*** Các đội tuyển quốc gia ***

Thì sân Mỹ Đình là bé nhất trong 4 sân, may ra bù lại được mặt cỏ.
 
to nhất VN mà lại bé nhất trong 4 sân kia. đúng là hết muốn nói
 
Chỉnh sửa lần cuối:
HLV Donadoni sẽ tạo điều kiện và gọi trở lại đội tuyển Cassano.

Cho dù cầu thủ từng có thời gian được đánh giá là thần đồng của bóng đá Italia này đã có mùa giải tồi tệ trong màu áo đội bóng Hoàng gia Real, thậm chí không được HLV Marcelo Lippi gọi vào ĐT Italia tại VCK World Cup vừa qua, nhưng HLV Donadoni khẳng định vẫn sẽ trao cho Antonio Cassano cơ hội được tham gia đội tuyển trong thời gian tới.

Ông nói: “Cassano là cầu thủ đầy tài năng và tôi tin là cậu ấy đã sẵn sàng thể hiện lại mình cho dù đã có thời gian phong độ lên xuống thất thường. Hiện giờ Cassano đang cố gắng và cố chứng minh mình xứng đáng với một vị trí tại ĐTQG”.

Với việc Cassano từng có thời gian làm việc với HLV Fabio Capello khi cả hai còn tại AS Roma, cầu thủ 24 tuổi này được kỳ vọng sẽ “hồi sinh” như thời gian trước khi tới Real.
 
Danh sách đội tuyển quốc gia được triệu tập :

Thủ môn: Đức Cường (Đà Nẵng), Vĩnh Lợi (Bình Định), Hồng Sơn, Viết Nam (SLNA).

Hậu vệ: Hải Nam, Minh Đức, Lâm Tấn, Huy Hoàng (SLNA), Quang Thanh, Như Thành (Bình Dương), Văn Biển (G.M.Nam Định), Minh Thiện (HAGL), Đình Luật (QK4), Trọng Bình (Khánh Hòa).

Tiền vệ: Tấn Tài (Khánh Hòa), Vũ Phong (Bình Dương), Quý Sửu (Đồng Tháp), Đức Dương (G.M.Nam Định), A Huỳnh (HAGL), Tấn Ninh (Tiền Giang), Minh Phương, Tài Em (GĐTLA), Hồng Minh (Đà Nẵng), Sỹ Cường (ACB Hà Nội).

Tiền đạo: Công Vinh (SLNA), Thanh Bình (Đồng Tháp), Anh Đức (Bình Dương), Văn Thành (M.H. Hải Phòng), Ngọc Linh, Thanh Nguyên (G.M.Nam Định).
 
Lungberg vừa lên đội trưởng đội tuyển Thụy Điển thay cho Olaf Mellberg
 
Ole cũng được gọi trở lại đội tuyển Nauy sau nhiều năm ko thấy mặt.
 
Ole già rồi, đá đấm gì nữa. cả năm vừa rồi đá cứ gọi là vãi ít
 
Australia gia nhập AFC còn do cái lý của nó. Ngoại trừ yếu tố về mặt địa lý, người Australia còn có một cơ sở khác để chọn “mái nhà” AFF. Ai cũng biết lực lượng từng cùng Australia tham dự hai kỳ World Cup 1998 và 2006 nay đều đã ở tuổi “băm”.

Ngay cả những ngôi sao như Viduka, Kewell hay thủ môn Schwarzer cũng đang chuẩn bị bước sang sườn dốc bên kia của sự nghiệp cầu thủ. Tất cả họ sẽ chỉ còn có thể cống hiến cho những Socceroos trong chiến dịch Asian Cup 2007.

Những mục tiêu xa hơn của làng bóng Australia đành phải trông chờ vào những gương mặt chỉ vào khoảng 24, 25 tuổi. Điều này có nghĩa, một hoặc hai năm nữa, chưa chắc tuyển Australia đã mạnh như như hiện tại.

Do đó, LĐBĐ nước này (FFA) đang lên kế hoạch đào tạo lực lượng kế thừa và định hướng phát triển. Và động thái xin gia nhập AFF cũng nằm trong kế hoạch này.

Theo lời khuyên của HLV Guus Hiddink, FFA đã lên kế hoạch thành lập những giải thi đấu U-14, U-16 và U-18 trong nước cũng như hỗ trợ đào tạo cầu thủ trẻ tại các CLB. Các hạng đấu “U” trên nhằm giúp Australia chuẩn bị cho World Cup 2010.

