nhớ thế) . Đại loại bài toán thế này :D Trong giải thi đấu bóng bàn, đấu loại trực tiếp, cứ hai người một cặp, nếu lẻ ai thì người đấy đương nhiên vào vòng trong (coi như may mắn). Mỗi cặp chỉ đấu một trận, người thằng vào vòng trong. Có tất cả 105 người tham gia, hỏi là đến lúc cuối cùng (tức là còn một chú là nhà vô địch) thì đã có tất cả bao nhiêu trận đấu ??

----------



Thầy chú vui tính nhỉ ? Rủ thầy vào đây chơi đi :D . Mà cái bài đấy thế nào thế ?

giải vậy chẹp chẹp
đấu loại trực tiếp mỗi trận giảm 1 thằng
đến lúc tòi ra thằng vô địchc thì có 104 thằng bị loại => có 104 trận đấu :D

câu con cá cũng thế :)) cứ cho là chỉ còn 1 con :)) ( thực ra còn 2 con như lời thằng Thành NT nói :D ) nếu còn 1 con thì nó no đói gì thì vẫn còn 1 con
vậy thoai
 
Bùi Quang Hiếu đã viết:
:(
em chẳng tìm thấy đâu cả
nhớ thì chỉ mang máng là 1 bài toán thực nghiệm chỉ cho toàn chữ chứ ko có số 8-|
-----------------------------------------------------------------------
thôi
chuyển sang cái nì đơn giản hơn :D
Đề bài ngắn gọn:
tìm sự giống nhau giữa cái ô đi trong trời mưa và sự nổi của con nhện nước trên mặt nước :D

sức căng mặt ngoài hả em ....
( câu trả lời ngắn gọn ) :))
 
Câu 2 : Cổ điển thôi trong 12 viên bi có một viên khác loại (nặng hoặc nhẹ hơn). 3 lần cân tìm ra viên đấy .
câu này ai trả lời chưa ạ?
đề bài có nói rõ là đồng xu nặng hơn hay nhẹ hơn kô ạ? nếu nói rõ thì
giả dụ có 1 đồng xu nặng hơn
chia đôi 12 đồng xu vào 2 bên cân, bên nào nặng hơn thì đồng xu khác loại ở trong đấy
còn 6 xu, làm như trên còn 3 xu
chọn 2 xu bất kì cho lên cân:
-cân thăng bằng, xu chưa cân là khác loại
-cân nghiêng về bên nào thì bên đấy là xu khác loại
 
ko biết nặng hay nhẹ hơn mới là câu đố, em ạ.
Chia 4 4 4
 
Yap cái bài 12 hòn bi (đồng xu or whatever) là khi mà không biết hòn bi lạ là năng hơn hay nhẹ hơn. Bài này khá hay :D . Có 2 cách giải :D. Chú nào thử giải xem :D . (chú thành nói đúng bước đầu tiên rồi , chia 4 4 4 ).
 
em tính 1 lúc thì thấy bài này ko giải đc
đại loại là trước lần cân cuối còn sót lại 4 viên,chia làm 2 nhóm A,B:
- hoặc A 3 viên,B 1 viên
- hoặc A 2 viên ,B 2 viên
- hoặc A trùng B,tức là gồm 4 viên đó
sao cho,nếu bi giả nặng hơn thì bi giả thuộc nhóm A(B),nếu bi giả nhẹ hơn thì bi giả thuộc nhóm B(A).
Và với 1 lần cân cuối cùng thì ko thể tìm ra đc bi giả 1 cách ko may mắn
có thể em nhầm ở đâu đó,anh Yên post lời giải xem
 
Hi hi post lời giải cũng được thôi :D . Nhưng mà chỉ sợ có nhiều chú ở đây cú :D . Nhưng mà như tôi nói ý, bài này có 2 cách giải. Thế nên là post trước một cách, chú nào nghĩ ra được cách còn lại thì đem lên khoe nhé.

Cách giải này dùng để support cho cái theory của tui bên topic này http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=30233 . Đọc bài đấy trước khi đọc đoạn tôi giải bài này nhé (cách này phức tạp hơn cách thứ hai, nhưng mà lại cơ bản hơn và áp dụng được cho n chung chung). Và sửa lại một chút cái công thức tôi đưa ra bến đấy nhé. Không phải là (3^n-1)/2 mà là (3^n-3)/2 .

