Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)
Điều hành viên
Post cái này vào đây cho nghiêm túc chút (dân tình bàn nhiều cái linh tinh quá, ở mấy topic thể thao, WC...)
Về cú húc đầu (nổi tiếng nhất trong) lịch sử Zidane, đã có nhiều lời ra tiếng vào, khen chê đủ cả. Bài viết sau đây của anh Đặng Tiến, nhà phê bình văn học có lẽ là nổi tiếng nhất nhì ở hải ngoại, cho thấy một cái nhìn (có lẽ là) nhân bản: hành động "thiếu suy nghĩ" như vậy, có khi lại chính là lúc về với chính mình, với bản thể và sự tự do theo đúng nghĩa; là khi trút bỏ khỏi mình cái vỏ bọc vẫn dành cho thiên hạ...
Nhà mình thử bỏ chút thời gian suy nghĩ và tham gia thảo luận về cái này cái. Đôi lúc thử động não tí tẹo, khoái hơn là chít chat linh tinh đấy )
L.
TB. Xin phép tác giả Đặng Tiến được đánh dấu nghiêng mấy đoạn khoái chí! )
World Cup, Zidane và huyền thoại Sísyphe
Giải vô địch bóng đá thế giới đã chung kết tại Berlin ngày 9-7-2006, kết quả Ý sau khi thủ hòa 1-1, đã thắng Pháp sít sao vào cuộc đá luân lưu trực thành 5-3: kẻ thắng, thắng trong đường tơ; nguời thua, thua trong kẽ tóc: một trong sức hấp dẫn của bóng đá là tính bất ngờ, may rủi, hay định mệnh, mà quả bóng tròn lăn trên sân cỏ là biểu tượng; ở các môn thể thao khác, quả cầu bay trong không gian, dội trên nền đất, chỉ có trong bóng đá quả bóng mới lăn tròn trên mặt đất, để thực hiện và thể hiện đầy đủ định mệnh của mình. Dù có bay bổng thì cũng phải lăn lộn, lăn lóc mới ra cuộc sống con người.
Do đó luận về bóng đá không chỉ bàn chuyện được thua. Chuyện nghệ thuật nhồi bóng, xin dành cho chuyên gia và báo chí thể thao. Người thường nên nhìn cuộc đời qua bóng đá, một trò chơi hấp dẫn nhiều cá nhân, nhiều quốc gia, chủng tộc, giai cấp nhất. Đây là một cơ hội tốt để suy ngẫm về dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, về thân phận làm người dưới ánh sáng chói chang, trong tiếng reo hò ầm ĩ, hay giọt nước mắt xót xa.
Trận chung kết Pháp-Ý kỳ này, bên cạnh kết quả, câu chuyện nóng hổi là thẻ đỏ của Zidane, thủ quân đội Pháp, được báo chí bầu làm «quả bóng Vàng», cầu thủ xuất sắc nhất của giải vô địch kỳ này. Zidane là danh thủ tài ba lỗi lạc, đã góp phần lớn lao vào việc đưa đội Pháp đến World Cup, rồi từng cấp, vượt các vòng đấu, vào đến chung kết. Anh được xem là mẫu lực sĩ lý tưởng: tài ba, hiệu lực, tận tụy, nhân ái, từ tốn, điềm đạm.
Gốc Algérie, xuất thân từ một gia đình nhập cư nghèo khó tại Marseille, Zidane điển hình cho sự thành công xã hội. Năm nay 34 tuổi, anh tham dự lần cuối vào cuộc so chân trước khi về hưu. Anh đã ghi bàn thắng cho Pháp từ phút thứ 7, rồi Ý gỡ huề; trận đấu phải kéo dài. Hà cớ gì mà phút thứ 110 anh đã cố tình húc đầu vào ngực đối thủ Materazzi, lãnh thẻ đỏ và bị trục xuất? Sau đó Pháp thua.
Cử chỉ phi thể thao trầm trọng này gây thiệt hại cho bản thân, cho đồng đội, đã bị một luồng dư luận lên án gay gắt, nhất là báo Pháp L’Equipe (Đồng đội). Nhưng cũng có dư luận thông cảm: báo giới vẫn thừa nhận anh là cầu thủ xuất sắc nhất của World Cup. Tổng thống Pháp Chirac long trọng tuyên bố vinh danh. Nghĩa là hoàn cảnh phức tạp.