Với hoạch định như thế, rõ ràng việc gia nhập AFF sẽ giúp các đội trẻ của Australia đi từng bước từ thấp đến cao trong công đoạn hoàn thiện trình độ. Bởi từ nhiều năm nay, bóng đá trẻ trong nước của quốc gia này chưa thật sự định hình rõ nét.

Và vì thế, nấc thang đầu tiên để bắt đầu một cách hợp lý nhất không thể nào không phải là những nấc thấp và tương đối dễ đi, nhằm tránh sự tồn tại của mặc cảm tự ti và choáng ngợp.

Cái lý của người Australia là ở chỗ đó. Họ muốn tạo ra những bước đi căn bản nhất cho bóng đá nước mình ở thời kỳ hậu Viduka và Kewell.
 
Khi Australia, tân binh của LĐBĐ châu Á (AFC), được trao 2 vé tham dự AFC Champions League nhờ cắt xén của Thái Lan và VN, AFC giải thích đơn thuần là do trình độ của các CLB Thái Lan và VN ở AFC Champions League quá tồi tệ nên bị bớt suất.

Song đối với người Australia, giành được vé dự AFC Champions League từ tay các CLB Thái Lan và VN còn là ''bàn đạp'' để thực hiện ''âm mưu'': gia nhập AFF, thống trị bóng đá Đông Nam Á rồi từ đó tăng tốc trong cuộc đua giành suất dự World Cup của châu Á.

Vị ''khách không mời mà đến'' này đã chính thức ngỏ lời đề nghị AFF cho phép nhập cuộc làm thành viên và thi đấu tại các giải ở khu vực. Tuy nhiên, Tổng thư ký AFF Dato Yap khẳng định, AFF chưa quyết định chấp thuận cho Australia gia nhập tổ chức này.

Nhà lãnh đạo của bóng đá khu vực e ngại, nếu chấp thuận cho Australia trở thành ''tân binh'' của AFF, trình độ vượt trội của đội bóng duy nhất của… châu Á lọt vào vòng 2 World Cup 2006 sẽ nuốt chửng các đội bóng trong khu vực vốn bị coi là ''vùng trũng'' bóng đá thế giới.

Và tình trạng ''nhàm chán'' vì Australia luôn thống trị càng khiến bóng đá Đông Nam Á luẩn quẩn trong cái ao tù, khó lòng ngóc đầu dậy.


''Ông kẹ'' Thái bi quan :

Hãy thử tưởng tượng, giải VĐ Đông Nam Á diễn ra vào tháng 02/2007 tới sẽ xuất hiện một loạt ngôi sao của bóng đá Australia vừa góp mặt tại World Cup 2006 như Harry Kewell, Tim Cahill, Lucas Neill, Mark Viduka hay John Aloisi…? Nếu vậy, nhà cái S-Pools tại Singapore ắt phải ra kèo 1 ăn… 10.000 cho việc Australia là ứng cử viên số một cho ngôi vô địch.

Sự xuất hiện của Australia, dù mới chỉ lờ mờ trong bóng tối, đã làm cho bóng đá Đông Nam Á lên cơn sốt vì lo lắng. Báo chí Thái Lan, ''ông kẹ'' của bóng đá khu vực hơn 10 năm qua, liên tục than vãn cho tương lai đầy bi quan của ''gà nhà''.

Tờ Bangkok Post số ra ngày 19/7 thông tin rằng Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã hứa chi 50-60 triệu baht cho FAT (LĐBĐ Thái Lan) đầu tư cho kế hoạch đưa Thái Lan có mặt tại World Cup 2010.

Thế nhưng, bên cạnh việc phân tích một loạt khó khăn của bóng đá Thái, sự có mặt của Australia, cùng một loạt đối thủ sừng sỏ khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Saudi Arabia, Trung Quốc…, tờ báo này nhận định giấc mơ đến World Cup của người Thái là mong manh hơn bao giờ hết.

Thậm chí cần có một phép tiên thần kỳ mới mong Thái Lan vượt qua những đối thủ này có mặt tại Nam Phi dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh vào 4 năm sau.


Việt Nam phải thay đổi chỉ tiêu?

