Black Hole

Nguyễn Thu Trang
(kitten0303)

Member
LỖ ĐEN- ĐIỀU BÍ ẨN NHẤT CÒN TỒN TẠI TRONG VŨ TRỤ​

Nguyễn Đức Phường- Hội Thiên văn –Vũ trụ Việt nam, Phòng Thiên văn, Khoa Vật lý, ĐHSP Hà Nội.

Cho đến ngày nay và có lẽ cả một thời gian dài nữa trong tương lai, lỗ đen và các hành xử của nó luôn là vấn đề làm bận tâm các nhà khoa học. Đã có bao câu chuyện viễn tưởng được con người thêu dệt gắn chặt với một trong những đối tượng bí ẩn nhất của vũ trụ - lỗ đen. Nó làm thay đổi quan niệm thường ngày của chúng ta về không gian và thời gian. Lỗ đen là gì?
Thuyết tương đối của Einstein cung cấp cho chúng ta một cách nhìn mới về không-thời gian. Mối liên hệ hữu cơ và chuyển hoá lẫn nhau giữa không gian và thời gian cũng như vật chất đã làm vũ trụ thống nhất đến lạ kỳ, năng lượng chuyển thành khối lượng và ngược lại. Sự cong của không gian và giãn nở của thời gian ở xung quanh những vật có khối lượng lớn. Đó là những gì mà lỗ đen có thể nói cho chúng ta.
Nếu bạn muốn nhảy cao khỏi mặt đất, bạn cần lấy đà và có một sức bật thật tốt. Một con tàu vũ trụ muốn thoát ra khỏi Trái đất nó buộc phải đạt đến một vận tốc nhất định. Lực hấp dẫn giữa Trái đất, bạn hay con tàu đã cản trở các đối tượng rời xa nhau. Vật có khối lượng càng lớn, sẽ hấp dẫn bạn càng mạnh. Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời, sẽ hấp dẫn bạn lớn hơn. Trong khi Mặt trăng, một vệ tinh của Trái đất, sẽ hấp dẫn bạn nhỏ hơn và bạn có thể đạt kỷ lục về nhảy cao ở trên Mặt trăng chỉ bằng một cái nhún chân nhẹ. Một thiên thể có khối lượng càng lớn, muốn thoát ra khỏi nó, con tàu vũ trụ càng cần phải đạt được một vận tốc lớn hơn. Vận tốc tối thiểu mà một con tàu vũ trụ cần có để thoát ra khỏi một thiên thể gọi là vận tốc thoát. Liệu có tồn tại thiên thể nào trong vũ trụ có vận tốc thoát lớn hơn cả vận tốc ánh sáng? Có đấy, đó chính là lỗ đen. Thuyết tương đối hẹp của Einstein đã chỉ ra rằng, vận tốc ánh sáng là hữu hạn , không đổi và là vận tốc lớn nhất trong tự nhiên. Không một vật gì có vận tốc nhanh hơn ánh sáng. Nếu đúng là như vậy thì sẽ không có một vật gì thoát ra khỏi lỗ đen, thậm chí cả ánh sáng. Ngay cái tên của nó cũng đủ cho chúng ta thấy điều đó.
Vậy lỗ đen sinh ra từ đâu? Có đến ba loại lỗ đen: lỗ đen mini, lỗ đen sao và lỗ đen thiên hà. Những lỗ đen mini rất nhỏ, nhỏ hơ cả một hạt nhân của nguyên tử hydro chỉ gồm một proton. Loại lỗ đen này được sinh ra từ những thời khắc rất sớm của vũ trụ, khoảng một phần vạn tỷ tỷ tỷ giây đồng hồ đầu tiên sau Big Bang, vì vậy nó còn được gọi là lỗ đen nguyên thuỷ. Những lỗ đen này được sinh ra trong điều kiện mật độ của vũ trụ cực kỳ cao ngay sau Vụ nổ lớn. Những lỗ đen loại này sinh ra và bùng nổ theo một chu kỳ rất ngắn. Thậm chí, gần đây, theo một lý thuyết khá táo bạo, lỗ đen không chỉ được hình thành ở những vùng xa xôi của Vũ trụ, từ sự suy sụp hấp dẫn của các ngôi sao, mà còn có thể được hình thành ngay trên bầu khí quyển của chúng ta. Khi một chùm tia Vũ trụ với năng lượng cực lớn (cỡ vài Tev), đặc biệt là nơtrino, tương tác rất gần với 1 hạt cơ bản trong bầu khí quyển của chúng ta, chúng có thể để lại 1 lỗ đen nhỏ xíu cùng với hiện tượng mưa rào khí quyển thứ cấp, vốn có thể được phát hiện ở Trái Đất. Phòng thí nghiệm Pierre Auger được xây dựng từ năm 2003 nhằm mục đích tìm kiếm các lỗ đen kiểu này. Tuy nhiên, theo Dejan Stojkovic (Đại học Case Western Reserve) và các đồng sự, xác suất phát hiện lỗ đen trên bầu khí quyển là rất nhỏ. Theo tính toán, có thể sẽ chỉ có khoảng vài trăm sự kiện mưa rào khí quyển theo kiểu này được phát hiện trong suốt thời gian 5 năm hoạt động của phòng thí nghiệm Pierre Auger. Mặt khác, theo nhà vật lý thiên tài S.Hawking thì thời gian sống của lỗ đen phụ thuộc vào khối lượng và nhiệt độ của nó. Những lỗ đen mini có thời gian sống cực ngắn và kết thúc bằng một sự bùng nổ.
Loại lỗ đen thứ hai thì khác. Những lỗ đen này được sinh ra từ sự suy sụp hấp dẫn của những ngôi sao có khối lượng lớn. Đối với những ngôi sao có khối lượng lớn gấp 5 lần khối lượng của Mặt trời trở lên, trong giai đoạn hấp hối, lớp khí quyển và vỏ khí bao ngoài bị giãn nở mạnh, phình ra với một tốc độ rất lớn, có thể lên đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét trong một giây. Trong khi đó lõi sao lại tiếp tục co vào. Vật chất lõi sao chuyển sang vật chất của sao lùn trắng. Đến khi mật độ và áp suất đủ lớn khiến các electron và proton trong nguyên tử phải phản ứng với nhau để tạo ra nơtron. Lúc này lõi sao mang thành phần vật chất của sao nơtron với mật độ cực lớn. Một hạt vật chất trên sao nơtron nhỏ bằng hạt đậu có thể nặng đến hàng trăm nghìn tấn. Nếu ở Trái đất quan sát những sao này chúng ta thấy độ sáng của chúng tăng lên gấp hàng nghìn, thậm chí hàng vạn lần, và chúng ta gọi đó là những siêu sao mới. Thực ra chẳng có sao mới nào cả, chẳng qua bình thường chúng rất mờ mắt thường không nhận ra được trên bầu trời. Chỉ khi trong giai đoạn hấp hối, độ sáng của sao tăng lên một cách đáng kể do sự giãn nở của lớp bao ngoài và chúng ta có thể nhìn thấy chúng. Người xưa nghĩ rằng đó là một ngôi sao mới vừa được sinh ra. Chẳng hạn, vào năm 1054, siêu sao mới trong chòm sao Kim Ngưu xuất hiện. Theo sử sách chép lại thì nó sáng đến mức có thể quan sát thấy được, thậm chí, cả với bầu trời ban ngày. Ngày nay, tàn dư của siêu sao mới này là tinh vân con cua, và ở trung tâm của nó là một sao nơtron đồng thời cũng là một pulsar. Vượt qua giới hạn khối lượng của sao nơtron, lõi sao tiếp tục co lại để trở thành một lỗ đen. Nếu Mặt trời của chúng ta muốn biến thành một lỗ đen thì phải ép cho đến khi kích thước của Mặt trời chỉ còn vài kilomet.