Để hiểu đầu đuôi, chúng ta cần biết là sự cố đã xảy ra một lần ở giải vô địch 1998. Ngày 18/6, trong trận giữa Pháp và Ảrập Saudi, một trận dễ dàng, Pháp dẫn 2-0, trước một đối phương sức yếu, chơi với 10 người, Zidane đã lãnh thẻ đỏ vì chùi đế giày lên đùi một đối thủ, một cử chỉ phạm pháp hoàn toàn vô cớ. Lần ấy, khi anh rời sân cỏ, tuyển trạch viên Aimé Jacquet đã không nhìn mặt; lần này ông tuyên bố «nội tâm tôi như sập đổ; lần đầu tiên trong đời tôi cảm giác như vậy với một cầu thủ» (Le Monde 11-7-2006).
Lần trước, giải vô địch xảy ra trên đất Pháp, là sinh quán, là xứ tiếp cư của Zidane, anh mang trên đôi chân bao nhiêu kỳ vọng của dân Pháp, của dân nhập cư, của tuổi trẻ lạc loài, mất gốc, và cả cố quốc xa xăm; bao nhiêu ưu tư và áp lực, dồn nén bên ngoài, bức xúc bên trong, đã bùng vỡ, khiến anh «nổ cầu chì». Thời đó, ngày 21-6-1998, báo Liberation (Giải Phóng) đã có lời bình luận tinh tế: «trong cử chỉ sơ suất, ta cảm động nhận ra cái gì rất nhiều nhân tính, rất người một cách ngu xuẩn; từ đó, ta có thể xem sự xung năng tự hủy, trong một thoáng hoang mang, đã làm cho Zidane vô cùng khả ái».
Lần này sự cố tái diễn, trầm trọng và thống thiết hơn, vì xảy ra trong trận chung kết sống mái, và trận kết liễu một sự nghiệp ở tuyệt đỉnh. Bi kịch được nống lên trên chiều kích vĩ mô, và trong âm vang của một biểu tượng đa nghĩa, đa hiệu, nhân văn, xã hội. Báo Le Monde (Thế Giới) trong bài bình luận rất uyên bác, đăng ngay trang nhất ngày 11-7-2006, nhà văn F. Weyergans kết luận rằng đây là: «một xung năng tự hủy khiến tôi phải nghiêng mình, liên tưởng đến câu châm ngôn đượm màu phân tâm học: lúc không ổn, chính là khi ổn (c’est quand ça ne va pas que ça va)». Tác giả cũng nhắc lại sự nghiệp Zidane, như một bi kịch Hy Lạp, và tấm thẻ đỏ gợi đến lời Sophocle: chỉ có thể đánh giá cuộc đời vào chặng cuối.
Với tôi, hành động của Zidane, trong cơn tức khí, đáp lại một nhu cầu giải tỏa, giải phóng, là một thực thi tự do. Và mọi hành động giải phóng đều mang tiềm thế khai phóng và dự phóng. Tấm thẻ đỏ đã trả lại tự do cho Zidane, như cho Sísyphe, bứt Sísyphe ra khỏi tảng đá. Nó giữ Phù Đổng ở lại trần gian, quê nhà, nuôi mẹ, trồng tre, cưới vợ, sinh con, những đứa con bình thường tiếp nối cuộc sống thường nhật.
Zidane, nhân vật Sophocle? Húc đầu trọc vào đối phương, tự phạt, tự loại và tự hủy, anh đập vỡ lý thoại (logos) để trong một chớp mắt, trở về huyền thoại (mythos), chấm dứt đường bay đơn tuyến trong không gian duy lý Euclide để lặn chìm vào vực thẳm u minh của Ulysse.
Đá hay, sống đạo đức là ép mình, sống cho đời, cho kẻ khác; phạm lỗi, phạm pháp là sống vì mình, cho mình. Ở đời, trong chừng mực nào đó, có khi cần phải sống cho mình, mới thành người, và thành mình được chứ? Tu thân? Tội quái gì?
Tôi thông cảm, thậm chí liên đới với cử chỉ Zidane, từ bệ thần tượng cúi đầu đến với chúng ta, lầm lỗi, bình thường và bình đẳng, thân ái, nhân ái vì ngùi ngùi nhân tính.
«Hãy tưởng tượng Sisyphe sung sướng», Albert Camus đâu đó, đã từng kết luận và dạy tôi, cùng thế hệ chúng tôi như thế. Như thế, hay đại khái như thế.
