Bạn nghĩ gì về performance?

Trần Quỳnh Anh
(meomummim)

Điều hành viên
Đào Anh Khánh: 'Tôi đã làm nghệ thuật nghiêm túc'
khanh1vua.jpg
Một màn trình diễn của Anh Khánh và Nini Hương.

Liên tục từ năm 1999, anh gây sốc cho công chúng và đồng nghiệp bằng các màn performance art độc đáo. Mặc cho tiếng tămtai tiếng về cuộc chơi của anh với loại hình nghệ thuật mới này, anh công khai tuyên bố về tính định kỳ của các show diễn và bắt đầu xây dựng những dự án lớn




- Vì sao anh lại quyết định chia tay với công việc của một an ninh văn hóa để làm họa sĩ tự do?


- Tôi vốn ham thích mỹ thuật từ nhỏ, đi học vẽ từ năm 9 tuổi ở Nhà Văn hóa thiếu nhi. Cho đến khi vào học ĐH An ninh, tôi vẫn tranh thủ nặn tượng bằng đất sét trong những phút giải lao, có lúc chạy lên giảng đường mà tay chân còn dính nguyên đất. Ra nghề, tôi được phân công theo dõi chuyên ngành sân khấu, điện ảnh và mỹ thuật. Tôi nghĩ rằng theo ngành nào thì phải học về ngành đó để am hiểu và phục vụ công việc tốt hơn. Tôi thi đỗ vào ĐH Mỹ thuật công nghiệp. Sau khi ra trường, tôi vẫn theo ngành cũ, nhưng do bị thương vào đầu khi làm nhiệm vụ, nên tôi làm đơn xin chuyển ngành vào năm 1993. Khi đó, tôi cũng đã phần nào nhận thấy rõ hơn con đường đi trong đời mình rồi. Tôi cảm thấy vẽ thật dễ dàng, như là có duyên với nó chứ không khó khăn như làm công việc trong ngành an ninh. Tôi nghĩ rằng để có thể theo được nghệ thuật, tốt nhất là làm người tự do. Vả lại, khi đó, tôi cũng đã bán được tranh.

- Có ý kiến cho rằng, anh làm nghệ thuật trình diễn là để tụ tập bạn bè, nhất là khách nước ngoài để tiếp thị tranh, anh nghĩ sao?
- Nếu mọi người coi đó là công việc tiếp thị tranh của tôi thì cũng tốt. Bất kỳ một ngôi sao danh tiếng nào trên thế giới cũng có một tập đoàn tiếp thị khổng lồ ở phía sau. Tôi chỉ sợ không nghĩ ra được cái gì để mà tiếp thị thôi.

- Quan niệm của anh về nghệ thuật trình diễn là gì?

- Tôi muốn đưa tất cả các ngôn ngữ nghệ thuật mà mình có khả năng thể hiện vào trong sự kết hợp hài hòa có tính tổng thể, đó là vũ đạo, khả năng tạo hình, cảm nhận về ánh sáng, thiên nhiên quanh tôi. Qua đó, tôi có thể thể hiện một tư tưởng, ý đồ mà tôi định diễn đạt nhưng trên hết là người nghệ sĩ phải biết kết hợp ngôn ngữ nghệ thuật cùng thiên nhiên một cách hài hòa để tạo nên một giá trị thẩm mỹ cho người xem.

- Anh nghĩ sao khi phần đông những người đến xem performance của anh chỉ vì tò mò?

- Họ đến vì lẽ gì, đối với tôi không quan trọng. Điều quan trọng là họ đã chứng kiến những gì tôi làm. Tôi làm nghệ thuật với cái tâm của mình, tôi tư duy, và bỏ tiền ra làm một cách quy mô. Dù muốn hay không, tôi tin công chúng cũng sẽ phải công nhận rằng, tôi đã làm việc nghiêm túc, khi họ nhìn thấy tất cả những gì đã diễn ra trong cuộc trình diễn của tôi. Niềm tin ấy khiến tôi tự tin và tiếp tục đầu tư cho một số dự án lớn khác.

- Anh lấy tiền ở đâu cho những trình diễn không thu vốn này?


- Tôi sống bằng tranh của mình. Bên cạnh dòng tranh khổ lớn, mang phong cách siêu thực mà tôi vẫn làm với tất cả niềm đam mê, rất khó bán, tôi còn phải vẽ tranh phố Hà Nội để sống và làm performance. Tôi vẽ phố cũng có duyên lắm và bán tranh cũng thuộc loại khá ở Hà Nội. Nhưng cũng có 2 lần tôi bán được performance art rồi đấy.

khanh2.jpg
-Ảnh chụp trình diễn performance-
(Theo Đẹp)
 
Các tác phẩm của họa sĩ Đào Anh Khánh

Họa sĩ Đào Anh Khánh

Đào Anh Khánh được đánh giá là một trong những họa sĩ hàng đầu châu Á. Anh đã vượt qua những phong cách hội họa truyền thống để tiến đến một thế giới nghệ thuật không giới hạn, vượt qua cả quy luật thông thường về không gian và thời gian.


ban%20giao%20huongB.jpg
Giao hưởng

chieu%20vangB.jpg
Chiều vàng

con%20duong%20am%20nhaB.jpg
Đường âm nhạc

giai%20dieu%20thien%20nhienB.jpg
Thiên nhiên

giai%20dieu%20xanhB.jpg
Giai điệu xanh

giai%20thoatB.jpg
Giải thoát

mua%20thien%20dangB.jpg
Mưa thiên đàng

nhip%20dieuB.jpg
Nhịp điệu

suc%20manh%20cua%20emptinessB.jpg

Trống rỗng
 
Đào Anh Khánh biểu diễn nghệ thuật trình diễn ở Anh

Cùng với họa sĩ Nguyễn Cường, anh sẽ có mặt tại Festival nghệ thuật đương đại ở Anh, tổ chức vào 13/9. Triển lãm kéo dài 3 tháng và hai họa sĩ sẽ tham gia 3 hoạt động: triển lãm tranh, nghệ thuật trình diễn và trình diễn âm nhạc.

