hì
vẫn chưa hết
Ba bộ 'cãi nhau' vì cơn bão số 1
Tàu cứu hộ HQ 628 lai dắt hai tàu cá bị nạn trở về Đà Nẵng an toàn vào sáng 25/5.
Theo Bộ Thủy sản, nếu dự án "Hiện đại hóa thông tin quản lý nghề cá trên biển" được triển khai thì đường đi, vị trí của các tàu cá trên biển sẽ được các cơ quan chức năng nắm bắt và hoàn toàn có thể thông tin kịp thời cho ngư dân trong trường hợp bão xảy ra.
Tính toán ban đầu cho thấy dự án cần một số vốn chừng 63 triệu USD để cung cấp thiết bị cho khoảng 7.000 tàu đánh cá xa bờ với kinh phí lắp đặt mỗi thiết bị khoảng 1.000 USD/tàu.
Nhưng dự án của Bộ Thủy sản lại không được Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa vào danh mục các dự án xin tài trợ vốn ODA. Suốt từ năm 2001 - 2005, Bộ Thủy sản gửi tới 8 công văn hỏi Bộ Kế hoạch - Đầu tư về vấn đề này nhưng không hề có văn bản nào trả lời.
Ngay cả khi Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng về đề nghị của Bộ Thủy sản thì Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng vẫn không trả lời vì sao không thu xếp vốn cho dự án.
Suốt năm năm trời ấy, mặc dù rất chịu khó đốc thúc Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhưng không nhận được phản hồi, Bộ Thủy sản cũng chẳng buồn báo cáo Chính phủ để có sự can thiệp kịp thời.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định đề án của Bộ Thủy sản không được tài trợ vốn ODA là hoàn toàn có cơ sở và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đã trả lời rõ với Bộ Thủy sản.
Theo Bộ trưởng Phúc, ngay vào đầu kế hoạch 2001-2005, Nhật Bản đã tài trợ cho VN một dự án ODA trị giá gần 30 triệu USD để hiện đại hóa hệ thống thông tin duyên hải với 32 trạm thông tin trên bờ tại tất cả các tỉnh duyên hải của VN, trong đó có ba trạm chính đặt ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Vũng Tàu.
Cũng theo ông Võ Hồng Phúc, ngay khi chuẩn bị triển khai dự án này, Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ Giao thông vận tải mà cụ thể là Cục Hàng hải VN đứng ra làm đầu mối quản lý. "Hệ thống này có thể phục vụ rất nhiều đối tượng từ đội tàu hàng của VN, tàu đánh cá cho đến lực lượng cảnh sát biển, lực lượng cứu hộ cứu nạn, do đó giao cho Cục Hàng hải VN là tốt nhất và việc đầu tư thêm một hệ thống nữa là không cần thiết, lãng phí", ông Phúc cho biết.
Vì vậy, theo Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư, bộ này cũng từng đề nghị Nhật Bản xem xét tài trợ cho dự án của Bộ Thủy sản nhưng phía Nhật Bản đã từ chối thẳng thừng.
Đến lượt Bộ Thủy sản bị “tố”
Để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống đài thông tin duyên hải mà ông Phúc đề cập, PV đã trao đổi với ông Hoàng Tất Thắng, Cục phó Cục Hàng hải VN (Bộ Giao thông vận tải) và được ông Thắng cho biết năm 2001 Cục Hàng hải VN đã xây dựng xong hệ thống đài thông tin duyên hải với vốn đầu tư 28 triệu USD.
Hệ thống gồm 32 đài thông tin duyên hải được đặt dọc theo chiều dài từ Móng Cái đến Cà Mau, có khả năng phủ sóng toàn cầu thông qua nhiều kênh, nhiều tần số phát sóng (kể cả phát sóng qua vệ tinh) để cung cấp thông tin cho tàu thuyền VN trên mọi vùng biển.
Theo ông Thắng, ngoài việc cung cấp thông tin hàng hải hằng tháng, hằng quí, đã nhiều lần bản thân ông chủ động sang tận nơi làm việc với Bộ Thủy sản để nhờ đơn vị này thông báo hoạt động, tần số của các đài thông tin duyên hải cho tàu thuyền để họ chủ động liên hệ tìm hiểu thông tin khi cần thiết.
Tuy nhiên, Cục Hàng hải VN vẫn chưa nhận được yêu cầu nào của Bộ Thủy sản trong việc phối hợp cung cấp thông tin cho tàu thuyền đánh cá. "Nhiều lúc chúng tôi mang tài liệu, tờ rơi đến phát tại các hội nghị, các lớp tập huấn về hoạt động thủy sản để mọi người nắm được hoạt động và tần số thông tin của đài thông tin duyên hải, chứ chưa thấy ngành thủy sản yêu cầu. Nếu Bộ Thủy sản nói chúng tôi không phối hợp thông tin là không có cơ sở", ông Thắng nói.
Ông Đỗ Xuân Trường, Giám đốc Công ty Thông tin điện tử hàng hải (đơn vị quản lý hệ thống đài thông tin duyên hải), nói: "Chúng tôi luôn có sự hợp tác mạnh mẽ khi hằng tuần, hằng tháng đều chủ động gửi thông tin hàng hải cho Bộ Thủy sản, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Bưu chính - viễn thông. Tuy nhiên, cho đến nay Bộ Thủy sản vẫn chưa có ý kiến, chưa chỉ đạo gì cho chúng tôi trong việc cung cấp thông tin cho tàu thuyền đánh cá trên biển".