Ngày nay, các nhà thiên văn có thể dò tìm các lỗ đen loại này trong vũ trụ thông qua những ảnh hưởng và hiệu ứng gián tiếp của chúng. Những lỗ đen có lực hấp dẫn rất ghê gớm, chúng có thể tác động và làm lệch quỹ đạo của những ngôi sao ở gần chúng. Đặc biệt, có những hệ sao đôi mà một trong hai sao là lỗ đen, mà sao kia là một ngôi sao bình thường nhìn thấy. Quan sát chuyển động của sao nhìn thấy có thể suy ra đối tượng vô hình là lỗ đen. Hoặc các nhà thiên văn cũng có thể nhận biết lỗ đen bằng một cách khác. Những thiên thể xấu số hoặc những đám mây khí bị lỗ đen “ăn thịt”. Trước khi bị lỗ đen “nuốt chửng”, lực hấp dẫn sẽ xé nát chúng ra, sau đó sẽ rơi vào lỗ đen theo đường xoáy ốc. Khí và bụi bị nghiền nát cọ xát vào nhau tạo ra một đĩa khi nóng sang có nhiệt độ cực kỳ cao. Trong điều kiên nhiệt độ cao như vậy chúng sẽ phát xạ mạnh tia X, gamma và sóng vô tuyến. Quan sát một nguồn phát xạ mạnh tia X trên bầu trời cũng có thể nhận diện được lỗ đen.
Những phép đo hiệu ứng Doppler của sao siêu khổng lồ xanh trong chòm sao Thiên Nga chỉ ra rằng, ngôi sao này đang quay xung quanh một đối tượng không nhìn thấy với chu kỳ là 5,6 ngày. Khối lượng của thiên thể không nhìn thấy này ước tính từ 8 đến 10 lần khối lượng Mặt trời. Có ba lý do dể chỉ ra rằng, đối tượng không nhìn thấy chính là một lỗ đen. Thứ nhất, đây là một nguồn tia X mạnh được khám phá từ năm 1972 (Cygnus-X1). Nguồn tia X này gợi ý sự tồn tại của một lỗ đen bởi vì vật chất trước khi rơi vào lỗ đen bị iôn hoá, gia tốc nhanh và phát ra tia X trong môi trường nhiệt độ cao. Thứ hai, sao khổng lồ xanh (cỡ 15 lần khối lượng Mặt trời) rõ ràng quay xung quanh một nguồn tia X mạnh. Điều này gợi ý nguồn tia X đó hoặc là sao nơtron hoặc là lỗ đen. Thứ ba, các tính toán cho thấy khối lượng của đối tượng không nhìn thấy ước tính từ 8 đến 10 lần khối lượng Mặt trời, qua lớn đối với một sao nơtron có giới hạn khối lượng cỡ 3 lần khối lượng Mặt trời. Như vậy, đó chỉ có thể là một lỗ đen.
Thế còn loại lỗ đen thứ ba thì sao? Đó là những lỗ đen cư ngụ ở trung tâm của những thiên hà lớn. Thiên hà Ngân hà của chúng ta chẳng hạn, các quan sát thiên văn gần đây cũng đã tiết lộ tồn tại một lỗ đen có khối lượng gấp hàng triệu thậm chí hàng tỷ lần khối lượng của Mặt trời. Ở trung tâm của những thiên hà tập trung dày đặc những ngôi sao. Như vậy rất dễ xảy ra va chạm và hợp nhất các sao. Các ngôi sao sau khi hợp nhất sẽ co lại cho đến khi trở thành một lỗ đen khổng lồ ở trung tâm của những thiên hà lớn. Những lỗ đen kiểu này có một sức hút ma quái khiến nó cứ lớn dần lên bằng cách hút các sao và khí trong môi trường giữa các vì sao ở vùng lân cận. Đã có nhiều quan sát thiên văn đưa ra bằng chứng về sự hiện diện của những lỗ đen loại này.
Trung tâm của Dải Ngân hà là một trong những vùng hoạt động mãnh liệt của những đám sao sáng, mây khí nóng và từ trường cực mạnh. Tất cả tập trung vào một đối tượng đặc, nhỏ gọi là Sagittarius A* (Sgr A*). Các quan sát về chuyển động nhanh của những ngôi sao xung quanh đối tượng này gợi ý rằng, tồn tại một lỗ đen khổng lồ có khối lượng cực lớn ở trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta.
Những quan sát cho thấy những khí nóng rơi vào Sgr A* theo đường xoáy ốc. Và bởi vì Sgr A* nằm ở trung tâm của Dải Ngân hà nên phần lớn ánh sáng mà nó phát ra đều bị hấp thụ bởi vật chất giữa các vì sao trong Dải Ngân hà. Để nghiên cứu, các nhà thiên văn phải nghiên cứu vùng sóng tia X, vô tuyến và một vài dải sóng thích hợp khác. Những quan sát cho thấy có một vòng vật chất rơi vào lỗ đen.
Một nhóm các nhà thiên văn dẫn đầu bởi Andrea Ghez tại Đại học California ở Los Angeles đã tiến hành những quan sát chi tiết và chính xác nhất từ trước tới nay về 3 ngôi sao chuyển động xung quanh Sgr A*. Ghez và các cộng sự cũng đã thu thập những bức ảnh hồng ngoại chụp từ kính thiên văn Keck ở Hawaii trong hơn bốn năm qua. Vị trí những sao gần Sgr A* nhất thay đổi một cách rõ ràng chỉ trong khoảng thời gian là một vài năm. Điều này ám chỉ có một thiên thể khối lượng cực lớn trong ở vị trí của SgrA*.
Ngoài Dải Ngân hà ra, các quan sát thiên văn còn tiết lộ nhuững thông tin về lỗ đen ở trung tâm các thiên hà khác trong vũ trụ. Hình trên được chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble đã chỉ ra ba đặc điểm chính của thiên hà NGC 4261. Vùng trắng bên ngoài là phần trung tâm của thiên hà NGC 4261. Vùng bên trong là một đĩa hình xoắn ốc. Khi nó quay, chúng ta có thể đo được bán kính và tốc độ các hợp phần của đĩa từ đó tính ra khối lượng tổng cộng. Đối tượng này lớn bằng Hệ Mặt trời của chúng ta và có khối lượng 1,200,000,000 khối lượng của Mặt trời. Đó rất có thể là một lỗ đen.
Một trường hợp khác, M87 là một thiên hà elip hoạt động mạnh. Gần trung tâm của nó tồn tại một đĩa khí nóng hình xoáy ốc. Các nhà thiên văn có thể xác định được tốc độ quay và kích thước của đĩa khí này. Từ đây có thể xác định được khối lượng của đối tượng nhìn thấy nằm ở trung tâm của nó. Mặc dù đối tượng này không lớn hơn Hệ Mặt trời của chúng ta và có khổi lượng cỡ 3 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Điều này có nghĩa là lực hấp dẫn của nó cực mạnh đến mức có thể làm cho ánh sáng không thể thoát ra được. Đó phải là một lỗ đen. Trên bức ảnh chụp được cũng chỉ ra một đuôi vật chất được phóng ra dọc theo trục tự quay bao gồm các hạt tương đối tính chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng may mắn thoát ra ngoài không bị nuốt chửng bởi lỗ đen.
Lỗ đen là một hiểm hoạ tiềm ẩn lang thang một cách vô hình trong vũ trụ. Chúng có thể hút và xé nát bất cứ một thứ gì mà chúng gặp trên đường đi, bất kể là anh em, họ hàng là những lỗ đen khác. Chúng chơi trò “luật rừng”- kẻ nào mạnh, kẻ đó thắng. Ngoài đặc trưng là kẻ tham ăn vô cùng tận thì lỗ đen còn biểu hiện nhiều đặc điểm kỳ lạ khác nữa. Đó là sự cong của không gian và giãn nở của thời gian.
