Hoàng Mạnh Khải
(Prime Minister)
New Member
Dũng cảm cứu bạn chài
Anh Hoàng Mai, một trong những ngư dân đã nhiều ngày vật lộn với sóng dữ để cứu bạn nghề.
Trong lúc ở đất liền mọi người đang suy xét nguyên nhân vì sao xảy ra thảm nạn, ai cứu, cứu thế nào thì ở ngoài khơi, những ngư dân của 15 tàu đánh cá thoát chết sau cơn bão dữ đã quyết định ngay lập tức cứu bạn nghề... Nhờ họ mà hàng chục người thoát chết, hàng chục thi thể đã và sẽ về được với đất liền.
Đã là bữa cơm thứ hai trên đất liền, trưa hôm qua 24/5, nhưng ngư dân Hoàng Mai (44 tuổi, thôn Bình Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) vẫn thấy miệng đắng ngắt.
Anh nói: "Nuốt chi nổi, anh ! Ròng rã 30 giờ đánh vật với bão, rồi dang nắng hai ngày đêm đi cứu đồng nghiệp, lại thêm mấy ngày đêm nữa ngồi giữ xác mang về... Đến cái dây thừng quăng cũng không nổi, anh em đuối sức cả. Có người lả, gục xuống sàn tàu. Nước tăng lực cũng uống không vô"...
Ngư dân Mai về đến nhà khoảng 18h ngày 23/5, cũng là lúc chính quyền địa phương chuẩn bị lễ truy điệu tập thể nạn nhân xấu số. Trên chuyến tàu cứu hộ cập cảng Đà Nẵng ngày 23/5, trong số 15 thi thể có 7 ngư dân ở cùng xã Bình Minh, do chính anh và các bạn vật lộn với sóng dữ để mang về. Câu chuyện những ngư dân vừa thoát hiểm đã lùng sục trên mặt biển mênh mông để cứu vớt bạn thật cảm động.
Đó là quãng thời gian kinh hoàng. 22h ngày 16/5, gió mạnh dần lên trên cấp 12. Lúc đó, anh Mai đi trên tàu DNA-90354 cùng 27 ngư dân khác. Chủ tàu này có 4 chiếc đang đánh bắt tại vùng biển đó đi trên chiếc thứ 4 đã bị đánh chìm. "Phải cắn răng chịu, chặt bỏ giàn, vứt bớt tài sản không cần thiết, chống cự", anh Mai kể.
Bão tan, các ngư dân trên tàu DNA-90354 lập tức đi cứu bạn. Lúc ấy họ ở vị trí 19,45 độ vĩ Bắc, 115,30 độ kinh Đông. "Cố mà tìm cho kỳ hết, ai nỡ bỏ bạn trên biển. Có một cánh tay chúng tôi cũng vớt. Nhưng tàu chìm thì chịu, không đủ sức lai dắt nổi, đành bỏ thôi. Gặp xác nạn nhân, mình nín thở thả võng xuống, kéo lên. Vớt lên tàu mình thì dễ, nhưng khi gặp được tàu cứu nạn từ đất liền ra phải chuyển thi thể sang mới thật gay go. Lúc ấy, xác của họ đã trương phình", anh Mai rít hơi thuốc trấn tĩnh.
Không ai muốn quay tàu về đất liền, dù gió lại nổi lên, sóng mù mịt, tầm nhìn xa chừng 2 cây số. Đã sang ngày tìm kiếm thứ 4, radio vừa báo có áp thấp và họ đã "trôi" đến vị trí 21,48 độ Bắc - 118,30 độ kinh Đông.
"Nhẩm tính phải đến 1.000 hải lý nữa mới về đến đất liền Việt Nam, phải đi tìm tiếp hay quay về? Anh em tính toán, ai nấy sức cạn cả rồi. Không khéo gió nổi lên thì người sống lẫn người chết đều bị hất văng trở lại xuống biển...", anh nói. Lúc này, anh đã nhảy sang chiếc tàu thứ 4, bởi theo lệ, hễ vớt được thi thể nào là "đi" theo thi thể đó để giữ.
Ông Hoàng Tấn Điền: "Bão tan, chúng tôi tìm được 20 chiếc tàu".
Dồn thi thể tìm được từ 3 chiếc tàu, anh Hoàng Mai cùng 23 ngư dân sống sót bắt đầu nhắm hướng đất liền trở về. Vừa rời vị trí tìm kiếm trước đó chừng 50 hải lý thì gặp tàu cứu nạn Trung Quốc. "Trên tàu có một người biết tiếng Quảng Đông, nói một hồi mới hay họ đến ứng cứu mình. Họ bơm sang một ít dầu, 2 thùng đồ ăn, 1 chai thuốc ướp xác. Lúc đó, hầu như ngư dân của mình đã tự cứu nhau nhiều rồi... Tàu chúng tôi đang chở theo 20 xác. Muối không đủ để ướp". Giọng anh Mai chùng xuống: "Tất cả vì bạn. Khi trở về đất liền, thấy cảnh hàng nghìn đồng bào đón tiếp tận tình, mình thấy công sức bỏ ra cũng không đến nỗi".
Hai anh em Võ Văn Ý, Võ Văn Kệnh (xã Bình Minh, Thăng Bình) cùng trở về với anh Mai, khư khư ôm xác chết của người anh ruột Võ Văn Mệnh. Một người anh khác của họ, Võ Văn Mến, vẫn biệt tăm. Nỗi đau đã khiến cho vợ anh Mến phải đi cấp cứu nhiều lần dù sắp đến ngày sinh nở.
Bà Trần Thị Liên, 59 tuổi, mẹ của những ngư dân xấu số ấy không kịp mừng khi hai con trai trở về thì đã đau vì 2 người khác chết và mất tích. Điều lo lắng nhất bây giờ đối với những người thoát hiểm chính là những người ở lại.
Ngư dân Hoàng Tấn Điền (50 tuổi, ở thôn Bình Tân, Bình Minh) vừa trở về cùng ngư dân Hoàng Mai, bần thần: "Tôi biết còn nhiều bạn ngoài đó. Như tàu DNA-90153, đi cả thảy 32 người nhưng mới vớt được 6. Chúng tôi đã làm hết sức mình rồi, nhưng có lẽ anh em bị "kẹt" dưới san hô... Tôi nhớ, lúc đoàn tàu neo đậu có đến 40 chiếc cả thảy, nhưng bão tan tìm hoài chỉ còn 20 chiếc gồm 5 chiếc câu gù, lặn bắt tôm hùm ở Quảng Ngãi, Bình Định và 15 chiếc câu mực Quảng Nam".
Thâm niên 20 năm đi biển, năm nào cũng "đụng" 1-2 trận bão cấp 9-11, chỉ lần này ngư dân Hoàng Tấn Điền mới thật sự gặp bão dữ. Mãi đến ngày 23/5, vợ ông nhìn thấy danh sách tàu tìm thấy phát trên tivi mới thôi khóc lóc. Còn riêng ông, sau nụ cười thoát hiểm thì thoáng chạnh lòng: "Chúng tôi đã kiệt sức để cứu bạn nghề, nhưng... cũng không hết được".
Ông Phạm Văn Xinh (tức Xinh Xoài), thuyền trưởng tàu ĐNa 90189 kể: "Bão tan lúc 22h ngày 18/5, gió còn cấp 7. Sáng sớm ngày 19/5, tôi bắt đầu lái tàu đi cứu người. Một giờ chiều, vớt được thi thể đầu tiên là em ruột Phạm Văn Hoa, thuyền trưởng tàu ĐNa 90199. Theo điện đàm của Xin "nhà quê" (tức Đỗ Văn Xin, thuyền trưởng tàu ĐNa 90152), tôi cho tàu chạy ra 16 lý theo hướng chính E (chính Đông) nhận thêm 3 thi thể và 4 người quê Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) được tàu ĐNa 90351 (anh Phùng làm thuyền trưởng) vớt lên trước đó. Trên đường vô, tàu tôi nhận thêm 2 thi thể từ tàu số đuôi 07 và 1 thi thể từ tàu số đuôi 61. Lúc đó là 12 giờ khuya. Trên đường chạy vô, lại cứu thêm 4 người đang kêu cứu trên đảo. Đêm 21/5, đoàn tàu ngư dân cứu nạn ngư dân quay về Việt Nam. Mãi đến sáng 22/5, tàu của tôi là tàu đầu tiên gặp tàu nước bạn (Trung Quốc). Tàu bạn đã giúp chúng tôi một ít dầu chạy tàu, 1 thùng cá khô, 1 thùng sữa, ít thuốc tây, 2 chai thuốc tẩy, 1 lọ nước hoa, 1 chai khử mùi. Họ cho gạo nhưng tôi cảm ơn, không nhận".
Ông nói thêm: "Giữa biển gặp được người là mừng rồi, bạn giúp thì mình rất cám ơn! Nhưng ai nói họ cứu sống thuyền viên, vớt xác người chết là không đúng bản chất sự việc".
Ông Phạm Văn Thắm (tức Thắm "Mập"), thuyền trưởng tàu ĐNa 90151 thì kể: "Máy bay trực thăng có quần quanh đảo, sau đó có mấy chiếc ho-bo chạy ra, không cho vào gần đảo. Còn ngày 22/5, đoàn tàu của ngư dân nhận được tín hiệu phải dừng lại chờ tàu nước bạn đuổi theo. Khi gặp, họ giúp cho tàu của tôi 1 thùng cá hộp".
Chiều 24/5, ông Phạm Thuận, nhà ở phường Thanh Khê Tây (Thanh Khê, Đà Nẵng) chủ hai tàu đánh cá Đna 90261 và Đna 90342 cho biết, sáng ngày 18/5, khi bão tan, một trong hai tàu đánh cá của ông (chiếc Đna 90342) đã bị bão đánh kéo ra khỏi đảo Đông Sa hơn 4 hải lý. Lúc này trên tàu có 25 thuyền viên, trong lúc tàu lại bị hỏng máy. Rất may, các tàu Đna 90111, Đna 90307 đã nhanh chóng đi tìm và đã kéo được tàu bị nạn vào đảo, hỗ trợ sửa chữa máy móc. Sửa chữa xong, hai tàu của ông Phạm Thuận cùng với các tàu của ngư dân Đà Nẵng thống nhất phân chia nhau bủa ra các hướng tìm kiếm, cứu vớt các nạn nhân và đã vớt được 3 thi thể nổi vật vờ trên biển (sau đó bàn giao cho tàu SAR 412).
Ông Phạm Văn Xinh đã giữ xác người em trai trong suốt 1 tuần trên biển.
Ông Phạm Thuận khẳng định, hai tàu của gia đình ông không nhận bất kỳ sự cứu giúp nào cả. Bởi trên tàu chuẩn bị đầy đủ lương thực và các nhu yếu phẩm khác cho 2 tháng đi biển trong khi thời điểm gặp bão mới đi được hơn 1 tháng, nên chẳng thiếu thứ gì. "Ngày 20/5, khi chuẩn bị trở về, tàu chúng tôi mới gặp tàu cứu nạn của nước bạn", ông Thuận nói.
Ngay trong sáng 24/5, gia đình ông Thuận cũng đã mua 1 tấn gạo hỗ trợ cho 10 gia đình có thân nhân mất tích tại phường Thanh Khê Đông.
Sau một thoáng băn khoăn, chị Đặng Thị Mỹ, vợ anh Nguyễn Đức Toàn (Thanh Khê Đông, Đà Nẵng) mới cho người vào gặp. Chị sợ nhiều người vào hỏi han nhiều sẽ làm anh mệt bởi từ ngày hôm qua đến giờ, anh chỉ mới nói được vài câu với người nhà.
"Ngày hôm qua đến giờ, anh ấy chỉ ăn được một ít cháo" chị khẽ bảo. Chống chọi với bão tố, rồi hành trình tìm kiếm xác của hai người thân và gần một tuần sống chung với những người chết đang bị phân hủy đã vắt kiệt sức lực của anh. Anh Toàn, tài công của tàu 90345, xọp trông thấy, gương mặt đen sạm chỉ còn nhìn thấy hốc mắt.
