Bạn thích nhạc cụ nào nhất?

Nhạc cụ ưa thích của bạn


  • Số lượng người bầu chọn
    89
Mình thích nhất là guitar chắc là do thích nghe ballad rock . Ngoài ra mình cũng thích các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh , đàn bầu , đàn T'rưng . Tuy rất thích nhưng cái nào cũng ... không biết chơi. T_T T_T
 
sao nhin` đâu cung~ thây' toan` ngươ`i thich; chơi guitar nhi???? tui chi?thich' nghe nhac cua? đan` tam thâp luc thôi.nghe tên thi` la lăm' nhưng ai ma` nghe môt. lân` thi` tui bao?đam?la `thich'mê luôn. ai co' nhu câu` nghe cư'vao` VĂN MIÊU' QUÔC' TƯ? GIAM' ây'. bo? đam? mê luôn, thư? môt. lân` đi, ban se~ thich' ngay ma`
 
Tớ có một lời khuyên ... mà thôi , để tớ kể 1 câu chuyện về thằng bạn học cùng cấp 3 với tớ nhé ...

Năm lớp 10 , vào lớp thấy mấy đứa có vẻ đàn sáo ghê ghê , 1 lũ 7 đứa rủ nhau đi học đàn . Cho nó máu ... thằng Tú béo (nhân vật chính) không đi , nói là phải tập trung học , đến hè thì đi . Sau đó đến hè lớp 10 , cu cậu nói "Mày cho tao mượn 1 cây đàn , tao sẽ tập" . Tớ nói "Mày đi mua đàn đi , muốn tập thì phải có đàn chứ . 70 là có 1 cái rồi . Chứ tao cho mày mượn thì tao tập bằng cái gì ???" . Thế là cu cậu chần chừ không mua ... Hết hè ... Trong năm , 7 thằng kia đi học tiếp , cậu Tú vẫn không đi với lý do học và chưa có đàn . Cứ như vậy , năm này qua năm khác , lúc nào mở miệng ra cũng là "Chúng mày đánh được đàn hay nhỉ ... nhưng tao phải học ... tao cũng chưa có đàn ... hay mày cho tao mượn đàn đi ..." Mở ngoặc ở đây là cu cậu học cũng chẳng khá gì cho cam , cũng lười học lắm , chỉ giỏi đi chơi điện tử . Và rồi đến bây giờ , cu cậu đang học ở Nhật ... trước khi đi còn thủ thỉ "Tiếc quá , biết thế tao học từ hồi đấy ..."

Câu chuyện chẳng có gì đặc biệt cả . Tớ chỉ khuyên các bạn rằng "Nếu muốn tập đàn hay làm 1 việc gì đấy thì bắt tay vào ngay đi , trước khi mất hứng cũng như quá muộn ."

Chúc sớm "lên tay" :)
 
em thích Piano nhất đó xong đến violon..rồi mới đến guitar
 
Nói là thích nhạc cụ nào nhất cũng rất khó. Hồi bé tôi thích nhất piano, bây giờ lại là eguitar, đơn giản tại vì cũng chỉ biết đánh mỗi e guitar, mà đã đánh đã tìm hiểu lại càng biết nhiều, càng thấy nó hay.

Từng nhạc cụ hay thể loại nhạc cũng hợp với từng hoàn cảnh tâm trạng nữa. Tùy từng lúc từng chỗ, lại cảm thấy mỗi nhạc cụ một vẻ riêng, thấy hết được cái hay của nó. Một đêm mưa đi bộ ở góc phố nhỏ, nghe tiếng dương cầm, có khi chỉ là của một đứa trẻ bập bõm tập, cũng cảm thấy rất hay. Ngồi bên triền đê ăn ngô nương, nghe tiếng sáo diều thật sự rất thoải mái dễ chịu. Lúc đó có guitar điện, chắc cũng không buồn đánh. Nhiều nhạc cụ dân tộc cũng thế, bình thường chúng ta không cảm nhận hết được cái hay của nó. Nhờ có lần về quê ngồi chiếu uống rượu ăn thịt gà đồng, nghe vọng cổ với cả quan họ, thấy thú lắm....
Ai nghe nhạc mà lại biết nhiều nhạc cụ, cảm nhận được hết cái hay cái đẹp của tiếng đàn, đúng là hạnh phúc..
 