Cùng với họa sĩ Nguyễn Cường, anh có mặt tại Festival nghệ thuật đương đại ở Anh, tổ chức vào 13/9. Triển lãm kéo dài 3 tháng và hai họa sĩ tham gia 3 hoạt động: triển lãm tranh, nghệ thuật trình diễn và trình diễn âm nhạc.


Đào Anh Khánh cho biết, lần đầu tiên anh biểu diễn nghệ thuật trình diễn tại nước ngoài nên sẽ nhân cơ hội này bộc lộ hết những ý tưởng độc đáo của mình. Anh tâm sự: “Tôi sẽ thể hiện sự tác động của xã hội đương đại vào cuộc sống mỗi người. Trước mỗi tác động, họ buộc phải đón nhận và tìm cách chế ngự hoàn cảnh. Nếu những ảnh hưởng ấy đến dồn dập thì khả năng kiềm chế bị mất dần. Tôi sẽ thể hiện ý tưởng này bằng ngôn ngữ, bằng sự cảm nhận riêng qua sự chuyển động của cơ thể, ánh sáng, tiết tấu âm nhạc."

Đào Anh Khánh và Nguyễn Cường trình diễn trong những chiếc màn. Họ cho rằng chiếc màn khiến người xem liên tưởng về đời sống gia đình, tổ ấm.

Về triển lãm tranh, Đào Anh Khánh trưng bày 10 họa phẩm sơn dầu khổ lớn thuộc trường phái siêu thực và ấn tượng. Trong phần trình diễn âm nhạc, Nguyễn Cường chơi nhạc còn Đào Anh Khánh hát. Tất cả đều được thể hiện một cách ngẫu hứng, không theo bản nhạc hay ca từ nào có sẵn.
 
Có một Đào Anh Khánh đóng phim và ca hát

(tìm hiểu vài nét về Đào Anh Khánh - người đưa vào VN một loại hình nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ,chưa từng được khai phá-chưa hề được ủng hộ...)


Đào Anh Khánh :
Được biết đến nhiều nhất với các cuộc trình diễn lớn như một hoạ sĩ tiên phong và chịu chơi bậc nhất ở Hà Nội, Đào Anh Khánh còn tham gia đóng phim và ca hát thể loại nhạc múa.

Dưới đây là cuộc nói chuyện với Anh Khánh:

- Động lực nào khiến anh thể hiện được nhiều loại hình như hát, đóng phim?

- Tôi biết mình là kẻ tham lam, ôm đồm và đầy ngẫu hứng, sẵn có và chợt đến. Tham lam cho công việc và tình yêu, để thoả mãn những ước muốn ngự trị và không ngừng nảy sinh, đó cũng là một cách sống.

- Cát-xê đóng phim "Hạt mưa rơi bao lâu" rất thấp, lý do nào khiến anh vẫn nghiên cứu kịch bản, nuôi dài râu tóc đầy hứng khởi?
anhkhanh.jpg
Đào Anh Khánh (vai chủ từ) và Trương Ngọc Ánh (vai Lý An) trong "Hạt mưa rơi bao lâu".


- Đóng xong khá lâu, tôi mới nhận được một phong bì 3 triệu đồng thù lao. Một số anh em văn nghệ biết chuyện, bất bình vì ít ỏi quá, từ lúc chuẩn bị tới khi quay xong, phải lăn lộn 3 tháng ở nhiều bối cảnh, rồi lại trách tôi: "Dại, không làm hợp đồng từ đầu". Thực sự là tôi cũng chẳng chú ý đến việc giao kèo, cát xê bao nhiêu, nhận lời làm vì muốn thử sức. Đấy cũng là lần hội tụ đầu tiên của nhiều hoạ sĩ Hà Nội.

- Chứ không phải háo hức đóng vai thủ từ để được gần Trương Ngọc Ánh (vai Lý An) như có lần anh thú nhận à?
- Đùa đấy. Mới lại hy vọng nhiều nhưng khi quay có được cảnh lãng mạn nào với cô ấy đâu. Phim này có nhiều hoạ sĩ tham gia: Bố con hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Đức - Phương Linh, vai bố và em gái Lý An, Quách Đông Phương vai nhà sư, Nguyễn Mạnh Thắng (Tuỵ), Phạm Quang Trần Minh (Phan)... Tôi sẽ tiếp tục đóng phim hoặc tham gia làm phim nếu thấy phù hợp và có hứng.

- Dự định sắp tới của anh?
- Tôi bận lắm, nhiều việc kinh khủng. Giờ phải phóng về nhà đưa hai đứa con đến rạp Dân chủ xem phim Vua bọ cạp, một việc đã hứa và cần phải làm, vì từ nay đến cuối năm, có thể tôi không biết đưa con đi chơi vào lúc nào nữa. Tôi đang chuẩn bị tham gia Festival nghệ thuật đương đại, khai mạc ngày 13/9, kéo dài trong 3 tháng tại Liverpool (Anh), cùng đi với Trần Lương, Nguyễn Văn Cường. Tôi được mời tham gia cả tranh lẫn trình diễn. Tôi sẽ sang trước 1 tháng để chuẩn bị vật liệu, đạo cụ. Ngoài trình diễn, tôi cũng hát ngẫu hứng, mời Cường tham gia chơi nhạc, các đồng nghiệp quốc tế có thể tham gia hát và nhảy cùng.