Phương trình thuyết tương đối rộng của Einstein chỉ ra rằng, không gian sẽ bị cong ở xung quanh những nơi tập trung khối lượng lớn. Khối lượng càng lớn thì không gian xung quanh sẽ càng cong. Hay nói một cách khác, độ cong của không gian tỷ lệ với khối lượng. Điều này cũng đã được kiểm chứng bằng những quan sát thiên văn về sự lệch đi của tia sáng khi đi qua đĩa Mặt trời trong mỗi lần nhật thực. Vị trí biểu kiến của ngôi sao bị lệch đi một chút so với thông thường đã chứng minh tính chất đó. Việc tập trung một mật độ vô hạn trong một thể tích cực nhỏ có thể khiến độ cong của không gian là vô cùng. Một không gian như thế sẽ tự khép kín và mọi sự kiện diễn ra trong không gian đó sẽ vĩnh viễn tách rời khỏi vũ trụ, đó là trường hợp của lỗ đen. Biên của lỗ đen mà ở đó một hạt ánh sáng đứng trước hai khả năng hoặc sẽ bị hút về phía tâm của lỗ đen, hoặc có thể mãi mãi thoát ra để đi vào khoảng mênh mông của vũ trụ. Biên đó còn được gọi là chân trời sự cố. Kích thước của lỗ đen chính là bán kính của chân trời sự cố.
Trong thuyết tương đối rộng của Einstein thì thời gian cũng hành xử rất khác với thói quen hàng ngày. Ở đây, một tính chất cũng được chỉ ra rằng, thời gian bên cạnh những vật có khối lượng lớn sẽ trôi chậm hơn ở bên cạnh những vật có khối lượng nhỏ. Điều dó có nghĩa rằng, khi bạn sống ở trên Sao Mộc, thì bạn sẽ có cơ hội được sống lâu hơn. Thật đáng tiếc, việc trôi chậm của thời gian cũng chẳng đáng kể là bao. Nó thậm chí còn không đủ để bạn kịp chớp mắt một cái nếu bạn có thể sống đến vài vạn năm. Nhưng đối với lỗ đen thì khác, mọi thứ hoàn toàn có thể cảm nhận được. Nếu bạn đang đi trên một con tầu vũ trụ và bay về phía một lỗ đen. Những hình ảnh mà bạn truyền về hiện trên màn hình ở Trái dất sẽ diễn ra chậm dần theo sự rút ngắn khoảng cách từ con tàu vũ trụ của bạn tới lỗ đen. Khi con tàu đến biên lỗ đen thì thì hầu như thời gian trên con tàu dừng lại và trên màn hình ở Trái đất thì mọi động tác của bạn đều bất động. Chỉ chờ chút nữa là màn hình sẽ tối đen, lúc đó có nghĩa là bạn đã đi vào bên trong của chân trời sự cố và mãi mãi tác rời khỏi mọi quy luật chi phối vũ trụ bên ngoài. Đó là một ví dụ không bao giờ có thể thực hiện được và đơn giản chỉ là cách môt tả để bạn dễ mường tượng. Lực hấp dẫn của lỗ đen kéo dài ban như một sợi mì trước khi bị nuôt chửng. Cho đến bây giờ, tính chất này của thời gian cũng chưa được kiểm nghiệm, bởi chúng ta không thể tìm được một vật gì đủ nặng trong Hệ Mặt trời để có thể đặt một chiếc đồng hồ ở đó mà đếm thời gian.
Nhưng lỗ đen có phải lúc nào cũng đen không? Hawking chỉ ra rằng, không phải thế. Lỗ đen vẫn toả sáng hay đúng hơn là phát xạ. Hiện tượng này gọi là sự bốc hơi hay bức xạ Hawking. Trường hấp dẫn mạnh bao quanh ngoài lỗ đen có thể “hô biến” các hạt ảo thành các hạt thực theo nguyên lý bất định trong vật lý. Một cặp hạt và phản hạt được sinh ra từ chân không năng lượng. Một số hạt sau khi đã trở thành hạt thực rồi hoặc có thể bị hút vào lỗ đen hoặc may mắn thoát ra ngoài được tạo ra bức xạ Hawking. Và như vậy đúng là lỗ đen bốc hơi. Điều này đồng nghĩa với việc là các lỗ đen sẽ “gầy” đi do phải bốc hơi như thế. Thời gian bốc hơi này tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của lỗ đen. Như vậy những lỗ đen nguyên thuỷ sẽ bốc hơi sạch sành sanh trong nháy mắt để tạo ra một vụ “bùng nổ”. Nếu các nhà thiên văn ghi nhận được sự bùng nổ kiểu như kiểu trong vũ trụ thì có thể kiểm nghiệm được tiên đoán lý thuyết. Những lỗ đen sao thì tốc độ bốc hơi này diễn ra một cách đều đều và chậm chạm. Chẳng hạn, những lỗ đen có khối lượng bằng Mặt trời thì phải cần khỏang thời gian là 1065 năm mới bốc hơi hết. Còn đối với những lỗ đen thiên hà thì còn chậm chạp hơn đó rất nhiều lần. Nếu một lỗ đen thiên hà có khối lượng băng khoảng một tỷ lần khối lượng của Mặt trời sẽ phải mất khoảng thời gian bốc hơi là 1092 năm. Nhưng một lỗ đen chỉ có thể bốc hơi chỉ khi nhiệt độ của nó cao hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh. Như thế, những lỗ đen sao, lỗ đen thiên hà và lỗ đen đám hoặc siêu đám thiên hà cần phải chờ một khoảng thời gian dài mệt mỏi phía trước mới bắt đầu có thể bốc hơi. Bởi vì nhiệt độ của những lỗ đen này phải thấp hơn nhiệt độ của vũ trụ, tức là nhiệt độ của phông bức xạ nền vốn tràn ngập vũ trụ. Nhưng chắc chắc chắn rằng vũ trụ sẽ phải lạnh nhanh hơn lỗ đen để có thể cho phép nó bốc hơi. Đến đây chúng ta sẽ không gán ghép cho lỗ đen cái biệt hiệu “con thuồng luồng tham ăn nhất trong vũ trụ” nữa. Xem ra cái vị khách bí ẩn này cũng khá hào hoa vì vẫn trả lại vũ trụ những gì mà nó lấy đi.
Cho đến ngày nay, lỗ đen vẫn luôn là một trong những điều bí ẩn nhất của vũ trụ. Nó bí ẩn không kém vấn đề về vật chất tối và năng lượng tối vẫn đang trở thành chủ đề hấp dẫn và nóng bỏng nhất của ngành vũ trụ học. Liệu lỗ đen có tồn tại hay không? Nó có giống về những gì mà chúng ta nghĩ về nó hay không? Tất cả đang ở phía trước chờ chúng ta khám phá.
---------
DIẽn dàn tự nhiên ko cho del bài, quái lạ thật:-/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo một số những nghiên cứu gần đây thì lỗ đen hoàn toàn không tồn tại
bởi giả thuyết về lỗ đen luôn gắn liền với 1 giả thuyết sai lầm khác đó là BigBang.A.Friedman đã đưa ra lời giải thích về nguồn gốc vũ trụ tương tự như 1 phiên bản khác của hệ vũ trụ địa tâm . Số mới nhất của tạp chí vật lý ngày nay (nga) đã có một bài báo đưa ra giả thuyết về cấu trúc mạng tinh thể của vũ trụ đồng nghĩa với việc lật đổ mọi giả thuyết về BigBang,sự dịch chuyển về phía đỏ mà thực chất là sự già nua của các photon ,và tất nhiên là cả thuyết tương đối rộng cũng như sự tồn tại của lỗ đen.giả thuyết này vẫn đang gây khá nhiều tranh cãi song chưa thể phủ nhận tính chính xác của nó đồng thời thừa nhận Bigbang và mọi công trình của Stp.Hawking về lỗ đen
 