Dịch lại bài của chú Chi cho các em nó hiểu phát nhỉ.

"Nói là thích em nào nhất thì cũng rất khó. Hồi bé tôi thích nhất em Na, bây giớ lại là em Thi điên (nặng), đơn giản tại vì cũng chỉ biết chơi mỗi em Thi, mà đã chơi đã tìm hiểu lại càng biết nhiều và thấy nó hay.

Từng em riêng hay từng kiểu mô túyp các em cũng hợp với từng hoàn cảnh tâm trạng nữa. Tùy từng lúc từng chỗ, lại cảm thấy mỗi em một vẻ riêng, thấy hết được cái hay của nó. Một đêm mưa đi bộ ở góc phố nhỏ, nghe tiếng em Dương, có khi chỉ là của một đứa trẻ bập bõm (!), cũng cảm thấy rất hay. Ngồi bên triền đê ăn ngô nương, nghe tiếng em Điều thật sự rất thoải mái dễ chịu. Lúc đó có em Thi ở bên cạnh, chắc cũng không buồn chơi. Nhiều em dân tộc thiểu số cũng thế, bình thường chúng ta không cảm nhận hết được cái hay của nó. Nhờ có lần về quê ngồi chiếu uống rượu ăn thịt gà đồng vơi em Vọng hay với cả em Ngọ, thấy thú lắm....
Ai biết các em mà lại biết nhiều em kia, cảm nhận được hết cái hay cái đẹp của các em, đúng là hạnh phúc.."
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vào đây là chung một chiến hào, anh đúng không phải là người tốt rồi[-x

Anh giỏi lắm, bây giờ em chạy thì là em công nhận, em thanh minh cũng không khác gì thú tội.

Ngậm đắng nuốt cay một lần. Vừa mùng một tết mà thế này...

Về kêu khóc với Liv, với Ama nhá :))
 
Bùi Lê Bình đã viết:
Dịch lại bài của chú Chi cho các em nó hiểu phát nhỉ.

"Nói là thích em nào nhất thì cũng rất khó. Hồi bé tôi thích nhất em Na, bây giớ lại là em Thi điên (nặng), đơn giản tại vì cũng chỉ biết chơi mỗi em Thi, mà đã chơi đã tìm hiểu lại càng biết nhiều và thấy nó hay.

Từng em riêng hay từng kiểu mô túyp các em cũng hợp với từng hoàn cảnh tâm trạng nữa. Tùy từng lúc từng chỗ, lại cảm thấy mỗi em một vẻ riêng, thấy hết được cái hay của nó. Một đêm mưa đi bộ ở góc phố nhỏ, nghe tiếng em Dương, có khi chỉ là của một đứa trẻ bập bõm (!), cũng cảm thấy rất hay. Ngồi bên triền đê ăn ngô nương, nghe tiếng em Điều thật sự rất thoải mái dễ chịu. Lúc đó có em Thi ở bên cạnh, chắc cũng không buồn chơi. Nhiều em dân tộc thiểu số cũng thế, bình thường chúng ta không cảm nhận hết được cái hay của nó. Nhờ có lần về quê ngồi chiếu uống rượu ăn thịt gà đồng vơi em Vọng hay với cả em Ngọ, thấy thú lắm....
Ai biết các em mà lại biết nhiều em kia, cảm nhận được hết cái hay cái đẹp của các em, đúng là hạnh phúc.."


:)) :)) :)) ................................( cho đủ 30 characters :D)
 
ông Chi chắc chẳng cần thanh mình, sự thật luôn luôn phũ phàng 8-} , bác Bình chơi hay thật, chẳng hỉu sao mà hỉu chú Chi thế nhấy :mrgreen:
Mỗi thứ có một cái hay mà...ko thì ai chơi, ai dùng, ai cảm nhận ;)
 
Vote cái cho guitare và piano. Guitare truyền cảm,lại rất quần chúng muốn mang đàn đi đâu cũng ổn (miễn là đánh hay :D) nhưng piano mới thật là số 1 : classic, quý s tộc và sâu lắng. :x :x :x

Ai có chơi nhạc cụ nào mới càng thích nghe nhạc theo dòng nhạc gắn liền với nhạc cụ đấy. Hầu như ai chơi guitare cũng nghe rock, đặc biệt metal, ai chơi xắc xô cũng nghe nhạc jazz. Hơn nữa nghe bài nào mình biết đánh lại càng phê :cool: :cool: :cool:

Bà con đóng góp ý kiến cái B-)
 
Về chuyện chơi nhạc cụ nào thích nghe dòng nhạc gắn liền với nhạc cụ ấy thì em không đồng ý. Tại sao thì anh nghĩ chắc cũng thấy. Giải thích tính toán trên này lằng nhằng quá hóa ra thẳng dở hơi. Xem gặp nhau cuối tuần buồn cười Công Lý chứng minh 2 cái gì cũng liên quan đến nhau hết. Ở đầu trang bạn Phương Duy thích ballade rock --> thích guitar đây nè. Anh kêu gọi đóng góp ý kiến thì em nói thôi chứ đây không phải chỗ để tranh luận kiểu như mấy hot topic vừa rồi (mọi người nhỉ).

Cái nghệ thuật chơi keyboard tôi không thích. Hình như trong này cũng không ai đả động đến keyboard mà nếu vote thì chỉ vote cái bên cạnh nó la piano thôi.
Anh Hoàng Tứ Hiếu, đối với tôi là cây đa cây đề trong trường, có phát biểu: "keyboard dễ đến nỗi nó không được coi là một nhạc cụ mà chỉ là một công cụ" (mạn phép anh Hiếu). Tất nhiên cái câu này thì kô nên mổ xẻ bởi công cụ tạo ra âm nhạc kô là nhạc cụ thì là cái gì. Ý anh là ngườì ta chơi keyboard mà không đối xử với nó tình cảm như một nhạc cụ.
Hic, có ai bênh nó không ạ.
Với tôi, chơi keyboard, nói riêng organ từ bé sẽ gây anh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của sự cảm thụ âm nhạc.

Thứ nhất là loại nhạc hay được học (chơi thì tùy từng người kô nói làm gì à quên chưa nói): hỗn tạp, lai căng, ầm ĩ (chiếm đa số). Đáng sợ hơn là nhiều giáo viên cho học sinh tiếp thu âm nhạc cổ điển thông qua đàn ooc. Trong cuộc thi Yamaha không chuyên Hà Nội vừa rồi toàn bộ các em đều phải chơi cổ điển trên piano. Còn trên ooc thì một số em mới 11, 12 tuổi đã "bị" thầy cho học các tác phẩm kinh điển mà các anh chị trung cấp, thậm chí Đại học Piano mới dám chơi. Điều đó được khen là trình độ các em bi giờ phát triển, còn cái tai hại:

Thứ hai là cách chơi cũng hỗn tạp lai căng không ổn định không theo trường phái nào nốt. Có các em học sinh học chơi organ thành thợ rồi mà đặt tay xuống phím đàn còn thô. Bản thân các em thì không biết, vì đàn ooc có cái giỏi là lấp liếm được những chi tiết nhỏ nhặt của động tác. Phím lại nhẹ --> các em nhỏ đánh jazz nghe cực đỉnh, tay cứ như múa trên đàn, lướt từ dưới lên trên, vòng vèo một tí rồi lại xuống... Phần đệm thì cứ thế mà đi, thỉnh thoảng dồn một tí, nghỉ một tí, rồi lại vào...

Âm nhạc, với tư cách là một môn nghệ thuật, đòi hỏi sự tinh tế rất lớn từ phía người chơi. Tinh tế từ vật lý, tức là dùng sự khéo léo của bộ phận cơ thể tác động lên nhạc cụ, qua sự tinh tế của hiểu biết lý thuyết và thực hành, đến sự tinh tế về tình cảm, and vice versa. Nói ra thì có nhiều chuyện tôi cũng chẳng biết, cài này các thầy hứng lên thì mới dạy.