- Anh nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng vì anh vẽ kém nên mới phải bày vẽ trình diễn để nổi tiếng và tiếp thị tranh?
- Tôi thích vẽ sơn dầu, làm điêu khắc và vợ chồng tôi sống bằng tiền bán tranh. Trình diễn là niềm đam mê của tôi, nó không phải cuộc buôn bán nhằm mục đích kiếm chác. Tôi đã đổ rất nhiều tiền, công sức và được sự ủng hộ của nhiều anh em hoạ sĩ mới có được những cuộc trình diễn cuốn hút như thế. Để gây dư luận ư, không, tôi chỉ lưu lại trong tâm trí sự háo hức, nô nức, thích thú và cả thán phục, yêu mến của nhiều nghệ sĩ khác, cái được lớn nhất là tôi có thêm nhiều bạn.

Tôi không chú ý, bận tâm tới những người chê bai, phản đối tôi. Tôi làm tất cả với chính lòng chân thật của mình, có trong mình chứ không làm cái gì mà trong tôi không có. Tôi làm, với một phương châm duy nhất: "Lắng nghe từ chính tôi"
 
Performance?

Đào Anh Khánh trình diễn sắp đặt ở Công viên nước Hồ Tây

Công viên nước Hồ Tây dự định mời họa sĩ Đào Anh Khánh thực hiện 2 buổi nghệ thuật trình diễn - sắp đặt lớn trên mặt nước vào cuối năm nay. Họa sĩ Khánh đã thực hiện xong phần kịch bản, dự kiến kinh phí khoảng gần 500 triệu đồng.

Theo anh, buổi trình diễn này mang chủ đề chính là con người, thiên nhiên và xã hội, hoàn toàn khác so với những cuộc trình diễn trước của anh. Ngoài sân khấu trên mặt nước có sẵn, (rộng khoảng 600 m2), anh dự định sẽ huy động vài chục chiếc ca nô, xuồng, thuyền và khoảng 100 người cùng tham gia biểu diễn. Tuy nhiên, đây mới là dự định vì Công viên nước Hồ Tây vẫn còn đang huy động vốn.

Ngoài dự định này, họa sĩ Đào Anh Khánh cũng đang lặng lẽ chuẩn bị cho một cuộc trình diễn lớn trên sông Đuống, dự kiến thực hiện trong 2-3 năm tới.


-Văn Hoá-
 
CUỘC ĐÁO XUÂN CỦA Đ.A.K

Hoạ sĩ Đào Anh Khánh cùng bạn bè "Đáo Xuân"

Ngày 20/2, hoạ sĩ Đào Anh Khánh mở triển lãm tại nhà vườn ở Gia Lâm. Hàng nghìn ngọn nến, đèn dầu, hàng trăm cây hoa đào được treo lên trời; một thảm hoa lớn dưới đất, cùng rất nhiều hình nộm cũng được đưa vào không gian sắp đặt này.
18_anh.jpg
Vợ chồng hoạ sĩ Anh Khánh - Mai Hiên.

- “Nghề chơi cũng lắm công phu”, vậy anh đã chuẩn bị gì cho cuộc chơi của mình?

- Đúng như cái tên “Đáo Xuân”, thực ra tôi chỉ định làm một bữa tiệc đầu xuân mời bạn bè văn nghệ sĩ đến cùng vui với nhau, chia sẻ mơ ước trong năm mới. Đây là lần đầu tiên thực hiện nên tôi dự định nó sẽ trở thành một “party” thường niên tại nhà vườn của mình.

Phần sắp đặt, tôi sẽ sử dụng một khối lượng ánh sáng lớn, mấy nghìn ngọn nến, đèn dầu, cả ánh sáng điện; hàng trăm cây hoa đào người ta đã bỏ đi sau Tết mà tôi thu lượm lại sẽ được treo lên trời và một thảm hoa lớn ở dưới đất, ngoài ra tôi dùng nhiều hình nộm làm bằng rơm, vải, với 3 điêu khắc bằng xi măng…

Trong không gian sắp đặt đó tôi sẽ trình diễn cùng với người mẫu Diệu Hương trên nền âm nhạc của một số người bạn: hoạ sĩ Nguyễn Văn Cường, tay trống chèo Nguyễn Xuân Sơn, cả Thắng - em trai Thanh Lam cũng hát cùng dàn nhạc đó.

- Tại sao anh lại có ý tưởng sắp đặt với ánh sáng và hoa?

- Ánh sáng luôn gợi cho người ta nhiều cảm xúc. Mặt khác nó tạo ra ấn tượng và hiệu quả nghệ thuật cao, mà người hoạ sĩ có thể sử dụng như một cách biểu hiện ý tưởng qua ngôn ngữ chuyển động của cơ thể, ánh sáng và âm nhạc. Tôi lấy hoa người ta đã bỏ đi sau Tết để tái tạo lại cho nó một vẻ đẹp mới, cho người xem một cảm giác mới.

- Một cuộc trình diễn lớn với sự chuẩn bị cầu kỳ và rất tốn kém mà anh chỉ gọi là một cuộc chơi. Anh được gì sau cuộc chơi này?
- Biết làm sao được khi đấy là nỗi đam mê, tôi làm không nhằm mục đích thương mại. Tiền bạc, công sức cũng chỉ để chơi cho thoả cái thú ngẫu hứng của riêng giới nghệ sĩ mà thôi. Một bữa tiệc cùng tất cả bạn bè thì cái tôi được chính là được chia sẻ niềm vui, hạnh phúc với mọi người.
 