Sáng 24/5, anh Toàn gắng gượng cùng vợ về Bình Minh (Thăng Bình, Quảng Nam) quê của 6 thuyền viên bị tử nạn trên tàu 90053 để thăm hỏi, động viên gia đình họ. Chị Mỹ thở dài thườn thượt bên cạnh người dì, bà Lê Thị Huệ, chủ 4 chiếc tàu đi biển lần này, trong đó chiếc 90053 đã bị chìm mang theo cả người chồng và người em của bà. Sau khi đi thăm người nhà của những nạn nhân xấu số đến giờ, anh Toàn chỉ biết nằm một chỗ. Sợ sức khỏe anh xấu, người nhà đã phải chạy đi mời bác sĩ đến khám và truyền đạm.
Với hai ông Phạm Văn Thắm và Phạm Văn Xinh, cuộc trở về lần này quá nặng nề. Gần một tuần trên tàu lo bảo quản thi thể của người em trai Phạm Văn Hoa, vừa bước chân lên bờ, hai người đã phải đứng ra lo mai táng. Ông Thắm ngậm ngùi: "Mọi lần về đến bờ, anh em tụi tui sau khi cân mực cho mấy người buôn thì rủ nhau đi nhậu liền. Còn chuyến về lần này...".
Căn nhà ông Thắm ngày 24/5 vắng tênh. Lúc đến, chỉ nghe người giúp việc bảo: vừa bước chân vào nhà, ông liền lên bàn thờ thắp hương cho ông bà rồi qua chuẩn bị tang lễ cho chú Hoa.
(Theo Thanh Niên)
Còn gì nữa, biển ơi
Chuyển xác nạn nhân từ tàu cứu hộ.
"Còn gì nữa, biển ơi?", bà Phạm Thị Cảnh tóc bạc muối xõa xuống cát cùng hai đứa con gái vật vã bên cạnh. Cả cái xóm Động (phường Thanh Khê Đông, Thanh Khê, Đà Nẵng) này vuốt nước mắt.
10 năm trước, chồng bà đã bỏ xác ngoài khơi. Bà ở vậy nuôi hai con, với nỗi hận biển, rằng biển là giả con ơi! Vậy mà hai con gái của bà vẫn bước theo dấu chân nhoè nhoẹt cát lầy của bà ngày xưa, lấy hai chàng trai làm biển.
Để bây giờ, hai chàng trai ấy vĩnh viễn ở lại với biển. Và cả đứa em trai Phạm Văn Hoa lực lưỡng nặng tới 90 cân của bà, là tài công (thuyền trưởng) cừ nhất xóm, sau bão số 1, thân xác đang được ướp muối đưa vào bờ.
Hôm ngồi nghe Icom liên lạc ra biển, nghe thuyền trưởng tàu DNA 90189 Phạm Văn Xinh giọng khản đặc gọi về, xác thằng Hoa lớn quá, phải xẻ đôi cái thùng phuy nhựa 200 lít nối lại để ướp mà vẫn chật. Mà muối trên tàu câu mực đâu có mang theo nhiều.
“Muối mang theo là để ướp cá, chứ có để ướp người đâu, trời ơi!”, bà Cảnh thốt lên. Xinh cũng là em của bà. Lại thêm một đứa em của bà nữa là Phạm Văn Thắm cũng đang kiệt sức hoảng loạn trên con tàu cứu nạn trở về bờ chiều nay.
Trưa 23/5 này, mâm cơm từ thiện chan nước mắt nơi đường Trần Quý Cáp, Bạch Đằng đối diện Cảng dành cho những người mẹ, người vợ từ Thăng Bình, Quảng Nam ra nhận xác người thân. Hết bàn, phải dọn trên những tấm carton trải trên đường.
Những hộp cơm trắng xóa bày la liệt không ai đụng đến. Những người đàn bà vùng biển cát Quảng Nam khắc khổ dầu dãi vặn mình như những gốc dương cháy gục đầu vào tấm khăn, khóc lặng không ra tiếng.
Đôi mắt trong veo ngơ ngác của những đứa trẻ quê mới 4-5 tuổi đầu, giữa dòng xe cộ. Có tiếng còi hú từ trong cảng, thế là tất cả tán loạn nháo nhào xô đẩy chạy...
Trên chuyến tàu đang vào bờ kia có 15 thi hài, thì đã có 8 thi hài của riêng xã Bình Minh (Thăng Bình), chưa kể hàng trăm người của xã, của huyện đang mất tăm tích giữa biển khơi.
Riêng thôn 3 xã Duy Hải (Duy Xuyên, Quảng Nam) có tới 13 ngư dân có tên tuổi danh sách hẳn hoi đang đâu đó giữa trùng khơi, để những người vợ, người mẹ vật vã bên lề đường khóc ròng.
Đại tá Lê Thanh Tùng, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Nam ngậm ngùi với mẩu giấy ghi tên tuổi các nạn nhân trên tay: “Cho tới giờ Quảng Nam đã có tới 157 người chết và mất tích, riêng huyện Thăng Bình có tới 113 người”.
Ông Nguyễn Viết Hùng người thoát nạn trong cơn bão số 1, xã Bình Minh huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam sau khi điều trị ổn định được gặp lại cháu tại bệnh viện Đà Nẵng.
Bà lão 67 tuổi Phạm Thị Thúy (phường Thanh Khê Đông) mấy ngày nay ôm tấm ảnh của chồng là ông Nguyễn Văn Độ tuổi nay cũng đã gần thất thập.
Ông lão ngư dân già quá rồi, lên tàu nấu cơm, phơi mực mà ngư dân gọi bằng từ “tàu lột”, công sá nào có đáng là bao. Ông không đủ sức để xuống thúng câu như bọn trẻ, vậy mà biển cũng không tha.
Bà Thúy là con gái của liệt sĩ Anh hùng Lê Thị Dãnh, người Đà Nẵng vẫn quen gọi là Mẹ Nhu. Tượng Mẹ Nhu bằng đồng vẫn sừng sững nơi cửa ngõ vào thành phố, đi vào thơ ca nhạc họa.
Mẹ Nhu hôm nay có nhìn ra bờ biển Thanh Khê xa xa kia, có thấy cái dáng đang gục xuống bên chiếc thuyền thúng lật úp mang dáng một nấm mồ?
Hai con đường đẹp nhất Đà Nẵng là Nguyễn Tất Thành và Bạch Đằng, một biển, một sông, mấy ngày nay chất chứa nỗi tang thương vô bờ.
Đến Thanh Khê, cả một cây số biển đêm dằng dặc những nén nhang nhập nhoà, những ngọn nến leo lét. Vị mặn chát từ gió biển và len lén từ giọt nước mắt chảy xuống bao giờ. Những ban thờ dọc bờ cát tối sẫm như bóng những người đang ngồi sụp vĩnh viễn không bao giờ dậy nữa.
Biển ơi, còn gì? Còn, sẽ còn rất nhiều. Những tai ương rình rập, những cái chết thương tâm, những gia đình tan nát, những thế hệ cút côi ... Nhưng cũng còn đó rất nhiều những thứ vẹn nguyên không bão tố nào quật nổi, đó là tình người, là sự kiên cường, là niềm hy vọng vượt lên thất vọng và tuyệt vọng.
(Theo Tiền Phong)
Sống chung với người chết
Ông Thắm đang kể lại những gì đã trải qua với người nhà.
Đó là những ngày kinh hoàng nhất trong cuộc đời bám biển của những thủy thủ trên ba chiếc tàu DNA 90189, DNA 90345 và DNA 90099: vật lộn một sống một còn với cơn bão mạnh cấp 15. Chưa kịp hoàn hồn đã bắt đầu với cuộc tìm kiếm các bạn nghề bị nạn giữa trùng khơi và sau đó lại tiếp tục sống chung với những thi thể đã bắt đầu bị thối rữa và phân hủy suốt một tuần liền trên đại dương.
Câu chuyện ông Phạm Văn Thắm (tàu DNA 90151) kể đôi khi lại bị ngắt quãng nửa chừng bởi nỗi ám ảnh về những hình ảnh cuối cùng của những người đồng nghiệp, của người em, người cháu đã mãi mãi không bao giờ được trở về nữa.
"Lúc ấy tàu của mấy anh em chỉ cách nhau một quãng, nếu trời yên thì có thể bơi thúng qua được nhưng bão dữ quá...", tiếng thở dài não ruột của ông khiến căn nhà chùng lại sau những lời hỏi thăm chia vui của những người hàng xóm.
Gần 24 tiếng đồng hồ vật lộn với bão, mạnh thuyền ai nấy giữ, mọi liên lạc là hầu như không thể. Khi bão đã yên, ông mới biết rằng tàu của em mình bị sóng đánh chìm. Mới hơn 30 chiếc nằm cạnh nhau trước bão vậy mà bây giờ đã tan tác. Ông kể tiếp, cả ngày hôm sau là cuộc tìm kiếm các xác tàu để hy vọng còn những người sống sót. Và may mắn thay, ông đã kiếm được vài người sống sót nhờ họ bám trên cột tàu.
"Áo phao nổi lềnh bềnh trên mặt nước nhiều lắm, còn người thì chẳng thấy đâu", ông kể. Để có thể vớt được những người chết, mọi người phải bơi thúng ra tận nơi rồi bơi xuống nước, lấy chiếu cuốn quanh người chết, đưa vào thúng bơi về thuyền. Đau lòng hơn khi ông và người anh đầu của mình phát hiện ra xác của người em trai mình đang trôi giữa biển. "Nó chết rồi mà gương mặt còn như đang khóc", ông lặng người đi. Cuộc nói chuyện bị cắt đứt nửa chừng.
Dù đã gần như kiệt sức nhưng sau khi được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa sơ cứu, anh Hoàng Mai (Bình Tân, Bình Minh, Thăng Bình) vẫn cố gắng chậm rãi kể lại những gì anh và những đồng nghiệp của mình đã trải qua sau 7 ngày lênh đênh trên biển cùng 8 thi hài của những con người xấu số trên chiếc tàu DNA 90189.
"Chúng tôi đã gần như kiệt sức sau gần một ngày chống chọi với bão, đến khi cố gắng tìm kiếm, cứu hộ cho một số người còn sống và vớt một số thi thể nổi lên mặt nước, chúng tôi đã hoàn toàn suy sụp. Rồi "Thằng Quang, thằng Tình, thằng Dũng... Mới ngày hôm qua thôi, qua ICOM còn cười đùa với nhau, ngày trước khi đi biển còn ngồi chung bàn nhậu, vậy mà", anh bàng hoàng nhận ra lần lượt những người bạn xấu số vừa được vớt lên.
"Mỗi thi hài đều được các anh đánh dấu riêng để dễ nhận dạng", anh kể. Ban đầu, không còn đá, các anh lấy muối để ướp những người chết. Tất cả những thi hài đều được tập trung để vào đằng sau tàu chứ không dám để vào khoang vì "Không biết sẽ còn bao lâu mới chạy về được đất liền, sợ để trong đáy hầm, mùi không chịu nổi. Tang thương lắm!", anh Trần Công Sỹ (Bình Minh, Thăng Bình) cho biết sau khi cố gắng nuốt thìa cháo từ tay người nhà.
Theo các thủy thủ còn sống sót kể lại thì mỗi thi hài ban đầu còn được bỏ vào từng thúng, có người bỏ vào thùng phi để ướp xác. Nhưng sau muối cũng không còn để ướp nữa, chỉ còn một ít mọi người để dành ướp cho mặt người chết khỏi bị biến dạng, về đất liền người thân còn có thể nhận ra.