12/07/2006
© 2006 talawas
Về cú húc đầu (nổi tiếng nhất trong) lịch sử Zidane, đã có nhiều lời ra tiếng vào, khen chê đủ cả. Bài viết sau đây của anh Đặng Tiến, nhà phê bình văn học có lẽ là nổi tiếng nhất nhì ở hải ngoại, cho thấy một cái nhìn (có lẽ là) nhân bản: hành động "thiếu suy nghĩ" như vậy, có khi lại chính là lúc về với chính mình, với bản thể và sự tự do theo đúng nghĩa; là khi trút bỏ khỏi mình cái vỏ bọc vẫn dành cho thiên hạ...
Nhà mình thử bỏ chút thời gian suy nghĩ và tham gia thảo luận về cái này cái. Đôi lúc thử động não tí tẹo, khoái hơn là chít chat linh tinh đấy )
L.
TB. Xin phép tác giả Đặng Tiến được đánh dấu nghiêng mấy đoạn khoái chí! )
World Cup, Zidane và huyền thoại Sísyphe
Giải vô địch bóng đá thế giới đã chung kết tại Berlin ngày 9-7-2006, kết quả Ý sau khi thủ hòa 1-1, đã thắng Pháp sít sao vào cuộc đá luân lưu trực thành 5-3: kẻ thắng, thắng trong đường tơ; nguời thua, thua trong kẽ tóc: một trong sức hấp dẫn của bóng đá là tính bất ngờ, may rủi, hay định mệnh, mà quả bóng tròn lăn trên sân cỏ là biểu tượng; ở các môn thể thao khác, quả cầu bay trong không gian, dội trên nền đất, chỉ có trong bóng đá quả bóng mới lăn tròn trên mặt đất, để thực hiện và thể hiện đầy đủ định mệnh của mình. Dù có bay bổng thì cũng phải lăn lộn, lăn lóc mới ra cuộc sống con người.
Do đó luận về bóng đá không chỉ bàn chuyện được thua. Chuyện nghệ thuật nhồi bóng, xin dành cho chuyên gia và báo chí thể thao. Người thường nên nhìn cuộc đời qua bóng đá, một trò chơi hấp dẫn nhiều cá nhân, nhiều quốc gia, chủng tộc, giai cấp nhất. Đây là một cơ hội tốt để suy ngẫm về dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, về thân phận làm người dưới ánh sáng chói chang, trong tiếng reo hò ầm ĩ, hay giọt nước mắt xót xa.
Trận chung kết Pháp-Ý kỳ này, bên cạnh kết quả, câu chuyện nóng hổi là thẻ đỏ của Zidane, thủ quân đội Pháp, được báo chí bầu làm «quả bóng Vàng», cầu thủ xuất sắc nhất của giải vô địch kỳ này. Zidane là danh thủ tài ba lỗi lạc, đã góp phần lớn lao vào việc đưa đội Pháp đến World Cup, rồi từng cấp, vượt các vòng đấu, vào đến chung kết. Anh được xem là mẫu lực sĩ lý tưởng: tài ba, hiệu lực, tận tụy, nhân ái, từ tốn, điềm đạm.
Gốc Algérie, xuất thân từ một gia đình nhập cư nghèo khó tại Marseille, Zidane điển hình cho sự thành công xã hội. Năm nay 34 tuổi, anh tham dự lần cuối vào cuộc so chân trước khi về hưu. Anh đã ghi bàn thắng cho Pháp từ phút thứ 7, rồi Ý gỡ huề; trận đấu phải kéo dài. Hà cớ gì mà phút thứ 110 anh đã cố tình húc đầu vào ngực đối thủ Materazzi, lãnh thẻ đỏ và bị trục xuất? Sau đó Pháp thua.
Cử chỉ phi thể thao trầm trọng này gây thiệt hại cho bản thân, cho đồng đội, đã bị một luồng dư luận lên án gay gắt, nhất là báo Pháp L’Equipe (Đồng đội). Nhưng cũng có dư luận thông cảm: báo giới vẫn thừa nhận anh là cầu thủ xuất sắc nhất của World Cup. Tổng thống Pháp Chirac long trọng tuyên bố vinh danh. Nghĩa là hoàn cảnh phức tạp.