Dĩ nhiên trong cảnh Australia muốn ''xâm lăng'' bóng đá khu vực Đông Nam Á, bóng đá VN cũng không thể không bị ảnh hưởng. ''Tổn thất'' đầu tiên chính là chỉ tiêu đặt ra trong đề án phát triển bóng đá VN từ nay đến năm 2020.

Sau hội nghị BCH lần 3 vào tuần trước, Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn tuyên bố, VFF đặt chỉ tiêu từ 8-10 năm nữa sẽ đưa ĐTVN lọt vào top 10 châu Á và tiếp cận với khả năng lọt vào World Cup nếu may mắn.

Vấn đề là trong tình cảnh bê bết của bóng đá VN (điển hình là việc bị AFC cắt mất suất dự AFC Champions League 2007) và khả năng Australia gia nhập AFF, có lẽ VFF phải thay đổi chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế.

Một chuyên gia bóng đá tham gia cùng VFF hoạch định chiến lược phát triển cho rằng, với thực tế mà Australia thể hiện ở World Cup 2006, trình độ của họ vượt trội so với bóng đá VN khoảng… vài chục năm.

Ngoài chiến lược dài hơi, còn với riêng HLV A.Riedl, trong cuộc làm việc với VFF vào sáng nay, nhà cầm quân người Áo này cũng phải tính toán đến một kế hoạch phòng hờ cho khả năng ''ngáo ộp'' Australia xuất hiện ở giải VĐ Đông Nam Á 2007!

VFF và 10 đội bóng trong khu vực đang nín thở chờ quyết định của AFF!
 
đá rồi trận nào cũng thua chục bàn thì lại lập kỷ lục của WC mất :|
 
đúng thôi, thằng này trầm lặng nhưng lại đóng góp nhiều. dù trình ko bằng mấy thằng khác nhưng lại đá hay hơn ở WC vừa rồi
 
Klinsmann và Klose được tôn vinh

Tiền đạo đang thi đấu cho Werder Bremen và cựu HLV trưởng của đội tuyển Đức đã được tạp chí Kicker bình chọn là những người xuất sắc nhất tại vị trí mà họ đảm nhận trong năm 2006.

Miroslav Klose là vua phá lưới tại VCK bóng đá thế giới vừa qua với 5 bàn thắng cùng một lối chơi hoàn toàn khác với chính bản thân anh 4 năm về trước tại Châu Á. Tiền đạo này cũng đồng thời là người dội bom hàng đầu tại Bundesliga mùa giải trước với 25 lần lập công.

Chân sút gốc Ba Lan đã dễ dàng vượt qua các đối thủ khác để giành chiến thắng với cách biệt tuyệt đối trong cuộc bình chọn có sự tham gia của các nhà báo chuyên viết về bóng đá với số phiếu là 532. Người xếp ngay phía sau anh là thủ môn Jens Lehmann với 82 phiếu và người về ở vị trí thứ ba là hậu vệ Philipp Lahm chỉ có 58 phiếu.

Ở cuộc bầu chọn danh hiệu HLV xuất sắc nhất nước Đức trong năm 2006, Klinsi giành được 392 phiếu so với 98 phiếu của HLV Thomas Doll (Hamburg) và 94 của Jurgen Klopp (Mainz).

Một điều khá ngạc nhiên đó là HLV Felix Magath, người đã đưa Bayern Munich tới hai chức vô địch quốc gia trong hai năm vừa qua, lại không có mặt trong tốp ba người đứng đầu và chỉ xếp ở vị trí thứ năm.

Một bất ngờ khác thậm chí còn lớn hơn nhiều đó là Lukas Podolski, cầu thủ trẻ xuất sắc nhất World Cup 2006, chỉ xếp thứ tám trong danh sách bình chọn dành cho các cầu thủ với chỉ 9 phiếu bầu.

Trong khi đó thì Michael Ballack, cầu thủ giành được nhiều bình chọn nhất năm ngoái, sau khi bỏ Bundesliga để chuyển sang chơi cho Chelsea và không thể hiện được gì nhiều tại VCK ngay trên sân nhà đã không còn nhận được sự ưu ái của giới chuyên môn nữa. Anh chỉ xếp ở vị trí thứ năm với 17 phiếu bầu.