Tiếp theo những ngày sau đó là cuộc đối mặt với mùi tử khí của những xác chết đã bắt đầu bị phân hủy. Không ai chịu nổi nhưng anh em bấm bụng, động viên nhau: "Mình còn may mắn sống sót trở về đã là phúc lớn. Tội nghiệp các anh em xấu số, phải cố gắng đưa họ về nhà với người thân".
Trên tàu, vì không chịu nổi mùi tử khí mà nhiều người ngất đi, xỉu lại. Có người mấy ngày liền không nuốt nổi một miếng cơm vào bụng, chỉ biết uống nước cầm hơi, bởi cứ ăn vào là trào ra lại. Mỗi lần ăn cơm là mỗi lần như bị cực hình. Không ăn thì lấy gì mà sống, nhưng cũng không thể nuốt vào khi trên diện tích chỉ chừng vài chục mét vuông mà mang theo cả gần 30 người sống và 8 thi hài đang bị phân hủy. "Mỗi lần ăn cơm, anh em phải chạy ra đầu mũi thuyền để ăn vì chiều gió thổi ngược lại, không còn nghe mùi hôi. Nhưng cứ lui lại để lấy thêm cơm thì tất cả lại trào ra".
Ông Thắm thốt lên khi được một người hàng xóm hỏi khi nào đi biển lại. Ông chua xót: "Thấy thằng em ruột với đứa cháu nằm đó mà nước mắt cứ trào ra. 20 năm đi biển, cũng nhiều trận bão phải đối diện nhưng tui chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Nhưng chuyến đi biển lần này tui mất mát lớn quá, đau quá. Làm nghề biển hồn treo cột buồm mà!".
Còn anh Nguyễn Đức Toàn, cháu của chị Huệ (chủ nhân của 4 chiếc tàu đi biển lần này, trong đó có một chiếc bị chìm cùng với người chồng và đứa em chồng) thì chuyến đi biển này anh cũng mất một lần 3 người thân. Anh mấy lần ngất xỉu vì bị tụt canxi do chịu đựng những mất mát quá lớn, lại thêm mấy ngày quần ở ngoài biển tìm xác chú và em. Lúc đến nhà thăm chỉ thấy anh ngồi thừ một chỗ, hai má đã hóp đi, đôi mắt trắng dã nhìn đau đáu ra phía ngoài đường như tìm kiếm gì. Chỉ nghe người nhà bảo sức anh quá yếu, từ khi về đến giờ chỉ ngồi một chỗ, rồi ôm đứa con gái út mới 2 tuổi, không nói với ai điều gì.
(Theo Thanh Niên)
Cuộc trở về trong nước mắt
Một nhóm người dân Đà Nẵng đã tự nguyện thành lập điểm phát cơm từ thiện nhằm giúp đỡ các thân nhân có người thân bị nạn.
Trưa 23/5 là một buổi trưa không thể quên được của thành phố biển Đà Nẵng. Dưới nắng hè chói chang, hàng trăm phụ nữ và trẻ em từ các làng chài của Thăng Bình (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Thanh Khê (Đà Nẵng) đứng suốt nơi bến cảng sông Hàn đau đáu chờ tàu cứu hộ trở về. Những khuôn mặt ràn rụa nước mắt.
13h40, chiếc tàu cứu hộ SAR 412 kéo một hồi còi não nề và cập vào cầu cảng số 1. Trên boong tàu hiện ra những khuôn mặt ngư dân đen cháy và tiều tụy, những khuôn mặt từ “cõi chết” trở về nhưng lại không biểu lộ nổi sự vui mừng. Lực lượng y tế với 20 nhân viên và tám xe cứu thương đã túc trực sẵn.
Trong khi đó, phía bên dãy nhà dã chiến cạnh đó, một dãy dài 14 chiếc băng ca và 12 nhân viên mai táng đã chuẩn bị tươm tất “chỗ nằm” cho những người xấu số. Phía ngoài đường, đám đông chợt nhao nhao như muốn phá vỡ hàng rào bến cảng và những tiếng khóc thét xé lòng. Bên cầu cảng, một đám đông khác cũng như muốn nhào ra ôm lấy chiếc tàu cứu nạn. Bắt đầu ngửi thấy mùi tử thi bốc lên nồng nặc.
Người đầu tiên bước lên bờ từ con tàu cứu hộ là một chàng trai 28 tuổi, trong bộ quần áo xanh cứu trợ rộng thùng thình và nét mặt thẫn thờ đến ngây dại. Anh chỉ thều thào nói: “Tên Sĩ, Bình Minh” (huyện Thăng Bình, Quảng Nam), và bật khóc nghẹn ngào khi được hai nhân viên y tế dìu vào ghế.
Ông Trần Viết Hùng, 53 tuổi, cũng quê ở Bình Minh, cho biết tàu của ông (QNa 90345) có 30 thuyền viên thì đã mất đi ba người. Đêm nay gặp bão thì chiều hôm sau mới được tàu Trung Quốc cứu .
“Lúc đó chúng tôi đang ở gần đảo Đông Sa. Không hề nhận được tin bão chuyển hướng. Xung quanh có rất nhiều người trôi trên biển nhưng bão mạnh quá, tàu tôi không thể nào cứu được”, ông nói.
Cả hai khu tiếp nhận bệnh nhân Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trở nên nhốn nháo hẳn lên khi chiếc xe cứu thương đầu tiên chạm vào chiếc cổng sắt. Hàng trăm người nhà của những ngư dân trở về từ “cõi chết” bật dậy lao thẳng tới xe cấp cứu.
Khó khăn lắm một y tá đi theo xe mới có thể bật được chiếc carbo. “Ôi trời, thằng Sĩ còn sống Hoa ơi, thằng Sĩ nhà mi còn sống tề”. (Đó chính là người đã bước lên bờ đầu tiên). “Mô, ôi Sĩ ơi... em ơi... Rứa thằng Cu Em chết hay sống?”. “Chết rồi”... “Trời ơi, em ơi”... Khu đón tiếp đột nhiên lặng im, chỉ có tiếng lăn bánh của chiếc băng ca trắng đưa Sĩ vào phòng cấp cứu.
Căn phòng lại trở nên nhốn nháo, khi chiếc xe thứ hai chở hơn 15 ngư dân dừng bánh trước phòng cấp cứu. Hàng trăm người thân đang ngóng tin lại lao lên. Nhưng một lần nữa bà Bảy Thương (quê Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) lại thất vọng, rút chiếc khăn dài trong túi áo, chấm lên đôi khóe mắt. Bà lặng lẽ bước ra một góc khuất ngồi khóc. Và trong khi bà ngồi thẫn thờ thì đứa con dâu của bà vẫn tìm cách cố chen chân vào cửa phòng cấp cứu, nhưng không được, cánh cửa đã khép lại.
Trong khi hai khu cấp cứu rộn tiếng khóc thì phía khu nhà xác, nơi tiếp nhận 15 thi thể nạn nhân, từng lượt xe cứu thương lặng lẽ chở những gói thi thể vào sâu bên trong. Tất cả đều được phủ bằng một tấm vải đỏ. Hai hàng người xếp dọc dài, tất cả im lặng. Trên đường Quang Trung dẫn vào bệnh viện, tiếng còi xe cứu thương nghe đến não lòng.
Tại nhà xác Bệnh viện Đà Nẵng, chiếc xe cứu thương đầu tiên vừa chở thi thể vào thì những tiếng khóc cũng vừa òa lên nức nở. Hai người chị của bà Phạm Thị Cảnh, người Thanh Khê (Đà Nẵng) vừa khóc vừa an ủi em: “Không phải thằng Linh, ông Hoa trong nớ mô”.
Cùng lúc đó, đứa cháu ông Hoa là Phạm Văn Sáng vừa thoát chết trở về, mặt trắng bệch nói với bà Cảnh không biết ông Hoa, anh Linh ở phương nào. Những người phụ nữ ôm nhau sụp xuống. Sáng ngồi bất động, khuôn mặt thẫn thờ không nói nổi một câu an ủi. Không biết rồi người ngư phủ trẻ này có qua được cơn ám ảnh của bão biển Chanchu.
Ngư dân Nguyễn Văn Bạn ôm lấy đứa con trai út Nguyễn Văn Vinh của mình.
Trong số những ngư dân đưa vào cấp cứu, đặc biệt chú ý đến một người đàn ông có bộ râu mép. Nguyễn Văn Bạn, tên của ông, vẫn còn nằm lặng trên băng ca, duy chỉ có đôi mắt là mở thật to như muốn nói một điều gì đó.
Giọng yếu ớt, ông Bạn bần thần nhớ lại: “Sau hơn 8 giờ trong bão dữ tui mới biết là mình vẫn còn ngồi trên thân tàu. Tụi tui tìm cách liên lạc với các tàu khác nhưng không một ai trả lời. Hơn một ngày trời quần quanh hòn đảo, nhưng cuối cùng cũng chỉ vớt được có ba xác”.
Nói đến đó, ông úp mặt xuống khóc nức nở. Cả nhóm y, bác sĩ lặng lẽ rút lui. Đúng lúc ấy thì phía ngoài cửa, một cậu bé đen nhẻm chừng 14 tuổi đã đánh liều chui tọt qua chân của một bảo vệ rồi lao thẳng tới chiếc băng ca ông Bạn. “Ba ơi, con là Vinh nè. Ba ơi... con tưởng ba chết rồi...”.
Nghe vậy, ông Bạn ngồi bật dậy, mắt đỏ hoe, ôm chầm đứa con trai vào lòng. “Ba cũng tưởng không gặp được mẹ con bây. Rứa mẹ mô rồi...?”. “Sáng giờ tìm ba không thấy, nên mẹ ngất xỉu rồi”. Nói đến đó thì cả hai cha con ôm chầm nhau khóc...
(Theo Tuổi Trẻ)
Thông tin về bão số 1 quá chậm
Thuyền trưởng Võ Văn Hết đưa tàu cùng các thuyền viên về Đà Nẵng ngày 22/5.
"Thông tin quá chậm nên không kịp trở tay", đó là nhận xét đầu tiên khi thoát khỏi cơn bão về tới đất liền của các ngư dân trên 3 chiếc tàu đánh cá vừa cập cảng Đà Nẵng lúc 9h30 ngày 22/5
Lúc 9h30 ngày 22/5, tàu đánh cá ĐNa-90324 do anh Võ Văn Hết (Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) làm thuyền trưởng với 23 thuyền viên đã cập cảng Xuân Hà (Đà Nẵng) sau những ngày chống chọi với bão. Trong cơn phong ba, dù phải vật lộn với sóng to gió lớn nhưng tàu ĐNa-90324 vẫn nỗ lực cứu hộ tàu ĐNa-7022 (25 thuyền viên) thoát khỏi tâm bão và cùng tàu HT-04536 (20 thuyền viên) dìu tàu ĐNa-7022 bị chết máy trở về đất liền an toàn.
Niềm vui ngập tràn
Khi tàu vừa cập cảng Xuân Hà, hàng trăm người thân kéo nhau chào đón những thuyền viên trong niềm vui tột đỉnh. Chị Trần Thị Bé, vợ của anh Trương Xuân (quê Điện Dương, Quảng Nam) chạy đến ôm chầm lấy chồng, vui sướng đến trào nước mắt. Chị Bé nói trong nghẹn ngào: “Anh bình an trở về với vợ con là tốt rồi”. Trong lúc mọi người tràn ngập niềm vui thì một đứa trẻ chừng 5 tuổi chạy quanh trên bờ khóc nức nở gọi cha: “Ba ơi, ba ơi, ba đâu rồi!”. Từ trong khoan tàu ĐNa -7022, thuyền viên Mai Văn Sáng được 2 đồng nghiệp dìu ra khỏi tàu. Đứa bé chạy đến ôm lấy chân anh Sáng và nói: “Ba về rồi. Ba về rồi”. Chứng kiến cảnh trên, hàng trăm người không kìm được nước mắt.
Còn anh Võ Minh Công trên chuyến tàu ĐNa-90324, dù bị thương ở chân và tay nhưng anh cũng cố gượng dậy đi lên bờ. Vợ quấn quít lấy chồng, cha ôm con vào lòng trong niềm vui hạnh phúc.