Để hiểu đầu đuôi, chúng ta cần biết là sự cố đã xảy ra một lần ở giải vô địch 1998. Ngày 18/6, trong trận giữa Pháp và Ảrập Saudi, một trận dễ dàng, Pháp dẫn 2-0, trước một đối phương sức yếu, chơi với 10 người, Zidane đã lãnh thẻ đỏ vì chùi đế giày lên đùi một đối thủ, một cử chỉ phạm pháp hoàn toàn vô cớ. Lần ấy, khi anh rời sân cỏ, tuyển trạch viên Aimé Jacquet đã không nhìn mặt; lần này ông tuyên bố «nội tâm tôi như sập đổ; lần đầu tiên trong đời tôi cảm giác như vậy với một cầu thủ» (Le Monde 11-7-2006).
Lần trước, giải vô địch xảy ra trên đất Pháp, là sinh quán, là xứ tiếp cư của Zidane, anh mang trên đôi chân bao nhiêu kỳ vọng của dân Pháp, của dân nhập cư, của tuổi trẻ lạc loài, mất gốc, và cả cố quốc xa xăm; bao nhiêu ưu tư và áp lực, dồn nén bên ngoài, bức xúc bên trong, đã bùng vỡ, khiến anh «nổ cầu chì». Thời đó, ngày 21-6-1998, báo Liberation (Giải Phóng) đã có lời bình luận tinh tế: «trong cử chỉ sơ suất, ta cảm động nhận ra cái gì rất nhiều nhân tính, rất người một cách ngu xuẩn; từ đó, ta có thể xem sự xung năng tự hủy, trong một thoáng hoang mang, đã làm cho Zidane vô cùng khả ái».
Lần này sự cố tái diễn, trầm trọng và thống thiết hơn, vì xảy ra trong trận chung kết sống mái, và trận kết liễu một sự nghiệp ở tuyệt đỉnh. Bi kịch được nống lên trên chiều kích vĩ mô, và trong âm vang của một biểu tượng đa nghĩa, đa hiệu, nhân văn, xã hội. Báo Le Monde (Thế Giới) trong bài bình luận rất uyên bác, đăng ngay trang nhất ngày 11-7-2006, nhà văn F. Weyergans kết luận rằng đây là: «một xung năng tự hủy khiến tôi phải nghiêng mình, liên tưởng đến câu châm ngôn đượm màu phân tâm học: lúc không ổn, chính là khi ổn (c’est quand ça ne va pas que ça va)». Tác giả cũng nhắc lại sự nghiệp Zidane, như một bi kịch Hy Lạp, và tấm thẻ đỏ gợi đến lời Sophocle: chỉ có thể đánh giá cuộc đời vào chặng cuối.
Với tôi, hành động của Zidane, trong cơn tức khí, đáp lại một nhu cầu giải tỏa, giải phóng, là một thực thi tự do. Và mọi hành động giải phóng đều mang tiềm thế khai phóng và dự phóng. Tấm thẻ đỏ đã trả lại tự do cho Zidane, như cho Sísyphe, bứt Sísyphe ra khỏi tảng đá. Nó giữ Phù Đổng ở lại trần gian, quê nhà, nuôi mẹ, trồng tre, cưới vợ, sinh con, những đứa con bình thường tiếp nối cuộc sống thường nhật.
Zidane, nhân vật Sophocle? Húc đầu trọc vào đối phương, tự phạt, tự loại và tự hủy, anh đập vỡ lý thoại (logos) để trong một chớp mắt, trở về huyền thoại (mythos), chấm dứt đường bay đơn tuyến trong không gian duy lý Euclide để lặn chìm vào vực thẳm u minh của Ulysse.
Đá hay, sống đạo đức là ép mình, sống cho đời, cho kẻ khác; phạm lỗi, phạm pháp là sống vì mình, cho mình. Ở đời, trong chừng mực nào đó, có khi cần phải sống cho mình, mới thành người, và thành mình được chứ? Tu thân? Tội quái gì?
Tôi thông cảm, thậm chí liên đới với cử chỉ Zidane, từ bệ thần tượng cúi đầu đến với chúng ta, lầm lỗi, bình thường và bình đẳng, thân ái, nhân ái vì ngùi ngùi nhân tính.
«Hãy tưởng tượng Sisyphe sung sướng», Albert Camus đâu đó, đã từng kết luận và dạy tôi, cùng thế hệ chúng tôi như thế. Như thế, hay đại khái như thế.
12/07/2006
© 2006 talawas