Khánh viết khó hiểu quá

Số mới nhất của tạp chí vật lý ngày nay (nga) đã có một bài báo đưa ra giả thuyết về cấu trúc mạng tinh thể của vũ trụ đồng nghĩa với việc lật đổ mọi giả thuyết về BigBang,sự dịch chuyển về phía đỏ mà thực chất là sự già nua của các photon ,và tất nhiên là cả thuyết tương đối rộng cũng như sự tồn tại của lỗ đen.giả thuyết này vẫn đang gây khá nhiều tranh cãi song chưa thể phủ nhận tính chính xác của nó đồng thời thừa nhận Bigbang và mọi công trình của Stp.Hawking về lỗ đen

đây không phải bài viết của tớ nên tớ cũng không dám khẳng định thực hư thế nào, song thật sự là tớ ko hiểu giả thiết về lỗ đen thì gắn liền với BigBang ở đâu, ko phải chỉ có 1 loại lỗ đen mà có tới 3 loại, và 2 loại quan tọng nhấ trong số chúng thì hình như chả liên quan gì đến BigBang:p

Tớ ko đọc nhiều tạp chí chuyên ngành về VL hiện đại nên có thể quan niệm hơi lạc hậu so với thời đại, nhưng tớ nghĩ không phải ngẫu nhiên mà quan niệm về sự tồn tại của lỗ đen được chấp nhận như một giả thiết đúng đắn, mặc dù chúng ta khó mà kiểm chứng được sự thực về sự tồn tại của nó.
 
Trước hết tớ sẽ nói một chút về mô hình vũ trụ mạng tinh thể ,tác gỉ của nó là V.Toruphanop.Mô hìnhoong đưa ra đã tái tạo tất cả các hiện tượng vật lý và thiên văn cơ bản bao gồm cả sự hấp dẫn tương hỗ của vật thể .Ông đã chứng minh khả năng chi phối hạn chế trọng lực .Trong những vùng nhất định của vũ trụ không có khả năng này .Để chứng minh ông dẫn hiện tượng sau:(.)vòng 940 năm tinh vân trong chùm Tenxa xuất hiện vào năm 1054 đã phát triển với v=conts là 1000km/s =>không có Fhd.1viec lạ nữa là sự nổ không kèm theo sự gia tăng nhiệt độ.Trên quan điểm vật lý hiện đại ko thể giải thích được điều này.Các kết luận rút ra từ phân tích mô hình vũ trụ của V.toruphanop phủ nhận đáng kể thuyết tương đối của Einstein.Ông phát biểu rằng "thời gian đã cho thấy với quy mô nhân loại và khoảng cách thiên văn to lớn ,học thuyết Einsein ko còn đắc dụng .Trong khoảng không gian bao la của vũ trụ ko phát hiện thấy hố đen hay hang chuột chũi .Mà ta biết rằng Bigbang đứng vững trên 3 trụ cột :2tru cột thực nghiệm và 1 trụ cột lý thyết là thuyết tương đối bởi vậy khi thuyết tương đối ko còn đắc dụng thì bigbang cũng khó mà đứng vững .Ngay cả Einstein là cha đẻ của big bang nhưng ông ko hề công nhận nó cũng như sự tồn tại cảu hố đen.ta cũng biết rằng năm 1915,khi phát minh ra các phương trình của thuyết tương đối Einstein hiểu ra ngay rằng các phương trình của ông đã dự báo trước sự tồn tại của các vật có trướng hấp dẫn mạnh tới mức ánh sáng ko thoát ra được .Tuy nhiên Einstein ko hề chấp nhận sự tồn tại của các lỗ đen .Bởi vậy 1 khi thuyết tương đối ko còn chỗ đúng thì dĩ nhiên các lỗ đen là ko tồn tại .còn về phương trình bán kính của hố đen cầu cũng phụ thuộc chặt chẽ vào thuyết tương đối vì vậy lỗ đen và Bigbang được coi như 1 hệ quả của thuyết tương đối ,sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào tính đúng đắn của thuyết này.
Thế thôi. (đừng gọi tớ là Khánh ,cái accoun này tớ mượn của thằng bạn ý mà)
 
Lỗ đen là một trong những nguồn năng lượng sạch nhất vũ trụ. Các nhà vật lý thiên văn Mỹ đã lần đầu tiên đo đạc hoạt động của các lỗ đen và khẳng định rằng đây là những “động cơ” hiệu quả và sinh thái nhất của vũ trụ.