Cùng nhau chống bão để sống sót
Anh Trương Xuân kể: "Khi bão đột ngột chuyển hướng lên Tây Bắc, chiếc tàu của anh chỉ còn cách tâm bão 30 hải lý, nhưng do sức lan tỏa của bão quá rộng nên tàu của anh chìm dần trong tâm bão. Sóng lớn dữ dội tràn vào khoang tàu làm cho tàu chết máy. Mọi người vứt tất cả dụng cụ trên thuyền, rồi dùng 13 thùng và 5 phi dầu vứt xuống nước trước mũi tàu để giữ tàu khỏi bị sóng, gió cuốn, nhờ vậy mà tàu không bị sóng đánh chìm. Trong 2 ngày đêm chống chọi với bão dữ, 24 người trên tàu chỉ ăn mì tôm sống và uống nước lã".
Vì quá mệt nhọc sau những ngày chống chọi với bão nên đến 16h ngày 22/5, anh Võ Văn Hết (chủ tàu và cũng là thuyền trưởng của tàu ĐNa-90324) mới trò chuyện được. Anh Hết cho biết: "Chiều 17/5, trong lúc tàu anh đang cố tìm cách tránh bão thì không ngờ lại rơi vào tâm bão. Thấy mọi người trên tàu nhốn nháo, anh đã khuyên anh em bằng mọi cách phải giữ cho tàu khỏi chìm". “Nếu tàu chìm thì chết hết. Anh em phải cố gắng giữ tàu để còn cơ may các tàu bạn cứu giúp”, anh Hết nói với anh em trên tàu như vậy. Trong lúc các thuyền viên nỗ lực sửa chữa máy thì nhận được tin từ chiếc tàu ĐNa-7022 bị chết máy trong vùng sóng lớn và nhờ ứng cứu. Sau 2 giờ sửa chữa, máy đã nổ. Anh Hết vội vã điều tàu đi ứng cứu. Sau 5 giờ mới gặp được tàu ĐNa -7022 và dìu tàu này ra khỏi vùng sóng lớn. Anh Hết tiếp tục liên lạc với tàu HT-04536 của Hà Tĩnh rồi cùng nhau dìu chiếc tàu ĐNa -7022 vào bờ. Chỉ tay vào con tàu của mình, anh Hết cho biết toàn bộ đồ đạc đã vứt hết xuống biển rồi, con tàu cũng hư nát. Bây giờ sửa lại cũng mất vài chục triệu đồng.
Thông tin về cơn bão quá chậm
Đó là lời tâm sự của các thuyền viên trở về từ tâm bão Chanchu. Anh Hết cho biết, khi nhận được thông tin của đài duyên hải miền Trung có mưa bão ở biển Đông, nhưng đài không nói rõ là bão ở tọa độ nào nên anh rất khó định hướng. Khoảng 48 giờ sau, có nhận được tin từ đài Hà Nội. Sau đó, nhận tiếp thông tin bão di chuyển theo hướng Tây -Tây Bắc ở 116 độ kinh Đông. Lúc này tàu của anh Hết đã dừng ở 115 độ kinh Đông và đang trên đường vào hướng Tây. Lúc này, ai cũng nghĩ là tàu đã thoát khỏi tâm bão. Từ lúc đó, tàu không nhận được thông tin gì của các đài về cơn bão. Không ngờ bão chuyển hướng đột ngột và tàu rơi vào tâm bão. Anh Hết còn cho biết thêm, hệ thống đài khí tượng thủy văn của ta rất kém và rất chậm chạp. Còn anh Đình Hoàng (quê Bình Minh, Quảng Nam), người vừa trở về từ tâm bão, cho biết tàu của anh nhận thông tin bão chuyển hướng quá trễ. Hơn nữa thông tin nghe không rõ ràng.
(Theo Người Lao Động)
Bàng hoàng ngày trở về
Anh Phạm Phơ trong vòng tay của vợ sau khi sống sót trở về sáng 22/5.
Trưa qua 22/5, hai chiếc tàu cứu nạn SAR của Trung tâm cứu nạn hàng hải khu vực 2 đã cập mạn những chiếc tàu đánh cá của ngư dân từ “tọa độ chết” trở về ở vị trí cách đất liền khoảng 250 hải lý.
Những nạn nhân trở về đều kể lại với nét mặt còn kinh hoàng. Tàu đánh cá VN bị nạn tại vị trí một đảo nhỏ lánh nạn gần Đài Loan bởi phía họ không cho các tàu VN vào đảo lớn, do đó phải neo lại ở một rạn san hô cách đảo Đài Loan 4-5 hải lý.
Cơn bão đã hoành hành tại vị trí lánh nạn này trong 13 tiếng đồng hồ, gió và mưa cực lớn, thời tiết lạnh. Mọi liên lạc trên tàu gần như vô vọng. Các tàu bị chìm phần lớn là bị đứt neo va phải rạn san hô.
Theo bác Phạm Văn Thắng (thuyền trưởng tàu ĐNA-90151), neo chung với tàu của bác là 40 chiếc tàu khác. Trong đó có tám tàu ĐN bị chìm và sáu tàu Quảng Ngãi bị chìm theo, trung bình mỗi tàu có 22 người.
Bốn anh Võ Văn Nam (thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An, Quảng Ngãi), Trần Ngọc Hoành (Nghĩa An, Quảng Ngãi),Trương Văn Lên (Nghĩa Hòa, Quảng Ngãi) và Lê Thanh Vân (Nghĩa An, Quảng Ngãi) thuộc tàu Quảng Ngãi 2726 may mắn thoát chết, trong khi năm người đồng hương còn lại mãi mãi ở biển khơi.
Đó là anh Hồng (30 tuổi), anh Xinh (22 tuổi), anh Cường (23 tuổi), Thật (16 tuổi) và thuyền trưởng Thanh (39 tuổi). Theo lời kể của anh Hoành, tàu 2726 chìm vào khoảng 11h20 ngày 17/5. Khi tàu chìm, chín người trên tàu dạt thành hai nhóm.
Nhóm của anh Hoành gồm bốn người bám trên hai chiếc can nhựa, nhóm năm người còn lại bám trên hơn 10 can nhựa. Nhóm anh Hoành bám được mấy khúc gỗ, trong khi nhóm năm người còn lại đã trôi hoặc chết gần nơi tàu chìm. Trước khi bị chìm hẳn, nhóm anh Hoành hét to với nhau cố gắng giữ can tìm cách bơi lại vị trí tàu chìm. Nếu có chết thì cùng nhau chết.
May mắn là nhóm bốn người anh Hoành vượt sóng trở lại tàu thì phần mũi vẫn còn nổi. Bốn người bám vào phần mũi đó chờ đợi cứu sống trong ba ngày hai đêm, ăn rong biển và cá sống cầm hơi.
Sau thời gian sống trên mũi con tàu nửa chìm nửa nổi, họ được tàu ĐNA-90351 cứu và sau đó chuyển sang tàu ĐNA-90189. Đến chiều 22/5, bốn người này đã được đưa qua tàu cứu hộ SAR 412.
Suốt đêm 21/5, liên lạc giữa đất liền và các tàu bị nạn với lực lượng cứu nạn Trung tâm 2, hải quân, biên phòng vang lên liên tục trên máy bộ đàm. Trên tàu SAR 412, thuyền trưởng, chỉ huy trưởng hiện trường Phan Xuân Sơn đã quyết định cho một nửa số anh em được nghỉ để giữ sức cho ngày 22/5 tập trung cứu nạn. Số còn lại phải thức trắng mắt theo dõi và điều khiển tàu đúng hướng đến hiện trường.
Sau 23h ngày 21/5, sóng gió bắt đầu mạnh so với lúc khởi hành. Gió tây nam cấp 4 và sóng cao khoảng 2m khiến anh em trên tàu đều hết sức mệt mỏi. Lúc 0h ngày 22/5, tàu SAR 412 ở vào vị trí 17 độ vĩ Bắc, 109 độ 55 phút kinh độ Đông, tốc độ tàu 14 hải lý/giờ. Như vậy tàu đã rời cảng Đà Nẵng được 122 hải lý. 1h30 ngày 22/5, sóng và gió bắt đầu mạnh hơn, sóng cấp 4, cấp 5 và lên cao đến 3m.
Lúc 6h hôm qua (22/5), qua bộ đàm tàu SAR 412 nhận được tín hiệu của tàu bị nạn ngoài khơi. Đó là tàu cá 99 và tàu 45 của Đà Nẵng. Lúc 7h30, tàu SAR 412 đã đi được 215 hải lý, vượt qua đảo Hoàng Sa 33 hải lý. Lúc 8h30, theo tính toán của thuyền trưởng SAR 412, nếu đi với vận tốc 18 hải lý/giờ, tàu đang cách các tàu bị nạn 100 hải lý. Thuyền trưởng Sơn quyết định tăng tốc để kịp công việc trước khi trời tối.
Đến 11h, qua liên lạc với các tàu cá, số người chết và mất tích trên các tàu hơn 200 người. Hơn 12h, tàu ĐNA-90189 báo đã nhìn thấy tàu SAR 412. Lúc 12h15, tàu SAR 412 cặp được với tàu 90189 để nhận thi thể và đưa số nạn nhân còn sống sót lên tàu. Gió vẫn cấp 4, cấp 5 nhưng sóng mạnh do tồn lưu dòng không khí sau bão nên hai tàu tròng trành. Việc đưa xác nạn nhân, người bị nạn qua tàu cứu hộ rất khó khăn.
Mọi người trên tàu bị nạn đều ổn định, xác của nạn nhân bắt đầu phân hủy, mùi hôi thối tỏa ra khắp nơi. Mọi nặng nhọc đều đè trên vai các thuyền viên hai tàu SAR 411 và 412. Nước biển một màu đen sẫm. Trên trời, hải âu kêu thảm thiết. Tàu ĐNA-90189 khác có 21 thuyền viên và thêm bốn người sống sót từ tàu Quảng Ngãi. Tàu SAR 412 đã tiếp nhận tám thi thể và mười thuyền viên. Lúc 13h30 tàu SAR 411 tiếp cận được với hai tàu Đà Nẵng số hiệu 90345 và 90299 có bảy thi thể và 23 thuyền viên.
Sau hơn 5 tiếng đồng hồ quần quật đưa thi thể và người cùng hàng cứu trợ từ các đơn vị đất liền gửi ra ở trên hai tàu cứu hộ, công tác cứu nạn ở ba tàu kết thúc vào lúc 17h30. Anh Nguyễn Đức Toàn, thuyền trưởng tàu ĐNA-90345, bị tụt canxi và suy kiệt, được các bác sĩ trên tàu cấp cứu.
Dự kiến sau 20 tiếng nữa, tức 13h30 ngày 23/5, hai tàu SAR mới đưa được thi thể người chết và người bị nạn về cảng Đà Nẵng. Qua bộ đàm liên lạc, tàu hải quân 628 cũng đã cứu hộ và tiếp nhận ba thi thể người chết cùng 25 người bị nạn.
Hiện tàu hải quân này vẫn còn ở lại hiện trường bị nạn để cứu nạn, cứu hộ và tiếp nhiên liệu cho các tàu bị nạn khác.
(Theo Tuổi Trẻ)
thảm quá
bão chạy tít ngoài xa mà cuối cùng viêt nam lại bị nặng nhất
mấy hôm trước thì nghe tin tàu Trung Quốc cứu nạn VN nhiều, giờ hóa ra lại toàn dân ta cứu nhau. chẳng lẽ trong chuyện này mà còn tranh công hay ý đồ gì?
dự báo bão của VN thì chậm, ko rõ, mà lại còn sai. có bài báo nói trên mạng điện tử nước ngoài đã dự báo chính xác bão sẽ chuyển hướng Bắc, VN thì vẫn đinnh ninh sẽ vào đất liền - đây là nguyên nhân lớn nhất gây thiệt hại lớn?
