Thụy Miên
(kidzsua)
Thành viên danh dự
Góp vào phong trào "gọi hồn" của bác Tùng. Bài này em nịnh Thầy Bu em :>
1. Những ruộng lúa vụ gối vừa sạ xong lùi dần sau lớp cửa kính. Những đụn cát trắng cũng mờ dần. Mấy năm gần đây hình như đến cả mùa đông cũng trở nên nghiệt ngã như những đợt gió lào khô cháy. Mưa thối đất. Miền Trung luôn buồn cùng nắng và mưa.
Bác lái xe vẫn đều đều giọng nói kể về những Cự Nẫm, Cha Lo, những Ngư Thủy, Tuyên Hóa (1). Những cái tên mà trước chuyến đi này, tôi ko thể nghĩ có chúng tồn tại trên đời. “Tụi bây đi nhiều, tụi bây biết Tikrit là cái chi, biết cả Graz ở mô, thiệt tài.” (2)
Có lẽ vậy, chúng tôi biết cả Graz ở tận Áo.
2. Hồi bé, tôi hay phụng phịu với Ba. Ba cứ tưởng mình là ông tiên viết truyện cổ tích. Sao Ba có được “Những ngày bắt bướm cạnh bờ ao- Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”. Ba lại còn có cả “Nhà ai sơ tán quên cài cửa- Để giò cúc muộn trắng lan can”. Rồi mỗi mùa đông lạnh xứ người Ba lại khóc “Quê hương mỗi người chỉ một”, để mỗi lần Ba dắt con ra chợ người Việt, Ba lại âu lo “Con ong làm mật yêu hoa-Con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời- Con người muốn sống con ơi- Phải yêu đồng chí yêu người anh em”
Ba là ông tiên thật. Mà Ba còn là Héc quyn nữa. Ba hay kông kênh tôi trên vai và những bài học (mà phải đến bây giờ tôi mới hiểu) bắt đầu từ đó, trên đôi vai rộng của Ba và trong đôi mắt có thể nhìn rất xa, xuyên màn tuyết mỏng của tôi nữa.
- Con biết vì sao chú Mèo kia buồn cụp cả đuôi ko?
- Vì nó rét ạ
- Đúng rồi, và vì nó cũng phải sang Liên Xô nữa
- Con biết vì sao tiếng tù và trong vở kịch hôm qua nghe buồn ko?
- Vì anh cu đấy thổi dở hơn con :>
- Đúng rồi, và vì tiếng tù và đấy lại ở Kharkov chứ ko được ngân vang khắp thảo nguyên nữa, con ạ
- Ba giỏi thế. Ba là ông tiên của con.
3. Lớn lên rồi, tôi thuộc vanh vách những bài học đánh vần:
“ Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi- Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt”. Tôi biết cả “Việt Nam đẹp khắp trăm miền” , biết “đất nước ta rừng vàng biển bạc” biết “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang-Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa”
Vậy mà tôi ko biết có một làng gọi là Ngư Thủy. Không biết có một chiến khu xưa gọi là Tuyên Hóa.
4. Bây giờ, khi cuộc sống trở nên tất tả và nhiều bụi hơn bởi những chuyến xe chở vất vả lo toan giữa đường đời xuôi ngược, tôi lại phải xa Ba để đến ở trọ một thành phố khác.
Thành phố này có rất nhiều những chú mèo cụp đuôi và những tiếng tù và lạc lõng.
“Quê hương nếu ai ko nhớ
Sẽ ko lớn nổi thành người”
Tôi thấy mình là một cô mèo. Và lạc lõng.
Kết.
Có bao thế hệ học trò đã đi qua chiều dài cuộc đời của Ba. Họ được Ba dạy nhiều điều. Họ ở mọi miền đất nước, từ Việt Yên, Bắc Giang, đến Diễn Châu, Nghê An, từ Tam Kỳ Quảng Ngãi, đến Gò Công, Tiền Giang. Vì đó là quê hương của họ.
Con-đứa học trò Ba cưng nhất, lại ko ở Việt Nam.
“Quê hương là gì hở Mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu”
Là Ba-người thầy đầu tiên của con.
Là dòng sông Gianh – nơi bài học Quê Hương của con được chắp cánh.