Âm nhạc, trước hết phục vụ cho mình. Mình "tinh tế", nghĩa là mình thể hiện được cái tình cảm của mình rồi mình lại nghe nó --> mình sướng. Sau, đi phục vụ người khác, chơi lại bài của người khác. Tinh tế, người khác cảm nhận được --> sướng --> mình sướng. Có thể bạn bảo, ôi dào, người nghe thế này, thế nọ... thật ra ai cũng đâu là hay đâu là dở. Để tôi ví dụ nhé, các ban nhạc học sinh thành lập mau lẹ hiện nay (có tôi :D) thường có người dễ dãi kô coi trọng sự tinh tế, dẫn đến chỗ có những bài unplug hẳn hoi chơi lại của bọn Tây chẳng bao giờ hay được. Mỗi một âm thanh đều có giá trị của nó, chơi thiếu nốt ý nghĩa là một tội có thể sửa nhưng chơi những nốt vô nghĩa lại là tội lớn hơn. Tiện thể nhắc nhở em Đức về sự tinh tế của việc có hay không cú vung tay vung chân, và nếu có thì đừng có đặt toẹt một cái, nhé. (Đây là cái dở của phần đệm ooc)

Tóm lại, điều khiển, làm chủ được nhạc cụ là một niềm vui khôn xiết, trong đó piano quả thực tinh tế hơn nhiều người tưởng. Tiện nhắc nhở thầy Văn Dị, thầy đừng coi piano là nhạc cụ dùng búa bọc dạ đập vào dây đàn, ai đánh cũng như ai chỉ khác độ mạnh nhẹ... hãy coi chơi piano (nhạc cụ khác cũng thế) như là hát vậy (*).

PS. Bài này tôi viết là để cảm thấy bớt tội lỗi sau khi post vớ post vẩn ở topic khác.

(*): đáng lưu ý, tôi tự cảm thấy chưa đủ lông đủ cánh khoản này nên chưa dám bậy bạ thêm.
 
Xin post tiếp bước chị Giang:
1.Trống và bộ gõ
Gồm có Drum nói chung, Xylophone, Vibraphone, Tubaphone, Celesta, Marimba, Bells, Cup-bells, Castanets, Triangle, Tamburine, Maracas, Cồng chiêng, Sticks, bruches(hay còn gọi là bross, kô biết là cái gì)

Ở đây mọi người chỉ nói đến trống. Thông thường thì nhịp điệu của trống nên tạo sự tương phản giữa nhịp điệu và giai điệu (tương phản là tiêu chuẩn cơ bản của bất cứ môn nghệ thuật nào). Ví dụ nếu giai điệu là những nốt ngân nga dài, ta phải chọn nhịp điệu rộn ràng, còn nếu giai điệu nhanh mà lại ngập ngừng rắc rối, ta có thể chọn nhịp điệu đơn giản để đánh nổi những chỗ ngập ngừng gây ra bởi những đảo phách, ngoại nhịp của giai điệu. Tất nhiên viêc tương phản này phải phụ thuộc vào dòng nhạc đang sử dụng, dùng máy móc không khéo sẽ gây phản cảm cho người nghe. Tôi đặc biệt khâm phục cách chơi trống jazz bởi ... sự tinh tế (lại tinh tế). Chắc hẳn có bạn đã nghe Norah Jones Live In New Orlean rồi. Nếu xem bản DVD thì chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều cái không thể ngờ. Anh chàng chơi trống đổi đôi dùi của mình liên tùng tục, hết dùi to rồi đến dùi bé, rồi đũa rồi chổi đủ mọi thứ... Vừa nghe vừa nhìn thì thấy được các hiệu quả khác nhau chứ nhắm mắt thì ít ai thấy...

Như đã nói đây cũng chỉ là các nguyên tắc tương đối. Người nghệ sĩ hoàn toàn tự do để diễn tả. Thí dụ: cũng có thể dùng điệu theo nhịp 3/4 để đệm cho một bản nhạc ở nhịp 2/4... Một điệu trống sẽ hoàn toàn mới nếu ta tăng hoặc giảm tốc độ nhiều.

2. Piano và Organ

3. Bass
Đồng ý cả hai tay với chị Giang. Tiếng trầm bao giờ cũng khó phân biệt hơn tiếng trung và tiếng cao. Khuyến cáo ai cũng nên tìm hiểu cách chơi bè trầm, đặc biệt theo cách các nghệ sĩ jazz hay dùng. Hữu dụng lắm đó. Chơi Piano hay Guitar khéo chỉ cần một bè trầm đơn kết hợp với giai điệu là đủ hay. Ở đây xin gợi ý luôn: ví dụ Khánh Duy ngón cái đánh bass 3 cái dây trầm chẳng hạn ấy cứ đi bass lung tung tùy thích miễn là đầu nhịp hay lúc chuyển hòa âm vào đúng root note của hòa âm là được. Thử xem, nghe lạ tai, và rất có thể hay :D ứng dụng cho pop khá ổn.