Hàng nghìn người 'đáo xuân' cùng Đào Anh Khánh

3b.jpg
Trên con đường nhỏ dài 30 m được trải bằng hoa, phía trên là giàn đào nhuộm tím hồng, mỗi người tự thắp lên ngọn nến cho riêng mình, để bước vào không gian lạ thường như hội hoa đăng: bạt ngàn hoa trên trời, đèn dầu giăng khắp nơi, một thảm hoa và ánh sáng dưới chân người.
Đó chính là hình ảnh rực rỡ của buổi sắp đặt và trình diễn do hoạ sĩ Đào Anh Khánh tổ chức ở Gia Lâm, Hà Nội, tối 20/2. Khi 3.000 ngọn nến được thắp lên, cả khu vườn rộng quanh nhà sàn của hoạ sĩ bừng lên không khí đêm hội mùa xuân, mà mỗi sự vật đều gợi đến ước mơ no ấm của con người.
5b.jpg


7b.jpg
Trong không gian đầy ánh sáng và hoa ấy, hoạ sĩ đóng khố, tô vẽ mình như thổ dân, tự do nhảy múa, bộc lộ những trạng thái bản năng: vật vã, níu kéo, dai dẳng, giằng co như muốn vươn lên giành giật sự sống từ ranh giới mong manh của cái chết. Anh Khánh cùng người mẫu Diệu Hương như thăng hoa trong một màn trình diễn tinh tế, biểu hiện sự hồi sinh kỳ diệu của sự sống qua ngôn ngữ chuyển động cơ thể, ánh sáng và âm nhạc.

Ở phần trình diễn thứ hai, gần như để tạo sự đối lập với cái tinh tế ban đầu, hàng chục hình nộm rơm được đốt lên, đuốc làm từ thân ngô già cháy khắp vườn. Giữa rừng rực lửa và khói, hoạ sĩ treo mình trên không trung, nhập vai một người nguyên thuỷ hoang dã, gào thét man dại, như muốn hòa tan mình vào trời đất, tạo cảm giác dữ dội
8b.jpg


10b.jpg
Một hội đêm xuân đầy ánh sáng của lửa, hoa, mà hoạ sĩ chỉ là người tạo ra cái cơn cớ để mọi người gặp nhau cười đùa, sẻ chia niềm vui, ước mơ hạnh phúc của mình, đúng như cái tên Đáo Xuân - bữa tiệc cầu may cho một mùa hạnh phúc.

1b.jpg
2b.jpg
6b.jpg
4b.jpg
9b.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nini Hương: đáo xuân cùng Đ.A.K

Người mẫu Nini Hương mong muốn trở về VN

Người mẫu Nini Hương và màn performance với Đ.A.K
:
huong.jpg


Sang Italy định cư cùng gia đình khi mới 12 tuổi, cô học sinh PTCS Thanh Quan, Hà Nội ngày nào đã trở thành người mẫu chuyên nghiệp độc lập mang quốc tịch Đức ở Munich, Đức. Cô vừa tham gia chương trình nghệ thuật trình diễn "Đáo xuân" cùng họa sĩ Đào Anh Khánh.

- Duyên do nào khiến chị tham gia "Đáo xuân"?

- Giáp Tết âm lịch, tôi mới về VN vì ông ngoại ốm nặng. Còn việc gặp anh Khánh thì hoàn toàn tình cờ. Anh Khánh chơi với anh ruột tôi, mấy anh em gặp nhau thấy thân thiết ngay. Trước khi về nước, tôi không nghĩ là mình có thể gặp được những người bạn làm nghệ thuật hay và vui như anh Khánh, anh Lê Quảng Hà và nhiều người bạn khác nữa. Có dịp tiếp xúc với họ, tôi thấy thật thanh thản và hạnh phúc, một cảm giác mà tôi không còn cảm thấy trong cuộc sống quá căng thẳng vì những mục tiêu đầy tính vật chất ở châu Âu.


- Chị tự xếp thứ hạng nào cho mình trong nghề người mẫu ở châu Âu?

- Tôi nghĩ mình ở mức trung bình, thuộc số đông những người mẫu, tuy nhiên cũng có chút tiếng tăm. Nghề người mẫu ở châu Âu rất khắc nghiệt, mỗi ngày tôi phải đặt ra mục tiêu cho mình. Nếu không thực hiện được như thế thì coi như ngày đó mình đã sống không trọn vẹn. Ngày nào cũng thế, tôi không còn cảm giác đang được thưởng thức cuộc sống nữa. Về VN 1 tháng, tôi đã phá một số hợp đồng công việc, chắc là sẽ phải chịu phạt nhưng bù lại, tôi thấy đang tìm lại hình ảnh mình hồi còn nhỏ.

- Chị làm thế nào để tạo sự nổi bật giữa các người mẫu châu Âu?

- Người mẫu châu Âu có bước đi dứt khoát, tôi cũng buộc phải đi như vậy nhưng tôi muốn pha trộn vào đó một niềm tự hào mình là một cô gái Hà Nội, có chút e ấp và dịu dàng trong bước đi. Tôi cũng muốn nói với từng bước chân của tôi rằng tôi là một phụ nữ, có mơ ước được làm vợ, làm mẹ... Những cảm giác hư thực, những tưởng tượng đó đã chi phối bước chân tôi.

- Mục tiêu trong nghề nghiệp của chị?

- Tôi có nhiều tham vọng lắm. Tôi muốn trở thành một nhân vật trong làng giải trí nghệ thuật: làm người mẫu, đóng phim, ca hát, tham gia các chương trình nghệ thuật khác. Tôi vừa đỗ vào hệ đại học về thanh nhạc ở Munich.

- Chị nhận xét gì về các chương trình thời trang ở VN?

- Tôi có xem một chương trình nhân ngày Valentine ở Giảng Võ Hà Nội. Thấy buồn lắm. Tôi nhận ra có 1-2 bạn đồng nghiệp rất đẹp, nhưng các bạn ấy bước đi và cười trên sàn diễn mà có cảm giác đang cười cợt với công việc và người xem. Tôi cảm thấy buồn vì mình yêu nghề của mình đến thế, mà lại có đồng nghiệp đang cười cợt với nó.