Theo nhà nghiên cứu Steve Allen thuộc trường đại học Stanford, lỗ đen là một động cơ sử dụng nhiên liệu hiệu quả gấp 25 lần so với động cơ hiệu quả cao nhất chưa từng được con người chế tạo. Ông Allen khẳng định rằng một chiếc xe hơi sử dụng động cơ này có thể đi được 1,5 tỉ km chỉ với 3,8 lít xăng.

Các nhà khoa học đã đo được khối lượng khí nóng hấp thu bởi 9 lỗ đen nhờ kính viễn vọng không gian tia X Chandra của Mỹ. Họ đã lần đầu tiên quan sát tia hạt bắn ra từ lỗ đen với tốc độ cực nhanh.

Theo các nhà nghiên cứu, các lỗ đen cổ hơn và cực kỳ hiệu quả còn có thể giữ vai trò chủ chốt trong việc duy trì trật tự ở các thiên hà lớn. Chúng ngăn sự phát triển của quá nhiều ngôi sao và không cho các thiên hà xâm chiếm lẫn nhau.
 
bí mật của lỗ đen, những điều hấp dẫn con người
Các lỗ đen được xem như một loại xác chết của các vì sao không lồ. Chúng có tỷ trọng vô cùng lớn đến nỗi chúng thu hút hết mọi thứ, ngay cả ánh sáng do sự hấp dẫn trọng lực

Lỗ đen có khối lượng vô cùng lớn nên hút những vật nào đi ngang qua nó. Mọi vật đều hấp dẫn nhau và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Giống như chúng ta bị hút vào quả đất vậy. Tại sao khi ta tung viên đá lên không trung, viên đá rơi lên mặt đất mà trái đất không rơi lên viên đá? Là vì trái đất có khối lượng quá lớn so với viên đá nên sức hấp dẫn trọng trường quá lớn so với viên đá. Lỗ đen cũng vậy. Khối lượng của nó quá lớn nên nó sẽ hút mọi vật vì vật nào cũng nhẹ hơn nó. Trừ trường hợp nó gặp bạn đồng hành tương đương như sao neutron (hay pulsar)

Không ai có thể thấy lỗ đen vì như cái tên của nó, chúng nó có màu đen bởi không một ánh sáng nào có thể thoát ra khi chạm vào nó. Tất cả mọi vật khi vào trong lỗ đen đều trở nên vô cùng đặc chắc nịch. Thí dụ như nếu trái đất rơi vào trong một lỗ đen, nó sẽ bị bóp nén và bị biến nhỏ bằng một hòn bi đường kính 2cm.

Lỗ đen có thể có dạng này, bời vì ánh sáng bị lệch do lực hút của lỗ đen. Thực tế thì nó tạo thành một lỗ thực thụ

I) Cách hình thành một lỗ đen:

Theo các nhà khoa học thì lỗ đen có thể được hình thành bằng những cách khác nhau



1) Từ cái chết của một ngôi sao:
Sự tạo thành lỗ đen từ cái chết của một ngôi sao được thực hiện qua nhiều giai đoạn. Trong biểu đồ tổ chức dưới đây, ta có thể nhận xét được mọi khả năng để một ngôi sao có thể có đời sống của nó.


Các lỗ đen được cấu tạo sau khi đời sống của các ngôi sao chấm dứt. Khi một ngôi sao không còn sống bình thường nữa, nó sẽ tìm cách tự thu hút vào trung tâm của nó. Cũng như trái đất tự nén chặt hướng vào trong nhân.

Nhưng ngôi sao thì kháng cự được một thời gian sự thu hút này bằng cách đốt những loại khí. Sự đốt cháy này được thực hiện nơi trung tâm của ngôi sao, và nhiệt độ có thể lên đến 50 triệu độ Celcius.


Ở nhiệt độ này, những phản ứng hạch tâm xảy ra cho tới một lúc nào đó sẽ không còn đủ chất đốt cần thiết để tiếp tục có những phản ứng hạch tâm thì ngôi sao phồng vô cùng to lớn để trở thành cái mà người ta gọi là Ngôi sao Ðỏ khổng lồ




Sau quá trình này, ngôi sao có 3 khả năng, tùy thuộc vào khối lượng nó có được:

1) Nó có thể trở thành Sao Lùn Trắng nếu khối lượng của nó nhỏ hơn 1,4 lần khối lượng của mặt Trời của chúng ta.

2) Nếu ngôi sao có khối lượng cao hơn, dưới 3,2 lần của khối lượng mặt trời thì nó trở thành Sao neutron

3) Nếu khối lượng cao hơn 3,2 khối lượng mặt trời thì nó bị biến thành lỗ đen.

Một ngôi sao có khối lượng đủ lớn để tạo thành một lỗ đen là khi nó không còn chất đốt để giúp nó không tự hút vào trung tâm của nó. Do vậy mà ngôi sao tự hút vào trung tâm của nó vô tận, có nghĩa là nó sẽ không bao giờ ngừng tự hút vô trung tâm của nó để tạo thành một lỗ đen và nó thu hút theo bất cứ vật gì gần nó, ngay cả ánh sáng và những lỗ đen nhẹ hơn nó để tạo thành một lỗ đen nặng hơn to hơn và có sức hút luôn luôn mạnh hơn



2) Từ những cách khác:


Có thuyết cho rằng có những lỗ đen trong mỗi trung tâm của một Thiên hà. Hình ảnh này là Thiên hà Andromède có thể có một lỗ đen trong trung tâm của nó. Những lỗ đen này có thể đã được tạo thành bằng những cách khác nhau.

a) Cách thứ nhất có thể trong số những lỗ đen đó đã xuất hiện ít lâu sau sự hình thành Vũ trụ của chúng ta.

b) Cách thứ hai có thể có là nơi Thiên hà có một đám sao bị hút và đặc lại thành khối nhỏ, tạo một khối lượng rất lớn có thể hút các vì tinh tú khác. Sau khi đám sao đó có khối lượng đủ lớn so với thể tích nhỏ của chúng, đám sao đó trở thành một lỗ đen



3) Cách thăm dò một lỗ đen
Vì mọi ánh sáng ngang qua lỗ đen đều bị hút nên không chúng ta khó có thể thấy được chúng. Tuy nhiên ta có thể nhìn những hiện tượng mà một lỗ đen gây ra cho những vật chung quanh nó.



4 phương cách để dò ra lỗ đen:
Ta không thể nhìn thấy một lỗ đen. Nhưng ta có thể nghi ngờ sự hiện diện của nó. Năm 1971, vệ tinh của Mỹ đang khảo cứu về tia X thì bắt gặp sự hiện diện của một lỗ đen trong chòm sao Thiên nga có một khối lượng lớn bằng 10 lần khối lượng Mặt Trời.