Anh Hoàng Mai, một trong những ngư dân đã nhiều ngày vật lộn với sóng dữ để cứu bạn nghề.
Trong lúc ở đất liền mọi người đang suy xét nguyên nhân vì sao xảy ra thảm nạn, ai cứu, cứu thế nào thì ở ngoài khơi, những ngư dân của 15 tàu đánh cá thoát chết sau cơn bão dữ đã quyết định ngay lập tức cứu bạn nghề... Nhờ họ mà hàng chục người thoát chết, hàng chục thi thể đã và sẽ về được với đất liền.
Đã là bữa cơm thứ hai trên đất liền, trưa hôm qua 24/5, nhưng ngư dân Hoàng Mai (44 tuổi, thôn Bình Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) vẫn thấy miệng đắng ngắt.
Anh nói: "Nuốt chi nổi, anh ! Ròng rã 30 giờ đánh vật với bão, rồi dang nắng hai ngày đêm đi cứu đồng nghiệp, lại thêm mấy ngày đêm nữa ngồi giữ xác mang về... Đến cái dây thừng quăng cũng không nổi, anh em đuối sức cả. Có người lả, gục xuống sàn tàu. Nước tăng lực cũng uống không vô"...
Ngư dân Mai về đến nhà khoảng 18h ngày 23/5, cũng là lúc chính quyền địa phương chuẩn bị lễ truy điệu tập thể nạn nhân xấu số. Trên chuyến tàu cứu hộ cập cảng Đà Nẵng ngày 23/5, trong số 15 thi thể có 7 ngư dân ở cùng xã Bình Minh, do chính anh và các bạn vật lộn với sóng dữ để mang về. Câu chuyện những ngư dân vừa thoát hiểm đã lùng sục trên mặt biển mênh mông để cứu vớt bạn thật cảm động.
Đó là quãng thời gian kinh hoàng. 22h ngày 16/5, gió mạnh dần lên trên cấp 12. Lúc đó, anh Mai đi trên tàu DNA-90354 cùng 27 ngư dân khác. Chủ tàu này có 4 chiếc đang đánh bắt tại vùng biển đó đi trên chiếc thứ 4 đã bị đánh chìm. "Phải cắn răng chịu, chặt bỏ giàn, vứt bớt tài sản không cần thiết, chống cự", anh Mai kể.
Bão tan, các ngư dân trên tàu DNA-90354 lập tức đi cứu bạn. Lúc ấy họ ở vị trí 19,45 độ vĩ Bắc, 115,30 độ kinh Đông. "Cố mà tìm cho kỳ hết, ai nỡ bỏ bạn trên biển. Có một cánh tay chúng tôi cũng vớt. Nhưng tàu chìm thì chịu, không đủ sức lai dắt nổi, đành bỏ thôi. Gặp xác nạn nhân, mình nín thở thả võng xuống, kéo lên. Vớt lên tàu mình thì dễ, nhưng khi gặp được tàu cứu nạn từ đất liền ra phải chuyển thi thể sang mới thật gay go. Lúc ấy, xác của họ đã trương phình", anh Mai rít hơi thuốc trấn tĩnh.
Không ai muốn quay tàu về đất liền, dù gió lại nổi lên, sóng mù mịt, tầm nhìn xa chừng 2 cây số. Đã sang ngày tìm kiếm thứ 4, radio vừa báo có áp thấp và họ đã "trôi" đến vị trí 21,48 độ Bắc - 118,30 độ kinh Đông.
"Nhẩm tính phải đến 1.000 hải lý nữa mới về đến đất liền Việt Nam, phải đi tìm tiếp hay quay về? Anh em tính toán, ai nấy sức cạn cả rồi. Không khéo gió nổi lên thì người sống lẫn người chết đều bị hất văng trở lại xuống biển...", anh nói. Lúc này, anh đã nhảy sang chiếc tàu thứ 4, bởi theo lệ, hễ vớt được thi thể nào là "đi" theo thi thể đó để giữ.
Ông Hoàng Tấn Điền: "Bão tan, chúng tôi tìm được 20 chiếc tàu".
Dồn thi thể tìm được từ 3 chiếc tàu, anh Hoàng Mai cùng 23 ngư dân sống sót bắt đầu nhắm hướng đất liền trở về. Vừa rời vị trí tìm kiếm trước đó chừng 50 hải lý thì gặp tàu cứu nạn Trung Quốc. "Trên tàu có một người biết tiếng Quảng Đông, nói một hồi mới hay họ đến ứng cứu mình. Họ bơm sang một ít dầu, 2 thùng đồ ăn, 1 chai thuốc ướp xác. Lúc đó, hầu như ngư dân của mình đã tự cứu nhau nhiều rồi... Tàu chúng tôi đang chở theo 20 xác. Muối không đủ để ướp". Giọng anh Mai chùng xuống: "Tất cả vì bạn. Khi trở về đất liền, thấy cảnh hàng nghìn đồng bào đón tiếp tận tình, mình thấy công sức bỏ ra cũng không đến nỗi".
Hai anh em Võ Văn Ý, Võ Văn Kệnh (xã Bình Minh, Thăng Bình) cùng trở về với anh Mai, khư khư ôm xác chết của người anh ruột Võ Văn Mệnh. Một người anh khác của họ, Võ Văn Mến, vẫn biệt tăm. Nỗi đau đã khiến cho vợ anh Mến phải đi cấp cứu nhiều lần dù sắp đến ngày sinh nở.
Bà Trần Thị Liên, 59 tuổi, mẹ của những ngư dân xấu số ấy không kịp mừng khi hai con trai trở về thì đã đau vì 2 người khác chết và mất tích. Điều lo lắng nhất bây giờ đối với những người thoát hiểm chính là những người ở lại.
Ngư dân Hoàng Tấn Điền (50 tuổi, ở thôn Bình Tân, Bình Minh) vừa trở về cùng ngư dân Hoàng Mai, bần thần: "Tôi biết còn nhiều bạn ngoài đó. Như tàu DNA-90153, đi cả thảy 32 người nhưng mới vớt được 6. Chúng tôi đã làm hết sức mình rồi, nhưng có lẽ anh em bị "kẹt" dưới san hô... Tôi nhớ, lúc đoàn tàu neo đậu có đến 40 chiếc cả thảy, nhưng bão tan tìm hoài chỉ còn 20 chiếc gồm 5 chiếc câu gù, lặn bắt tôm hùm ở Quảng Ngãi, Bình Định và 15 chiếc câu mực Quảng Nam".
Thâm niên 20 năm đi biển, năm nào cũng "đụng" 1-2 trận bão cấp 9-11, chỉ lần này ngư dân Hoàng Tấn Điền mới thật sự gặp bão dữ. Mãi đến ngày 23/5, vợ ông nhìn thấy danh sách tàu tìm thấy phát trên tivi mới thôi khóc lóc. Còn riêng ông, sau nụ cười thoát hiểm thì thoáng chạnh lòng: "Chúng tôi đã kiệt sức để cứu bạn nghề, nhưng... cũng không hết được".
Ông Phạm Văn Xinh (tức Xinh Xoài), thuyền trưởng tàu ĐNa 90189 kể: "Bão tan lúc 22h ngày 18/5, gió còn cấp 7. Sáng sớm ngày 19/5, tôi bắt đầu lái tàu đi cứu người. Một giờ chiều, vớt được thi thể đầu tiên là em ruột Phạm Văn Hoa, thuyền trưởng tàu ĐNa 90199. Theo điện đàm của Xin "nhà quê" (tức Đỗ Văn Xin, thuyền trưởng tàu ĐNa 90152), tôi cho tàu chạy ra 16 lý theo hướng chính E (chính Đông) nhận thêm 3 thi thể và 4 người quê Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) được tàu ĐNa 90351 (anh Phùng làm thuyền trưởng) vớt lên trước đó. Trên đường vô, tàu tôi nhận thêm 2 thi thể từ tàu số đuôi 07 và 1 thi thể từ tàu số đuôi 61. Lúc đó là 12 giờ khuya. Trên đường chạy vô, lại cứu thêm 4 người đang kêu cứu trên đảo. Đêm 21/5, đoàn tàu ngư dân cứu nạn ngư dân quay về Việt Nam. Mãi đến sáng 22/5, tàu của tôi là tàu đầu tiên gặp tàu nước bạn (Trung Quốc). Tàu bạn đã giúp chúng tôi một ít dầu chạy tàu, 1 thùng cá khô, 1 thùng sữa, ít thuốc tây, 2 chai thuốc tẩy, 1 lọ nước hoa, 1 chai khử mùi. Họ cho gạo nhưng tôi cảm ơn, không nhận".
Ông nói thêm: "Giữa biển gặp được người là mừng rồi, bạn giúp thì mình rất cám ơn! Nhưng ai nói họ cứu sống thuyền viên, vớt xác người chết là không đúng bản chất sự việc".
Ông Phạm Văn Thắm (tức Thắm "Mập"), thuyền trưởng tàu ĐNa 90151 thì kể: "Máy bay trực thăng có quần quanh đảo, sau đó có mấy chiếc ho-bo chạy ra, không cho vào gần đảo. Còn ngày 22/5, đoàn tàu của ngư dân nhận được tín hiệu phải dừng lại chờ tàu nước bạn đuổi theo. Khi gặp, họ giúp cho tàu của tôi 1 thùng cá hộp".
Chiều 24/5, ông Phạm Thuận, nhà ở phường Thanh Khê Tây (Thanh Khê, Đà Nẵng) chủ hai tàu đánh cá Đna 90261 và Đna 90342 cho biết, sáng ngày 18/5, khi bão tan, một trong hai tàu đánh cá của ông (chiếc Đna 90342) đã bị bão đánh kéo ra khỏi đảo Đông Sa hơn 4 hải lý. Lúc này trên tàu có 25 thuyền viên, trong lúc tàu lại bị hỏng máy. Rất may, các tàu Đna 90111, Đna 90307 đã nhanh chóng đi tìm và đã kéo được tàu bị nạn vào đảo, hỗ trợ sửa chữa máy móc. Sửa chữa xong, hai tàu của ông Phạm Thuận cùng với các tàu của ngư dân Đà Nẵng thống nhất phân chia nhau bủa ra các hướng tìm kiếm, cứu vớt các nạn nhân và đã vớt được 3 thi thể nổi vật vờ trên biển (sau đó bàn giao cho tàu SAR 412).
Ông Phạm Văn Xinh đã giữ xác người em trai trong suốt 1 tuần trên biển.
Ông Phạm Thuận khẳng định, hai tàu của gia đình ông không nhận bất kỳ sự cứu giúp nào cả. Bởi trên tàu chuẩn bị đầy đủ lương thực và các nhu yếu phẩm khác cho 2 tháng đi biển trong khi thời điểm gặp bão mới đi được hơn 1 tháng, nên chẳng thiếu thứ gì. "Ngày 20/5, khi chuẩn bị trở về, tàu chúng tôi mới gặp tàu cứu nạn của nước bạn", ông Thuận nói.
Ngay trong sáng 24/5, gia đình ông Thuận cũng đã mua 1 tấn gạo hỗ trợ cho 10 gia đình có thân nhân mất tích tại phường Thanh Khê Đông.
Sau một thoáng băn khoăn, chị Đặng Thị Mỹ, vợ anh Nguyễn Đức Toàn (Thanh Khê Đông, Đà Nẵng) mới cho người vào gặp. Chị sợ nhiều người vào hỏi han nhiều sẽ làm anh mệt bởi từ ngày hôm qua đến giờ, anh chỉ mới nói được vài câu với người nhà.
"Ngày hôm qua đến giờ, anh ấy chỉ ăn được một ít cháo" chị khẽ bảo. Chống chọi với bão tố, rồi hành trình tìm kiếm xác của hai người thân và gần một tuần sống chung với những người chết đang bị phân hủy đã vắt kiệt sức lực của anh. Anh Toàn, tài công của tàu 90345, xọp trông thấy, gương mặt đen sạm chỉ còn nhìn thấy hốc mắt.