1. Những địa danh gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Quảng Bình.
2. Tikrit: quê hương anh Saddam, Graz: quê hương anh Arnold : phù phiếm
3. Những câu thơ trích trong bài của các tác giả: Giang Nam, Tố Hữu, Đỗ Trung Quân, Thái Giang và ko nhớ ạ.
4. Quê Nội tác giả ở Quảng Bình
“Ko khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
1. Những ruộng lúa vụ gối vừa sạ xong lùi dần sau lớp cửa kính. Những đụn cát trắng cũng mờ dần. Mấy năm gần đây hình như đến cả mùa đông cũng trở nên nghiệt ngã như những đợt gió lào khô cháy. Mưa thối đất. Miền Trung luôn buồn cùng nắng và mưa.
Bác lái xe vẫn đều đều giọng nói kể về những Cự Nẫm, Cha Lo, những Ngư Thủy, Tuyên Hóa (1). Những cái tên mà trước chuyến đi này, tôi ko thể nghĩ có chúng tồn tại trên đời. “Tụi bây đi nhiều, tụi bây biết Tikrit là cái chi, biết cả Graz ở mô, thiệt tài.” (2)
Có lẽ vậy, chúng tôi biết cả Graz ở tận Áo.
2. Hồi bé, tôi hay phụng phịu với Ba. Ba cứ tưởng mình là ông tiên viết truyện cổ tích. Sao Ba có được “Những ngày bắt bướm cạnh bờ ao- Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”. Ba lại còn có cả “Nhà ai sơ tán quên cài cửa- Để giò cúc muộn trắng lan can”. Rồi mỗi mùa đông lạnh xứ người Ba lại khóc “Quê hương mỗi người chỉ một”, để mỗi lần Ba dắt con ra chợ người Việt, Ba lại âu lo “Con ong làm mật yêu hoa-Con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời- Con người muốn sống con ơi- Phải yêu đồng chí yêu người anh em”
Ba là ông tiên thật. Mà Ba còn là Héc quyn nữa. Ba hay kông kênh tôi trên vai và những bài học (mà phải đến bây giờ tôi mới hiểu) bắt đầu từ đó, trên đôi vai rộng của Ba và trong đôi mắt có thể nhìn rất xa, xuyên màn tuyết mỏng của tôi nữa.
- Con biết vì sao chú Mèo kia buồn cụp cả đuôi ko?
- Vì nó rét ạ
- Đúng rồi, và vì nó cũng phải sang Liên Xô nữa
- Con biết vì sao tiếng tù và trong vở kịch hôm qua nghe buồn ko?
- Vì anh cu đấy thổi dở hơn con :>
- Đúng rồi, và vì tiếng tù và đấy lại ở Kharkov chứ ko được ngân vang khắp thảo nguyên nữa, con ạ
- Ba giỏi thế. Ba là ông tiên của con.
3. Lớn lên rồi, tôi thuộc vanh vách những bài học đánh vần:
“ Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi- Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt”. Tôi biết cả “Việt Nam đẹp khắp trăm miền” , biết “đất nước ta rừng vàng biển bạc” biết “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang-Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa”
Vậy mà tôi ko biết có một làng gọi là Ngư Thủy. Không biết có một chiến khu xưa gọi là Tuyên Hóa.
4. Bây giờ, khi cuộc sống trở nên tất tả và nhiều bụi hơn bởi những chuyến xe chở vất vả lo toan giữa đường đời xuôi ngược, tôi lại phải xa Ba để đến ở trọ một thành phố khác.
Thành phố này có rất nhiều những chú mèo cụp đuôi và những tiếng tù và lạc lõng.
“Quê hương nếu ai ko nhớ
Sẽ ko lớn nổi thành người”
Tôi thấy mình là một cô mèo. Và lạc lõng.
Kết.
Có bao thế hệ học trò đã đi qua chiều dài cuộc đời của Ba. Họ được Ba dạy nhiều điều. Họ ở mọi miền đất nước, từ Việt Yên, Bắc Giang, đến Diễn Châu, Nghê An, từ Tam Kỳ Quảng Ngãi, đến Gò Công, Tiền Giang. Vì đó là quê hương của họ.
Con-đứa học trò Ba cưng nhất, lại ko ở Việt Nam.
“Quê hương là gì hở Mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu”
Là Ba-người thầy đầu tiên của con.
Là dòng sông Gianh – nơi bài học Quê Hương của con được chắp cánh.
1. Những địa danh gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Quảng Bình.
2. Tikrit: quê hương anh Saddam, Graz: quê hương anh Arnold : phù phiếm
3. Những câu thơ trích trong bài của các tác giả: Giang Nam, Tố Hữu, Đỗ Trung Quân, Thái Giang và ko nhớ ạ.
4. Quê Nội tác giả ở Quảng Bình