Những phần tử bụi bị hút bởi lỗ đen quay thật nhanh quanh nó và nóng quá mức nên phát ra tia X và được nhận bởi các viễn vọng kính đặt ở ngoài bầu không khí của quả đất.. .

Các phần tử bụi quay quanh lỗ đen hay sao neutron đều phát ra tia X nhưng có nhiều may mắn gặp lỗ đen hơn






Ta cũng có thể nhận ra khi một lỗ đen nằm giữa quả đất và ngôi sao. Lỗ đen tác động như một thấu kính. Ánh sáng sẽ khúc xạ hướng về quả đất và trở nên sáng hơn. Người ta có thể kết luận lỗ đen nằm giữa trái đất và ngôi sao đó.


Ta cũng có thể thăm dò ra được nó bằng cách tính khối lượng của một số vùng trong không gian: nếu ta bắt gặp một vùng nhỏ màu đen khối lượng rất lớn thì nơi đó có thể tìm thấy lỗ đen..



LIÊN HỆ GIỮA SỰ NỔ VÀ LỖ ÐEN


Một nhóm nghiên cứu Vật lý Thiên văn, nhờ đài Thiên văn Hubble của Mỹ, đã có thể thiết lập mối liên hệ giữa những lỗ đen và sự nổ của những ngôi sao khổng lồ, những supernova (ngôi sao mới thật sáng)

Phần phụ thêm trích từ vnExpress

Lỗ Ðen GRO J1655-40

Nhóm này hướng dẫn bởi Felix Mirabel , Cục năng lượng nguyên tử Pháp , đã có thể đo được sự chuyển động của riêng của GRO J1655-40, một hệ thống đôi, gồm lỗ đen lao tới với một vận tốc hơn 400.000km giờ trong giải Ngân Hà, theo hướng sao Scorpion, và bạn ngôi sao của nó.

Có nhiều giả thuyết và giả sử trên sự tạo thành lỗ đen, nhưng đây là lần đầu tiên ta thấy những tin tức bằng mắt và nó tạo bởi sự nổ của ngôi sao supernova, Félix Mirabel dã giải thích.




Vòng tròn màu vàng là quỹ đạo chuyển động của hệ sao lỗ đen GRO J 1655-40. Chấm vàng là vị trí mặt trời của chúng ta. Theo nhóm nghiên cứu của Felix Mirabel, Cục năng lượng nguyên tử Pháp (CEA), sở dĩ người ta nhận ra vật thể này là vì nó quay quanh một ngôi sao. Chúng tạo thành một hệ sao đôi kỳ lạ, mà lỗ đen chính là một vệ tinh quay quanh ngôi sao bạn. Đương nhiên, lỗ đen này có khối lượng khá nhỏ: chỉ nặng gấp 3,5-15 lần mặt trời. Hệ sao - lỗ đen này có tên là GRO J1655-40.



Theo các nhà khoa học, sự di chuyển quá nhanh của hệ sao - lỗ đen GRO J1655-40 có thể có nguyên nhân từ vụ nổ của một hệ sao lớn.

Một số mô hình lý thuyết cho thấy, khi một hệ sao lớn sụp đổ, nó sẽ đẩy vào không gian những mảnh vỡ; trong khi nhân của nó thu lại thành một sao neutron, hoặc biến thành một lỗ đen. Sau đó, chính lỗ đen này lại quay quanh một trong những mảnh vỡ lớn, tạo thành một hệ sao - lỗ đen.
Năng lượng từ vụ nổ đẩy hệ thống sao - lỗ đen mới hình thành di chuyển với tốc độ khủng khiếp trong vũ trụ.

Vị trí của mặt trời và quỹ đạo chuyển động của lỗ đen GRO J1655-40

Trong vũ trụ, các hố đen nhỏ như ở hệ sao GRO J1655-40 là khá phổ biến, nhưng không dễ quan sát, vì ánh sáng do sao mẹ phát ra rất yếu. Lỗ đen loại này khác hẳn các lỗ đen khổng lồ

Các nhà khoa học châu Âu mới quan sát được chuyển động cực nhanh của một ngôi sao lớn quanh tâm thiên hà của chúng ta. Đây là bằng chứng xác thực đầu tiên cho thấy, tại đây có một lỗ đen khổng lồ, nặng gấp 2,7 triệu lần mặt trời . Chụp hình Trung tâm Giải Ngân hà (bằng tia hồng ngoại) Từ nhiều thập kỷ nay, các nhà khoa học đã phát hiện có sự khác lạ trong các tín hiệu radio phát ra từ khu vực Sagittarius A, thuộc chòm sao Xạ Vương, tại chính tâm thiên hà của chúng ta. Đó là các tín hiệu radio mạnh, phát ra với tần số biến thiên khác thường. Rất có thể chúng là kết quả của dòng lốc xoáy vật chất sôi sục xung quanh một lỗ đen lớn. Tuy nhiên, lâu nay người ta chưa có bằng chứng nào thực sự thuyết phục để khẳng định sự tồn tại của lỗ đen ấy.
Nay, một nhóm nghiên cứu quốc tế tại Đài thiên văn phương Nam của châu Âu (ESO), đã phát hiện một ngôi sao đang quay sát gần trung tâm này. Bán kính quỹ đạo quay của ngôi sao là 17 giờ ánh sáng - một khoảng cách rất nhỏ ở thế giới vĩ mô. Ngôi sao có tên là S2 này nặng gấp 15 lần mặt trời, quay với tốc độ 5.000 m/s.

Rõ ràng, để giữ được tốc độ lớn khủng khiếp này mà không bị văng ra khỏi quỹ đạo, ngôi sao phải được hút bởi một khối vật chất siêu lớn. Và đó chỉ có thể là một lỗ đen!

"Chúng tôi hầu như không tin vào mắt mình. Chúng tôi hiểu rằng, mình đang là nhân chứng về sự hiện hữu của lỗ đen", ông Thomas Ott, Viện Max-Planck về vật lý vũ trụ (MPE), Đức, nói.

Để quay hết một vòng quanh tâm thiên hà, ngôi sao S2 chỉ cần15,2 năm! (So sánh: Mặt trời của chúng ta nằm cách tâm thiên hà 26.000 năm ánh sáng, quay với tốc độ 220 km/s. Và để quay hết một vòng quanh tâm thiên hà, nó cần 230 triệu năm).



Quan sát được lỗ đen xé rách vì sao

Ảnh ghép về thiên hà RXJ1242-11, nơi một lỗ đen khổng lồ xé toạc một ngôi sao ở gần nó.
Giả thuyết cho rằng lỗ đen có thể nuốt chửng mọi thứ, thậm chí cả ánh sáng. Các nhà thiên văn nay xác nhận những ngôi sao cũng nằm trong thực đơn của chúng. Một kẻ bạc mệnh như vậy đã đi lạc vào đường bay của một lỗ đen vĩ đại sau khi va chạm với một vì sao khác.