Sáng 24/5, anh Toàn gắng gượng cùng vợ về Bình Minh (Thăng Bình, Quảng Nam) quê của 6 thuyền viên bị tử nạn trên tàu 90053 để thăm hỏi, động viên gia đình họ. Chị Mỹ thở dài thườn thượt bên cạnh người dì, bà Lê Thị Huệ, chủ 4 chiếc tàu đi biển lần này, trong đó chiếc 90053 đã bị chìm mang theo cả người chồng và người em của bà. Sau khi đi thăm người nhà của những nạn nhân xấu số đến giờ, anh Toàn chỉ biết nằm một chỗ. Sợ sức khỏe anh xấu, người nhà đã phải chạy đi mời bác sĩ đến khám và truyền đạm.
Với hai ông Phạm Văn Thắm và Phạm Văn Xinh, cuộc trở về lần này quá nặng nề. Gần một tuần trên tàu lo bảo quản thi thể của người em trai Phạm Văn Hoa, vừa bước chân lên bờ, hai người đã phải đứng ra lo mai táng. Ông Thắm ngậm ngùi: "Mọi lần về đến bờ, anh em tụi tui sau khi cân mực cho mấy người buôn thì rủ nhau đi nhậu liền. Còn chuyến về lần này...".
Căn nhà ông Thắm ngày 24/5 vắng tênh. Lúc đến, chỉ nghe người giúp việc bảo: vừa bước chân vào nhà, ông liền lên bàn thờ thắp hương cho ông bà rồi qua chuẩn bị tang lễ cho chú Hoa.
(Theo Thanh Niên)
Còn gì nữa, biển ơi
Chuyển xác nạn nhân từ tàu cứu hộ.
"Còn gì nữa, biển ơi?", bà Phạm Thị Cảnh tóc bạc muối xõa xuống cát cùng hai đứa con gái vật vã bên cạnh. Cả cái xóm Động (phường Thanh Khê Đông, Thanh Khê, Đà Nẵng) này vuốt nước mắt.
10 năm trước, chồng bà đã bỏ xác ngoài khơi. Bà ở vậy nuôi hai con, với nỗi hận biển, rằng biển là giả con ơi! Vậy mà hai con gái của bà vẫn bước theo dấu chân nhoè nhoẹt cát lầy của bà ngày xưa, lấy hai chàng trai làm biển.
Để bây giờ, hai chàng trai ấy vĩnh viễn ở lại với biển. Và cả đứa em trai Phạm Văn Hoa lực lưỡng nặng tới 90 cân của bà, là tài công (thuyền trưởng) cừ nhất xóm, sau bão số 1, thân xác đang được ướp muối đưa vào bờ.
Hôm ngồi nghe Icom liên lạc ra biển, nghe thuyền trưởng tàu DNA 90189 Phạm Văn Xinh giọng khản đặc gọi về, xác thằng Hoa lớn quá, phải xẻ đôi cái thùng phuy nhựa 200 lít nối lại để ướp mà vẫn chật. Mà muối trên tàu câu mực đâu có mang theo nhiều.
“Muối mang theo là để ướp cá, chứ có để ướp người đâu, trời ơi!”, bà Cảnh thốt lên. Xinh cũng là em của bà. Lại thêm một đứa em của bà nữa là Phạm Văn Thắm cũng đang kiệt sức hoảng loạn trên con tàu cứu nạn trở về bờ chiều nay.
Trưa 23/5 này, mâm cơm từ thiện chan nước mắt nơi đường Trần Quý Cáp, Bạch Đằng đối diện Cảng dành cho những người mẹ, người vợ từ Thăng Bình, Quảng Nam ra nhận xác người thân. Hết bàn, phải dọn trên những tấm carton trải trên đường.
Những hộp cơm trắng xóa bày la liệt không ai đụng đến. Những người đàn bà vùng biển cát Quảng Nam khắc khổ dầu dãi vặn mình như những gốc dương cháy gục đầu vào tấm khăn, khóc lặng không ra tiếng.
Đôi mắt trong veo ngơ ngác của những đứa trẻ quê mới 4-5 tuổi đầu, giữa dòng xe cộ. Có tiếng còi hú từ trong cảng, thế là tất cả tán loạn nháo nhào xô đẩy chạy...
Trên chuyến tàu đang vào bờ kia có 15 thi hài, thì đã có 8 thi hài của riêng xã Bình Minh (Thăng Bình), chưa kể hàng trăm người của xã, của huyện đang mất tăm tích giữa biển khơi.
Riêng thôn 3 xã Duy Hải (Duy Xuyên, Quảng Nam) có tới 13 ngư dân có tên tuổi danh sách hẳn hoi đang đâu đó giữa trùng khơi, để những người vợ, người mẹ vật vã bên lề đường khóc ròng.
Đại tá Lê Thanh Tùng, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Nam ngậm ngùi với mẩu giấy ghi tên tuổi các nạn nhân trên tay: “Cho tới giờ Quảng Nam đã có tới 157 người chết và mất tích, riêng huyện Thăng Bình có tới 113 người”.
Ông Nguyễn Viết Hùng người thoát nạn trong cơn bão số 1, xã Bình Minh huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam sau khi điều trị ổn định được gặp lại cháu tại bệnh viện Đà Nẵng.
Bà lão 67 tuổi Phạm Thị Thúy (phường Thanh Khê Đông) mấy ngày nay ôm tấm ảnh của chồng là ông Nguyễn Văn Độ tuổi nay cũng đã gần thất thập.
Ông lão ngư dân già quá rồi, lên tàu nấu cơm, phơi mực mà ngư dân gọi bằng từ “tàu lột”, công sá nào có đáng là bao. Ông không đủ sức để xuống thúng câu như bọn trẻ, vậy mà biển cũng không tha.
Bà Thúy là con gái của liệt sĩ Anh hùng Lê Thị Dãnh, người Đà Nẵng vẫn quen gọi là Mẹ Nhu. Tượng Mẹ Nhu bằng đồng vẫn sừng sững nơi cửa ngõ vào thành phố, đi vào thơ ca nhạc họa.
Mẹ Nhu hôm nay có nhìn ra bờ biển Thanh Khê xa xa kia, có thấy cái dáng đang gục xuống bên chiếc thuyền thúng lật úp mang dáng một nấm mồ?
Hai con đường đẹp nhất Đà Nẵng là Nguyễn Tất Thành và Bạch Đằng, một biển, một sông, mấy ngày nay chất chứa nỗi tang thương vô bờ.
Đến Thanh Khê, cả một cây số biển đêm dằng dặc những nén nhang nhập nhoà, những ngọn nến leo lét. Vị mặn chát từ gió biển và len lén từ giọt nước mắt chảy xuống bao giờ. Những ban thờ dọc bờ cát tối sẫm như bóng những người đang ngồi sụp vĩnh viễn không bao giờ dậy nữa.
Biển ơi, còn gì? Còn, sẽ còn rất nhiều. Những tai ương rình rập, những cái chết thương tâm, những gia đình tan nát, những thế hệ cút côi ... Nhưng cũng còn đó rất nhiều những thứ vẹn nguyên không bão tố nào quật nổi, đó là tình người, là sự kiên cường, là niềm hy vọng vượt lên thất vọng và tuyệt vọng.
(Theo Tiền Phong)
Sống chung với người chết
Ông Thắm đang kể lại những gì đã trải qua với người nhà.
Đó là những ngày kinh hoàng nhất trong cuộc đời bám biển của những thủy thủ trên ba chiếc tàu DNA 90189, DNA 90345 và DNA 90099: vật lộn một sống một còn với cơn bão mạnh cấp 15. Chưa kịp hoàn hồn đã bắt đầu với cuộc tìm kiếm các bạn nghề bị nạn giữa trùng khơi và sau đó lại tiếp tục sống chung với những thi thể đã bắt đầu bị thối rữa và phân hủy suốt một tuần liền trên đại dương.
Câu chuyện ông Phạm Văn Thắm (tàu DNA 90151) kể đôi khi lại bị ngắt quãng nửa chừng bởi nỗi ám ảnh về những hình ảnh cuối cùng của những người đồng nghiệp, của người em, người cháu đã mãi mãi không bao giờ được trở về nữa.
"Lúc ấy tàu của mấy anh em chỉ cách nhau một quãng, nếu trời yên thì có thể bơi thúng qua được nhưng bão dữ quá...", tiếng thở dài não ruột của ông khiến căn nhà chùng lại sau những lời hỏi thăm chia vui của những người hàng xóm.
Gần 24 tiếng đồng hồ vật lộn với bão, mạnh thuyền ai nấy giữ, mọi liên lạc là hầu như không thể. Khi bão đã yên, ông mới biết rằng tàu của em mình bị sóng đánh chìm. Mới hơn 30 chiếc nằm cạnh nhau trước bão vậy mà bây giờ đã tan tác. Ông kể tiếp, cả ngày hôm sau là cuộc tìm kiếm các xác tàu để hy vọng còn những người sống sót. Và may mắn thay, ông đã kiếm được vài người sống sót nhờ họ bám trên cột tàu.
"Áo phao nổi lềnh bềnh trên mặt nước nhiều lắm, còn người thì chẳng thấy đâu", ông kể. Để có thể vớt được những người chết, mọi người phải bơi thúng ra tận nơi rồi bơi xuống nước, lấy chiếu cuốn quanh người chết, đưa vào thúng bơi về thuyền. Đau lòng hơn khi ông và người anh đầu của mình phát hiện ra xác của người em trai mình đang trôi giữa biển. "Nó chết rồi mà gương mặt còn như đang khóc", ông lặng người đi. Cuộc nói chuyện bị cắt đứt nửa chừng.
Dù đã gần như kiệt sức nhưng sau khi được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa sơ cứu, anh Hoàng Mai (Bình Tân, Bình Minh, Thăng Bình) vẫn cố gắng chậm rãi kể lại những gì anh và những đồng nghiệp của mình đã trải qua sau 7 ngày lênh đênh trên biển cùng 8 thi hài của những con người xấu số trên chiếc tàu DNA 90189.
"Chúng tôi đã gần như kiệt sức sau gần một ngày chống chọi với bão, đến khi cố gắng tìm kiếm, cứu hộ cho một số người còn sống và vớt một số thi thể nổi lên mặt nước, chúng tôi đã hoàn toàn suy sụp. Rồi "Thằng Quang, thằng Tình, thằng Dũng... Mới ngày hôm qua thôi, qua ICOM còn cười đùa với nhau, ngày trước khi đi biển còn ngồi chung bàn nhậu, vậy mà", anh bàng hoàng nhận ra lần lượt những người bạn xấu số vừa được vớt lên.
"Mỗi thi hài đều được các anh đánh dấu riêng để dễ nhận dạng", anh kể. Ban đầu, không còn đá, các anh lấy muối để ướp những người chết. Tất cả những thi hài đều được tập trung để vào đằng sau tàu chứ không dám để vào khoang vì "Không biết sẽ còn bao lâu mới chạy về được đất liền, sợ để trong đáy hầm, mùi không chịu nổi. Tang thương lắm!", anh Trần Công Sỹ (Bình Minh, Thăng Bình) cho biết sau khi cố gắng nuốt thìa cháo từ tay người nhà.
Theo các thủy thủ còn sống sót kể lại thì mỗi thi hài ban đầu còn được bỏ vào từng thúng, có người bỏ vào thùng phi để ướp xác. Nhưng sau muối cũng không còn để ướp nữa, chỉ còn một ít mọi người để dành ướp cho mặt người chết khỏi bị biến dạng, về đất liền người thân còn có thể nhận ra.
Tiếp theo những ngày sau đó là cuộc đối mặt với mùi tử khí của những xác chết đã bắt đầu bị phân hủy. Không ai chịu nổi nhưng anh em bấm bụng, động viên nhau: "Mình còn may mắn sống sót trở về đã là phúc lớn. Tội nghiệp các anh em xấu số, phải cố gắng đưa họ về nhà với người thân".