****
Bắt đầu với n =2 nhé. Tức là có hai lần cân ý mà. Thì theo công thức kia thì sẽ cân được 3 quả . Đánh số nhé 1 2 3
Cách cân : 1 vs 2
1 vs 3
Kết quả thì đánh dấu 0 là bằng nhau, T là trái hơn , P là phải hơn nhé. Thì kết quả thế này
00 loại (ko có bi lạ)
0T bi 3
0P bi 3
T0 bi 2
TT bi 1
TP loại vì thế hóa ra ba bi khác nhau hết
P0 bi 2
PT loại nốt
PP bi 1

**
bây giờ nâng cấp lên với n=3 nhé. Ta thấy là số lượng trường hợp có thể sảy ra so với trường hợp trước tăng 3 lần. Thế nên ta sẽ thay bi x ở trường hợp trước bằng 3 bi ở trường hợp này là 3x, 3x-1, 3x-2. Như vậy tăng số lượng bi mỗi lần cân lên 3 lần. Ta sẽ có
1 2 3 vs 4 5 6
1 2 3 vs 7 8 9
Như vậy ta có 3 group, với 2 lần cân ta có thể biết chính xác group nào chứa bi lạ và nặng hay nhẹ. Và để có kết quả là bi nào trong group đấy là bi lạ thì ta cần đến lần cân thứ 3, với việc chọn mỗi group một bi và cho lên cân. Ta có lần cân thứ ba là
1 4 7 vs 2 5 8
như vậy ta có 3 lần cân, nhưng chỉ có thể xác định được giữa 9 bi với nhau thôi. Còn dư 3 bi 10 11 12. Ta lại thấy ở ví dụ trước TP và PT bị loại, nếu cứ giữ nguyên thế này thì nó vẫn bị loại. Như vậy nếu ta có thể sử dụng hai trường hợp này thì có thể giúp ta phát hiện ra 2 bi nữa, và tất nhiên khi đấy bi thứ 3 (nếu nó rơi vào) cũng tự động được phát hiện. Vì thế ở vị ta thêm bi 10 vào bên trái lần cân đầu tiên, và vào bên phải lần cân thứ 2 (để nếu nó sảy ra là TP thì nghĩa là bi 10). Tương tự ta thêm 11 vào bên phải lần cân đầu, và bên trái lần cân 2. Lần cân thứ ba (nếu sảy ra nghĩa là ko phải cả 10 lẫn 11). Ta kiểm trứng bằng việc nhét bất cứ bi nào cân với 12. Ở đây tôi chọn là 10 vào bên trái và 12 vào bên phải. Thế là cuối cùng ta có bảng cân

1 2 3 10 vs 4 5 6 11
1 2 3 11 vs 7 8 9 10
1 4 7 10 vs 2 5 8 12

Và kết quả là thì anh em tự ngồi kẻ bảng ra tính nhé .
000
00T
00P
0T0
0TT
0TP
.....
PPP
**** Với n =4
Tương tự như trên ta thay các bi x bằng 3x-1 3x-2 3x và có thể lập bảng 4 lần cân với 36 bi. Còn thiếu 3 bi nữa thì đạt maximum (3^4-3)/2 = 39.
Ở bảng 12 bi (nếu anh em nào lập) thì sẽ thấy TPP và PTT không hợp lệ. Thế nên là ta lại nhét bi thứ 37 vào lần cân 1 ben trái, và lần cân 2 3 bên phải. Tương tự cho bi 38 vào lần cân 1 bên phải lần cân 2 3 bên trái. lần cân thứ 4 thì cứ nhét bi nào bên trái cũng được (trong 2 bi 38 38) còn bên phải nhét thêm bi 39.

Hi vọng mọi người hiểu cách làm này ? Cách này phức tạp nhưng work cho tất cả các trường hợp.

----------

Cách thứ hai thì không phức tạp thế này, nhưng thông minh hơn :D . Chú nào nghĩ ra thì đưa lên nhé.
 