- Chị có muốn về VN làm việc không?

- Bây giờ thì lúc nào tôi cũng muốn được trở về nhà nhiều hơn. Tôi đã nghĩ tới việc có thể chuyển học thanh nhạc về Nhạc viện Hà Nội. Về nhà, mới có cảm giác bâng khuâng trước những câu nói quan tâm của bạn bè: "Em đã ăn gì chưa?", "Em ho nhiều quá"... Tôi nhớ mãi sự quan tâm ấy. Có lẽ là vì chúng ta được nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ.
 
Đào Anh Khánh và màn performance bên biển Nha Trang

Anh đã bột phát thực hiện cuộc trình diễn để làm vợi đi nỗi đau của mình sau khi người cha, đại tá Đào Tạo, vừa qua đời. Theo anh, đó cũng là một lần trải nghiệm khi đưa nghệ thuật trình diễn vào cộng đồng. Dưới đây là tự sự của anh:
khanhto.jpg


Sau khi cha mất, tôi mất thăng bằng, tim cứ nghẹt lại. Ông ảnh hưởng tới tôi nhiều, từ di truyền mặt mũi, dáng vóc đến những sự lựa chọn vào đời, cốt cách. Tôi đã nhủ, mọi kế hoạch muốn làm gì, nhất là trình diễn, phải để sang năm. Nỗi đau và nhiều chuyện căng thẳng khiến tôi quyết định vào Nha Trang để nghỉ ngơi ít ngày. Nhưng rồi, sự ức chế đòi tôi giải tỏa và nửa tiếng trước khi ra khỏi nhà đi sân bay, tôi lấy vội tấm áo vải thô hình lá chuối, bột nước cho vào hành lý. Đến Nha Trang sáng 27/5, tôi quyết định làm một cái gì đó để vợt đi nỗi đau. Chiều hôm sau, tôi vẽ sơn trắng lên người, những vằn trắng với chiếc áo lá chuối, đóng khố, làm tôi thấy mình sáng lên, tự do, thoải mái.

Tôi trình diễn từ trong khách sạn, số 4 đường Biệt Thự rồi vào quán cà phê, đi dọc đường Biệt Thự, Trần Phú, ghé vào những ngôi nhà... Lần đầu tiên ở Nha Trang có một nghệ sĩ thực hiện performance, nên mọi người kéo ra xem đông lắm, còn đi theo nữa. Người thì sờ áo, sờ người, còn người thì... sợ sệt. Tôi lạ lùng như người đến từ hành tinh khác, nhưng tôi không nghĩ mình đang diễn. Sau cơn mưa ồ ạt là nắng tràn trề. Tôi cứ thế đi ra biển, tình tự cùng đại dương. Đó là một ngày khác thường của đời tôi. Để được như ý muốn, tôi đã phải vượt lên chính mình, sao cho không có sự cố gắng nào. Thích vô cùng khi được hồn nhiên. Tôi thấy mình thanh xuân trở lại dù tuổi 45 đã gọi nếp nhăn trở về. Ba tiếng hòa mình trong nắng, gió, biển xanh, tôi lại được các em bé, những người dân hẹn tôi trở lại.

Ngay tối hôm sau, tại Sailing Club, bên bờ biển, tôi lại trình diễn Biển lửa và cát, trên diện tích 300 m2 với các hố, đụn cát gợi hình ảnh thiên nhiên, núi lửa, sa mạc với gần trăm ngọn đuốc cắm xung quanh. 23h30' mới trình diễn mà 400 khách đã có mặt từ chiều. Tôi đóng khố, quấn miếng vải trắng, lúc cầm đuốc, lúc không, trình diễn trong nửa giờ. Tôi đã múa, nhảy, hát gào bằng hạnh phúc và nỗi đau, niềm vui và hoảng sợ cho đám đông và cho đơn độc mình tôi. Cuộc biểu diễn thành công vượt dự kiến. Sailing Club trả chi phí đi lại và thù lao, nhưng tôi không nhận. Tôi chỉ nhận lời mời sẽ trở lại trình diễn ở Nha Trang ngày 1/1/2004.

Nhu cầu chiêm ngưỡng thưởng thức nghệ thuật của người dân VN khá lớn, nhưng chúng tôi mới chỉ có các phòng tranh với lượng khán giả hạn định. Nhu cầu bộc lộ mình, là hoạt động không dành riêng cho nghệ sĩ. Những người bình thường đều có quyền thể hiện cá tính và ý muốn của mình, nếu không làm hại ai, mà lại đem phấn chấn cho bản thân và nhiều người cộng hưởng.

Ngày 6/9, tôi trình diễn ở 24 Tràng Tiền, Hà Nội, theo lời mời của Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp nhân khánh thành trụ sở mới. Cuộc trình diễn của tôi nằm trong loạt hoạt động của các họa sĩ do Ea Sola đạo diễn. Sau đó là cuộc trình diễn trên thuyền, thuyền khi neo khi trôi, trên sông Đuống. Tất nhiên, tôi đã làm là phải mới lạ và chưa từng có...


Đào Anh Khánh
 
và đây :màn trình diễn dang dở...


Công an yêu cầu họa sĩ Đào Anh Khánh về đồn
daoanhkhanh.jpg

12h trưa qua(22/6/2003), anh đã có một cuộc trình diễn tại Hồ Gươm, Hà Nội trước hơn 200 người xem. Tuy nhiên chỉ sau 7 phút nó đã bị dừng lại. Họa sĩ bị tạm giữ 5 tiếng đồng hồ tại đồn công an phường Hàng Trống vì "không xin phép biểu diễn và gây rối trật tự công cộng".
Đào Anh Khánh nói về màn trình diễn dang dở...:

- Ý tưởng cho cuộc trình diễn này xuất phát từ đâu?