Một danh hiệu quan trọng khác là cầu thủ nữ xuất sắc nhất năm đã lần thứ sáu liên tiếp được trao cho Birgit Prinz, người đã có 150 lần khoác áo đội tuyển bóng đá nữ Đức
 
Bầu chọn thủ quân ĐT Anh: Terry và Gerrard dẫn đầu

Trong khi HLV Steve McClaren vẫn chưa đưa ra quyết định ai sẽ thay thế Beckham để trở thành đội trưởng đội tuyển Anh thì dân Anh đã có một cuộc bầu chọn cho mình một thủ lĩnh mới cho đội bóng đảo quốc sương mù.

Cuộc bình chọn này do website BBC Sport và Radio Five Live tổ chức. Tuy kết quả không mang tính quyết định nhưng cuộc bầu chọn này cũng đã đưa ra cái nhìn tổng quát về ý kiến của dân Anh đối với người đảm trách chức vụ thủ lĩnh tinh thần cho đội tuyển quốc gia.

Kết quả đã phản ánh khá chính xác khi dẫn đầu cho cuộc đua này vẫn là cuộc đua song mã giữa hai hai ưcv John Terry và Steven Gerrard.

Đội trưởng của CLB Chelsea, John Terry dẫn đầu với 51% số phiếu bầu và người của đội trưởng của CLB Liverpool, Steven Gerrard bám sát phía sau với 46%.

Dường như chỉ có hai ngôi sao này là xứng đáng trong mắt người hâm mộ, trong khi số phiếu bầu cho Gary Neville và Frank Lampard thấp đến mức thê thảm với tỷ lệ lần lượt là… 2% và 1%. Tuy đã nói lời chia tay với chiếc băng thủ quân nhưng David Beckham vẫn được tín nhiệm với …1 phiếu bầu.

Tham gia cuộc “thăm dò dân ý” này bao gồm 371 thành viên trong CLB những CĐV của đội tuyển Anh. Kết quả chính thức trong việc lựa chọn thủ quân của tân HLV Steve McClaren sẽ được công bố vào 23h (giờ VN) thứ sáu ngày 11 tháng 08.
 
Walcott lại lên tuyển

Tiền đạo tuổi teen, Theo Walcott, người được HLV Sven Goran Eriksson gọi vào đội tuyển Anh tham dự World Cup 2006 nhưng đã không được đưa ra sân dù chỉ một phút, lần đầu tiên được gọi vào đội tuyển U21 Anh.

Walcott đã từng là đề tài gây nhiều tranh cãi trong dư luận Anh tại World Cup khi Eriksson đưa tiền đạo tuổi 17 này vào đội hình hành quân tới Đức dù anh chưa chơi một trận nào cho Arsenal kể từ ngày gia nhập CLB này hồi tháng 02.

Và hôm thứ tư, anh lại một lần nữa gây sự chú ý khi HLV Peter Taylor gọi anh vào đội tuyển U21 để tham dự giải vô địch U21 châu Âu và các cầu thủ Anh sẽ gặp đội tuyển U21 Moldova tại thành phố Ipswich vào thứ ba tuần sau.

Tân HLV đội tuyển Anh, Steve McClaren cho rằng việc có mặt trong đội hình U21 sẽ là bước khởi đầu rất cần thiết cho sự nghiệp thi đấu quốc tế của những cầu thủ trẻ như Walcott hay tiền đạo Darren Bent và thủ môn Scott Carson.

“Tôi muốn những cầu thủ trẻ như Darren, Scott và Walcott có những cơ hội để cọ xát tại các giải trẻ,” - McClaren cho biết.

Darren vừa mới quay trở lại sau chấn thương, trong khi Walcott thì chưa hề chơi bóng tại Premiership còn Scott thì phải cạnh tranh để có được chỗ đứng trong đội hình Liverpool. Trận đấu gặp Moldova sẽ rất quan trọng đối với cả 3 cầu thủ trẻ này. Họ là những nhân tố chính trong kế hoạch của McClaren trong tương lai và đang rất khát khao khẳng định mình trong mắt HLV McClaren cũng như các HLV tại CLB, nơi họ mong chờ được thường xuyên ra sân.
 
Đúng là thằng Eriksson cũng hồ đồ. Gọi Walcott mà lại chẳng cho nó ra sân, đã vậy lại để Defoe, Bent ở nhà.
 
chả hiểu thằng cha ấy nghĩ gì nữa. đội hình tuyển Anh mạnh thế mà ko biết sử đụng, chán /:)
 
Back
Bên trên