Các nhà thiên văn thông báo sau khi tổng hợp dữ liệu trong hơn 1 thập kỷ qua từ kính thiên văn vũ trụ XMM-Newton của Cơ quan vũ trụ châu Âu và Chandra của NASA.

Cho đến trước phát hiện này, các nhà thiên văn đã có nhiều bằng chứng về hiện tượng lỗ đen nuốt chửng các khối khí xoáy tròn quanh nó và trở nên cực nóng, phát ra những bức xạ ở nhiều bước sóng khác nhau, từ sóng radio tới ánh sáng thấy được và tia X. Cũng từ lâu, họ kết luận rằng các vì sao cũng có thể bị kéo tan thành nhiều mảnh dưới sức hút hấp dẫn khổng lồ của lỗ đen, song bằng chứng về điều này còn quá mong manh. Phát hiện mới đây đã chứng tỏ sự đúng đắn của kịch bản đó: một vì sao đang bị giựt tung và từ từ hút chìm vào lỗ đen.

Lỗ đen này nằm ở tâm một thiên hà có bề ngoài yên tĩnh, được biết đến với tên gọi RX J1242-11. Nhưng khi Chandra và XMM-Newton lần theo dấu vết tia X, chúng đã nhìn xuyên qua khí và bụi vũ trụ để phát hiện ra những điều mà kính thiên văn thường không thể nhìn thấy.

"Tâm của thiên hà này bùng lên một cơn bão tia X chói loà, sáng gấp hàng nghìn lần cả tỷ ngôi sao thành phần của thiên hà đó", tiến sĩ Stefanie Komossa thuộc Viện Max Planck (Đức) thông báo. Komossa cho rằng sự giải thoát năng lượng trong luồng sáng này là đặc trưng cho hiện tượng vật chất tiệm cận quá gần tới một lỗ đen.

Theo các nhà nghiên cứu, năng lượng bùng phát là do lớp khí của ngôi sao bị đốt nóng lên hàng triệu độ, trong khi các phần vật chất của nó bị hút vào trong lỗ đen. Vài phần của kẻ xấu số (từ 1 đến 25%) được hút vào cái "lỗ không đáy", phần còn lại phân tán vào thiên hà xung quanh.

RX J1242-11 được dự đoán có khối lượng gấp 100 triệu lần mặt trời và nằm cách trái đất khoảng 700 triệu năm ánh sáng.

Một kịch bản tương tự có thể xảy ra với Milky Way của chúng ta - dải Ngân hà giống như hầu hết các thiên hà khác, chứa một lỗ đen lớn ở tâm. Song, ta có thể yên tâm vì mặt trời nằm khá xa tâm Ngân hà, khoảng 25.000 năm ánh sáng, và những cuộc khảo sát gần đây cũng cho thấy không có ngôi sao nào quá gần lỗ đen đó, đến mức có thể bị xé toang.
 
Dựa vào một số tài liệu khoa học, em xin mạn phép đưa ra ý kiến về việc hình thành lỗ đen:
Làm thế nào tạo ra các lỗ đen?
Chỉ cần nén một khối lượng (bất cứ khối lượng nào, một đồng bạc cắc mười franc, cái ghế, hòn núi, ngôi sao hay thiên hà) trong một thể tích đủ nhỏ để lực hấp dẫn ở nơi đó to đến nỗi ngay cả ánh sáng -có vận tốc lớn nhất có thể có được(300.000km/s)- cũng không thể thoát ra được nữa. Bán kính qua đó ta phải nén vật để trở thành lỗ đen được các nhà khoa học gọi là "bán kính không trở lại" (rayon de non-retour) (ai vượt qua bán kính này sẽ không thể trở ra được nữa hay "bán kính Schwarzschild" (tên nhà vật lý đã phát hiện ra nó). Bán kính R này tỷ lệ thuận với khối lượng vật được nén:

R a M

Công thức chính xác là

R =
2GM
c2


nơi đó G là hằng số chi phối lực hấp dẫn và c là vận tốc ánh sáng.

Mặt Trời với khối lượng 2.1023g, có bán kính không trở lại là 3km. Tháp Eiffel có khối lượng 6.900 tấn có bán kính không trở lại là một phần ti tỉ cm (10-18 cm). Một người nặng 70 ký sẽ trở thành một lỗ đen nếu người đó bị nén nhỏ hơn 10-23 cm. Xét rằng tầm vóc quá nhỏ của các bán kính không trở lại của các vật thường ngày, ta hiểu dễ dàng tại sao những vật này không sụp đổ thành lỗ đen: khối lượng của chúng, nghĩa là lực hấp dẫn của chúng, không đủ lớn để thắng sức bền bỉ của các lực điện từ liên kết các nguyên tử và trao sự vững chắc cho các đồ vật trong đời sống, cũng không nén các vật đó tới tầm vóc cực nhỏ được. Chỉ các sao và thiên hà mới có đủ khối lượng và lực hấp dẫn để sụp đổ thành lỗ đen.

Khối lưông riêng của lỗ đen là:

d= Khối lượng
thể tích = 3M
4pR3 a M
M3 a 1
M2 a 1
R2

a = tỷ lệ thuận

Vì khối lượng riêng giảm, tỉ lệ nghịch với bình phương khối lượng, lỗ đen rất nặng nhưng không nhất thiết phải rất đặc. Khối lượng riêng của lỗ đen có cùng khối lượng Mặt Trời thì khá lớn, bằng 1,8 x 1016 g/cm3, nhưng một lỗ đen có khối lượng bằng 4,2 tỉ Mặt Trời sẽ có khối lượng riêng của không khí mà chúng ta thở (0,001g/cm3).

Nhà vật lý thiên văn Stephen Hawking đã chứng minh rằng dù sao thì các lỗ đen cũng không hoàn toàn đen. Cơ học lượng tử cho phép chúng bốc hơi từ từ thành ánh sáng. Tốc độ bốc hơi được kiểm soát bởi nhiệt độ T của lỗ đen. Nhiệt độ càng thấp khi khối lượng lỗ đen càng lớn.

T a
1
M


Thời gian t (bốc hơi) để một lỗ đen bốc hơi hoàn toàn thay đổi theo lũy thừa ba của khối lượng

t (bốc hơi)
a M3

Nhiệt độ lỗ đen có khối lượng mặt Trời là một phần mười triệu độ Kelvin (10-7 K) và thời gian bốc hơi của nó là 1065 năm. Nhiệt độ lỗ đen cỡ thiên hà có khối kượng bằng một tỉ khối lượng Mặt Trời là 10-16 K và thời gian bốc hơi là 1092 năm, trong lúc nhiệt độ một lỗ đen siêu thiên hà khối lượng bằng một ngàn tỉ khối lượng Mặt Trời là 10-19 K và thời gian bốc hơi của nó là 10100 năm.