À quên, chị Giang à về chuyện giữ nền thì keyboard làm mới đúng, bass còn nhiều việc khác. Đặc biệt bass (trừ jazz) luôn phải đi kèm với trống. Theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ cần bass, trống, và một cái micro là đủ để người nghe thấy thích thú và nhận ra bản nhạc quen thuộc.

4. Guitar
Cái này phải gọi là thế giới guitar em không dám đọ với các cao thủ

5. Bộ dây
Violon: theo thứ tự từ dây cao đến dây trầm:
dây 1: tiếng sáng sủa, cởi mở, sắc bén
dây 2: tiếng ngọt ngào, quyến rũ
dây 3: tiếng êm dịu, thi vị, trưởng giả
dây 4: tiếng cứng rắn càng lên cao càng lạnh lùng
Chưa thấy cái đàn organ nào thể hiện tiếng violon hay có lẽ là vì mỗi thứ tiếng String 1, 2, 3, 4 chỉ thể hiện được âm sắc do 1 dây phát ra. Tiếng violon dễ dàng hòa hợp với các nhạc khí khác.

Viola: bất định, vẻ buồn rầu kô nhạc cụ nào thay thế được, hic.

Cello: lắng sâu...
Đúng là đầu voi đuôi chuột mệt quá

6. Sáo
Flute: tiếng trong trẻo, nên những kiểu luyến và láy rất thích hợp. Flute và sáo nói chung xử lí được những quãng nhạc khó mà lại nhanh. Cũng giống với violon và các nhạc cụ gió khác, các khu vực cao dộ thể hiện tình cảm khác nhau:... Khả năng chơi cùng các nhạc cụ khác của Flute ...

(nghỉ tí đã)
À cho tôi hỏi bạn nào nghĩ ra nhạc cụ gì mới thì phải công bố cho bàn dân thiên hạ chứ ạ. Có những người đối với họ tiếng ngựa hí cũng là âm nhạc, hí hí...
 
Tran Trung Quan đã viết:
Về chuyện chơi nhạc cụ nào thích nghe dòng nhạc gắn liền với nhạc cụ ấy thì em không đồng ý. Tại sao thì anh nghĩ chắc cũng thấy. Giải thích tính toán trên này lằng nhằng quá hóa ra thẳng dở hơi. Xem gặp nhau cuối tuần buồn cười Công Lý chứng minh 2 cái gì cũng liên quan đến nhau hết. Ở đầu trang bạn Phương Duy thích ballade rock --> thích guitar đây nè. Anh kêu gọi đóng góp ý kiến thì em nói thôi chứ đây không phải chỗ để tranh luận kiểu như mấy hot topic vừa rồi (mọi người nhỉ)..

Tại sao lại không thể có mối liên quan? :-? Bản thân anh là một người biết chơi vài ba nhạc cụ, mỗi lần anh khám phá một nhạc cụ mới là một lần anh lại rất có hứng thú nghe dòng nhạc gắn liền với nhạc cụ đó . Có thể phải học rồi mới đi tới sự cảm thụ và hiểu được. Cũng như có ai học lớp 1 mà có thể hiểu được Truyện Kiều đâu :-B ? Nghe thì có thể thấy hay thấy vần , nhưng để hiểu và thích được thi cần phải có một văn hóa nhất định. :smoking:
 
Tran Trung Quan đã viết:
Cái nghệ thuật chơi keyboard tôi không thích. Hình như trong này cũng không ai đả động đến keyboard mà nếu vote thì chỉ vote cái bên cạnh nó la piano thôi.
Anh Hoàng Tứ Hiếu, đối với tôi là cây đa cây đề trong trường, có phát biểu: "keyboard dễ đến nỗi nó không được coi là một nhạc cụ mà chỉ là một công cụ" (mạn phép anh Hiếu). Tất nhiên cái câu này thì kô nên mổ xẻ bởi công cụ tạo ra âm nhạc kô là nhạc cụ thì là cái gì. Ý anh là ngườì ta chơi keyboard mà không đối xử với nó tình cảm như một nhạc cụ.
Hic, có ai bênh nó không ạ.
Với tôi, chơi keyboard, nói riêng organ từ bé sẽ gây anh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của sự cảm thụ âm nhạc.