Trên tàu, vì không chịu nổi mùi tử khí mà nhiều người ngất đi, xỉu lại. Có người mấy ngày liền không nuốt nổi một miếng cơm vào bụng, chỉ biết uống nước cầm hơi, bởi cứ ăn vào là trào ra lại. Mỗi lần ăn cơm là mỗi lần như bị cực hình. Không ăn thì lấy gì mà sống, nhưng cũng không thể nuốt vào khi trên diện tích chỉ chừng vài chục mét vuông mà mang theo cả gần 30 người sống và 8 thi hài đang bị phân hủy. "Mỗi lần ăn cơm, anh em phải chạy ra đầu mũi thuyền để ăn vì chiều gió thổi ngược lại, không còn nghe mùi hôi. Nhưng cứ lui lại để lấy thêm cơm thì tất cả lại trào ra".
Ông Thắm thốt lên khi được một người hàng xóm hỏi khi nào đi biển lại. Ông chua xót: "Thấy thằng em ruột với đứa cháu nằm đó mà nước mắt cứ trào ra. 20 năm đi biển, cũng nhiều trận bão phải đối diện nhưng tui chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Nhưng chuyến đi biển lần này tui mất mát lớn quá, đau quá. Làm nghề biển hồn treo cột buồm mà!".
Còn anh Nguyễn Đức Toàn, cháu của chị Huệ (chủ nhân của 4 chiếc tàu đi biển lần này, trong đó có một chiếc bị chìm cùng với người chồng và đứa em chồng) thì chuyến đi biển này anh cũng mất một lần 3 người thân. Anh mấy lần ngất xỉu vì bị tụt canxi do chịu đựng những mất mát quá lớn, lại thêm mấy ngày quần ở ngoài biển tìm xác chú và em. Lúc đến nhà thăm chỉ thấy anh ngồi thừ một chỗ, hai má đã hóp đi, đôi mắt trắng dã nhìn đau đáu ra phía ngoài đường như tìm kiếm gì. Chỉ nghe người nhà bảo sức anh quá yếu, từ khi về đến giờ chỉ ngồi một chỗ, rồi ôm đứa con gái út mới 2 tuổi, không nói với ai điều gì.
(Theo Thanh Niên)
Cuộc trở về trong nước mắt
Một nhóm người dân Đà Nẵng đã tự nguyện thành lập điểm phát cơm từ thiện nhằm giúp đỡ các thân nhân có người thân bị nạn.
Trưa 23/5 là một buổi trưa không thể quên được của thành phố biển Đà Nẵng. Dưới nắng hè chói chang, hàng trăm phụ nữ và trẻ em từ các làng chài của Thăng Bình (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Thanh Khê (Đà Nẵng) đứng suốt nơi bến cảng sông Hàn đau đáu chờ tàu cứu hộ trở về. Những khuôn mặt ràn rụa nước mắt.
13h40, chiếc tàu cứu hộ SAR 412 kéo một hồi còi não nề và cập vào cầu cảng số 1. Trên boong tàu hiện ra những khuôn mặt ngư dân đen cháy và tiều tụy, những khuôn mặt từ “cõi chết” trở về nhưng lại không biểu lộ nổi sự vui mừng. Lực lượng y tế với 20 nhân viên và tám xe cứu thương đã túc trực sẵn.
Trong khi đó, phía bên dãy nhà dã chiến cạnh đó, một dãy dài 14 chiếc băng ca và 12 nhân viên mai táng đã chuẩn bị tươm tất “chỗ nằm” cho những người xấu số. Phía ngoài đường, đám đông chợt nhao nhao như muốn phá vỡ hàng rào bến cảng và những tiếng khóc thét xé lòng. Bên cầu cảng, một đám đông khác cũng như muốn nhào ra ôm lấy chiếc tàu cứu nạn. Bắt đầu ngửi thấy mùi tử thi bốc lên nồng nặc.
Người đầu tiên bước lên bờ từ con tàu cứu hộ là một chàng trai 28 tuổi, trong bộ quần áo xanh cứu trợ rộng thùng thình và nét mặt thẫn thờ đến ngây dại. Anh chỉ thều thào nói: “Tên Sĩ, Bình Minh” (huyện Thăng Bình, Quảng Nam), và bật khóc nghẹn ngào khi được hai nhân viên y tế dìu vào ghế.
Ông Trần Viết Hùng, 53 tuổi, cũng quê ở Bình Minh, cho biết tàu của ông (QNa 90345) có 30 thuyền viên thì đã mất đi ba người. Đêm nay gặp bão thì chiều hôm sau mới được tàu Trung Quốc cứu .
“Lúc đó chúng tôi đang ở gần đảo Đông Sa. Không hề nhận được tin bão chuyển hướng. Xung quanh có rất nhiều người trôi trên biển nhưng bão mạnh quá, tàu tôi không thể nào cứu được”, ông nói.
Cả hai khu tiếp nhận bệnh nhân Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trở nên nhốn nháo hẳn lên khi chiếc xe cứu thương đầu tiên chạm vào chiếc cổng sắt. Hàng trăm người nhà của những ngư dân trở về từ “cõi chết” bật dậy lao thẳng tới xe cấp cứu.
Khó khăn lắm một y tá đi theo xe mới có thể bật được chiếc carbo. “Ôi trời, thằng Sĩ còn sống Hoa ơi, thằng Sĩ nhà mi còn sống tề”. (Đó chính là người đã bước lên bờ đầu tiên). “Mô, ôi Sĩ ơi... em ơi... Rứa thằng Cu Em chết hay sống?”. “Chết rồi”... “Trời ơi, em ơi”... Khu đón tiếp đột nhiên lặng im, chỉ có tiếng lăn bánh của chiếc băng ca trắng đưa Sĩ vào phòng cấp cứu.
Căn phòng lại trở nên nhốn nháo, khi chiếc xe thứ hai chở hơn 15 ngư dân dừng bánh trước phòng cấp cứu. Hàng trăm người thân đang ngóng tin lại lao lên. Nhưng một lần nữa bà Bảy Thương (quê Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) lại thất vọng, rút chiếc khăn dài trong túi áo, chấm lên đôi khóe mắt. Bà lặng lẽ bước ra một góc khuất ngồi khóc. Và trong khi bà ngồi thẫn thờ thì đứa con dâu của bà vẫn tìm cách cố chen chân vào cửa phòng cấp cứu, nhưng không được, cánh cửa đã khép lại.
Trong khi hai khu cấp cứu rộn tiếng khóc thì phía khu nhà xác, nơi tiếp nhận 15 thi thể nạn nhân, từng lượt xe cứu thương lặng lẽ chở những gói thi thể vào sâu bên trong. Tất cả đều được phủ bằng một tấm vải đỏ. Hai hàng người xếp dọc dài, tất cả im lặng. Trên đường Quang Trung dẫn vào bệnh viện, tiếng còi xe cứu thương nghe đến não lòng.
Tại nhà xác Bệnh viện Đà Nẵng, chiếc xe cứu thương đầu tiên vừa chở thi thể vào thì những tiếng khóc cũng vừa òa lên nức nở. Hai người chị của bà Phạm Thị Cảnh, người Thanh Khê (Đà Nẵng) vừa khóc vừa an ủi em: “Không phải thằng Linh, ông Hoa trong nớ mô”.
Cùng lúc đó, đứa cháu ông Hoa là Phạm Văn Sáng vừa thoát chết trở về, mặt trắng bệch nói với bà Cảnh không biết ông Hoa, anh Linh ở phương nào. Những người phụ nữ ôm nhau sụp xuống. Sáng ngồi bất động, khuôn mặt thẫn thờ không nói nổi một câu an ủi. Không biết rồi người ngư phủ trẻ này có qua được cơn ám ảnh của bão biển Chanchu.
Ngư dân Nguyễn Văn Bạn ôm lấy đứa con trai út Nguyễn Văn Vinh của mình.
Trong số những ngư dân đưa vào cấp cứu, đặc biệt chú ý đến một người đàn ông có bộ râu mép. Nguyễn Văn Bạn, tên của ông, vẫn còn nằm lặng trên băng ca, duy chỉ có đôi mắt là mở thật to như muốn nói một điều gì đó.
Giọng yếu ớt, ông Bạn bần thần nhớ lại: “Sau hơn 8 giờ trong bão dữ tui mới biết là mình vẫn còn ngồi trên thân tàu. Tụi tui tìm cách liên lạc với các tàu khác nhưng không một ai trả lời. Hơn một ngày trời quần quanh hòn đảo, nhưng cuối cùng cũng chỉ vớt được có ba xác”.
Nói đến đó, ông úp mặt xuống khóc nức nở. Cả nhóm y, bác sĩ lặng lẽ rút lui. Đúng lúc ấy thì phía ngoài cửa, một cậu bé đen nhẻm chừng 14 tuổi đã đánh liều chui tọt qua chân của một bảo vệ rồi lao thẳng tới chiếc băng ca ông Bạn. “Ba ơi, con là Vinh nè. Ba ơi... con tưởng ba chết rồi...”.
Nghe vậy, ông Bạn ngồi bật dậy, mắt đỏ hoe, ôm chầm đứa con trai vào lòng. “Ba cũng tưởng không gặp được mẹ con bây. Rứa mẹ mô rồi...?”. “Sáng giờ tìm ba không thấy, nên mẹ ngất xỉu rồi”. Nói đến đó thì cả hai cha con ôm chầm nhau khóc...
(Theo Tuổi Trẻ)
Thông tin về bão số 1 quá chậm
Thuyền trưởng Võ Văn Hết đưa tàu cùng các thuyền viên về Đà Nẵng ngày 22/5.
"Thông tin quá chậm nên không kịp trở tay", đó là nhận xét đầu tiên khi thoát khỏi cơn bão về tới đất liền của các ngư dân trên 3 chiếc tàu đánh cá vừa cập cảng Đà Nẵng lúc 9h30 ngày 22/5
Lúc 9h30 ngày 22/5, tàu đánh cá ĐNa-90324 do anh Võ Văn Hết (Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) làm thuyền trưởng với 23 thuyền viên đã cập cảng Xuân Hà (Đà Nẵng) sau những ngày chống chọi với bão. Trong cơn phong ba, dù phải vật lộn với sóng to gió lớn nhưng tàu ĐNa-90324 vẫn nỗ lực cứu hộ tàu ĐNa-7022 (25 thuyền viên) thoát khỏi tâm bão và cùng tàu HT-04536 (20 thuyền viên) dìu tàu ĐNa-7022 bị chết máy trở về đất liền an toàn.
Niềm vui ngập tràn
Khi tàu vừa cập cảng Xuân Hà, hàng trăm người thân kéo nhau chào đón những thuyền viên trong niềm vui tột đỉnh. Chị Trần Thị Bé, vợ của anh Trương Xuân (quê Điện Dương, Quảng Nam) chạy đến ôm chầm lấy chồng, vui sướng đến trào nước mắt. Chị Bé nói trong nghẹn ngào: “Anh bình an trở về với vợ con là tốt rồi”. Trong lúc mọi người tràn ngập niềm vui thì một đứa trẻ chừng 5 tuổi chạy quanh trên bờ khóc nức nở gọi cha: “Ba ơi, ba ơi, ba đâu rồi!”. Từ trong khoan tàu ĐNa -7022, thuyền viên Mai Văn Sáng được 2 đồng nghiệp dìu ra khỏi tàu. Đứa bé chạy đến ôm lấy chân anh Sáng và nói: “Ba về rồi. Ba về rồi”. Chứng kiến cảnh trên, hàng trăm người không kìm được nước mắt.
Còn anh Võ Minh Công trên chuyến tàu ĐNa-90324, dù bị thương ở chân và tay nhưng anh cũng cố gượng dậy đi lên bờ. Vợ quấn quít lấy chồng, cha ôm con vào lòng trong niềm vui hạnh phúc.