- Đó không phải là cảm hứng tự nhiên, nhất thời mà là mong muốn từ nhiều năm nay của tôi. Tôi muốn đem nghệ thuật đến gần với người thưởng thức, nhằm tạo nên đời sống nghệ thuật đa chiều, đa dạng. Một bản nhạc đương đại của một nhạc sĩ người Nhật đã khiến tôi liên tưởng đến dòng nước, những mạch nước ngầm li ti, chảy tí tách, dù rất nhẹ nhàng đơn lẻ, nhưng rồi, lại đổ về cùng nhau, tạo nên những mạch nước ngầm ào ạt, mạnh mẽ. Tôi dùng một mảnh vải đỏ dài 30-40 m quây thành vòng tròn trên vỉa hè, còn tôi mặc bộ đồ màu trắng, vẽ màu lên nửa mặt, một chân, một tay và dự kiến biểu diễn trong 15 phút. Nhưng tiếc rằng, khi đến phút thứ 7, đang ở đoạn cao trào, thì công an buộc tôi phải dừng lại.

- Từng là sĩ quan an ninh văn hóa 18 năm, tại sao anh vẫn làm những điều khiến nhà chức trách phải "vào cuộc" như vậy?

- Tôi rất biết trình tự của việc xin phép trình diễn, triển lãm như thế nào. Nhưng tôi vẫn muốn đặt ra một vấn đề, nên chăng để những người nghệ sĩ và những người yêu nghệ thuật được thể hiện tình yêu nghệ thuật một cách đơn giản, trực tiếp nhất mà không phải thông qua báo cáo trình tự. Đối với nghệ thuật trình diễn, thì trạng thái, cảm hứng của người nghệ sĩ rất quan trọng, không thể báo cáo, diễn giải với các nhà chức trách trước được. Phải xin hết cấp này đến cấp khác thì tinh thần đã "xuống đến tận chân" rồi. Tôi nghĩ những chương trình có hiệu quả về nghệ thuật, không làm ảnh hưởng gì tới chính trị, an toàn xã hội thì nên để người nghệ sĩ sáng tạo.

- Nếu vẫn giữ vị trí sĩ quan an ninh quản lý về mỹ thuật, anh sẽ xử lý như thế nào khi có một nghệ sĩ biểu diễn nơi công cộng như trường hợp của anh?
- Thì tôi cũng buộc phải làm nhiệm vụ của mình, đưa anh chàng nghệ sĩ đó về đồn. Nhưng trong thâm tâm, tôi rất quý trọng người nghệ sĩ đó. Lần đầu tiên sau 18 năm làm trong ngành công an, tôi có cảm giác phải ngồi trong ghế "bị cáo". Tôi không bị sốc, nhưng quả thật 5 giờ đồng hồ ấy thật là ức chế.

- Anh nghĩ sự việc này sẽ gây ảnh hưởng thế nào cho cuộc trình diễn sắp tới trên sông Đuống?
- Tôi hoàn toàn nghiêm túc trong những việc tôi làm, và không hề có ý định để lại ấn tượng xấu trước công chúng nên tôi mong rằng cuộc trình diễn sắp tới sẽ tốt đẹp. Nhưng nếu những gì tôi làm không được chấp nhận thì âu cũng là số phận.

-VNexpress-Thứ hai, 23/6/2003, 16:40 GMT+7-
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Liệu có ai thấy thích PERFORMANCE ko ạ?mọi người cho í kiến nhé :rolleyes: :cool:

Yuna.jpg
Yuna.jpg
Yuna.jpg
Yuna.jpg
Yuna.jpg
Yuna.jpg

-----------------------------------Yuna------------------------------------------
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Performance Art của Quỳnh Anh đẹp nhỉ.

Tiếc là không biết buổi trình diễn của An Khánh sớm.
 
Quỳnh Anh à, anh thấy là em rất quan tâm đến các vấn đề nghệ thuật thì phải? ;)
Hì, anh thấy cái này nó hơi trừu tượng thế nào ý, chắc không phải ai cũng hiểu được. Hì! ;)
 
vâng,chỉ quan tâm thế thôi chứ thi năm đầu ,2 khối,luyện vẽ lò in ít thì chắc vẫn trượt như chơi...híc,lên cái forum này post bài cho phong phú thì lập tức bị cạnh khoé là "khoe mẽ" đây...:lol: :cry: :cry: :cry: chán đời lem là cái HAO..
 
Liệu có ai thấy thích PERFORMANCE ko ạ?mọi người cho í kiến nhé :rolleyes: :cool:

Yuna.jpg
Yuna.jpg
Yuna.jpg
Yuna.jpg
Yuna.jpg
Yuna.jpg

-----------------------------------Yuna------------------------------------------


Trời đất,ko có phản hồi gì hết trơn, :cry: thật đáng buồn cho một gương mặt nổi hiếm có của làng


 
Hôm nay Đào Anh Khánh trình diễn cùng Vũ Nhật Tân

http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/08/3B9CB16F/30_khanh.jpg

Một hoạ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn (performance art), một giảng viên Nhạc viện Hà Nội từng tiếp thu những kiến thức âm nhạc kim cổ, Đông Tây, hội tụ tinh hoa của nền âm nhạc thế giới, đã hợp nhau lại trong một chương trình chưa từng xuất hiện ở VN: sắp đặt âm thanh.