1.
với 2 lần cân ta có thể biết chính xác group nào chứa bi lạ và nặng hay nhẹ. Và để có kết quả là bi nào trong group đấy là bi lạ thì ta cần đến lần cân thứ 3, với việc chọn mỗi group một bi và cho lên cân.
sao lạ thế?Biết group nào chứa bi lạ,nặng hay nhẹ rồi thì chỉ cần cân 2 bi bất kỳ của group đấy là ra,sao lại chọn mỗi group (groups nào?) 1 bi rồi cho lên cân.
2.
Từ 9 bi lên 12 bi là cả 1 chặng đg dài đấy ông anh.Số lập luận tăng lên theo cấp số nhân,ko thêm vào mỗi bên cân 1 bi + thêm vài lập luận là đc đâu:)
3.Anh thử trình bày dàn ý của cách này xem,em nghĩ ko dài lắm đâu. (chắc chắn ko dài bằng đống lý thuyết trên đc:D).Kiểu 1+2+3>4+5+6 (bi 1+2+3 nặng hơn bi 4+5+6)...chứ dùng mấy cái TP gì gì đó em đọc đc 1 ít thấy tởn quá :D
4.Em thử viết mấy cách thử của em nhé:
Chia 12 bi làm 3 nhóm A,B,C (mỗi nhóm 4 viên)
a.Lần cân 1:A vs B
Kết quả:A khác B (chứ A= B thì dễ quá)
-->bi giả trong 2 nhóm này.Ko mất tính tổng quát,giả sử A>B.
b.Lần cân 2: 2 viên nhóm A + 2 viên nhóm B (gọi chung là nhóm E) vs 4 viên nhóm C (toàn bi thật)
KQ:
Nếu E>C-->bi giả nặng hơn bi thật,và là 1 trong 2 viên nhóm A vừa lấy ra
Nếu E<C--> bi giả nhẹ hơn bi thật,và là 1 trong 2 viên nhóm B vừa lấy ra
-->2 trường hợp trên chỉ cần cân 1 lần nữa là ra.
Nếu E=C--> bi giả nằm trong nhóm F: 2 viên còn lại của nhóm A,2 viên còn lại của nhóm B.--->cân 1 lần nữa ko ra đc.
-->tắc.

trên đây chỉ là 1 TH thôi,nhưng mấy TH còn lại em cũng thử ngó qua rồi,ko ổn:p Hay cách mình ko ổn...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To all : Tui đã đọc đi đọc lại bài của mình và thử (bằng máy) thì thấy là cách giải của mình hoàn toàn hợp lý và possible cho tất cả các bi. Ai có thắc mắc gì cứ đưa lên đây sẽ giải đáp từng thứ một.

Đầu tiên là em minh
1. Nói như em thì chỉ có thể giải trong trường hợp cụ thể, khi em biết kết quả của các lần cân đầu rồi. Còn cách của anh là cho trường hợp tổng quát.

Tổng quát thế này. Giả sử bài toán đã được giải trong trường hợp n lần cân và với (3^n-3)/2 bi. Bây giờ bước sang với n+1 lần cân. Đầu tiên ta thay mỗi một viên bi x ở trường hợp n bằng 3 viên bi tương ứng 3x,3x-1,3x-2. Như vậy nếu coi mỗi một group 3 viên bi này là một viên bi lớn đi. Thì có phải chỉ cần n lần cân là em đã có thể tìm được chính xác viên bi lớn giả rồi không (với giả thiết là chúng ta đã giải được trường hợp n ). Thế với 3 viên bi còn lại và 1 lần cân để tìm ra thì đơn giản phải không ? vứt 1 viên bi lên bên phải, 1 viên sang trái, thế là xong. Nhưng đấy là khi em biết chính xác group nào. Còn tổng quát , khi mà chúng ta chưa biết kết quả cụ thể mà cần lập kế hoạc. Thế thì cứ đơn giản là đưa viên đầu tiên của mỗi group sang bên trái và viên thứ 2 của mỗi group sang bên phải. Và như vậy chúng ta có lần cân thứ n+1.

2. Em đọc bài anh post ở topic kia thì sẽ hiểu tại sao lại từ 1 bi chuyển sang 9 bi. Còn đoạn từ 9 bi chuyển lên 12 bi thì thế này nhé.

Trước khi anh thêm vào 3 bi nữa để làm 12 bi thì 3 lần cân được set thế này
1 2 3 vs 4 5 6
1 2 3 vs 7 8 9
1 4 7 vs 2 5 8
Và nếu đọc kỹ ví dụ cân 3 hòn bi thì nhận ra là nếu lần đầu nghiêng trái, lần hai nghiêng phải thì sẽ cho ra vô nghiệm. Như vậy có nghĩa là nếu kết quả của hai lần cân đầu là TP thì trong cả 9 bi kia sẽ chả có bi nào là bi thật cả (bất chấp lần cân thứ 3) đúng không nào ?
Bắt đầu từ vấn đề đấy nếu như bây giờ anh thêm vào vế trái của lần cân thứ nhất bi số 10 và vế phải của nó bi 11. Và ngược lại anh thêm vào vế trái của lần cân thứ 2 bi 11 và vế phải bi 10 thì nó sẽ thành thế này
lần 1 : 1 2 3 10 vs 4 5 6 11
lần 2 : 1 2 3 11 vs 7 8 9 10