Lẽ đương nhiên, cũng giống y như nuớc nóng của tách cà phê chỉ có thể bốc hơi khi không khí bao quanh nó lạnh hơn (nhiệt chỉ có thể đi từ nóng sang lạnh), các lỗ đen chỉ có thể bốc hơi khi nhiệt độ của chúng cao hơn nhiệt độ hóa thạch đang bao trùm vũ trụ. Điệu kiện này không được thỏa mãn trong vũ trụ hiện tại -nhiệt độ vũ trụ là 3K sau 15 tỉ năm tiến hóa (évolution)- Biết rằng nhiệt độ vũ trụ T (vũ trụ) thay đổi: xem bài Những thông số thuộc vũ trụ luận và sự tiến hóa vũ trụ:

T (vũ trụ) a
1
R (vũ trụ)
a 1
T2/3

trong đó t là tuổi của vũ trụ, chúng ta suy ra rằng một lỗ đen có khối lượng Mặt Trời chỉ bắt đầu bốc hơi khi t=1020 năm, khi mà nhiệt độ vũ trụ sẽ hại xuống bằng 1 phần mười triệu độ Kelvin. Mộ lỗ đen thiên hà phải chờ đến 1034 năm và một lỗ đen siêu thiên hà phải chờ tới 1039 năm mới có thể bắt đầu bốc hơi.

Trên nguyên tắc khối lượng một lỗ đen có thể lớn chừng nào hay chừng đó. Nhưng không thể nhỏ hơn 20 microgram (2 x 10-5g)

Lỗ đen nào có khối lượng vô cùng nhỏ này (có tên là khối lượng Planck) sẽ có nhiệt độ 1032 độ Kelvin (nhiệt độ Planck) và sẽ bốc hơi ở 10-43 giây (thời gian Planck). Những con số này tượng trưng cho lúc khởi thủy của vũ trụ, nới bức tường Planck, lúc mà vật lý hiện tại bị hẫng chân. Hawking đã gợi ý rằng vũ trụ lúc bấy giờ quá sức đặc đến nỗi không gian của nó bị sụp đổ thành vô số lỗ đen li ti (mini-trous noirs, hay những lỗ đen khởi thủy, trous noirs primordiaux) có khối lượng Planck và bay hơi hết rối lại tái sinh sau 10-43 giây trong một chu trình kinh hoàng của sự sống và sự chết (cycle infernal, từ chữ enfer, thuộc về hỏa ngục, chữ dùng thân mật). Người ta không bao giờ dò ra được các lỗ đen khởi thủy này.
 
Các lỗ đen được xem như một loại xác chết của các vì sao không lồ. Chúng có tỷ trọng vô cùng lớn đến nỗi chúng thu hút hết mọi thứ, ngay cả ánh sáng do sự hấp dẫn trọng lực
có điều này em ko hiểu, hỏi có khi ko phải. Ánh sáng có trọng lượng nên bị hút?
Mà có ai biết định nghĩa ánh sáng là cái gì ko
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Tuấn Hiệp đã viết:
có điều này em ko hiểu! Ánh sáng có trọng lực nên bị hút?
Hì hì,không phải ánh sáng có khối lượng nên bị hút đâu. Ánh sáng theo cả hai quan điểm sóng và hạt đều không có khối lượng (mặc dù có năng lượng e=hf. )Theo trường phái của thuyết tương đối thì sẽ giải thích bằng độ cong của không-thời gian 4 chiều (được coi như metric của vũ trụ, vũ trụ là một chỉnh thể hoàn thiện với 4 chiều không thời gian, con người quá quen với không gian 3 chiều và 1 chiều thời gian nên khó tưởng tượng về 1 thế giới 4 chiều). Lỗ đen có mật độ vật chất vô cùng lớn nên cũng sinh ra quanh nó một trường hấp dẫn rất lớn, trường này bẻ cong KTG quanh nó,tức là bẻ cong cấu trúc tensor của không gian , cong đến mức khép kín hoàn toàn, làm nó bị giới nội trong chân-trời-sự -cố (event-horizon), ánh sáng dã lọt vào là bị tóm bắt luôn, không thể thoát ra được .Muốn phát hiện lỗ đen thì nó phải là thành phần của một sao đôi(binary star), dựa trên sự xuất hiện và biến mất bức xạ đặc trưng.
 
quyển lược sử thời gian-thuyết tương đối mà ở vn nhiều người thích đọc tên tiếng anh là gì thế ạ? (tên chính xác tiếng việt em không nhớ rõ lắm :( ). Ai suggest cho em được không ạ.
thx.
 
Nguyễn Đức Long đã viết:
quyển lược sử thời gian-thuyết tương đối mà ở vn nhiều người thích đọc tên tiếng anh là gì thế ạ? (tên chính xác tiếng việt em không nhớ rõ lắm :( ). Ai suggest cho em được không ạ.
thx.
Thường thì đó là 2 quyển khác nhau chứ.Thuyết tương đối (đặc biệt và tổng quát -special and general relativity theory ) được giới thiệu riêng, còn lược sử thời gian là nói về các mẫu vũ trụ, từ khi hình thành và tiên đoán về sau.Mình chỉ biết 1 cuốn về thuyết tương đối rất hay, không quá tập trung vào toán học mà vẫn diễn giải để mọi người có ý niệm nhất định là cuốn 'Thuyết tương đối cho hàng triệu người' của Garner, xuất bản cũng lâu rồi(1975), tên tiếng Anh là 'Theory of relativity for millions of people'.Có thể lên Answer.com hoac freeebook.com tìm theo từ khóa nó sẽ cho một số kết quả về sách vở.
 
hình như quyển lược sử thời gian hoặc gì đấy là do stephen hawking viết ạ. em đọc ở đây thấy thế :D.
không biết ông đấy viết quyển nào nổi tiếng không ạ :D.
 
Phát hiện hố đen mới đang hình thành trong vũ trụ
Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết lần đầu tiên kính thiên văn trên tàu vũ trụ Swift đã phát hiện và chụp được các vụ nổ của tia gamma trong vũ trụ.

Ngay sau khi phát hiện vụ nổ, tàu vũ trụ Swift đã tự động hướng các kính thiên văn về phía vụ nổ và chụp hình thành công các vụ nổ này. Ngoài ra, các kính thiên văn đặt trên mặt đất và trên quỹ đạo Trái Đất sẽ quan sát các diễn biến sau vụ nổ và các khu vực xung quanh vụ nổ. Các nhà thiên văn Mỹ cho biết vụ nổ các tia gamma, thường chỉ diễn ra trong 10 giây, có thể là bắt đầu của các vụ nổ hàng loạt ngôi sao hoặc sự hợp nhất của các hố đen hoặc các ngôi sao neutron. Các hiện tượng này cuối cùng đều dẫn đến hình thành hố đen mới trong vũ trụ.

H.Y
(Theo VNA, SpaceDaily)
 
Back
Bên trên