Ông Trường cho biết thêm là năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thủy sản làm việc với đơn vị quản lý đài thông tin duyên hải để xây dựng trung tâm cứu nạn cho tàu cá nhưng Bộ Thủy sản đã không thực hiện, dường như đơn vị này muốn xây dựng một hệ thống riêng cho mình, không muốn chung đụng. Phải chăng Bộ Thủy sản không tin tưởng vào chất lượng của đài thông tin duyên hải?
Theo ông Trường, đài thông tin duyên hải VN được công nhận là đài lớn trong khu vực, có thể phối hợp dễ dàng với các tổ chức hàng hải, các tổ chức cứu nạn quốc tế trong hoạt động hàng hải.
Với nhiều phương thức phát sóng, ngoài việc phát sóng toàn cầu tới tàu thuyền của mình trên các vùng biển ở Cuba, Brazil, đài thông tin duyên hải có thể phát sóng tới các tàu cá xa bờ của VN nếu họ dùng máy ICOM mở đúng tần số.
Ông Trường khẳng định: "Thông qua các thông tin chúng tôi gửi cho các tỉnh, khu vực trọng điểm hằng tháng, đã có nhiều tàu cá của ngư dân biết tần số phát sóng của chúng tôi và dùng máy ICOM gọi đến yêu cầu cung cấp thông tin rất nhiều. Trong tháng tư vừa qua chúng tôi đã 13 lần cấp cứu tàu cá khi họ yêu cầu. Trong bão số 1 vừa qua chúng tôi cũng đã thông báo tình hình bão cho ngư dân nhưng không rõ họ có nhận được không vì khi chúng tôi phát sóng cho tàu cá, ngư dân phải biết và chủ động dò trúng tần số mới nghe được".
Từ cuối năm 2004, Viện Khí tượng thủy văn đưa vào thử nghiệm mô hình dự báo thời tiết theo mô hình khí tượng động lực quy mô vừa thế hệ thứ 5 (MM5) của Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR) và Trường đại học Tổng hợp Pennsylvania Mỹ (PSU).
Đây là thế hệ mới nhất trong một loạt mô hình nghiên cứu và dự báo thời tiết được phát triển từ những năm 1970. Qua quá trình hoàn thiện, mô hình đã được cải tiến nhiều lần. Phiên bản được sử dụng trong dự báo thời tiết ở Viện Khí tượng thủy văn là phiên bản mới nhất được cập nhật vào cuối năm 2004.
Ngay từ những ngày đầu tiên cơn bão số 1 hình thành, mô hình dự báo của Viện Khí tượng thủy văn đã chỉ ra được đường đi của cơn bão, trong đó khẳng định bão sẽ ngoặt lên hướng bắc sau khi đi vào biển Đông chứ không đi theo hướng tây tây bắc đổ bộ vào bờ biển VN.
Dự báo của Viện Khí tượng thủy văn đã được đưa trên trang web của viện. Tuy nhiên, một chuyên gia của Viện Khí tượng thủy văn cho biết không rõ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn có gián tiếp tham khảo kết quả dự báo của mô hình hay không nhưng về mặt chính thức thì không có sự trao đổi kết quả dự báo giữa hai cơ quan.
(Theo Tuổi Trẻ)
mk
vẫn cái trò đá bóng đùn đẩy trách nhiệm
theo mình tưởng tượng thì trong hoàn cảnh như thế này là Bộ THủy Sản cố tình ko hợp tác để cố gắng xin xây dựng 1 hệ thống riêng của mình??? phải chăng vì có xin dự án 63 triệu $ thì mới có chỗ để mà húp???
Thứ Sáu, 02/06/2006 - 6:49 PM Gửi bài viết này cho bạn bè
Kết thúc tìm kiếm cứu nạn nạn nhân bão Chanchu
(Dân trí) - Ngày 2/6, Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có thông báo về việc kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn tàu thuyền và ngư dân bị nạn trong cơn bão số 1 - bão Chanchu.
Cơn bão số 1 dù không trực tiếp đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam nhưng đã gây tổn thất lớn cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định trên vùng biển Trung Quốc (khu vực đảo Đông Sa).
Ngay sau khi được tin ngư dân ta gặp nạn, các Bộ, ngành, địa phương 4 tỉnh và các tổ chức xã hội đã nỗ lực tìm kiếm cứu nạn. Chính phủ Trung Quốc, Đài Loan đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam huy động lực lượng lớn tổ chức tìm kiến cứu nạn trong cơn bão Chanchu. Trên 10 tàu tìm kiếm cứu nạn, máy bay quan sát và các phương tiện thông tin cấp cứu đã phối hợp với các tàu tìm kiếm cứu nạn của Hải quân Việt Nam tổ chức tìm kiếm từ ngày 20/5.
Việc tổ chức tìm kiếm cứu nạn trên quy mô lớn diễn ra hơn 10 ngày. Đến nay, khả năng sống sót của những ngư dân mất tích là rất nhỏ. Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, đồng thời đã thống nhất với phía Trung Quốc tuyên bố kết thúc tìm kiếm cứu nạn từ 12 giờ ngày 2/6.
Thái Sơn