Nếu sau hai lần cân kết quả là TP hoặc PT ==> bi lạ sẽ không nằm trong 9 bi đầu (vì bài toán 9 bi vô nghiệm với TP or PT). Vì thế sẽ nằm trong bi 10 hoặc 11. Vì thế ta cần đến lần cân thứ 3

lần 3 : 1 4 7 10 vs 2 5 8 12
Với lần cân này do 9 bi đầu đã là bi bình thường rồi thì nó thực tế chỉ là so sánh 10 và 12 , 12 chắc chắn bình thường rồi nếu kết quả đầu là TP or PT. ==> nếu lần 3 mà là cân bằng thì 11 là bi lạ, còn ngược lại thì là bi 10. Bi 12 chỉ có thể là bi lạ khi mà hai lần cân đầu bằng nhau và lần thứ 3 không bằng nhau.

Hi vọng em hiểu cách để tìm cách cân tổng quát này ?

Mở rộng hơn thì anh sẽ nói về cân 39 bi :). Đầu tiên là dùng thuật toán đổi một bi lấy 3 bi mà anh nói ở trên. Ta sẽ có được 3 lần cân đầu tiên với 12 bi mỗi bên. Như vậy nếu cứ tính là 3 bi cho một group thì với 3 lần cân đầu ta tìm được group nào chứa bi lạ rồi :D . Lần cân thứ 4 ta cứ lấy bi đầu của

3. Cách này là cách tổng quát cho n bi bất kỳ vì thế nó dài là phải rồi :D .Nói cách khác thì cái cách này dùng dao mổ trâu để giết gà. Vì chả cần phức tạp thế vẫn giải được bài toán 12 bi này.

Còn trình bày theo cách của em thì ... chác anh không làm được rồi. Vì ví dụ khi anh viết là TPT có nghĩa là kết quả lần cân đầu là Trái, lần cân hai là phải, lần cân 3 là trái. Còn nếu viết theo cách của em thì anh sẽ phải viết thành 3 dòng tất cả ? thay vì TPT. Mà thực sự sẽ còn confuse người đọc hơn nữa khi lập bảng thống kê kết quả.

4. Cách của em gần đi đúng hướng lời giải thứ hai rồi :). Anh gợi ý nho nhỏ cho em là thế này : đừng coi thường kết quả của lần cân nào cả. Với 3 kết quả cho mỗi lần cân ==> chỉnh hợp lên đến 3^3 = 27 trạng thái cơ.

5. Cái này trả lời thêm, đấy là trong trường hợp em vẫn không tin cách làm trên của anh có thể giải được bài này thì tẹo nữa (sau khi anh đi ăn cơm đã) anh sẽ lập bảng thống kê và kết quả cho em. (giống như anh làm với trường hợp 3 bi )
 
PHạm Duy Yên đã viết:
lần 1 : 1 2 3 10 vs 4 5 6 11
lần 2 : 1 2 3 11 vs 7 8 9 10
Lúc chọn bi em cứ nghĩ phải tận dụng triệt để 4 viên bi thật nên bỏ sót cách chia này,dù biết là trước lần cân cuối phải đưa về 3 bi.Cộng điểm;).Dù vậy,ko hiểu cách cân lần 3 của anh cho lắm.Ko cần giải thích đâu,thực ra lần cân thứ 3 là ko cần thiết khi mà cách chia bi trong 2 lần cân đầu chuẩn:)
PS:nãy thấy anh viết 1 tràng,ko kiểm tra cái này:D Nhưng mà em vẫn ko thích mấy cái bảng KQ của anh cho lắm,em quen với lập luận hơn là giải quyết kiểu máy tính.(ghét tin mà:D)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hì hì , bài này cách tổng quát giải theo kiểu đệ quy mà :). Cách trên anh viết hơi khó hiểu và lằng nhằng , nhưng mà nói chung thì ai thích cách giải tổng quát và chịu khó đọc thì sẽ hiểu.
Nói thì hơi lằng nhằng nhưng thực tế thì đơn giản nhất để em hiểu vấn đề thì thế này :
1. giả sử tìm được cách cân m viên bi trong n bước
2. thế có nghĩa là nếu như có 3*m viên bi và bỏ 3 viên vào một cái túi thì có m cái túi ==> n bước tìm ra cái túi có chứa viên bi lạ.
3. mất thêm một bước nữa để tìm viên bi lạ trong cái túi đã được xác định đấy.
4. nếu như có 3*m+3 viên bi, thì tìm trường hợp nào để loại 3*m viên bi đầu ra (đấy là trường hợp vô nghiệm khi cân 3*m viên bi). Và như thế thì việc cân có kết hợp 3*m viên bi này cũng như không, như thế chỉ cần nhét đúng thứ tự là có thể xác định được kết quả cân của hai trong 3 viên bi với n lần cân. Và lần cân n+1 là để tìm ra viên bi lạ . Đoạn này giải thích ở bài trước.