Thứ nhất là loại nhạc hay được học (chơi thì tùy từng người kô nói làm gì à quên chưa nói): hỗn tạp, lai căng, ầm ĩ (chiếm đa số). Đáng sợ hơn là nhiều giáo viên cho học sinh tiếp thu âm nhạc cổ điển thông qua đàn ooc. Trong cuộc thi Yamaha không chuyên Hà Nội vừa rồi toàn bộ các em đều phải chơi cổ điển trên piano. Còn trên ooc thì một số em mới 11, 12 tuổi đã "bị" thầy cho học các tác phẩm kinh điển mà các anh chị trung cấp, thậm chí Đại học Piano mới dám chơi. Điều đó được khen là trình độ các em bi giờ phát triển, còn cái tai hại:

Thứ hai là cách chơi cũng hỗn tạp lai căng không ổn định không theo trường phái nào nốt. Có các em học sinh học chơi organ thành thợ rồi mà đặt tay xuống phím đàn còn thô. Bản thân các em thì không biết, vì đàn ooc có cái giỏi là lấp liếm được những chi tiết nhỏ nhặt của động tác. Phím lại nhẹ --> các em nhỏ đánh jazz nghe cực đỉnh, tay cứ như múa trên đàn, lướt từ dưới lên trên, vòng vèo một tí rồi lại xuống... Phần đệm thì cứ thế mà đi, thỉnh thoảng dồn một tí, nghỉ một tí, rồi lại vào...

Em nghĩ là cả thế giới đã sai khi sáng tạo ra cây đàn organ? Hay các ông bố bà mẹ đều không biết cảm thụ âm nhạc khi cho con học organ?

Anh nghĩ đàn organ tuy tương đối ầm ỹ nhưng lại la một nhạc cụ mang tính giáo dục âm nhạc cao. Học đàn organ cho trẻ nhỏ có thể giúp trẻ con tiếp cận với nhạc lý cơ bản, về nhịp, và về các loại tiếng đàn. Có thể em là một người học piano từ bé và cũng có độ cảm nhân về am nhạc nhất định, nhưng em không thể phủ nhận giá trị của đàn organ được. Mỗi cái đều có cái hay và cái dở, mà không chỉ có mỗi cái dở đâu !

Tuy nhiên phải rất rất đồng ý với em là điều khiển được một nhạc cụ là niềm vui khôn xiết, đặc biệt là piano, một cây đàn rất quý tộc. Tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận các loại nhạc cụ khác. [-x
 
Em đọc bài anh Hà rồi, rất mừng vì anh đã đọc bài của em. Em đi đã bao giờ về sẽ xóa bài này và post nghiêm chỉnh sau nhé. (Em kô phủ nhận ý kiến anh Hà đâu)
 
GUITAR! Đây là một loại nhạc cụ rất thịnh hành ở Việt Nam, nhất là trong giới học sinh, sinh viên có lẽ bởi mua một cây đàn Guitar tầm tầm cũng khá rẻ (Khoảng < 500.000đ).
Tất nhiên mình thích Guitar không phải vì giá rẻ, cũng không phải vì mình chơi loại nhạc cụ này (Mình không hề biết đánh Guitar). Mình thích âm thanh nghe có vẻ rõ ràng của Guitar (Không biết diễn tả như thế nào). Âm của nó nghe cứ nảy tưng tưng.
 
Thỉnh thoảng đọc lại các chủ đề cũ mới khám phá ra nhiều cái hay ho lí thú.Tôi sẽ bỏ 1 phiếu cho guitar , lí do khỏi nêu.

Tran Trung Quan đã viết:
Tiện nhắc nhở thầy Văn Dị, thầy đừng coi piano là nhạc cụ dùng búa bọc dạ đập vào dây đàn, ai đánh cũng như ai chỉ khác độ mạnh nhẹ... hãy coi chơi piano (nhạc cụ khác cũng thế) như là hát vậy (*).

Lôi cả thầy Dị vào đây hả , giỏi nhỉ?!
 
Vote cho piano, vì khó nhất.
 
trong các bộ thì tôi thấy bộ hơi(brass) là khó học hơn cả các bộ khác thì chỉ khoảng 1,2 năm là có thể chiến được rất tốt nhưng bộ hơi thì cần ít nhất là 3,4 năm mới có thể chơi ngon lành được
 
Back
Bên trên