Hoạ sĩ Đào Anh Khánh gặp gỡ Vũ Nhật Tân trong một cuộc triển lãm 3 tháng trước đây. Anh Khánh, vốn đi tiên phong trong lĩnh vực hội hoạ, đã tìm thấy sự đồng điệu với âm nhạc của Nhật Tân ở sự cởi mở trong ngôn ngữ. Không ép mình vào một khuôn mẫu, chuẩn mực nào, Nhật Tân đã làm nhiều cuộc thử nghiệm âm nhạc khác nhau. Anh chắt lọc cái thần, cái hồn của Á Đông gửi vào những nhạc cụ hiện đại, với cách xử lý hiện đại để tạo ra nét nhạc mới, làm âm thanh trở nên biến hoá, đa dạng và ngẫu hứng. Biểu diễn ở nhiều nơi, với nhiều sáng tạo khác nhau, nhưng người nghe luôn nhận ra cái huyền bí Á Đông, chất thiền trong những giai điệu, hình khối âm thanh của Nhật Tân.

Trong chương trình trình diễn tối nay, Anh Khánh sẽ trưng bày chất giọng (voice) của mình. Có thể đó là những câu hát, có thể đó là những lời thơ, cũng có thể chỉ là những đoạn ngân dài, để thể hiện một khát vọng, một đam mê, một sự thoát xác. Anh Khánh thừa nhận, anh không phải là người nắm bắt nhạc lý bài bản, nhưng lại có khả năng thích ứng với âm thanh. Với anh, âm nhạc không còn là những quy luật nhịp phách thông thường mà là nhịp con tim, nhịp cuộc sống và nhịp suy nghĩ.

Về phần Vũ Nhật Tân, anh sẽ một mình phụ trách một đàn piano, 5 chiếc cồng lớn nhỏ, 7 chiếc chuông chùa đủ kiểu với những sắc thái âm thanh khác nhau. Hai nghệ sĩ cho biết, họ không phải luyện tập gì nhiều vì chơi theo ngẫu hứng là chính. Tuy nhiên, phần bài trí không gian tốn khá nhiều công sức. Hai anh phải tự tìm những viên đá, vẽ hình gương mặt, rồi bố trí những ngọn nến, đèn treo…

Sắp đặt âm thanh không còn mới mẻ trên thế giới, nhưng nó cũng chưa phải là những lối mòn đã bị khai thác, cày xới nhiều. Đến nay, đã có 3 festival trình diễn âm thanh trên thế giới và Vũ Nhật Tân cùng Đào Anh Khánh đều muốn chia sẻ hiểu biết của mình với người yêu nhạc. Giảng dạy tại Nhạc viện, môi trường đề cao sự kinh điển và chuẩn mực, nhưng Nhật Tân luôn muốn bứt phá: “Tôi nghĩ trong âm nhạc không có sự phân biệt giữa sang và hèn, mà chỉ có hay và dở. Một số người đi theo dòng nhạc kinh điển, chính thống và nghĩ họ ở vị trí cao, xa, nhưng nghệ thuật phải là sự sáng tạo, mới mẻ, đưa người nghe đến những cõi phiêu diêu mới lạ".


Thứ bảy, 30/8/2003, 09:24 GMT+7
 
Chỉnh sửa lần cuối:
'Đáo xuân 2004' - màn trình diễn lửa đầy sáng tạo

Một số người yêu nghệ thuật lo ngại rằng Đào Anh Khánh sẽ lặp lại mình trong các cuộc trình diễn, nhưng với 'Đáo xuân 2004', hoạ sĩ đã cho thấy ở anh một sức sáng tạo lớn, một niềm say mê cuộc sống.

dao-anh-khanh3nb.jpg
Các nghệ sĩ biểu diễn sau tấm màn nilon.

Khu đất của Đào Anh Khánh tối 10/2 lung linh ánh nến huyền ảo. 4 ngôi lều nhỏ, bao quanh là những hàng cọc cao đến nửa người, phía trong được thắp sáng bằng những chiếc đèn treo. Phía trên, hàng trăm cành đào được sơn trắng treo lơ lửng. Người xem như lạc vào một thế giới khác, một thế giới ban sơ chỉ có cây cỏ và thứ ánh sáng của tự nhiên.

8h, hoạ sĩ Đào Anh Khánh xuất hiện, khắp người sơn những vòng tròn trắng. Với chất giọng trầm ấm, anh cất lên lời chào đón, tâm sự, thủ thỉ với chính mình, với người cha đã khuất và với tất cả bạn bè

dao-anh-khanh1nb.jpg
Cặp nam nữ trình diễn trong lều với ánh nến.
Nếu như ở các chương trình khác, Đào Anh Khánh trình diễn khá lẻ loi thì ở show lần này, có khoảng 5 cặp nam nữ trình diễn cùng anh. Trang phục của họ rất đơn sơ, chỉ là những mảnh vải trắng quấn quanh người. Ban đầu, họ chia thành từng cặp, mỗi cặp biểu diễn ở một ngôi lều nằm ở 4 góc khu đất. Qua ánh sáng leo lắt, người xem mường tượng cuộc sống bản năng của con người, dò dẫm, tìm tòi, quấn quyện lấy nhau để sống. Cũng với chủ đề ấy, những nghệ sĩ chuyển đến trình diễn sau chiếc màn nilon lớn trước sân khấu. Với sự hỗ trợ của thứ ánh sáng đỏ ối, những hình nhân nhảy nhót chập chờn, lúc nhân lên thành hình khối lớn, lúc lại là những bóng người nhỏ bé. Hẳn đó là sự minh hoạ cho hành trình tìm kiếm lửa, bởi khi chiếc màn nilon được những nghệ nhân xé toang thì cũng là lúc ngọn đuốc mang hình bán khoả thân rực cháy.
dao-anh-khanh2nb.jpg
Đào Anh Khánh biểu diễn trên chiếc thuyền mộc
Rồi Đào Anh Khánh xuất hiện trở lại trên một chiếc thuyền mộc treo phía trên cao. Từ cơ thể anh, những tia sáng lung linh đầy sắc màu toả sáng. Có thể hình dung đó như một màn trình diễn âm thanh bằng màu sắc. Cùng với thứ âm thanh hun hút, lúc âm u phía xa, lúc vỡ oà gần gũi, ánh sáng từ người anh cũng nhảy múa theo nhịp điệu, khi toả sáng rực rỡ, khi mịt mù. Đào Anh Khánh biểu diễn như chỉ còn mình anh với thế giới trụi trần, anh đu người, lẳng mình, hú lên những âm thanh khác thường. Phía dưới, khán giả như lặng đi, chờ đợi.