Cùng nhau chống bão để sống sót
Anh Trương Xuân kể: "Khi bão đột ngột chuyển hướng lên Tây Bắc, chiếc tàu của anh chỉ còn cách tâm bão 30 hải lý, nhưng do sức lan tỏa của bão quá rộng nên tàu của anh chìm dần trong tâm bão. Sóng lớn dữ dội tràn vào khoang tàu làm cho tàu chết máy. Mọi người vứt tất cả dụng cụ trên thuyền, rồi dùng 13 thùng và 5 phi dầu vứt xuống nước trước mũi tàu để giữ tàu khỏi bị sóng, gió cuốn, nhờ vậy mà tàu không bị sóng đánh chìm. Trong 2 ngày đêm chống chọi với bão dữ, 24 người trên tàu chỉ ăn mì tôm sống và uống nước lã".
Vì quá mệt nhọc sau những ngày chống chọi với bão nên đến 16h ngày 22/5, anh Võ Văn Hết (chủ tàu và cũng là thuyền trưởng của tàu ĐNa-90324) mới trò chuyện được. Anh Hết cho biết: "Chiều 17/5, trong lúc tàu anh đang cố tìm cách tránh bão thì không ngờ lại rơi vào tâm bão. Thấy mọi người trên tàu nhốn nháo, anh đã khuyên anh em bằng mọi cách phải giữ cho tàu khỏi chìm". “Nếu tàu chìm thì chết hết. Anh em phải cố gắng giữ tàu để còn cơ may các tàu bạn cứu giúp”, anh Hết nói với anh em trên tàu như vậy. Trong lúc các thuyền viên nỗ lực sửa chữa máy thì nhận được tin từ chiếc tàu ĐNa-7022 bị chết máy trong vùng sóng lớn và nhờ ứng cứu. Sau 2 giờ sửa chữa, máy đã nổ. Anh Hết vội vã điều tàu đi ứng cứu. Sau 5 giờ mới gặp được tàu ĐNa -7022 và dìu tàu này ra khỏi vùng sóng lớn. Anh Hết tiếp tục liên lạc với tàu HT-04536 của Hà Tĩnh rồi cùng nhau dìu chiếc tàu ĐNa -7022 vào bờ. Chỉ tay vào con tàu của mình, anh Hết cho biết toàn bộ đồ đạc đã vứt hết xuống biển rồi, con tàu cũng hư nát. Bây giờ sửa lại cũng mất vài chục triệu đồng.
Thông tin về cơn bão quá chậm
Đó là lời tâm sự của các thuyền viên trở về từ tâm bão Chanchu. Anh Hết cho biết, khi nhận được thông tin của đài duyên hải miền Trung có mưa bão ở biển Đông, nhưng đài không nói rõ là bão ở tọa độ nào nên anh rất khó định hướng. Khoảng 48 giờ sau, có nhận được tin từ đài Hà Nội. Sau đó, nhận tiếp thông tin bão di chuyển theo hướng Tây -Tây Bắc ở 116 độ kinh Đông. Lúc này tàu của anh Hết đã dừng ở 115 độ kinh Đông và đang trên đường vào hướng Tây. Lúc này, ai cũng nghĩ là tàu đã thoát khỏi tâm bão. Từ lúc đó, tàu không nhận được thông tin gì của các đài về cơn bão. Không ngờ bão chuyển hướng đột ngột và tàu rơi vào tâm bão. Anh Hết còn cho biết thêm, hệ thống đài khí tượng thủy văn của ta rất kém và rất chậm chạp. Còn anh Đình Hoàng (quê Bình Minh, Quảng Nam), người vừa trở về từ tâm bão, cho biết tàu của anh nhận thông tin bão chuyển hướng quá trễ. Hơn nữa thông tin nghe không rõ ràng.
(Theo Người Lao Động)
Bàng hoàng ngày trở về
Anh Phạm Phơ trong vòng tay của vợ sau khi sống sót trở về sáng 22/5.
Trưa qua 22/5, hai chiếc tàu cứu nạn SAR của Trung tâm cứu nạn hàng hải khu vực 2 đã cập mạn những chiếc tàu đánh cá của ngư dân từ “tọa độ chết” trở về ở vị trí cách đất liền khoảng 250 hải lý.
Những nạn nhân trở về đều kể lại với nét mặt còn kinh hoàng. Tàu đánh cá VN bị nạn tại vị trí một đảo nhỏ lánh nạn gần Đài Loan bởi phía họ không cho các tàu VN vào đảo lớn, do đó phải neo lại ở một rạn san hô cách đảo Đài Loan 4-5 hải lý.
Cơn bão đã hoành hành tại vị trí lánh nạn này trong 13 tiếng đồng hồ, gió và mưa cực lớn, thời tiết lạnh. Mọi liên lạc trên tàu gần như vô vọng. Các tàu bị chìm phần lớn là bị đứt neo va phải rạn san hô.
Theo bác Phạm Văn Thắng (thuyền trưởng tàu ĐNA-90151), neo chung với tàu của bác là 40 chiếc tàu khác. Trong đó có tám tàu ĐN bị chìm và sáu tàu Quảng Ngãi bị chìm theo, trung bình mỗi tàu có 22 người.
Bốn anh Võ Văn Nam (thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An, Quảng Ngãi), Trần Ngọc Hoành (Nghĩa An, Quảng Ngãi),Trương Văn Lên (Nghĩa Hòa, Quảng Ngãi) và Lê Thanh Vân (Nghĩa An, Quảng Ngãi) thuộc tàu Quảng Ngãi 2726 may mắn thoát chết, trong khi năm người đồng hương còn lại mãi mãi ở biển khơi.
Đó là anh Hồng (30 tuổi), anh Xinh (22 tuổi), anh Cường (23 tuổi), Thật (16 tuổi) và thuyền trưởng Thanh (39 tuổi). Theo lời kể của anh Hoành, tàu 2726 chìm vào khoảng 11h20 ngày 17/5. Khi tàu chìm, chín người trên tàu dạt thành hai nhóm.
Nhóm của anh Hoành gồm bốn người bám trên hai chiếc can nhựa, nhóm năm người còn lại bám trên hơn 10 can nhựa. Nhóm anh Hoành bám được mấy khúc gỗ, trong khi nhóm năm người còn lại đã trôi hoặc chết gần nơi tàu chìm. Trước khi bị chìm hẳn, nhóm anh Hoành hét to với nhau cố gắng giữ can tìm cách bơi lại vị trí tàu chìm. Nếu có chết thì cùng nhau chết.
May mắn là nhóm bốn người anh Hoành vượt sóng trở lại tàu thì phần mũi vẫn còn nổi. Bốn người bám vào phần mũi đó chờ đợi cứu sống trong ba ngày hai đêm, ăn rong biển và cá sống cầm hơi.
Sau thời gian sống trên mũi con tàu nửa chìm nửa nổi, họ được tàu ĐNA-90351 cứu và sau đó chuyển sang tàu ĐNA-90189. Đến chiều 22/5, bốn người này đã được đưa qua tàu cứu hộ SAR 412.
Suốt đêm 21/5, liên lạc giữa đất liền và các tàu bị nạn với lực lượng cứu nạn Trung tâm 2, hải quân, biên phòng vang lên liên tục trên máy bộ đàm. Trên tàu SAR 412, thuyền trưởng, chỉ huy trưởng hiện trường Phan Xuân Sơn đã quyết định cho một nửa số anh em được nghỉ để giữ sức cho ngày 22/5 tập trung cứu nạn. Số còn lại phải thức trắng mắt theo dõi và điều khiển tàu đúng hướng đến hiện trường.
Sau 23h ngày 21/5, sóng gió bắt đầu mạnh so với lúc khởi hành. Gió tây nam cấp 4 và sóng cao khoảng 2m khiến anh em trên tàu đều hết sức mệt mỏi. Lúc 0h ngày 22/5, tàu SAR 412 ở vào vị trí 17 độ vĩ Bắc, 109 độ 55 phút kinh độ Đông, tốc độ tàu 14 hải lý/giờ. Như vậy tàu đã rời cảng Đà Nẵng được 122 hải lý. 1h30 ngày 22/5, sóng và gió bắt đầu mạnh hơn, sóng cấp 4, cấp 5 và lên cao đến 3m.
Lúc 6h hôm qua (22/5), qua bộ đàm tàu SAR 412 nhận được tín hiệu của tàu bị nạn ngoài khơi. Đó là tàu cá 99 và tàu 45 của Đà Nẵng. Lúc 7h30, tàu SAR 412 đã đi được 215 hải lý, vượt qua đảo Hoàng Sa 33 hải lý. Lúc 8h30, theo tính toán của thuyền trưởng SAR 412, nếu đi với vận tốc 18 hải lý/giờ, tàu đang cách các tàu bị nạn 100 hải lý. Thuyền trưởng Sơn quyết định tăng tốc để kịp công việc trước khi trời tối.
Đến 11h, qua liên lạc với các tàu cá, số người chết và mất tích trên các tàu hơn 200 người. Hơn 12h, tàu ĐNA-90189 báo đã nhìn thấy tàu SAR 412. Lúc 12h15, tàu SAR 412 cặp được với tàu 90189 để nhận thi thể và đưa số nạn nhân còn sống sót lên tàu. Gió vẫn cấp 4, cấp 5 nhưng sóng mạnh do tồn lưu dòng không khí sau bão nên hai tàu tròng trành. Việc đưa xác nạn nhân, người bị nạn qua tàu cứu hộ rất khó khăn.
Mọi người trên tàu bị nạn đều ổn định, xác của nạn nhân bắt đầu phân hủy, mùi hôi thối tỏa ra khắp nơi. Mọi nặng nhọc đều đè trên vai các thuyền viên hai tàu SAR 411 và 412. Nước biển một màu đen sẫm. Trên trời, hải âu kêu thảm thiết. Tàu ĐNA-90189 khác có 21 thuyền viên và thêm bốn người sống sót từ tàu Quảng Ngãi. Tàu SAR 412 đã tiếp nhận tám thi thể và mười thuyền viên. Lúc 13h30 tàu SAR 411 tiếp cận được với hai tàu Đà Nẵng số hiệu 90345 và 90299 có bảy thi thể và 23 thuyền viên.
Sau hơn 5 tiếng đồng hồ quần quật đưa thi thể và người cùng hàng cứu trợ từ các đơn vị đất liền gửi ra ở trên hai tàu cứu hộ, công tác cứu nạn ở ba tàu kết thúc vào lúc 17h30. Anh Nguyễn Đức Toàn, thuyền trưởng tàu ĐNA-90345, bị tụt canxi và suy kiệt, được các bác sĩ trên tàu cấp cứu.
Dự kiến sau 20 tiếng nữa, tức 13h30 ngày 23/5, hai tàu SAR mới đưa được thi thể người chết và người bị nạn về cảng Đà Nẵng. Qua bộ đàm liên lạc, tàu hải quân 628 cũng đã cứu hộ và tiếp nhận ba thi thể người chết cùng 25 người bị nạn.
Hiện tàu hải quân này vẫn còn ở lại hiện trường bị nạn để cứu nạn, cứu hộ và tiếp nhiên liệu cho các tàu bị nạn khác.
(Theo Tuổi Trẻ)
thảm quá
bão chạy tít ngoài xa mà cuối cùng viêt nam lại bị nặng nhất
mấy hôm trước thì nghe tin tàu Trung Quốc cứu nạn VN nhiều, giờ hóa ra lại toàn dân ta cứu nhau. chẳng lẽ trong chuyện này mà còn tranh công hay ý đồ gì?
dự báo bão của VN thì chậm, ko rõ, mà lại còn sai. có bài báo nói trên mạng điện tử nước ngoài đã dự báo chính xác bão sẽ chuyển hướng Bắc, VN thì vẫn đinnh ninh sẽ vào đất liền - đây là nguyên nhân lớn nhất gây thiệt hại lớn?