Còn bi h anh viết bảng kết quả khi cân theo cách của anh nhé :)

lần 1 : (1 2 3) 10 vs (4 5 6) 11
lần 2 : (1 2 3) 11 vs (7 8 9) 10
lần 3 : (1) (4) (7) 10 vs (2) (5) (8) 12

000 KO CO BI LA------T00 6----------P00 6
00T 12----------------T0T 5----------P0T 4
00P 12----------------T0P 4----------P0P 5
0T0 9 ----------------TT0 3 ----------PT0 11
0TT 8-----------------TTT 1----------PTT KO SAY RA
0TP 7-----------------TTP 2 ----------PTP 10
0P0 9-----------------TP0 11----------PP0 3
0PT 7-----------------TPT 10----------PPT 2
0PP 8-----------------TPP KO SAY RA---PPP 1
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cách giải thứ hai của bài này chắc nhiều người biết :
Bước 1 : 1 2 3 4 với 5 6 7 8.
Nếu bằng nhau . (đoạn này đơn giản và có nhiều cách)
-----------bước 2 : cân 9 với 10
-----------------------nếu bằng nhau
---------------------------bước 3: cân 9 với 11
-------------------------------nếu bằng nhau ==> bi 12
-----------------------------------nếu khác nhau ==> bi 11
-----------------------nếu khác nhau
---------------------------bước 3: cân 9 với 11
--------------------------------nếu khác nhau ==> bi 9
--------------------------------nếu bằng nhau ==> bi 10


Nếu khác nhau. Giả sử 1 2 3 4 > 5 6 7 8
----------bước 2 : cân 1 5 6 với 2 7 8
------------------nếu bằng nhau
--------------------------bước 3 : cân 1 với 3
--------------------------------nếu bằng nhau ==> bi 4
---------------------------------------nếu khác nhau ==> bi 3
------------------nếu 1 5 6 > 2 7 8 (ko mất tổng quát)
---------------------------bước 3 : cân 7 với 8
---------------------------------------nếu bằng nhau ==>bi 1
----------------------------------------nếu khác nhau ==>là bi nhẹ hơn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo em thì không dính ướt (mặt ô và lông nhện )
sức căng mặt ngoài là đúng rùi anh ạ ^_^
lúc đầu em cũng nghĩ là sự ko dính ướt
nhưng thực ra cái ô đi dưới trời mưa vẫn dính ướt:D
bởi vì sau khi đi trời mưa về đến nhà người ta vẫn phải rũ ô cho nước bắn ra đấy là gì:D

còn vì sao là sức căng mặt ngoài
để hum nào rỗi rãi ngồi gõ
thì em gõ
:p
nhưng thực ra
chỉ suy nghĩ kĩ hơn tẹo là bít là sức căng mặt ngoài :p
 
Bùi Quang Hiếu đã viết:
sức căng mặt ngoài là đúng rùi anh ạ ^_^
lúc đầu em cũng nghĩ là sự ko dính ướt
nhưng thực ra cái ô đi dưới trời mưa vẫn dính ướt:D
bởi vì sau khi đi trời mưa về đến nhà người ta vẫn phải rũ ô cho nước bắn ra đấy là gì:D

còn vì sao là sức căng mặt ngoài
để hum nào rỗi rãi ngồi gõ
thì em gõ
:p
nhưng thực ra
chỉ suy nghĩ kĩ hơn tẹo là bít là sức căng mặt ngoài :p

mày ngại gõ là ko đc rồi [-x
nhìn anh Duy Yên ở trên kìa :)) gõ dài vãi lúa :))
anh cũng hết có can đảm ngồi đọc hết nữa :))
vỗ tay khen mọi ng não =D>
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nhân tiện hỏi luôn
anh Yen là Yến hay là Yên đấy :D
 
Back
Bên trên