Và rồi, khi âm thanh không còn mịt mù nữa mà rõ nét hơn, ở giai đoạn cao trào thì chiếc màn đan tẩm dầu được kéo xuống. Lửa bắt vào tấm màn ấy, liếm dần từ thấp lên cao, cháy bùng lên thành một tấm lưới lửa đẹp mắt. Chiếc thuyền mộc mà Đào Anh Khánh đứng trên đó biểu diễn cũng rực lửa, nhưng nghệ sĩ vẫn cứ say sưa diễn, say sưa thể hiện màn voice performance.

Buổi biểu diễn khép lại khi ánh lửa dịu bớt, Đào Anh Khánh từ từ thu mình tuột xuống. Nhưng người xem vẫn có cảm giác lâng lâng, say mê...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đào Anh Khánh: 'Tôi không bao giờ cạn kiệt ý tưởng'


Đào Anh Khánh trong cuộc trình diễn Đáo xuân 2004.
anhkhanh2.jpg

"Ở mỗi cuộc trình diễn, tôi đều mang đến cho công chúng nét sáng tạo riêng, không bị lặp lại, điều này cũng như chuyện yêu đương vậy, làm gì có cuộc tình nào giống hệt nhau? Trong đầu tôi luôn hiện hữu những ý tưởng mà đến khi chết vẫn chưa làm hết", họa sĩ tâm sự.

- Điều gì khiến anh có nhiều ý tưởng đến vậy?

- Mọi thứ đều bắt nguồn từ trái tim, nếu trái tim ấy luôn mở rộng đón nhận cả những điều tốt đẹp và những điều xấu xa giống như thiên nhiên thì sẽ có nhiều cảm xúc sáng tạo. Trong tình yêu và trong nghệ thuật tôi đều có khát khao cháy bỏng và mạch cảm hứng cứ thế tuôn trào. Tuy nhiên, có nhiều ý tưởng là một chuyện mà điều cốt yếu là phải có điều kiện và quyết tâm thực hiện hay không?

- Những sáng tạo của anh đã bao giờ thực hiện chưa trọn vẹn?

- Cũng có một vài cuộc trình diễn tôi cảm thấy đạt và nhất định phải thực hiện những thiếu sót đó vào cuộc sau. Gần đây nhất, ở cuộc Đáo xuân còn có một ý tưởng tôi muốn làm mà không thể thực hiện được, tôi muốn đoạn đứng ở chiếc thuyền trên cao sẽ đốt lửa khắp thuyền và để nó từ từ rơi xuống hồ nước, cảm giác những đốm lửa rơi tung toé trên mặt nước sẽ đẹp và huyền ảo lắm. Tuy nhiên, các đồng nghiệp khuyên tôi không nên làm vì sợ không an toàn cho khán giả.

- Tại sao anh hay dùng lửa trong các cuộc trình diễn?

- Lửa giống như chất xúc tác và dẫn giải cho các tác phẩm nghệ thuật của tôi đến người xem một cách mạnh mẽ và nhạy cảm nhất. Ví như trong cuộc nói chuyện giữa hai người đang yêu nếu có một ngọn nến trên bàn sẽ lãng mạn và thi vị hơn hàng nghìn ngọn đèn điện lấp lánh ở xung quanh, ngọn lửa mang đến cho con người một điều gì đó rất tâm linh.

- Các động tác trình diễn của anh thường thể hiện qua cánh tay nhưng trong cuộc "Đáo xuân" vừa qua lại sử dụng cả bàn chân, điều đó mang ý nghĩa gì?

- Tôi muốn người xem cảm nhận vẻ đẹp từng phần của cơ thể con người. Những động tác uốn lượn, đan vào nhau của bàn chân cũng ấn tượng và mang đến cảm xúc mạnh không kém khi thể hiện bằng bàn tay.

- Sau 6 năm làm nghệ thuật trình diễn, anh thấy mình đã được và mất những gì?

- Tôi thấy mình hạnh phúc khi những sáng tạo và cảm xúc của mình được giới thiệu đến công chúng và tôi nhận thấy cuộc sống của mình ngày càng bị buộc chặt với môn nghệ thuật này. Một điều mới mẻ là gần đây tôi đã được một số tổ chức mời làm những cuộc trình diễn chỉ trong vòng nửa giờ và trả cát-xê đàng hoàng, khác với trước đây tôi thường tự bỏ tiền ra làm, khoản thù lao ấy cũng gần bằng cát-xê của ca sĩ nổi tiếng nhất hiện nay. Trong nghệ thuật, tôi mãn nguyện là vậy nhưng trong cuộc sống riêng tôi vẫn đang kiếm tìm hạnh phúc cho mình.



source: vnexpress.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:
QA thân mến, tớ cũng đã đọc một số bài báo về Đào Anh Khánh, tớ thực sự rất muốn được xem những buổi trình diễn ấy. Và tớ cảm thấy rất đọc đáo, ít nhất là dám nghĩ dám làm. Mặc dù có thể là sẽ chẳng cảm thụ được hết.
Tớ nghĩ việc công an bắt buổi trình diễn thật là vô lí nhưng biết làm sao được. Giá mà các nghệ sĩ có quyền biểu diễn tự do thì tớ tin là ko chỉ Đào Anh Khánh mà còn nhiều nghệ sĩ sẽ biểu diễn.
CÁm ơn những bài post của QA nhé.
 
Back
Bên trên